Nhiễm nấm candida khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Nhiễm nấm Candida thường rất dễ xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do mẹ bầu không biết cách vệ sinh sạch sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới sinh non, nhiễm trùng nước ối hoặc thậm chí sảy thai.
Nhiễm nấm candida khi mang thai là gì?
Nấm Candida có tên gọi đầy đủ là Candida albicans, đây là một loại nấm ký sinh trong cơ thể con người và rất dễ phát triển trong môi trường nóng ẩm. Nấm Candida tồn tại chủ yếu trên da và các hốc của cơ thể như: Móng tay, móng chân, nách,…
Trong điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn sẽ sản sinh ra độc tố và gây hại cho âm đạo của phụ nữ. Đặc biệt trong thời kỳ thai sản, nhiễm nấm Candida khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu.
Nếu trong trường hợp không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng nấm nhiễm ngược dòng. Tình trạng này xảy ra có thể gây xuất huyết, chảy máu và sinh non. Đồng thời, em bé sinh ra rất dễ mắc các bệnh về da, mắt,…
Nguyên nhân nhiễm nấm Candida khi mang thai
Theo thống kê của ngành y tế, có đến 20 – 30% phụ nữ trong thời kỳ thai sản bị nấm âm đạo Candida. Nguyên nhân gây bệnh là bởi những yếu tố phổ biến như sau:
- Nội tiết tố thay đổi: Hormone liên quan trực tiếp đến lượng huyết trắng tiết ra từ âm đạo là estrogen. Khi nồng độ estrogen tăng cao đồng nghĩa với huyết trắng tiết ra nhiều hơn, tạo môi trường thuận lợi để nấm Candida phát triển và gây viêm âm đạo ở phụ nữ có thai.
- Mất cân bằng pH: Khi mang thai, độ pH trong âm đạo trở nên nhiều tính kiềm hơn tính axit, tạo điều kiện cho vi nấm, vi khuẩn có hại từ bên ngoài xâm nhập vào và gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cho bà bầu, trong đó có nhiễm nấm Candida.
- Suy giảm sức đề kháng: Trong suốt quá trình mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ bị suy giảm hơn so với lúc bình thường. Khi đó, các lợi khuẩn trong hệ cân bằng vi sinh vật yếu đi dẫn tới không còn khả năng ức chế hoạt động của nấm và tạo cơ hội để chúng phát triển, gây bệnh.
- Tăng thân nhiệt: Khi mang thai, hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi và tỷ lệ trao đổi chất khiến cơ thể hoạt động nhiều hơn. Thân nhiệt càng cao thì nhiệt độ vùng kín cũng cao hơn và cũng là môi trường phù hợp cho sự phát triển của nấm Candida.
- Chế độ ăn uống: Ăn nhiều đường trong thời gian nghén ngọt sẽ cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để nấm Candida phát triển. Do đó, những mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng sẽ có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn.
- Nguyên nhân khác: Vệ sinh không đúng cách, đau rát khi quan hệ, cổ tử cung mở rộng hơn khi mang thai cũng là nguyên nhân nhiễm nấm Candida khi mang thai.
Biểu hiện bị nhiễm nấm Candida khi mang thai
Các chị em khi mang thai có thể phát hiện bản thân bị nhiễm nấm Candida thông qua những dấu hiệu cơ bản như:
- Vùng kín xuất hiện mùi hôi khó chịu, có tiết bã dịch nhờn, khí hư có màu đục trắng như bã đậu.
- Ngứa ngáy vùng kín, xung quanh âm đạo có cảm giác đau như kim châm hoặc nóng ran kèm theo đó là các vết đỏ, sưng tấy.
- Âm đạo bị rát, buốt và đau khi quan hệ.
- Bà bầu có thể gặp vấn đề tiểu rắt, tiểu buốt do nấm gây tổn thương tại hệ tiết niệu.
Nhiễm nấm candida khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, nhiễm nấm âm đạo nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì mẹ bầu vẫn có thể sinh nở một cách bình thường. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, nếu bệnh không được kiểm soát tốt sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với cả mẹ và thai nhi như:
- Đối với phụ nữ mang thai: Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu nếu không được phát hiện rất dễ dẫn tới tình trạng sảy thai hoặc thai bị dị tật. Đối với viêm nhiễm âm đạo khi mang thai ở 3 tháng cuối không chỉ gây khó khăn trong việc sử dụng thuốc mà còn gây biến chứng nguy hiểm như: Sinh non, nhiễm trùng nước ối, vỡ ối,…
- Đối với thai nhi: Nếu mẹ bầu bị nhiễm nấm khi mang thai sẽ khiến cho thai nhi kém phát triển, sức đề kháng yếu. Khi đó, bé sơ sinh khi được sinh thường qua âm đạo rất có khả năng bị dính nấm vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng hoặc viêm da do nấm, nhiễm trùng đường ruột,…
Cách điều trị nấm Candida khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai cần chủ động đến bệnh viện để thăm khám thai theo định kỳ, nếu phát hiện vùng âm đạo có biểu hiện lạ thì cần báo ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị nấm Candida cho phụ nữ mang thai mà bạn có thể tham khảo:
1. Chữa nấm Candida khi mang thai bằng thuốc Tây y
Đối với phụ nữ mang thai, khi bị viêm nhiễm nấm âm đạo thì sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc đặt hoặc kem bôi có chứa Clotrimazole hoặc Nystatin, Fluconazol, Itraconazol, Miconazol,… và được đánh giá là an toàn cho phụ nữ mang thai.
Sử dụng thuốc bôi để trị nấm tốt nhất là nên bôi trước khi đi ngủ vì thuốc sẽ bị rớt ra ngoài. Đồng thời, bạn cũng có thể bôi kem chống nấm xung quanh các khu vực ngay bên ngoài âm đạo.
Các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm sau một vài ngày điều trị. Vì vậy, trong thời gian điều trị bạn có thể làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu bằng một túi nước đá hoặc ngâm mình trong bồn nước mát khoảng 10 – 15 phút. Trong trường hợp có kích ứng hoặc không có chuyển biến thì bạn nên thông báo lại với bác sĩ.
2. Chữa nấm Candida khi mang thai bằng Đông y
Chữa nấm Candida khi mang thai bằng Đông y cũng là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn, bởi đây là một biện pháp an toàn, lành tính, mang lại hiệu quả cao giúp bồi bổ cơ thể rất tốt.
Khi điều trị bằng thuốc Đông y, thầy thuốc sẽ chỉ định cho bạn sử dụng thuốc thang để đảm bảo an toàn. Thuốc này sẽ giúp loại bỏ nấm ngứa và giúp an thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể kết hợp sử dụng thuốc rửa ngoài để loại bỏ vi nấm ở vùng âm hộ.
Các bài thuốc Đông y như trinh nữ hoàng cung, cam thảo, khổ sâm, đinh hương,… không chỉ giúp thai phụ hồi phục sức khỏe, tăng cường khí huyết mà còn giúp diệt trừ tận gốc các mầm bệnh và mang lại hiệu quả lâu dài, từ đó giúp mang lại sức khỏe toàn diện cho các mẹ.
Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng, khi quyết định điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào thì cũng cần tuân thủ đầy đủ liệu trình thì mới có thể loại bỏ hoàn toàn được tình trạng gây viêm nhiễm.
3. Chữa nấm Candida khi mang thai bằng mẹo dân gian
Ngoài 2 phương pháp nêu trên, các chị em nhiễm nấm Candida khi mang thai cũng có thể áp dụng các nguyên liệu sẵn có tại nhà để loại bỏ nấm. Đây cũng là một biện pháp được sử dụng phổ biến, an toàn và tiết kiệm chi phí mà bạn cũng có thể tham khảo:
3.1. Chữa nấm Candida khi mang thai bằng lá trầu không
Lá trầu không có chứa hàm lượng lớn tinh dầu có khả năng kháng viêm và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, lá trầu không còn có tác dụng khử khuẩn nhanh chóng, do đó mà nó rất thích hợp dùng để điều trị nấm và các chứng viêm nhiễm khác.
Thực hiện:
- Lá trầu không sau khi rửa sạch thì đem ngâm muối và đun sôi với một lượng nước vừa đủ.
- Sử dụng nước lá trầu để xông hơi và khi nguội thì có thể dùng để rửa vùng kín. Mỗi tuần thực hiện từ 2 – 3 lần sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
3.2. Chữa nấm Candida khi mang thai bằng lá chè xanh
Lá chè xanh có chứa hợp chất là EGCG có tác dụng làm suy yếu nấm Candida và tiêu diệt một số mầm bệnh gây viêm nhiễm.
Thực hiện:
- Lá chè xanh sau khi rửa sạch thì vò nát. Sau đó cho vào nồi, cho thêm 1 ít muối tinh và đun sôi với khoảng 2 lít nước từ 10 – 15 phút.
- Đổ nước chè xanh vào một cái chậu, vớt bỏ lá chè và xông hơi vùng kín. Sau khi nguội thì dùng nước này để rửa vùng kín một cách nhẹ nhàng sẽ giúp bạn loại bỏ được một phần mầm bệnh ra ngoài.
3.3. Chữa nấm Candida khi mang thai bằng tỏi
Nhờ vào các thành phần mà tỏi có khả năng ức chế sự phát triển của bệnh nhiễm nấm và giúp phá vỡ cấu trúc tế bào của Candida rất hiệu quả.
Thực hiện:
- Chỉ cần giã nhuyễn 4 – 5 nhánh tỏi và hòa tan cùng với một cốc nước ấm. Sau đó, lọc bỏ phần bã để lấy phần nước.
- Dùng nước ép tỏi để lau rửa và vệ sinh vùng kín đều đặn mỗi ngày 2 lần.
Phòng ngừa nhiễm nấm Candida khi mang thai
Môi trường âm đạo bị thay đổi và mất cân bằng là nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida khi mang thai. Vì vậy, để có thể phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nên chọn mua quần lót với chất liệu cotton thoáng khí, tránh mặc quần quá chậc, bó sát hoặc quần có chất liệu vải từ sợi tổng hợp. Chú ý thay quần lót mỗi ngày 2 lần, nhất là sau mỗi lần vận động mạnh.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhẹ nhàng bằng nước ấm, tuyệt đối không được thụt rửa vào sâu bên trong.
- Không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh hoặc là thuốc xịt vệ sinh phụ nữ. Việc lạm dụng các sản phẩm này thể sẽ gây kích ứng cũng như khó chịu cho bộ phận sinh dục.
- Luôn vệ sinh vùng kín từ trước ra sau, tuyệt đối không lau từ sau ra trước vì rất dễ khiến cho vi khuẩn ở vùng hậu môn xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo một cách nhanh chóng.
- Để phòng ngừa viêm nhiễm nấm âm đạo khi mang thai thì các chị em cũng có thể dùng thêm tỏi vào trong bữa ăn hàng ngày. Bởi tỏi là một kháng sinh tự nhiên sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống lại vi khuẩn hiệu quả.
- Duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất 8 ly nước và đi tiểu thường xuyên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị nhiễm nấm như: Các loại ngũ cốc, sữa chua, rong biển, các loại rau họ cải và một số loại hạt,…
- Khi bị nhiễm nấm, các mẹ bầu cũng cần hạn chế ăn các loại hải sản (cá biển, bạch tuột, tôm, cua), thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích có hại khác.
Hy vọng thông qua những thông tin tổng hợp trên sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề nhiễm nấm candida khi mang thai có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả. Khi phát hiện bản thân bị nhiễm nấm, mẹ bầu chớ chủ quan mà hãy chủ động đi thăm khám để được hướng dẫn điều trị nhằm tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Xem thêm: Đau tức vùng ức ngay dưới mỏ ác là bệnh gì? Cách xử lý
Tin mới nhất
- Nấm lim xanh mua ở đâu Vũng Tàu với cách chế biến nấm lim xanh
- Đau dạ dày cấp nên ăn gì giảm đau nhanh? Tìm hiểu ngay
- Hướng dẫn tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả
- Vị trí đau dạ dày ở chỗ nào của bụng? Cách giảm đau nhanh chóng
- 8 sai lầm khi sử dụng kem chống nắng bạn nên tránh
- Ung thư miệng
- Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị và phòng ngừa
- Ô nhiễm không khí đang hủy hoại sức khỏe của chúng ta như thế nào?
- Rượu nấm lim xanh tăng cường sức khỏe cách uống rượu nấm lim
- Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không? Nhận định từ chuyên gia