7 điều bạn nên biết khi xét nghiệm tự kháng thể tầm soát tiểu đường
Các xét nghiệm tự kháng thể thông thường sẽ giúp bạn phân biệt được loại tiểu đường mà mình đang mắc phải. Đây cũng là cách giúp bạn kiểm tra lượng đường trong máu có ổn định không đấy.
Các xét nghiệm tự kháng thể thông thường sẽ giúp bạn phân biệt được loại tiểu đường mà mình đang mắc phải. Đây cũng là cách giúp bạn kiểm tra lượng đường trong máu có ổn định không đấy.
Câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về xét nghiệm tự kháng thể dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao bạn cần phải làm những xét nghiệm này khi mắc bệnh tiểu đường.
1. Khi nào bạn nên làm xét nghiệm tự kháng thể?
- Khi lần đầu tiên bạn được chẩn đoán có bệnh tiểu đường để giúp xác định liệu bệnh có phải liên quan đến bệnh tự miễn.
- Khi bạn là bệnh nhân tiểu đường được điều trị bằng chế độ ăn uống hoặc các loại thuốc.
- Khi gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì lượng đường trong máu bình thường.
- Khi bạn bị nghi ngờ mắc tiểu đường tuýp 1 thay vì tuýp 2.
Bốn trong số các xét nghiệm tự kháng thể thông thường liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm:
- Tự kháng thể kháng tiểu đảo tụy (ICA)
- Tự kháng thể kháng men Glutamic Acid Decarboxylase (GAD)
- Tự kháng thể kết hợp với u tiết insulin (IA-2A)
- Tự kháng thể kháng insulin (IAA)
Khoảng 5% của tất cả trường hợp tiểu đường là tiểu đường tuýp 1 (tự miễn) và đa số các trường hợp này được chẩn đoán ở những người trẻ hơn 20 tuổi.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như tiểu nhiều, khát nước, sụt cân và vết thương khó lành, xuất hiện khi khoảng 80–90% tế bào beta ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 đã bị phá hủy và không còn khả năng sản xuất insulin.
Cơ thể đòi hỏi insulin hàng ngày để đường có thể vào tế bào và được sử dụng để sản xuất năng lượng. Nếu không có đủ insulin, các tế bào bị đói và đường trong máu cao (tăng đường huyết).
Câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về xét nghiệm tự kháng thể dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao bạn cần phải làm những xét nghiệm này khi mắc bệnh tiểu đường.
1. Khi nào bạn nên làm xét nghiệm tự kháng thể?
- Khi lần đầu tiên bạn được chẩn đoán có bệnh tiểu đường để giúp xác định liệu bệnh có phải liên quan đến bệnh tự miễn.
- Khi bạn là bệnh nhân tiểu đường được điều trị bằng chế độ ăn uống hoặc các loại thuốc.
- Khi gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì lượng đường trong máu bình thường.
- Khi bạn bị nghi ngờ mắc tiểu đường tuýp 1 thay vì tuýp 2.
Bốn trong số các xét nghiệm tự kháng thể thông thường liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm:
- Tự kháng thể kháng tiểu đảo tụy (ICA)
- Tự kháng thể kháng men Glutamic Acid Decarboxylase (GAD)
- Tự kháng thể kết hợp với u tiết insulin (IA-2A)
- Tự kháng thể kháng insulin (IAA)
Khoảng 5% của tất cả trường hợp tiểu đường là tiểu đường tuýp 1 (tự miễn) và đa số các trường hợp này được chẩn đoán ở những người trẻ hơn 20 tuổi.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như tiểu nhiều, khát nước, sụt cân và vết thương khó lành, xuất hiện khi khoảng 80–90% tế bào beta ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 đã bị phá hủy và không còn khả năng sản xuất insulin.
Cơ thể đòi hỏi insulin hàng ngày để đường có thể vào tế bào và được sử dụng để sản xuất năng lượng. Nếu không có đủ insulin, các tế bào bị đói và đường trong máu cao (tăng đường huyết).
Tăng đường huyết cấp tính có thể gây ra một biến chứng cấp tính của tiểu đường và tăng đường huyết mãn tính có thể gây tổn thương các mạch máu và các cơ quan như thận.
2. Làm thế nào để thu thập mẫu xét nghiệm tự kháng thể?
Mẫu máu được lấy bằng cách xuyên kim vào tĩnh mạch ở cánh tay.
3. Cần chuẩn bị gì để đảm bảo chất lượng mẫu thử?
Không cần thiết chuẩn bị trước.
4. Xét nghiệm có chẩn đoán bệnh tiểu đường không?
Bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng như các tuýp khác được tầm soát, chẩn đoán, và theo dõi bằng xét nghiệm đường huyết và/hoặc A1c. Các xét nghiệm tự kháng thể có thể được sử dụng sau khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường để giúp phân biệt giữa tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.
5. Các tự kháng thể có tiêu diệt các tế bào beta?
Các kháng thể ICA, GADA và IA-2A liên quan đến việc phá hủy tế bào beta và phản ánh quá trình tự miễn dịch đang diễn ra nhưng chúng không phải là nguyên nhân gây ra tổn thương.
6. Phát hiện sớm sự phá hủy beta có giúp ngăn chặn hiện tượng này không?
Hiện tại thì không. Tác dụng của việc phát hiện sớm là cho phép xác định sớm bệnh tiểu đường ngay khi có các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, sụt cân và lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) xuất hiện. Điều này giúp thiết lập kiểm soát tiểu đường và như thế giúp giảm thiểu sự xuất hiện các biến chứng, chẳng hạn như tổn thương thận và mắt trong bệnh tiểu đường.
7. Những lưu ý khác khi xét nghiệm tự kháng thể
Tăng đường huyết cấp tính có thể gây ra một biến chứng cấp tính của tiểu đường và tăng đường huyết mãn tính có thể gây tổn thương các mạch máu và các cơ quan như thận.
2. Làm thế nào để thu thập mẫu xét nghiệm tự kháng thể?
Mẫu máu được lấy bằng cách xuyên kim vào tĩnh mạch ở cánh tay.
3. Cần chuẩn bị gì để đảm bảo chất lượng mẫu thử?
Không cần thiết chuẩn bị trước.
4. Xét nghiệm có chẩn đoán bệnh tiểu đường không?
Bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng như các tuýp khác được tầm soát, chẩn đoán, và theo dõi bằng xét nghiệm đường huyết và/hoặc A1c. Các xét nghiệm tự kháng thể có thể được sử dụng sau khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường để giúp phân biệt giữa tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.
5. Các tự kháng thể có tiêu diệt các tế bào beta?
Các kháng thể ICA, GADA và IA-2A liên quan đến việc phá hủy tế bào beta và phản ánh quá trình tự miễn dịch đang diễn ra nhưng chúng không phải là nguyên nhân gây ra tổn thương.
6. Phát hiện sớm sự phá hủy beta có giúp ngăn chặn hiện tượng này không?
Hiện tại thì không. Tác dụng của việc phát hiện sớm là cho phép xác định sớm bệnh tiểu đường ngay khi có các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, sụt cân và lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) xuất hiện. Điều này giúp thiết lập kiểm soát tiểu đường và như thế giúp giảm thiểu sự xuất hiện các biến chứng, chẳng hạn như tổn thương thận và mắt trong bệnh tiểu đường.
7. Những lưu ý khác khi xét nghiệm tự kháng thể
Bởi vì xét nghiệm GAD và IA-2A là tự động, các xét nghiệm đó khả dụng nhiều hơn xét nghiệm ICA, đòi hỏi phòng xét nghiệm hiện đại và người đọc kết quả có chuyên môn cao.
Tự kháng thể kháng tiểu đảo cũng có thể được tìm thấy ở những người bị rối loạn nội tiết tự miễn khác như viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Addison tự miễn.
Xét nghiệm tự kháng thể kháng tiểu đảo trên những người không bị tiểu đường chỉ được khuyến cáo khi là một phần của một nghiên cứu. Trong các thiết lập nghiên cứu, các xét nghiệm tự kháng thể kháng tiểu đảo có thể được sử dụng để giúp dự đoán sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 1 trong các thành viên gia đình của những người bị ảnh hưởng. Nói chung, càng có nhiều tự kháng thể kháng tiểu đảo trong máu của người không bị tiểu đường, họ sẽ có nguy cơ cao phát triển tiểu đường tuýp 1 sau này.
Nếu một người không bị tiểu đường có một hoặc nhiều tự kháng thể kháng tiểu đảo cũng đáp ứng insulin thấp với đường được tiêm vào tĩnh mạch, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 của họ có thể cao. Cụ thể hơn, người thân có quan hệ ruột thịt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có ICA và đáp ứng insulin thấp khi tiêm đường vào tĩnh mạch, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 trong vòng 5 năm là lớn hơn 50%.
Hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả để ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1, sàng lọc dân số chung để tìm tự kháng thể kháng tiểu đảo hoặc xét nghiệm người thân có quan hệ ruột thịt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 là không được khuyến cáo, ngoại trừ cho mục đích nghiên cứu.
Những người được điều trị bằng tiêm insulin có thể bắt đầu phát triển các kháng thể kháng trực tiếp insulin ngoại sinh. Các xét nghiệm IAA không phân biệt giữa các loại kháng thể này và tự kháng thể kháng trực tiếp insulin nội sinh. Do đó, xét nghiệm này không phù hợp với người đã được điều trị bằng tiêm insulin. Ví dụ, một người được cho là mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và được điều trị bằng tiêm insulin không thể xét nghiệm IAA sau đó để xác định xem mình có bị tiểu đường tuýp 1 hay không.
Bởi vì xét nghiệm GAD và IA-2A là tự động, các xét nghiệm đó khả dụng nhiều hơn xét nghiệm ICA, đòi hỏi phòng xét nghiệm hiện đại và người đọc kết quả có chuyên môn cao.
Tự kháng thể kháng tiểu đảo cũng có thể được tìm thấy ở những người bị rối loạn nội tiết tự miễn khác như viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Addison tự miễn.
Xét nghiệm tự kháng thể kháng tiểu đảo trên những người không bị tiểu đường chỉ được khuyến cáo khi là một phần của một nghiên cứu. Trong các thiết lập nghiên cứu, các xét nghiệm tự kháng thể kháng tiểu đảo có thể được sử dụng để giúp dự đoán sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 1 trong các thành viên gia đình của những người bị ảnh hưởng. Nói chung, càng có nhiều tự kháng thể kháng tiểu đảo trong máu của người không bị tiểu đường, họ sẽ có nguy cơ cao phát triển tiểu đường tuýp 1 sau này.
Nếu một người không bị tiểu đường có một hoặc nhiều tự kháng thể kháng tiểu đảo cũng đáp ứng insulin thấp với đường được tiêm vào tĩnh mạch, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 của họ có thể cao. Cụ thể hơn, người thân có quan hệ ruột thịt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có ICA và đáp ứng insulin thấp khi tiêm đường vào tĩnh mạch, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 trong vòng 5 năm là lớn hơn 50%.
Hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả để ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1, sàng lọc dân số chung để tìm tự kháng thể kháng tiểu đảo hoặc xét nghiệm người thân có quan hệ ruột thịt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 là không được khuyến cáo, ngoại trừ cho mục đích nghiên cứu.
Những người được điều trị bằng tiêm insulin có thể bắt đầu phát triển các kháng thể kháng trực tiếp insulin ngoại sinh. Các xét nghiệm IAA không phân biệt giữa các loại kháng thể này và tự kháng thể kháng trực tiếp insulin nội sinh. Do đó, xét nghiệm này không phù hợp với người đã được điều trị bằng tiêm insulin. Ví dụ, một người được cho là mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và được điều trị bằng tiêm insulin không thể xét nghiệm IAA sau đó để xác định xem mình có bị tiểu đường tuýp 1 hay không.
Xem thêm: Cổ họng đau rát khi nuốt và cách điều trị nhanh khỏi
Tin mới nhất
- Mất nước
- Cảnh báo mức độ nguy hiểm của ung thư bàng quang giai đoạn cuối
- Uống Nước Nấm Linh Chi Có Bị Nóng Hay Không?
- Bệnh celiac do biến chứng bệnh tiểu đường
- Top 21 trà giảm cân hiệu quả được tin dùng hiện nay
- Rối loạn cương dương tạm thời là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
- Công dụng củ cải trắng: Trị ho, bổ phổi và nhiều lợi ích khác
- Những điều bạn nên biết về thực phẩm chức năng gan
- Nấm lim xanh chữa ung thư với cách dùng nấm lim xanh đúng cách
- Nấm Linh Chi Cổ – THẬT & GIẢ
Video
- Uống nấm lim xanh Uống nấm lim xanh có tác dụng gì và nấm lim xanh chữa bệnh gì tốt?
- Đại lý nấm lim xanh Mua bán nấm lim xanh ở đâu Ninh Bình cách uống nấm lim xanh rừng
- Công dụng tác dụng của nấm lim xanh rừng Uống nấm lim có tác dụng gì nấm lim xanh có chữa được ung thư?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bệnh lác đồng tiền: Nguyên nhân dấu hiệu và cách trị an toàn nhất