Xét nghiệm vi khuẩn HP: Các phương pháp và chi phí thực hiện
Xét nghiệm vi khuẩn Hp bao gồm một số phương pháp như test hơi thở, xét nghiệm máu/phân, nội soi dạ dày. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán có sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không. Đồng thời, dựa vào đó xác định mức độ tổn thương, dạng bệnh lý về dạ dày và xây dựng hướng điều trị cho người bệnh.
Xét nghiệm vi khuẩn Hp là gì? Khi nào cần thực hiện
Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, đây là một dạng xoắn khuẩn tồn tại và phát triển trong dạ dày. Chúng có khả năng thích ứng được môi trường axit đậm đặc nhờ tiết ra một hoạt chất trung hòa axit. Chất này đồng thời cũng gây bào mòn và tổn thương lớp nhầy niêm mạc dạ dày.
Vi khuẩn xâm nhập và phát triển ồ ạt trong dạ dày là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về tiêu hóa, trong đó điển hình là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Theo thống kê có đến 90% trường hợp bệnh nhân mắc phải bệnh lý này khi bị nhiễm vi khuẩn Hp. Mặc dù vậy, trong số ca dương tính Hp, không phải bệnh nhân nào cũng gặp trường hợp dạ dày – tá tràng bị tổn thương.
Xét nghiệm vi khuẩn Hp là các thủ thuật chẩn đoán y khoa giúp kiểm tra sự tồn tại và mức độ gây hại của loại xoắn khuẩn này trong dạ dày. Hiện nay có các phương pháp chính như test hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi (sinh thiết dạ dày).
Như đã đề cập, tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề hoặc bệnh lý cho hệ thống tiêu hóa, đặc biệt ở dạ dày. Tuy nhiên, trên thực tế sau khi nhiễm khuẩn phải mất một khoảng thời gian nhất định người bệnh mới bắt đầu có triệu chứng.
Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám để xác định vấn đề đang gặp phải. Các trường hợp thường được chỉ định xét nghiệm vi khuẩn Hp như:
- Người có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng hoặc đang bị viêm loét.
- Người từng bị ung thư dạ dày và đã trải điều trị bằng phương pháp nội soi.
- Người có khối u lympho liên quan đến niêm mạc đường tiêu hóa.
- Bệnh nhân bị thiếu sắt, thiếu máu không xác định được nguyên nhân.
- Người bị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
- Người đã từng sử dụng hoặc đang dùng thuốc kháng viêm chống steroid, aspirin trong thời gian dài.
- Người có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày.
- Người gặp phải các triệu chứng như đắng miệng, khó nuốt, buồn nôn, nôn, mắc chứng khó tiêu chức năng,…
Dựa vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp xét nghiệm tương ứng để chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Người bệnh cũng có thể dựa vào điều kiện kinh tế để lựa chọn phương án phù hợp.
Các phương pháp và chi phí xét nghiệm vi khuẩn Hp
Y học ngày càng phát triển giúp cho việc xét nghiệm vi khuẩn Hp trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện tốt nhất để kiểm soát và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Các phương pháp xét nghiệm thường được áp dụng như test hơi thở, xét nghiệm máu/phân hay nội soi dạ dày.
Chi phí thực hiện xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào phương pháp được bác sĩ chỉ định và bệnh nhân lựa chọn. Dưới đây là cụ thể các xét nghiệm kèm chi phí, bạn đọc có thể tham khảo:
1. Phương pháp nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là một trong những biện pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp phổ biến nhất hiện nay. Kết quả nội soi phản ánh tổn thương trong dạ dày, xác định vị trí vết loét và giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác có sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không.
Bên cạnh đó, nội soi cũng giúp đánh giá mức độ tổn thương, vị trí tổn thương mà các xét nghiệm khác không thực hiện được. Dựa vào tình trạng của người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.
Quy trình thực cơ bản như sau:
- Bác sĩ tiến hành đưa ống nội soi nhỏ vào bên trong theo đường mũi hoặc miệng. Đầu ống nội soi có gắn đèn và camera để thu phóng hình ảnh dạ dày lên màn hình máy tính.
- Luồn ống đi qua thực quản xuống dạ dày và tiến hành quan sát tổn thương, vết loét bên trong.
- Tiếp đến, bác sĩ sử dụng một kim sinh thiết chuyên dụng để lấy mô mẫu bệnh phẩm ở vị trí tổn thương.
- Phần mô sẽ được đưa ra ngoài tiến hành phân tích tìm vi khuẩn Hp trong phòng thí nghiệm.
- Mẫu sinh thiết được kiểm tra nhờ vào phương pháp clo test, nuôi cấy vi khuẩn hoặc quan sát hình thái tổn thương. Đưa ra chẩn đoán sơ bộ người bệnh có nhiễm Hp hay không.
Nội soi dạ dày xét nghiệm vi khuẩn Hp có độ chính xác cao, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí thực hiện sẽ cao hơn một
số biện pháp khác. Mức chi phí nội soi trung bình từ 1.500.000 – 2.000.000 đồng, phí xét nghiệm vi khuẩn Hp thông qua nội soi sẽ dao động từ 150.000 – 250.000 đồng.
2. Phương pháp test hơi thở
Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng phương pháp test hơi thở không xâm lấn. Đây là biện pháp được sử dụng phổ biến hiện nay với độ chính xác lên đến 88%. Người bệnh không mất quá nhiều thời gian để thực hiện phương pháp này, kết quả có sau khoảng 30 phút thực hiện.
Test Hp bằng hơi thở có thể ứng dụng cho cả trẻ nhỏ do không can thiệp xâm lấn và dễ thực hiện. Ngoài ra, phương pháp này còn đặc biệt hiệu quả đối với bệnh nhân đang điều trị Hp dạ dày. Kết quả test hơi thở sẽ giúp đánh giá hiệu quả điều trị của người bệnh.
Thực hiện theo các bước cơ bản sau:
- Bác sĩ cho người bệnh uống một ít dung dịch chứa ure có gắn đồng vị phóng xạ (C13/C14).
- Sau 15-30 phút, người bệnh thực hiện thở vào một thiết bị y tế cầm tay.
- Hơi thở thu được sẽ được máy phân tích, đánh giá và đưa ra kết quả.
Nhờ vào sự tiện lợi và nhanh chóng nên xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng phương pháp test hơi thở được ứng dụng rộng rãi. Ở mỗi cơ sở y tế khác nhau, chi phí thực hiện xét nghiệm này có thể sẽ có sự chênh lệch nhất định. Bệnh nhân phải chi trung bình từ 600.000 – 1.000.000 đồng cho mỗi lần thực hiện.
3. Phương pháp xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là một trong những thủ thuật y khoa được thực hiện giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý, trong đó có nhận diện vi khuẩn Hp. Bởi người dương tính với loại vi khuẩn này sẽ tạo ra một loại kháng thể Hp đặc trưng. Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ kiểm tra có sự tồn tại của kháng thể này trong máu người bệnh hay không.
Mặc dù vậy, so với hai biện pháp trên, xét nghiệm máu thường không được ưu tiên thực hiện do khả năng cho kết quả dương tính giả khá cao. Nguyên nhân là vì nồng độ kháng thể Hp trong máu giảm khá chậm. Trường hợp đã diệt hết vi khuẩn Hp, lượng kháng thể này vẫn có thể tiếp tục tồn tại trong máu thêm một thời gian dài sau đó.
Trường hợp khác, vi khuẩn Hp ngoài dạ dày có thể lưu trú tại khoang miệng, xoang, đường ruột. Tuy nhiên chúng không gây bệnh lý cho cơ thể. Qua test kiểm tra kháng thể trong máu vẫn cho kết quả dương tính. Do đó, xét nghiệm máu vi khuẩn Hp chỉ thực hiện khi cơ sở y tế không có phương pháp xét nghiệm nào khác.
Về chi phí xét nghiệm sẽ có sự chênh lệch tại cơ sở y tế khác nhau. Theo ghi nhận, người bệnh phải chi khoảng 150.000 – 250.000 đồng cho một lần xét nghiệm máu.
4. Phương pháp xét nghiệm phân
Vi khuẩn Hp trong dạ dày người có thể được đào thải theo phân đi ra ngoài. Do đó, xét nghiệm phân cũng là phương pháp tìm thấy vi khuẩn Hp được áp dụng hiện nay. Thực hiện dựa trên phản ứng miễn dịch huỳnh quang, bác sĩ sẽ nhận diện có sự hiện diện của xoắn khuẩn này trong cơ thể hay không.
Kết quả thu được có độ chính xác cao, đồng thời cách thực hiện tương đối dễ dàng, chi phí thấp. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải đợi đến 2 tuần mới nhận được kết quả xét nghiệm. Bên cạnh đó, xét nghiệm phân sẽ không quan sát được những tổn thương trong dạ dày.
Do đó, phương pháp này thường ít được chỉ định cho trường hợp bệnh nặng hoặc kết hợp với các biện pháp khác để chẩn đoán được cụ thể hơn. Cho đến hiện nay, việc lấy mẫu phân của bệnh nhân vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Đặc biệt là vệ sinh, nhu cầu của người bệnh và kỹ thuật của người thực hiện.
Để đảm bảo không làm ảnh hưởng kết quả chẩn đoán, trước khi xét nghiệm phân người bệnh được yêu cầu không dùng thuốc kháng sinh, thuốc trung hòa axit, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày,…Chi phí cho mỗi lần thực hiện sẽ dao động từ 150.000 – 300.000 đồng, mỗi cơ sở y tế sẽ có mức giá riêng.
Xét nghiệm vi khuẩn Hp cần lưu ý gì?
Xét nghiệm vi khuẩn Hp là một trong những kỹ thuật y khoa nhằm xác định sự có mặt của vi khuẩn Hp trong dạ dày và giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng người
bệnh. Nhằm đảm bảo xét nghiệm thu được kết quả chính xác nhất, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để tiến hành xét nghiệm vi khuẩn Hp. Một số phòng khám nhỏ hiện nay chưa đáp ứng được trang thiết bị, việc xét nghiệm có thể cho kết quả không chính xác. Ngoài ra, việc vô trùng không đảm bảo có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo, đặc biệt là khi tiến hành nội soi dạ dày.
- Trước khi xét nghiệm bằng phương pháp nội soi hoặc hơi thở, người bệnh nên nhịn năn từ 4-6 tiếng, có thể uống nước lọc. Thời gian thích hợp để thực hiện là vào sáng sớm.
- Người bệnh cần ngưng sử dụng các loại thuốc trước khi xét nghiệm ít nhất 2 tuần, điều này giúp giảm thiểu nguy cơ cho kết quả giả. Đặc biệt đối với xét nghiệm hơi thở và xét nghiệm phân. Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh hãy thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn, nhất là trường hợp không thể ngưng thuốc điều trị đột ngột.
- Nội soi dạ dày trả về kết quả cao, tuy nhiên trong quá trình thực hiện dạ dày có thể bị trầy xước, chảy máu niêm mạc. Vì thế, trước nội soi bạn không được sử dụng các dạng thuốc chống viêm hoặc thuốc đông máu. Ngoài ra, bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ sử dụng thuốc gây mê để tránh tình trạng nội soi bị buồn nôn khó chịu.
- Trước khi tiến hành người bệnh nên thông báo với bác sĩ các bệnh lý đang mắc phải. Chẳng hạn như bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp,…để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
Xét nghiệm vi khuẩn Hp trên đây hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng, triệu chứng gặp phải của người bệnh để đưa ra hướng chẩn đoán phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dựa vào điều kiện kinh tế để lựa chọn gói dịch vụ thăm khám và điều trị phù hợp, giúp kiểm soát vi khuẩn Hp tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- 8 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ hiệu quả (Hướng dẫn A-Z)
- Top 10+ thuốc đặc trị viêm loét dạ dày – tá tràng tốt nhất không nên bỏ qua
- Vi khuẩn HP có diệt được không? Điều trị Hp bao lâu thì khỏi?
- Ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Các món ăn hỗ trợ điều trị HP tốt nhất
Tin mới nhất
- Cách chữa viêm họng bằng mật ong nhanh khỏi (chi tiết A-Z)
- Top 13 thuốc trị viêm da cơ địa người bệnh nào cũng nên biết
- Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì để con & mẹ khỏe?
- Men gan cao là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
- Công dụng của vỏ chanh và mẹo hay để tận dụng
- Sử Dụng Đông Trùng Hạ Thảo Cần Kiêng Kỵ Điều Gì?
- Nếu bạn đang dùng rượu thuốc thì đừng bỏ qua 5 lưu ý này
- Mẹ bầu tăng cân khi mang thai như thế nào mới an toàn?
- Thực đơn giảm cân bằng gạo lứt như thế nào đúng cách?
- Mách mẹ cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi để con phát triển toàn diện
Video
- Bán xạ đen ở Tp. Hồ Chí Minh & miền Nam Mua cây xạ đen ở TPHCM uy tín. Giá cây xạ đen bao nhiêu tiền 1kg?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bài thuốc thanh hầu bổ phế thang trị ho Quân Dân 102 có tốt không? Phản hồi của người bệnh
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn