Đại tràng Sigma là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Đại tràng sigma là phần cuối của ruột già kết nối với trực tràng và hậu môn. Chúng đóng vai trò lưu trữ chất thải trong phân cho đến khi được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, theo thời gian chức năng hoạt động của đại tràng sigma giảm dần và kéo theo đó là nhiều vấn đề rắc rối liên quan đến sức khỏe.
Đại tràng Sigma là gì?
Về mặt giải phẫu, đại tràng được chia thành 4 giai đoạn chính là đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và cuối cùng là đại tràng Sigma. Trong đó, đại tràng Sigma là một đoạn ngắn nằm ở cuối ruột già nối với đại tràng, có hình dạng giống chữ Sigma (∑). Phần đại tràng này thường nằm ở khung xương chậu. Tuy nhiên, do có thể tự di động nên nó có thể nằm lạc chỗ trong ổ bụng.
Về kích thước, đại tràng Sigma có chiều dài khoảng 35 – 40 cm. Nhưng, khi co lại, chúng có đường kính khoảng 1 inch (2,5 cm). Thông thường, kích thước của đại tràng Sigma thường phụ thuộc vào lượng chất thải chứa trong nó.
Đại tràng Sigma có chức năng lưu trữ chất thải trong phân cho đến khi được đẩy ra ngoài. Do đó, bề mặt bên trong của nó nhìn tương tự như phần còn lại của ruột già. Các đường cong về phía hậu môn của đại tràng Sigma cho phép nó giữ khí ở phần cao của quai ruột. Từ đó giúp đại tràng đẩy khí mà không đào thải phân cùng một lúc.
Bệnh lý liên quan đến đại tràng Sigma
Đại tràng Sigma sau một khoảng thời gian hoạt động có thể suy giảm chức năng và phát sinh các vấn đề bệnh lý như:
Polyp đại trực tràng
Polyp đại trực tràng là một hoặc nhiều các khối mô hình thành trong đại hoặc trực tràng. Theo các chuyên gia khoa tiêu hóa cho biết, bất cứ ai cũng có thể bị polyp đại tràng. Tuy nhiên, căn bệnh này thường xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, hút thuốc và thừa cân cũng chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng bệnh Polyp đại trực tràng thường không biểu hiện rõ ràng, đôi khi không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Thế nhưng, trong một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng cơ thể mệt mỏi, phân lẫn máu hoặc chảy máu trực tràng. Ngoài ra, trong trường hợp polyp tăng dần kích thước có thể gây tắc ruột với các triệu chứng như buồn nôn hoặc táo bón.
Hầu hết các Polyp không phải ung thư. Nhưng nếu bệnh phát hiện và điều trị muộn, các khối Polyp lớn dần có thể gây biến chứng ung thư đại trực tràng. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám ngay từ khi xuất hiện dấu hiệu bệnh đầu tiên. Nội soi chính là biện pháp tối ưu giúp tìm vị trí và loại bỏ khối u đang được áp dụng nhiều hiện nay.
Xem thêm: Bệnh đại tràng và cách điều trị hiệu quả triệt để bằng bài thuốc Đông y hiệu nghiệm
Ung thư đại trực tràng
Theo các báo cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến thứ ba tại Hoa Kỳ với hơn 145.000 trường hợp mới dự kiến sẽ được chẩn đoán trong năm nay.
Các Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ báo cáo rằng ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ ba tại Hoa Kỳ, với hơn 145.000 trường hợp mới dự kiến sẽ được chẩn đoán trong năm nay. Theo thống kê, có khoảng 71% trường hợp ung thư đại trực tràng mới phát sinh từ đại tràng và có đến 29% phát sinh từ trực tràng. Tuổi tác càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn, có khoảng 99% trường hợp mắc bệnh ung thư đại trực tràng thường gặp ở người có độ tuổi từ 40 trở lên.
Ung thư đại trực tràng xảy ra khi các tế bào bất thường phát triển bên trong đại tràng. Đặc biệt là sự xuất hiện của các khối Polyp bên trong đại trực tràng. Nếu không điều trị kịp thời, các tế bào ung thư có thể lây lan từ các lớp bên trong của đại tràng qua các bộ phận khác
gây biến chứng nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp tế bào ung thư phát triển vào các mạch máu và hệ thống bạch huyết, đe dọa đến tính mạng người mắc bệnh.
Việc chẩn đoán và điều trị bệnh trong giai đoạn sớm giúp tăng cơ hồi bình phục. Do đó, bệnh nhân nên tiến hành kiểm tra đại tràng thường xuyên. Đặc biệt trong trường hợp cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng tuổi càng cao càng dễ bị mắc bệnh. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do nhiễm khuẩn đường ruột Salmonella, Shigella hoặc do lỵ amip. Ngoài ra, bệnh xảy ra cũng có thể là do nhiễm trùng khác như vi khuẩn kỵ khí (Clostridium difficile) hoặc nhiễm vi khuẩn lao. Bên cạnh đó, viêm đại tràng Sigma hình thành có thể là do suy giảm miễn dịch, ngộc độc hoặc dị ứng với thức ăn.
Viêm đại tràng Sigma xuất hiện với các vết loét mở hình thành bên trong đường ruột, gây đau nhức ở bụng hoặc hố chậu hai bên. Đau bụng có thể âm ỉ hoặc quặn thắt kèm theo biểu hiện mót đi ngoài. Triệu chứng này thường giảm khi bệnh nhân đi ngoài được. Ngoài các dấu hiệu này, người bệnh còn gặp phải các biểu hiện như trướng bụng, đi ngoài nhiều lần, phân có nhầy hoặc máu, đầy hơi,… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng bệnh thường không giống nhau.
Viêm đại tràng Sigma là bệnh mãn tính, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng như sụt cân không kiểm soát, suy nhược cơ thể do không tổng hợp được chất dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể chuyển nặng và gây ung thư đại trực tràng, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Do đó, để kiểm soát viêm đại tràng Sigma, bệnh nhân nên thông báo bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa về biểu hiện bệnh. Khi đó, họ sẽ giúp chẩn đoán và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp.
Bệnh Crohn
Giống như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn gây viêm, sưng và đau ở đường ruột. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ vị trí nào, bao gồm cả đại tràng Sigma nhưng đa phần chúng gây tác động đến đường tiêu hóa trên.
Bệnh Crohn có thể dẫn đến nhiễm trùng trong ruột và các bộ phận khác của cơ thể. Chưa kể đến, chúng có thể chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng một số người. Do đó, điều quan trọng bệnh nhân cần làm là nên thăm khám ngay từ khi bệnh hình thành với các biểu hiện đầu tiên như loét miệng, đau bụng hoặc đau gần hậu môn, cơ thể mệt mỏi,…
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và bắt đầu điều trị bệnh sớm sẽ giúp khắc phục bệnh hiệu quả. Đồng thời ngăn ngừa biến chứng nghiêm trong có thể xảy ra.
Bệnh lý túi thừa
Túi thừa là những túi nhỏ giống như quả bóng bay thường nằm ra ngoài khi thành ruột bị yếu. Hầu hết các túi thừa đều không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng khi chúng bị viêm trở nên sưng và đỏ, chúng có thể gây đau đớn ở người bệnh.
Trong một số trường hợp, túi thừa viêm nhiễm nặng chúng có thể gây biến chứng áp xe, tắc nghẽ ruột hoặc thủng ruột,… Những biến chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy nếu người bệnh bị sốt, có dấu hiệu buồn nôn hoặc cảm thấy đau ở vùng bụng, hãy đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp chữa trị phù hợp.
Những xét nghiệm nào được thực hiện để đánh giá đại tràng Sigma?
- Nội soi đại tràng: Nội soi cho phép bác sĩ kiểm tra sức khỏe của đại tràng. Nhân viên nội soi sẽ sử dụng một ống mỏng, linh hoạt được gắn một máy ảnh nhỏ trên đó được đưa vào hậu môn của bạn. Khi đó, thiết bị sẽ truyền hình ảnh về màn hình máy tính. Dựa vào đó bác sĩ có thể nhìn thấy niêm mạc đại tràng và đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh.
- Sinh thiết: Trong sinh thiết trực tràng, đại tràng Sigma, bác sĩ sẽ loại bỏ một phần nhỏ của trực tràng hoặc Sigma và đưa mẫu mô đến phân tích ở phòng thí nghiệm.Thủ tục lấy mẫu sinh thiết thường được thực hiện trong khi soi đại tràng sigma.
Biện pháp điều trị các bệnh lý liên quan đến đại tràng Sigma
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị khác nhau. Đối với viêm đại tràng Sigma, kiểm soát và khắc phục bệnh bằng thuốc Tây thường được bác sĩ chỉ định nhiều nhất. Một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc kháng sinh chữa viêm nhiễm kết hợp thuốc giảm đau, hạ sốt hoặc thuốc làm lành niêm mạc vết lót, hỗ trợ miễn dịch. Nếu bệnh viêm đại tràng Sigma chuyển nặng và các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng này.
Còn trong trường hợp mắc bệnh lý về túi thừa gây đau, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau Aspirin hoặc Ibuprofen để cải thiện bệnh. Nếu viêm túi thừa do nhiễm trùng, người bệnh cần đến bệnh viện để điều trị. Đối với bệnh Polyp đại trực tràng cần được cắt bỏ để ngăn ngừa biến chứng. Các biện pháp hóa trị hoặc xạ trị thường được áp dụng điều trị bệnh ung thư trực tràng.
Để việc điều trị mang lại kết quả tốt, bên cạnh việc dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác, bệnh nhân cũng cần phối hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để tăng khả năng bình phục bệnh. Cụ thể:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong chữa trị các bệnh lý liên quan đến đại tràng sigma. Mặc dù chúng không giúp điều trị dứt điểm bệnh nhưng hỗ trợ rút ngắn thời gian chữa trị bệnh. Do đó, trong quá trình điều trị, người bệnh nên bổ sung và tránh những thực phẩm sau đây:
- Nên bổ sung thực phẩm có chứa hàm lượng chất khoáng, chất xơ và vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày
- Nước ép trái cây mang lại nhiều lợi ích tích cực trong quá trình điều trị bệnh. Do đó, bệnh nhân nên uống 1 – 2 cốc nước ép trái cây mỗi ngày. Một số loại nước ép nên dùng như cà rốt, đu đủ, cải hoặc bơ. Tuyệt đối không nên uống các loại nước ép chứa nhiều acid như cam, bưởi hoặc xoài,… để tránh vết loét ở đại tràng Sigma loét rộng hơn.
- Không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, gluten, muối hoặc chất kích thích như bánh mì, cà phê, trà, rượu,…
- Nên ăn chậm, nhai kỹ, đặc biệt chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Đồng thời giúp chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn
- Hạn chế ăn đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ, tốt nhất bệnh nhân nên ăn thực phẩm được nấu chín dưới dạng hấp hoặc luộc
Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
Bệnh nhân nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời giúp cải thiện tình trạng bệnh. Cụ thể:
- Nên tập thói quen đại tiện mỗi ngày
- Uống nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất nên uống 2 ly nước vào buổi sáng để kích thích sự vận động ở ruột
- Thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng và tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn
- Nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để hạn chế stress, căng thẳng
Đại tràng Sigma đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ chất thải trước khi chúng được đẩy ra ngoài. Nếu không có chế độ ăn uống khoa học và có biện pháp tập luyện phù hợp, bộ phận này rất dễ bị viêm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả là bệnh nhân nên thăm khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định từ bác sĩ.
Xem thêm: Chữa khỏi viêm đại tràng mãn tính lâu năm nhờ bài thuốc Đông y tại Thuốc dân tộc – Bệnh nhân chia sẻ hành trình cùng VTV2
Có thể bạn quan tâm
- “Bóc tách” bài thuốc Đông y bí truyền điều trị bệnh lý đại tràng dứt điểm tận gốc
- Bác sĩ Tuyết Lan tư vấn về giải pháp chữa viêm đại tràng trên VTV2 Vì sức khỏe người Việt
- Nguồn gốc bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn –Hành trình đi tìm “THẦN DƯỢC” chữa bệnh đại tràng của người dân tộc Tày
Xem thêm: Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin gì? Cách bổ sung
Tin mới nhất
- Công ty nấm lim xanh Nguyễn Đình Hoa bán nấm không rõ nguồn gốc?
- Đông trùng hạ thảo kỵ gì? 6 điều tối kỵ khi sử dụng bạn nên biết
- Chuối hột rừng
- Cách nấu nấm lim xanh đảm bảo đúng công dụng của nấm lim xanh
- Đau mạn tính
- Các tiếng thổi ở tim
- Đặt ống thông tim
- 5 cách chữa ho bằng gừng
- Bệnh tiểu đường và cách điều trị, phòng tránh
- 9 Cách chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian hiệu quả và một số lưu ý an toàn
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Đái dắt (tiểu rắt) là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
- Đại lý nấm lim xanh Giá bán nấm lim xanh ở Hà Nam và nấm lim xanh chữa bệnh ung thư
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Thuốc kháng sinh chữa viêm đại tràng và những điều cần biết
- TIN TỨC UNG THƯ Top 3 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Cô Gái Hàn Quốc