Rò luân nhĩ
Tìm hiểu chung
Bệnh rò luân nhĩ là gì?
Bệnh rò luân nhĩ xuất hiện như một lỗ nhỏ hoặc hố trên da, thường chỉ ở phía trước của vành tai trên, chỗ sụn của vành tai tiếp giáp với mặt. Lỗ rò luân nhĩ có thể xảy ra ở một bên của tai (đơn phương) hoặc cả hai bên (song phương). Những người bị ảnh hưởng thường không có bất kỳ triệu chứng nào khác trừ khi bị nhiễm trùng.
Bệnh rò luân nhĩ là gì?
Bệnh rò luân nhĩ xuất hiện như một lỗ nhỏ hoặc hố trên da, thường chỉ ở phía trước của vành tai trên, chỗ sụn của vành tai tiếp giáp với mặt. Lỗ rò luân nhĩ có thể xảy ra ở một bên của tai (đơn phương) hoặc cả hai bên (song phương). Những người bị ảnh hưởng thường không có bất kỳ triệu chứng nào khác trừ khi bị nhiễm trùng.
Lỗ rò luân nhĩ có nguy hiểm không?
Lỗ rò luân nhĩ thường là tình trạng vô hại và không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đôi khi, nếu rò luân nhĩ bị sưng hoặc chảy mủ, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh.
Nếu lỗ rò luân nhĩ ở trẻ em thường xuyên bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để loại bỏ lỗ rò.
Rất hiếm trường hợp, rò luân nhĩ liên quan đến một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Lỗ rò luân nhĩ có nguy hiểm không?
Lỗ rò luân nhĩ thường là tình trạng vô hại và không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đôi khi, nếu rò luân nhĩ bị sưng hoặc chảy mủ, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh.
Nếu lỗ rò luân nhĩ ở trẻ em thường xuyên bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để loại bỏ lỗ rò.
Rất hiếm trường hợp, rò luân nhĩ liên quan đến một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng rò luân nhĩ là gì?
Rò luân nhĩ ở trẻ em thường không có chung triệu chứng. Một số trường hợp liên quan đến các hội chứng. Các triệu chứng phổ biến nhất của lỗ rò luân nhĩ gồm:
- Một lỗ nhỏ có thể nhìn thấy ở phía trước của một hoặc cả hai tai.
- Một lỗ mở xuất hiện khá giống như lúm đồng tiền.
- Rò luân nhĩ bị sưng, đau, sốt, mẩn đỏ hoặc chảy mủ trong và xung quanh hố, báo hiệu nhiễm trùng như viêm mô tế bào hoặc áp xe.
- Một khối u không đau phát triển chậm ngay bên cạnh lỗ mở, báo hiệu u nang. U nang cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Các hội chứng liên quan:
- Các dái tai bất đối xứng và lưỡi lớn bất thường kèm theo có lỗ ở phía trước tai có thể là dấu hiệu của hội chứng Beckwith-Wiedemann. Hội chứng này có liên quan đến các bất thường ở bụng, ung thư gan và thận.
- Lỗ hoặc hố ở phía bên cổ, hố và / hoặc miếng dư ở phía trước tai, mất thính lực và bất thường về thận có thể là dấu hiệu của hội chứng Branchio-Oto-Renal.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những dấu hiệu và triệu chứng rò luân nhĩ là gì?
Rò luân nhĩ ở trẻ em thường không có chung triệu chứng. Một số trường hợp liên quan đến các hội chứng. Các triệu chứng phổ biến nhất của lỗ rò luân nhĩ gồm:
- Một lỗ nhỏ có thể nhìn thấy ở phía trước của một hoặc cả hai tai.
- Một lỗ mở xuất hiện khá giống như lúm đồng tiền.
- Rò luân nhĩ bị sưng, đau, sốt, mẩn đỏ hoặc chảy mủ trong và xung quanh hố, báo hiệu nhiễm trùng như viêm mô tế bào hoặc áp xe.
- Một khối u không đau phát triển chậm ngay bên cạnh lỗ mở, báo hiệu u nang. U nang cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Các hội chứng liên quan:
- Các dái tai bất đối xứng và lưỡi lớn bất thường kèm theo có lỗ ở phía trước tai có thể là dấu hiệu của hội chứng Beckwith-Wiedemann. Hội chứng này có liên quan đến các bất thường ở bụng, ung thư gan và thận.
- Lỗ hoặc hố ở phía bên cổ, hố và / hoặc miếng dư ở phía trước tai, mất thính lực và bất thường về thận có thể là dấu hiệu của hội chứng Branchio-Oto-Renal.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây rò luân nhĩ?
Vành tai được hình thành trong tuần thứ sáu của thai kỳ. Khi vành tai phát triển gặp các vấn đề hợp nhất sẽ hình thành lỗ rò luân nhĩ.
Nguyên nhân nào gây rò luân nhĩ?
Vành tai được hình thành trong tuần thứ sáu của thai kỳ. Khi vành tai phát triển gặp các vấn đề hợp nhất sẽ hình thành lỗ rò luân nhĩ.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh rò luân nhĩ là gì?
Bác sĩ sẽ phát hiện ra vấn đề này ngay khi trẻ mới sinh và có thể đề nghị bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bác sĩ có thể đánh giá chính xác hố rò và mọi rủi ro liên quan. Trong quá trình đánh giá, họ có thể:
- Loại trừ các hội chứng di truyền khác gây ra những bất thường ở mặt và đầu; một số hội chứng gây ra những bất thường nghiêm trọng hơn với tai, bao gồm tai gập hoặc không đối xứng và mất thính giác. Đôi khi, những bất thường kèm theo có thể rất nhẹ và hầu như không đáng chú ý, nhưng chuyên gia có thể nhận ra chúng.
- Kiểm tra lỗ rò luân nhĩ ở trẻ em và tìm các dấu hiệu u nang hoặc nhiễm trùng.
- Thực hiện chẩn đoán hình ảnh, như chụp CT hoặc MRI với thuốc cản quang, trong trường hợp hố rò ở một vị trí không điển hình như bên dưới ống tai ngoài (gần với dái tai). Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chẩn đoán hình ảnh khi lỗ rò xuất hiện với những bất thường khác ngoài tai.
- Sử dụng hình ảnh để giúp bác sĩ phân biệt u nang và áp xe.
- Thực hiện siêu âm thận nếu trẻ có các hố rò và u nang nhánh, để loại trừ hội chứng Branchio-Oto-Renal.
- Làm thính lực đồ nếu hố rò có liên quan đến các biến dạng khác của tai ngoài. Các hố rò đơn thuần thường không yêu cầu xét nghiệm thính lực.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rò luân nhĩ?
Tùy vào từng trường hợp, các phương pháp điều trị rò luân nhĩ gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh rò luân nhĩ là gì?
Bác sĩ sẽ phát hiện ra vấn đề này ngay khi trẻ mới sinh và có thể đề nghị bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bác sĩ có thể đánh giá chính xác hố rò và mọi rủi ro liên quan. Trong quá trình đánh giá, họ có thể:
- Loại trừ các hội chứng di truyền khác gây ra những bất thường ở mặt và đầu; một số hội chứng gây ra những bất thường nghiêm trọng hơn với tai, bao gồm tai gập hoặc không đối xứng và mất thính giác. Đôi khi, những bất thường kèm theo có thể rất nhẹ và hầu như không đáng chú ý, nhưng chuyên gia có thể nhận ra chúng.
- Kiểm tra lỗ rò luân nhĩ ở trẻ em và tìm các dấu hiệu u nang hoặc nhiễm trùng.
- Thực hiện chẩn đoán hình ảnh, như chụp CT hoặc MRI với thuốc cản quang, trong trường hợp hố rò ở một vị trí không điển hình như bên dưới ống tai ngoài (gần với dái tai). Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chẩn đoán hình ảnh khi lỗ rò xuất hiện với những bất thường khác ngoài tai.
- Sử dụng hình ảnh để giúp bác sĩ phân biệt u nang và áp xe.
- Thực hiện siêu âm thận nếu trẻ có các hố rò và u nang nhánh, để loại trừ hội chứng Branchio-Oto-Renal.
- Làm thính lực đồ nếu hố rò có liên quan đến các biến dạng khác của tai ngoài. Các hố rò đơn thuần thường không yêu cầu xét nghiệm thính lực.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rò luân nhĩ?
Tùy vào từng trường hợp, các phương pháp điều trị rò luân nhĩ gồm:
- Nếu lỗ rò không bị nhiễm trùng, không cần xử lý gì.
- Kê toa thuốc kháng sinh uống cho trẻ nếu lỗ rò có dấu hiệu nhiễm trùng sớm như đỏ và sưng.
- Chọc và hút dịch từ ổ nhiễm trùng nặng (áp xe), nếu bệnh không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể “nuôi cấy” hoặc kiểm tra vi khuẩn có trong mủ.
- Rạch và thoát mủ nếu áp xe không đáp ứng với kim hút.
- Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đường rò cho các lỗ rò dễ bị nhiễm trùng tái phát. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân và có thể kéo dài một giờ. Bác sĩ phẫu thuật thường thực hiện phẫu thuật sau khi nhiễm trùng và viêm không còn nữa. Các hố phía sau ống tai ngoài đòi hỏi hai vết mổ để tháo đường hoàn toàn.
- Nếu lỗ rò không bị nhiễm trùng, không cần xử lý gì.
- Kê toa thuốc kháng sinh uống cho trẻ nếu lỗ rò có dấu hiệu nhiễm trùng sớm như đỏ và sưng.
- Chọc và hút dịch từ ổ nhiễm trùng nặng (áp xe), nếu bệnh không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể “nuôi cấy” hoặc kiểm tra vi khuẩn có trong mủ.
- Rạch và thoát mủ nếu áp xe không đáp ứng với kim hút.
- Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đường rò cho các lỗ rò dễ bị nhiễm trùng tái phát. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân và có thể kéo dài một giờ. Bác sĩ phẫu thuật thường thực hiện phẫu thuật sau khi nhiễm trùng và viêm không còn nữa. Các hố phía sau ống tai ngoài đòi hỏi hai vết mổ để tháo đường hoàn toàn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý rò luân nhĩ?
Nếu con bạn thực hiện phẫu thuật rò luân nhĩ, trẻ có thể đến một cơ sở ngoại trú để làm thủ thuật này và về nhà trong cùng một ngày. Bác sĩ và y tá sẽ hướng dẫn chăm sóc vết thương cho khu vực điều trị, kê toa thuốc kháng sinh và lên lịch hẹn khám theo dõi. Chỉ khâu sẽ tự tan. Trẻ cần để đầu cao khi nằm trong khoảng một tuần và tránh tắm cho đến khi tháo băng. Trẻ thường có thể trở lại trường học trong tuần nhưng cần tránh các hoạt động nặng trong vài tuần.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý rò luân nhĩ?
Nếu con bạn thực hiện phẫu thuật rò luân nhĩ, trẻ có thể đến một cơ sở ngoại trú để làm thủ thuật này và về nhà trong cùng một ngày. Bác sĩ và y tá sẽ hướng dẫn chăm sóc vết thương cho khu vực điều trị, kê toa thuốc kháng sinh và lên lịch hẹn khám theo dõi. Chỉ khâu sẽ tự tan. Trẻ cần để đầu cao khi nằm trong khoảng một tuần và tránh tắm cho đến khi tháo băng. Trẻ thường có thể trở lại trường học trong tuần nhưng cần tránh các hoạt động nặng trong vài tuần.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Tế bào mast hệ thống
Tin mới nhất
- Xét nghiệm phân
- Chữa viêm da cơ địa bằng Đông Y với 7 bài thuốc công hiệu
- Cách sử dụng nấm lim xanh hiệu quả tăng cường sinh lý nam nữ
- Top 15 cách trị tiểu buốt tại nhà nhanh nhất mà khá hiệu quả
- Thành phần chủ dược trong bài thuốc Thảo dược Đông y tăng cường sức đề kháng
- Viêm Amidan mãn tính – Triệu chứng và cách điều trị
- Nhờ uống nấm lim xanh Tiên Phước bệnh nhân ung thư thoát án tử
- Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì? Có nguy hiểm?
- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
- Nguyên nhân gây khàn tiếng hàng đầu ở các thầy, cô giáo