Đi ngoài ra máu cuối bãi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Đi ngoài ra máu cuối bãi là dấu hiệu nhiều người gặp phải khi mắc các bệnh lý như trĩ, viêm hậu môn, kiết lỵ, viêm đại tràng. Hiện tượng này kéo dài sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi, suy giảm sức khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp bạn khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu cuối phân.
Biểu hiện đi ngoài ra máu cuối bãi
Tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi được hiểu là sự xuất hiện của máu dính ở cuối phân hay chảy máu sau khi đi cầu. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải hiện tượng này, trong đó phổ biến nhất là trẻ em.
Tùy theo lượng máu nhiều hay ít, tần suất xuất hiện mà hiện tượng đi ngoài ra máu cuối bãi được chia thành các cấp độ khác nhau:
- Cấp độ nhẹ: Lượng máu ít, chỉ dính lượng nhỏ ở cuối phân, phải quan sát kỹ mới phát hiện ra. Số lần chảy máu sau khi đi cầu cũng ít, lâu lâu mới bị một lần hoặc chỉ bị vài lần rồi hết.
- Cấp độ vừa: Lượng máu xuất hiện cuối bãi tăng lên, có thể dính nhiều ngoài cửa hậu môn nên khi dùng giấy lau sẽ thấy rất rõ. Đi cùng với máu, tần suất đi cầu trong ngày nhiều bất thường, phân có thể lẫn chất dịch nhầy màu trắng đục. Người bệnh có thể bị đi ngoài ra máu cuối bãi liên tục.
- Cấp độ nặng: Lượng máu mất nhiều, có thể xuất hiện trong mỗi lần đi ngoài.
Đi ngoài ra máu cuối bãi là bệnh gì?
Đi ngoài ra máu cuối bãi là dấu hiệu thường gặp trong các bệnh lý ở đường tiêu hóa như:
– Táo bón:
Khi bạn đi ngoài ít hơn 3 lần kèm theo tình trạng phân khô cứng, phải rặn mạnh khi đi cầu thì được gọi là táo bón. Việc ma sát mạnh giữa phân với niêm mạc hậu môn trực tràng trong quá trình đi ngoài có thể khiến cho các tĩnh mạch bị tổn thương, từ đó gây nên hiện tượng đi cầu ra máu ở cuối bãi.
– Bệnh polyp đại trực tràng:
Polyp đại trực tràng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài ra máu cuối bãi. Máu xuất hiện dưới dạng máu tươi hoặc máu cục. Các triệu chứng lâm sàng khác của bệnh bao gồm: Tiêu chảy, đau quặn bụng, tắc ruột.
Trong một số trường hợp, polyp có thể tiến triển ác tính gây ung thư hậu môn, trực tràng. Vì vậy, bạn cần đề cao cảnh giác với căn bệnh này nếu thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu bất thường kể trên.
– Bệnh trĩ:
Số lượng bệnh nhân mắc bệnh trĩ chiếm một tỷ lệ khá cao trong các vấn đề ở đường tiêu hóa. Đối tượng bị bệnh chủ yếu là trẻ em, dân văn phòng và phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng chịu nhiều áp lực nên căng phồng quá mực dẫn đến sự xuất hiện của búi trĩ.
Có 3 loại trĩ phổ biến nhất là: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Chúng có đặc điểm chung là đều gây đi ngoài ra máu. Hiện tượng này có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Máu tươi có thể dính bên ngoài khuôn phân hoặc ở cuối bãi.
Ngoài ra, người mắc bệnh trĩ còn có thể gặp các triệu chứng khác như: Táo bón kéo dài, ngứa và ẩm ướt ở hậu môn, có búi trĩ mềm sa ra ngoài giống như cục thịt thừa, đau và có cảm giác vướng víu mỗi khi đi ngoài.
– Viêm hậu môn:
Vệ sinh hậu môn không đúng cách, mặc quần bó sát… là những điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn shigella hay salmonella tấn công vào bên trong. Chúng gây viêm nhiễm lớp mô quanh hậu môn và khiến cho khu vực này dễ bị nứt, rách khi phân đi qua. Đi ngoài ra máu cuối bãi chính là một hậu quả tất yếu.
– Nứt kẽ hậu môn:
Bệnh nứt kẽ hậu môn chủ yếu ảnh hưởng đến người bị táo bón lâu ngày. Phân khô cứng kèm theo tác động từ việc rặn mạnh mỗi khi đi cầu khiến hậu môn bị tổn thương và tạo thành một vết nứt.
Bệnh nứt kẽ hậu môn thường gây đau, đặc biệt là khi ngồi xổm. Việc đi cầu cũng có thể tác động đến vết nứt dẫn đến chảy máu cuối bãi hoặc xuất hiện máu ngoài khuôn phân.
– Bệnh viêm đại tràng:
Đại tràng còn gọi là ruột già. Bộ phận này có thể bị viêm do nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài hoặc lạm dụng rượu bia và các thức ăn cay nóng.
Đi ngoài ra máu là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm đại tràng. Máu có thể đỏ
tươi hoặc máu đen xuất hiện bên ngoài khuôn phân, ở cuối bãi hoặc trộn lẫn trong chất thải khiến phân có màu đen.
Một số dấu hiệu khác giúp nhận diện bệnh viêm đại tràng: Đau âm ỉ hoặc dữ dội dọc theo khung đại tràng hoặc ở vùng bụng dưới, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, phân lẫn chất nhầy như mũi, ăn lâu tiêu, chán ăn…
– Bệnh kiết lỵ:
Căn bệnh này do vi trùng amip gây ra. Bệnh gây nhiễm trùng ở ruột dẫn đến tiêu chảy ra máu cuối bãi kèm theo hiện tượng đau bụng, sốt nhẹ, cảm giác đi tiêu xong vẫn còn phân.
Đi ngoài ra máu cuối bãi có nguy hiểm không?
Nếu hiện tượng đi ngoài ra máu cuối bãi xuất hiện không thường xuyên, lâu lâu mới bị một lần và bạn vẫn khỏe mạnh bình thường, tiêu hóa tốt thì không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, ở mức độ nặng, tình trạng chảy máu sau khi đi cầu kéo dài có thể gây mất nhiều máu, thiếu máu, khiến cơ thể suy nhược, xanh xao, đầu óc kém tập trung và hay bị choáng váng. Đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn các vấn đề về sức khỏe cần được điều trị sớm.
Bị đi ngoài ra máu cuối bãi phải làm sao?
Khi bị đi ngoài ra máu cuối bãi, nhiều người tỏ ra khá lo lắng, không biết nên xử lý tình trạng này như thế nào. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho bạn:
1. Thăm khám và điều trị sớm
Sắp xếp thời gian tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và sớm điều trị là việc bạn nên làm trước tiên, đặc biệt là khi tình trạng đi cầu ra máu cuối phân xảy ra liên tục trong một thời gian dài.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát và thực hiện các kỹ thuật cần thiết như: Khám hậu môn trực tràng bằng tay, nội soi đại tràng, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân… Chúng có thể giúp chẩn đoán phân biệt bệnh, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh. Căn cứ vào đây, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện tượng đi ngoài ra máu cuối bãi có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc làm bền tĩnh mạch hay thuốc nhuận tràng tùy theo triệu chứng và bệnh lý mắc phải. Một số trường hợp bị bệnh trĩ, polyp hậu môn trực tràng hay viêm đại tràng nặng thì phẫu thuật có thể được chỉ định.
2. Chữa đi ngoài ra máu cuối bãi tại nhà bằng các bài thuốc dân gian
Một số thảo dược dân gian cho tác dụng tích cực trong việc cầm máu, kháng khuẩn, chống viêm, đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa cho người bệnh.
– Dùng rau diếp cá:
Rau diếp cá có tính mát, giúp sát trùng, ngừa táo bón, làm bền thành tĩnh mạch nên được sử dụng để khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi do bệnh trĩ gây ra.
Bạn dùng 1 nắm rau diếp cá đem giã nát với muối rồi đắp vào hậu môn mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Cách khác có thể ăn sống lá diếp cá, phơi khô nấu nước uống hàng ngày đều tốt.
– Bài thuốc từ vỏ cây hồng:
Để chữa đi ngoài ra máu cuối bãi, dân gian thường dùng vỏ cây hồng đem phơi khô, sao vàng. Sáu đó tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 60g pha chung với nước vo gạo uống. Thực hiện đều đặn khoảng 2 tuần liên tục sẽ thấy tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn.
– Chữa đi cầu ra máu cuối phân bằng cây nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi hay cỏ mực là dược liệu được y học cổ truyền sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc chữa đi ngoài ra máu do bệnh trĩ, viêm hậu môn hay viêm đại tràng.
Mỗi ngày, hãy lấy 1 nắm lá cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, lọc lấy nước cốt uống. Trường hợp bị trĩ hay hậu môn bị nứt thì giữ lại bã đắp trực tiếp bên ngoài hậu môn khoảng 30 phút.
3. Giảm đi ngoài ra máu cuối bãi bằng lối sống khoa học
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống hằng ngày cho hợp lý cũng là một trong những việc làm hữu ích giúp bạn đẩy lùi chứng đi ngoài ra máu cuối bãi. Dưới đây là một số vấn đề bạn nên tuân thủ tốt:
- Tăng cường các thực phẩm có tính mát, rau củ quả chứa nhiều chất xơ trong thực đơn để phòng chống táo bón – một trong những nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài ra máu cuối bãi. Chúng bao gồm trái cây tươi, cà rốt, các loại rau có lá màu xanh, ngũ cốc.
- Uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Lượng nước này có thể tăng lên trong những ngày thời tiết nóng nực, khi bạn vận động mạnh hoặc có dấu hiệu đi cầu ra máu kèm tiêu chảy. Ngoài nước đun sôi để nguội, các loại nước ép trái cây, nước luộc rau cũng được khuyến khích sử dụng.
- Tránh sử dụng các thức ăn gây hại cho tiêu hóa như: Gà rán, khoai tây chiên, các món chiên xào, gia vị cay.
- Kiêng uống bia rượu và hạn chế sử dụng nước ngọt có ga.
- Trong quá trình làm việc, thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại vài phút để máu được lưu thông tốt, tránh mắc bệnh trĩ, táo bón hay nứt kẽ hậu môn. Với trẻ em, cha mẹ nên khuyến khích bé vận động nhiều hơn bằng cách tham gia các hoạt động ngoài trời, đưa bé đi công viên, tiếp xúc với bạn bè.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh hoặc có thể dùng khăn giấy mềm để lau trước khi lửa lại với nước. Tránh sử dụng các loại khăn giấy thô cứng, kém chất lượng dễ gây nhiễm trùng hậu môn.
- Tránh mặc quần bó sát khiến hậu môn bị tổn thương, viêm và chảy máu.
- Tập thói quen tốt khi đi đại tiện: Chẳng hạn như đi ngoài ngay khi có nhu cầu, không rặn mạnh, tập trung khi đi cầu, đồng thời từ bỏ ngay thói quen chơi điện thoại, đọc báo khi đang đi vệ sinh.
Bài viết
trên đây vừa cung cấp các thông tin giúp bạn hiểu rõ đi ngoài ra máu cuối bãi là bệnh gì mà mức độ nguy hiểm của nó. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì hiện tượng này kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu vấn đề này đang khiến bạn lo lắng.
Thông tin trên chỉ nhằm mục đích tham khảo, không thể thay thế cho chẩn đoán và điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Thông tin hữu ích liên quan
- Đi cầu ra máu nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh hết?
- Chữa đi ngoài ra máu bằng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang bao lâu thì hiệu quả?
Xem thêm: Lợi ích của nước dừa tươi: những sự thật thú vị ít người biết
Tin mới nhất
- Cảnh báo bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em – Triệu chứng & cách chữa
- 7 thực phẩm giàu vitamin D có lợi cho sức khỏe
- Chú chó bỗng nổi tiếng vì mang hàm răng người
- 7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang cho con bú nhiều hơn cần thiết
- Top 15 thực phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất
- Phù phổi
- Một số thuốc điều trị giun – sán thường dùng hiện nay
- Ăn dừa cả vỏ
- Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?
- Hội chứng dễ mắc khối u BAP1