Tìm hiểu về Thoát vị đĩa đệm

 

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhây nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào rễ thần kinh hoặc ống sống gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Điều này xảy ra do các đốt sống bị chèn ép, đè nén tạo áp lực làm lớp bao xơ bên ngoài rách ra, từ đó nhân nhày thoát ra ngoài.

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân nào gây ra bệnh?

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình lại bị thoát vị đĩa đệm, bởi lẽ gì mà cùng làm một công việc mà anh thì vẫn mạnh khỏe, còn tôi thì lại có bệnh. Tất cả điều này đều có lý do riêng của nó, thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây:

Tuổi tác

Ở đĩa đệm, có tới 80-85% thành phần là nước, trong 15 – 20% trọng lượng khô còn lại thì có tới 44-51% là collagen. Con người càng già đi, nước và collagen càng dần biết mất. Đáng buồn hơn là các mô đó không tự tái tạo. Chỉ cần những tác động đủ mạnh, cột sống dễ bị thoái hóa và đương nhiên, đĩa đệm cũng dễ dàng bị thoát vị.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Sai tư thế

Đây có lẽ là nguyên nhân đưa thoát vị đến gần bạn hơn và cũng là câu trả lời cho những bệnh nhân mới ngoài 20 – 30 mà đã phải đối mặt với căn bệnh xương khớp này rồi. Người thường xuyên phải làm công việc liên quan đến bê vác, cúi người như công nhân, nông dân, bốc vác, lái xe… là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm hỏi thăm nhất. Ngoài ra, những người làm công việc nhẹ nhàng hơn như nhân viên văn phòng, bác sĩ nha khoa, thợ cắt tóc, nhân viên bán hàng… đứng hoặc ngồi quá lâu sai tư thế cũng khó tránh khỏi căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

Chấn thương

Có thể nói đây là lý do khách quan, tuy nhiên nó lại là một trong những dạng thoát vị đĩa đệm khó chữa nhất. Tập gym quá sức, cử tạ, một cú đánh, ngã, tai nạn… sẽ khiến cột sống tổn thương nghiêm trọng, đĩa đệm thoát ra ngoài đột ngột. Bởi vậy, nếu sau khi gặp phải chấn thương mà bạn thấy nhói ở lưng hoặc cổ thì tốt nhất nên đi chụp MRI để xác định xem cột sống có vấn đề gì không.

Thói quen xấu

Những thói quen có hại cho xương có lẽ xấu hiện ở nam giới nhiều hơn, ví dụ uống rượu, hút thuốc và ăn uống không khoa học. Trong khi khói thuốc khiến cơ chế đưa oxy và máu vào nuôi dưỡng đĩa đệm bị giảm sút thì rượu lại ngăn chặn, phá hủy quá quá trình tái tạo chất dinh dinh dưỡng của đĩa đệm. Ngoài ra, chế độ ăn quá nhiều photpho, dầu mỡ có thể khiến hiện tượng đau thêm trầm trọng, mật độ canxi xương giảm sút.

Một số nguyên nhân khách quan khác

Ngoài những lý do trên thì trọng lượng quá khổ, chiều cao, sự di truyền, bệnh tật, sự thay đổi cơ thể (mang thai) cũng có thể là nguyên nhân đưa thoát vị đĩa đệm gần bạn hơn.

Triệu chứng của bệnh là gì?

Sở dĩ thoát vị đĩa đệm khó chữa là bởi người bệnh thường không phát hiện sớm hoặc coi thường những biểu hiện ban đầu, khi mà đĩa đệm mới phồng và lồi ra. Bệnh nhân Vũ Văn Thăng, 33 tuổi ngụ tại Phú Đô – Mỹ Đình cũng là một trường hợp như thế. Vì không để ý đến những cơn đau ban đầu nên anh Thăng vẫn làm việc, bê vác những khối bê tông hàng ngày mà không kiêng khen hay có bất cứ biện pháp nào. Bởi vậy đến lúc phát hiện bệnh thì đã rất nặng rồi, may mắn mà vẫn tìm đúng thầy đúng thuốc.

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bởi vậy, ngay từ ban đầu chúng ta hãy để ý đến những triệu chứng cơ bản sau:

  • Cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu, bồn chồn chân tay.
  • Cơn đau thắt lưng hoặc cổ âm ỉ, kéo dài với tần suất tăng dần.
  • Cơn đau dữ dội, buốt nhói hơn khi làm việc, cúi người, bê vác đồ, với tay lên cao hoặc cười, ho, hắt hơi lớn… giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Đau lan xuống cánh tay, vai (thoát vị đĩa đệm cổ) hoặc lan xuống bắt đùi, chân (thoát vị đĩa đệm lưng).
  • Vận động hạn chế, cơ yếu đi, lực yếu trong mọi hoạt động.

Những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Vậy bệnh có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm chẳng phải căn bệnh nguy hiểm đến mức cướp đi tính mạng của con người, cũng chẳng được liệt vào danh sách báo động như AIDS, ung thư. Thế nhưng chỉ những người đã và đang sống chung với nó mới thấm được hết sự khốn khổ mà thoát vị đĩa đệm mang lại. Không ồn ào, không dữ dội, bệnh khiến cuộc sống con người đảo lộn, từ khỏe mạnh đến hạn chế vận động, từ vui vẻ đến cau có… Thậm chí những hoạt động đơn giản nhất như cử động chân tay, cần nắm vật… cũng trở nên vô cùng khó khăn.

Nguy cơ tàn phế vì bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Có những bệnh nhân do điều trị sai cách hoặc không kịp thời, đĩa đệm chèn vào dây thần kinh lâu ngày dẫn tới teo chân, đi lại sinh hoạt khó khăn thậm chí mất khả năng lao động. Nguy hiểm hơn, khi đĩa đệm chèn vào tủy cổ sống, bệnh nhân sẽ bị đại tiểu tiện không kiểm soát, thậm chí tàn phế suốt đời. Sống một cuộc sống toàn đau đớn và vô dụng như vậy còn đáng sợ hơn cả cái chết.

Sự nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh có chữa khỏi được không?

Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân đang sống chung với căn bệnh thoát vị đĩa đệm. BSCKI Nguyễn Thu Hương – Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học Viện Y học Cổ Truyền Tuệ Tĩnh cho biết: Thoát vị đĩa đệm nói khó thì rất khó, nói dễ thì cũng không sai. Vấn đề là bệnh nhân có kiên trì và lựa chọn đúng phác đồ điều trị không mà thôi.

Từ ý kiến của bác sĩ Hương, chúng tôi có thể trả lời câu hỏi của bệnh nhân, đó là chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, điều đó sẽ dựa vào những yếu tố sau:

  • Do tình trạng bệnh: Thoát vị đĩa đệm cũng giống như các bệnh khác, có giai đoạn nặng nhẹ khác nhau. Đương nhiên bệnh càng nhẹ thì càng dễ chữa. Thường thì thoát vị ở giai đoạn 3, khi mà hội chứng chùm đuôi ngựa chưa xảy ra thì bệnh nhân vẫn có cơ hội điều trị bảo tồn. Trường hợp điều trị bảo tồn thất bại, cơn đau ngoài mức kiểm soát do đuôi ngựa bị chèn ép, khối thoát vị rơi vào ống sống… thì bắt buộc phải phẫu thuật.
  • Do lựa chọn phương pháp: Điều trị bảo tồn thì có rất nhiều lựa chọn cho người bênh, có thể dùng thuốc nam, tây y, châm cứu bấm huyệt, kéo giãn cột sống… Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia xương khớp thì tốt nhất bệnh nhân nên dùng thuốc nam kết hợp với tập thể dục, vật lý trị liệu, châm cứu… Nội công ngoại kích chắc chắn sẽ có hiệu quả.
  • Do thái độ của người bệnh: Lựa chọn được phương pháp đúng đắn rồi, bệnh nhân cũng cần xác định phải chăm chỉ dùng thuốc, luyện tập, không được bỏ ngang. Thoát vị đĩa đệm không phải bệnh có thể khỏi trong ngày một ngày hai, dù thấy triệu chứng đỡ rồi cũng gắng kiên trì theo phác đồ của bác sĩ.

Chữa bệnh ở đâu là tốt nhất?

Khi đã xác định mình chắc chắn bị thoát vị đĩa đệm, nhiều người bệnh sẽ băn khoăn không biết chữa ở đâu cho hiệu quả. Cho dù bạn lựa chọn cách điều trị Đông Y hay Tây Y thì cũng cần tìm hiểu xem địa chỉ đó có uy tín, có đạt tiêu chuẩn hay không. Hãy dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá một địa chỉ khám:

Nếu là Bệnh viện Tây Y

Nên chọn bệnh viện lớn, không kể tư nhân hay nhà nước. Nơi đó phải có đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, tận tâm với nghề. Các bệnh viện lớn sẽ có đủ trang thiết bị máy móc để chẩn đoán cũng như điều trị (trường hợp phẫu thuật là vô cùng cần thiết). Lưu ý nếu tới bệnh viện nhà nước, hãy đến sớm để tránh đợi lâu. Còn nếu là bệnh viện tư nhân, hãy chuẩn bị kinh phí kha khá để trả cho những khoản phát sinh.

Địa chỉ cụ thể:

  • Bệnh Viện Việt Đức
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
  • Bệnh viện 103
  • Bệnh viện 108
  • Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Nếu là Đông Y

Hãy tới bệnh viện YHCT hoặc phòng chẩn trị YHCT có chứng nhận của bộ Y Tế. Các bài thuốc của Đông Y có những tinh hoa bí truyền riêng, nếu gặp đúng thầy đúng thuốc thì cơ hội thoát khỏi căn bệnh này là hoàn toàn có thể.

  • Bệnh viện YHCT Bộ Công An.
  • Bệnh viện YHCT Quân Đội
  • Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường ở 138 đường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Nhà thuốc An Dược ở số 325/19, Đường Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm uy tín

Vậy bệnh uống thuốc gì để mau khỏi bệnh?

Trước khi trả lời câu hỏi này, bệnh nhân nên tự xác định cho mình rằng thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi chỉ trong ngày một ngày hai. Đĩa đệm phải mất một thời gian dài chịu đựng sức ép mới dần dần thoát vị ra ngoài, bởi vậy bạn cũng phải dành ít nhất vài tháng để tổn thương có thể phục hồi.

Điều thứ hai mà bạn cần phải nhớ, đó là thoát vị đĩa đệm không thể phụ thuốc hoàn toàn vào thuốc, cho dù thuốc tốt hay đắt tiền đến đâu. Biện pháp bảo tồn mà các bác sĩ nhắc tới không chỉ là những viên thuốc, gói thuốc mà còn là cao dán, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu… Chỉ khi nào chúng ta lựa chọn đúng thuốc, chăm chỉ và kiên trì kết hợp những liệu pháp còn lại thì cơ hội đĩa đệm phục hồi mới tăng cao được.

Quay trở lại vấn đề thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì, chúng ta phải căn cứ vào tình trạng bệnh cũng như mục đích sử dụng thuốc. Đương nhiên chẳng ai khuyến khích bạn sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm, thế nhưng đôi khi bắt buộc chúng ta vẫn cần phải làm điều đó. Trường hợp cơn đau nhẹ, trong khả năng chịu đựng thì bệnh nhân nên dùng các liệu pháp chườm nóng, lạnh hoặc châm cứu để giảm đau. Còn lúc đau quá độ đến mức không để đi lại hay làm bất cứ điều gì thì bắt buộc phải dùng thuốc để vượt qua cơn đau.

Chỉ dùng thuốc Tây khi cần thiết

Các loại thuốc giảm đau đơn thuần mà bác sĩ có thể kê cho bạn như paracetamol, meloxicam, diclofenac… Ngoài ra, còn một số loại thuốc giãn cơ, thuốc bổ sung thần kinh… cũng thường xuyên được sử dụng. Trường hợp khẩn cấp, thuốc sẽ được đưa vào bằng một mũi tên tủy sống, giảm đau rất hiệu quả tuy nhiên không khuyến khích bệnh nhân áp dụng biện pháp này.

Để tránh các tác dụng phụ xấu có thể xảy ra nếu chúng ta quá lạm dụng thuốc Tây, hãy lựa chọn cho mình những bài thuốc nam lành tính. Thuốc nam được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, có thể dùng lâu dài, vừa giúp chữa bệnh vừa bồi bổ cơ thể. Đông Y hiện nay không chỉ an bài trong những cành cây ngọn cỏ, những gói thuốc mất công sắc tốn kém. Đông Y đã trải qua hàng ngàn năm phát triển và ngày càng có sự thay da đổi thịt. Bệnh nhân hoàn toàn có thể lựa chọn những bài thuốc Đông Y uy tín để sử dụng.

Theo Th.BS Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Đông Y Bệnh viện 103 cho biết: “Không thể nói bài thuốc nam này tốt hay không tốt, quan trọng là phác đồ điều trị đưa ra có đầy đủ và thuốc có hợp cơ địa của bệnh nhân hay không. Nếu vẫn còn băn khoăn thì người bệnh có thể tham khảo bài thuốc An Cốt Nam, tôi đã chứng kiến rất nhiều người sử dụng và cho kết quả tốt.

Bài thuốc An Cốt Nam là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm của nhà thuốc Tâm Minh Đường. Kết hợp với những liệu pháp tác động cột sống, xoa bóp, châm cứu bấm huyệt miễn phí, người bệnh dùng An Cốt Nam sẽ rút ngắn được thời gian và kinh tế để điều trị. Nhà thuốc Tâm Minh Đường cũng là một trong số ít đơn vị được Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động, vì thế bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm và đặt lòng tin.

Nên ăn gì và kiêng gì khi mắc bệnh?

Sở dĩ chúng tôi nói điều này là bởi dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình chữa bệnh. Bạn không thể vô tư tiêu thụ những loại đồ ăn làm phá vỡ mật độ xương hoặc ngăn cản quá trình lấy dinh dưỡng của đĩa đệm. Thay vào đó chăm chỉ bổ sung thực phẩm tốt cho cột sống sẽ là tiền đề rút ngắn thời gian điều trị của bạn.

Những thực phẩm nên ăn:

  • Rau xanh, trái cây: Giống như tất cả các bệnh khác, rau xanh và trái cây tươi vẫn luôn là gợi ý tuyệt vời. Chúng không chỉ cung cấp nước, chất dinh dưỡng mà còn góp phần vào giảm đau hiệu quả.
  • Gia vị: hành, nghệ, gừng, húng quế… là những gia vị rẻ tiền nhưng có công hiệu vô cùng đáng nể. Chúng giúp chống viêm giảm đau và ngăn chặn quá trình lão hóa tuyệt vời.
  • Omega 3: chống viêm, giảm đau là những tác dụng của loại chất béo này. Bạn hãy chăm chỉ bổ sung các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, bơ, óc chó… hàng ngày.
  • Trứng: dễ ăn, rẻ tiền hiệu quả và tốt cho xương khớp. Mỗi tuần bạn nên ăn 1- 2 quả trứng để bổ sung dinh dưỡng nhé.
  • Trà xanh: thanh lọc và kháng viêm, chậm quá trình lão hóa. Lưu ý chỉ uống trà xanh pha loãng thôi nhé.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Thực phẩm nên kiêng:

  • Trà đặc, cà phê đặc, rượu bia: nếu không muốn cơn đau bị kích thích nghiêm trọng thì đừng dại mà dùng những loại đồ uống này nhé. Không những thế, rượu còn là nguyên nhân khiến xương dễ bị thoái hóa và giòn hơn đấy.
  • Thịt đỏ: dù rất bắt mắt và ngon miệng nhưng đừng lạm dụng những loại thịt đỏ này: thịt trâu, thịt bò, thịt chó… Chúng sẽ gây viêm và khiến cơn đau bùng nổ dữ dội.
  • Chất béo: chưa bao giờ được khuyến khích, dù bạn còn khỏe mạnh. Thậm chí chất béo còn có thể làm giảm tác dụng của những loại thuốc bạn đang dùng, nhất là thuốc nam.

Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Hy vọng qua những kiến thức này, bệnh nhân có thể hiểu hơn về thoát vị đĩa đệm cũng như tìm được lối đi đúng đắn cho mình.

Thân ái!

CHỦ ĐỀ ĐANG XEM:

  • thoát vị đĩa đệm

Tags:thoát vị đĩa đệm
Nguồn: http://benhvienk.com/hoi-dap/benh-xuong-khop/tim-hieu-ve-thoat-vi-dia-dem/

Xem thêm: Xét nghiệm vi khuẩn hp dạ dày bằng cách nào, ở đâu tốt?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!