Viêm mũi là gì? Các dạng bệnh viêm mũi thường gặp
Viêm mũi là căn bệnh phổ biến mà bất cứ ai đều có thể mắc phải. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, viêm mũi được chia làm nhiều dạng với các dấu hiệu nhận diện và phương pháp điều trị khác nhau.
Viêm mũi là căn bệnh phổ biến mà bất cứ ai đều có thể mắc phải. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, viêm mũi được chia làm nhiều dạng với các dấu hiệu nhận diện và phương pháp điều trị khác nhau.
Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu về các dạng viêm mũi phổ biến nhất cũng như cách chữa trị hiệu quả được nhiều người tin dùng.
Viêm mũi là gì?
Viêm mũi là tình trạng viêm và sưng lớp màng nhầy bên trong mũi. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và là một trong những căn bệnh tai mũi họng thường gặp nhất.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm mũi là do cảm lạnh hoặc dị ứng theo mùa. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm sổ mũi, hắt hơi và nghẹt mũi. Đôi khi, người bệnh cũng có thể cảm thấy ngứa mũi hoặc có đờm trong cổ họng.
Thông thường, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa trên các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Sau đó, người bệnh sẽ được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với từng dạng viêm cụ thể, chẳng hạn như điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine, phẫu thuật, chích ngừa dị ứng hoặc loại bỏ các chất gây kích ứng.
Bệnh viêm mũi được chia làm 2 loại là viêm mũi dị ứng và không do dị ứng. Bên cạnh đó, dựa vào thời gian biểu hiện các triệu chứng, bệnh có thể được chia thành viêm mũi cấp tính hoặc mãn tính. Viêm mũi cấp tính thường là do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây ra. Trong khi đó, viêm mũi mãn tính thường đi kèm với viêm xoang mạn tính hoặc các bệnh lý khác.
Các dạng viêm mũi thường gặp
Trong các dạng bệnh, viêm mũi dị ứng là dạng thường gặp nhất, chiếm đa số các trường hợp.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một tác nhân (thường vô hại) trong môi trường. Các tác nhân này bao gồm bụi, nấm mốc, phấn hoa, cỏ, cây, động vật… Cả dị ứng theo mùa lẫn dị ứng quanh năm đều có thể gây ra tình trạng này.
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm:
- Ngứa mũi
- Hắt hơi
- Sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mắt
- Đau đầu
- Sưng mí mắt
- Ho
- Thở khò khè
Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu về các dạng viêm mũi phổ biến nhất cũng như cách chữa trị hiệu quả được nhiều người tin dùng.
Viêm mũi là gì?
Viêm mũi là tình trạng viêm và sưng lớp màng nhầy bên trong mũi. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và là một trong những căn bệnh tai mũi họng thường gặp nhất.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm mũi là do cảm lạnh hoặc dị ứng theo mùa. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm sổ mũi, hắt hơi và nghẹt mũi. Đôi khi, người bệnh cũng có thể cảm thấy ngứa mũi hoặc có đờm trong cổ họng.
Thông thường, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa trên các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Sau đó, người bệnh sẽ được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với từng dạng viêm cụ thể, chẳng hạn như điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine, phẫu thuật, chích ngừa dị ứng hoặc loại bỏ các chất gây kích ứng.
Bệnh viêm mũi được chia làm 2 loại là viêm mũi dị ứng và không do dị ứng. Bên cạnh đó, dựa vào thời gian biểu hiện các triệu chứng, bệnh có thể được chia thành viêm mũi cấp tính hoặc mãn tính. Viêm mũi cấp tính thường là do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây ra. Trong khi đó, viêm mũi mãn tính thường đi kèm với viêm xoang mạn tính hoặc các bệnh lý khác.
Các dạng viêm mũi thường gặp
Trong các dạng bệnh, viêm mũi dị ứng là dạng thường gặp nhất, chiếm đa số các trường hợp.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một tác nhân (thường vô hại) trong môi trường. Các tác nhân này bao gồm bụi, nấm mốc, phấn hoa, cỏ, cây, động vật… Cả dị ứng theo mùa lẫn dị ứng quanh năm đều có thể gây ra tình trạng này.
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm:
- Ngứa mũi
- Hắt hơi
- Sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mắt
- Đau đầu
- Sưng mí mắt
- Ho
- Thở khò khè
Quá trình chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải kết hợp với thông tin bệnh sử của gia đình. Người bị viêm mũi dị ứng thường có bố mẹ hoặc anh chị em trong nhà cũng mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm chích da cũng có thể được thực hiện để tìm ra tác nhân trực tiếp gây dị ứng.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Tuy nhiên, việc này thường khó thực hiện một cách triệt để. Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:
- Sử dụng thuốc xịt mũi corticosteroid. Đây được xem là phương pháp tương đối an toàn khi sử dụng lâu dài
- Sử dụng thuốc kháng histamine giúp ngăn ngừa phản ứng dị ứng
- Rửa mũi bằng nước muối hoặc sử dụng bình xịt rửa mũi
- Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch giúp người bệnh dần dần xây dựng khả năng chịu đựng lâu dài với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, nó đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định mới đem lại hiệu quả ngăn ngừa bệnh.
Viêm mũi không do dị ứng
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, viêm mũi không do dị ứng tiếp tục được chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn, bao gồm:
Viêm mũi virus cấp tính
Viêm mũi virus cấp tính do nhiều loại virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là virus gây bệnh cảm lạnh. Các triệu chứng bệnh bao gồm sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy dịch mũi sau, ho và sốt nhẹ.
Tình trạng này có thể được điều trị bằng thuốc thông mũi, chẳng hạn như thuốc xịt mũi oxymetazoline hoặc pseudoephedrine đường uống. Tuy nhiên, thuốc thông mũi dạng xịt chỉ nên được sử dụng trong 3 hoặc 4 ngày. Bạn không nên lạm dụng hoặc sử dụng thuốc xịt mũi trong thời gian dài vì có thể gây ra tác dụng ngược – càng dùng thuốc thì màng nhầy càng sưng lên, mũi càng nghẹt.
Thuốc kháng histamine cũng có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng sổ mũi. Tuy nhiên, nó lại thường đi kèm với các tác dụng phụ, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Viêm mũi mãn tính
Bệnh này thường xuất phát từ viêm mũi cấp tính do virus kéo dài và không được điều trị. Tuy nhiên, nó cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra, bao gồm giang mai, lao phổi, bệnh xơ cứng mũi, bệnh lý do nhiễm nấm… Ngoài ra, độ ẩm thấp và chất kích thích trong không khí cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính.
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là tắc nghẽn mũi, nghẹt mũi và khó thở. Trong trường hợp
nghiêm trọng, bệnh có thể gây chảy máu cam thường xuyên, chảy mủ và đóng vảy bên trong mũi.
Để điều trị bệnh, bạn cần sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt hoặc viên uống. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thu thập mẫu chất nhầy từ mũi của bạn để xác định loại vi sinh vật nào đang gây bệnh, từ đó có phương án điều trị phù hợp. Nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn phải tiến hành sinh thiết để loại trừ nguyên nhân do ung thư.
Quá trình chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải kết hợp với thông tin bệnh sử của gia đình. Người bị viêm mũi dị ứng thường có bố mẹ hoặc anh chị em trong nhà cũng mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm chích da cũng có thể được thực hiện để tìm ra tác nhân trực tiếp gây dị ứng.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Tuy nhiên, việc này thường khó thực hiện một cách triệt để. Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:
- Sử dụng thuốc xịt mũi corticosteroid. Đây được xem là phương pháp tương đối an toàn khi sử dụng lâu dài
- Sử dụng thuốc kháng histamine giúp ngăn ngừa phản ứng dị ứng
- Rửa mũi bằng nước muối hoặc sử dụng bình xịt rửa mũi
- Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch giúp người bệnh dần dần xây dựng khả năng chịu đựng lâu dài với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, nó đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định mới đem lại hiệu quả ngăn ngừa bệnh.
Viêm mũi không do dị ứng
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, viêm mũi không do dị ứng tiếp tục được chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn, bao gồm:
Viêm mũi virus cấp tính
Viêm mũi virus cấp tính do nhiều loại virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là virus gây bệnh cảm lạnh. Các triệu chứng bệnh bao gồm sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy dịch mũi sau, ho và sốt nhẹ.
Tình trạng này có thể được điều trị bằng thuốc thông mũi, chẳng hạn như thuốc xịt mũi oxymetazoline hoặc pseudoephedrine đường uống. Tuy nhiên, thuốc thông mũi dạng xịt chỉ nên được sử dụng trong 3 hoặc 4 ngày. Bạn không nên lạm dụng hoặc sử dụng thuốc xịt mũi trong thời gian dài vì có thể gây ra tác dụng ngược – càng dùng thuốc thì màng nhầy càng sưng lên, mũi càng nghẹt.
Thuốc kháng histamine cũng có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng sổ mũi. Tuy nhiên, nó lại thường đi kèm với các tác dụng phụ, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Viêm mũi mãn tính
Bệnh này thường xuất phát từ viêm mũi cấp tính do virus kéo dài và không được điều trị. Tuy nhiên, nó cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra, bao gồm giang mai, lao phổi, bệnh xơ cứng mũi, bệnh lý do nhiễm nấm… Ngoài ra, độ ẩm thấp và chất kích thích trong không khí cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính.
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là tắc nghẽn mũi, nghẹt mũi và khó thở. Trong trường hợp
nghiêm trọng, bệnh có thể gây chảy máu cam thường xuyên, chảy mủ và đóng vảy bên trong mũi.
Để điều trị bệnh, bạn cần sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt hoặc viên uống. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thu thập mẫu chất nhầy từ mũi của bạn để xác định loại vi sinh vật nào đang gây bệnh, từ đó có phương án điều trị phù hợp. Nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn phải tiến hành sinh thiết để loại trừ nguyên nhân do ung thư.
Viêm mũi teo
Viêm mũi teo là một dạng bệnh mãn tính, trong đó bề mặt niêm mạc mũi bị teo và cứng lại, làm cho hốc mũi nở rộng và khô. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm đóng vảy bên trong mũi, gây mùi hôi khó chịu, chảy máu cam thường xuyên và mất khứu giác. Bệnh thường tiến triển chậm và xuất hiện phổ biến ở nữ giới và người cao tuổi.
Phương pháp điều trị bệnh sẽ tập trung vào việc làm giảm tình trạng đóng vảy, loại bỏ mùi hôi và giảm nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh, chẳng hạn như thuốc mỡ bacitracin hoặc mupirocin, có thể được sử dụng để bôi bên trong mũi, giúp tiêu diệt vi khuẩn. Estrogen dạng xịt hoặc viên uống, vitamin A và D cũng có khả năng làm giảm lớp vảy khô cứng.
Viêm mũi vận mạch
Viêm mũi vận mạch xảy ra khi các tác nhân bên ngoài (bụi, phấn hoa, nước hoa, ô nhiễm, nấm mốc…) tác động khiến hệ thần kinh đối giao cảm trong niêm mạc mũi phản ứng quá mức. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi liên tục và chảy nước mũi, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Bên cạnh đó, màng nhầy mũi cũng sẽ bị sưng và chuyển từ màu đỏ tươi sang màu tím. Đôi khi bệnh cũng sẽ gây ra tình trạng viêm xoang nhẹ nhưng không tích mủ hoặc đóng vảy khô cứng bên trong mũi.
Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà. Bạn cần tăng độ ẩm trong không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm, hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu bia, chất kích thích và thuốc lá.
Bạn cũng nên sử dụng thuốc xịt mũi corticosteroid và thuốc kháng histamine để giảm các triệu chứng của bệnh. Đối với loại thuốc thông mũi, bạn chỉ nên sử dụng chúng một vài ngày khi các triệu chứng biểu hiện tồi tệ nhất.
Viêm mũi do thuốc
Viêm mũi do thuốc là tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng do sử dụng quá mức (hơn 3 hoặc 4 ngày sử dụng liên tục) thuốc thông mũi (thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ mũi). Để điều trị tình trạng này, bạn cần ngưng ngay loại thuốc thông mũi đang sử dụng và thay bằng thuốc xịt mũi nước muối. Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi corticosteroid để giảm triệu chứng nếu cần thiết.
Các dạng viêm mũi khác nhau sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Mỗi dạng có những cách điều trị riêng. Hy vọng các thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn nhận biết được tình trạng bệnh của mình và có các phương án điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Viêm mũi teo
Viêm mũi teo là một dạng bệnh mãn tính, trong đó bề mặt niêm mạc mũi bị teo và cứng lại, làm cho hốc mũi nở rộng và khô. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm đóng vảy bên trong mũi, gây mùi hôi khó chịu, chảy máu cam thường xuyên và mất khứu giác. Bệnh thường tiến triển chậm và xuất hiện phổ biến ở nữ giới và người cao tuổi.
Phương pháp điều trị bệnh sẽ tập trung vào việc làm giảm tình trạng đóng vảy, loại bỏ mùi hôi và giảm nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh, chẳng hạn như thuốc mỡ bacitracin hoặc mupirocin, có thể được sử dụng để bôi bên trong mũi, giúp tiêu diệt vi khuẩn. Estrogen dạng xịt hoặc viên uống, vitamin A và D cũng có khả năng làm giảm lớp vảy khô cứng.
Viêm mũi vận mạch
Viêm mũi vận mạch xảy ra khi các tác nhân bên ngoài (bụi, phấn hoa, nước hoa, ô nhiễm, nấm mốc…) tác động khiến hệ thần kinh đối giao cảm trong niêm mạc mũi phản ứng quá mức. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi liên tục và chảy nước mũi, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Bên cạnh đó, màng nhầy mũi cũng sẽ bị sưng và chuyển từ màu đỏ tươi sang màu tím. Đôi khi bệnh cũng sẽ gây ra tình trạng viêm xoang nhẹ nhưng không tích mủ hoặc đóng vảy khô cứng bên trong mũi.
Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà. Bạn cần tăng độ ẩm trong không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm, hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu bia, chất kích thích và thuốc lá.
Bạn cũng nên sử dụng thuốc xịt mũi corticosteroid và thuốc kháng histamine để giảm các triệu chứng của bệnh. Đối với loại thuốc thông mũi, bạn chỉ nên sử dụng chúng một vài ngày khi các triệu chứng biểu hiện tồi tệ nhất.
Viêm mũi do thuốc
Viêm mũi do thuốc là tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng do sử dụng quá mức (hơn 3 hoặc 4 ngày sử dụng liên tục) thuốc thông mũi (thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ mũi). Để điều trị tình trạng này, bạn cần ngưng ngay loại thuốc thông mũi đang sử dụng và thay bằng thuốc xịt mũi nước muối. Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi corticosteroid để giảm triệu chứng nếu cần thiết.
Các dạng viêm mũi khác nhau sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Mỗi dạng có những cách điều trị riêng. Hy vọng các thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn nhận biết được tình trạng bệnh của mình và có các phương án điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Xem thêm: Viêm dạ dày cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa
Tin mới nhất
- Bạn biết gì về chứng rối loạn ác mộng?
- NSƯT Hương Dung chia sẻ hành trình tìm lại giấc ngủ sau 7 năm trên sóng VTV2
- Tiêu ban hoàn bì thang có dùng cho phụ nữ sau sinh được không?
- Khó thở: Nguyên nhân và cách ngăn ngừa tình trạng này
- Rối loạn cương dương: Biểu hiện và cách điều trị
- Thuốc Dạ Dày Mộc Hoa có tốt không? Cách dùng và lưu ý
- Viêm phổi do nhiễm trùng bào tử Pneumocystis
- Ung thư phổi có thể di căn đến những cơ quan nào?
- Sẽ như thế nào nếu cơ thể không dung nạp được rượu, bia?
- Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì? Chế độ sinh hoạt chuẩn nhất cho người bệnh