Lác đồng tiền là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Lác đồng tiền là bệnh da liễu do vi nấm gây ra làm phát sinh những tổn thương da có hình tròn hoặc bầu dục gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không sớm phát hiện và can thiệp, tổn thương rất dễ lan tỏa rộng và chuyển biến mãn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng về sau.

Lác đồng tiền là bệnh nhiễm trùng da do vi nấm kích hoạt

Lác đồng tiền là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh lác đồng tiền còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là hắc lào – một dạng nhiễm trùng da do vi nấm gây ra. Tác nhân chính gây bệnh được các nhà nghiên cứu ghi nhận là các loại vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes. Điển hình nhất là Epidermophyton, Microsporum và Trichophyton.

Ở tình trạng bình thường, trên bề mặt da luôn tồn tại một số lượng nhất định các loại vi nấm này. Tuy nhiên, khi có các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện, vi nấm có thể phát triển mạnh, tấn công vào mô da và làm bùng phát các triệu chứng của bệnh lác đồng tiền. Ngoài tổn thương trên bề mặt da thì bệnh còn gây ngứa ngáy dữ dội rất khó chịu.

Bệnh nhiễm trùng da này có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên điển hình nhất vẫn là ở những vùng da dễ đổ mồ hôi, ẩm ướt hay có nếp gấp. Thường thấy nhất là ở vùng kín, nếp lằn mông, vùng quanh thắt lưng, kẽ bẹn 2 bên…

1. Nguyên nhân gây bệnh lác đồng tiền

Như đã đề cập, sự phát triển ồ ạt của các loại vi nấm nhóm Dermatophytes trên da là nguyên nhân trực tiếp kích hoạt triệu chứng của bệnh lác đồng tiền. Tuy nhiên, có rất nhiều các yếu tố cộng hưởng, tạo điều kiện cho vi nấm tấn công da.

Có thể kể đến như:

  • Vệ sinh da kém, không thường xuyên tắm hay rửa tay hoặc sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
  • Sống ở môi trường nhiệt đới nóng ẩm, đây chính là điều kiện rất thuận lợi để chó vi nấm sinh sôi.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu hay gặp phải một số vấn đề sức khỏe khác. Bệnh nhân tiểu đường hoặc nhiễm HIV rất dễ bị nhiễm trùng da và có nguy cơ cao mắc bệnh lác đồng tiền.
  • Dùng chung quần áo, khăn tắm và vật dụng cá nhân với người khác cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Mặc quần áp bó sát, chất liệu quá dày khiến da đổ nhiều mồ hôi hay bị cọ xát cũng có thể khiến da tổn thương, vi nấm dễ lây lan.
  • Tiếp xúc nhiều với động vật nhiễm vi nấm cũng được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Vệ sinh da kém là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lác đồng tiền

2. Các dấu hiệu đặc trưng

So với các bệnh lý ngoài da khác thì bệnh lác đồng tiền thường có những dấu hiệu đặc trưng hơn. Có thể nhận biết bệnh thông qua một số triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Tổn thương da thường có hình tròn hoặc hình bầu dục với ranh giới rất rõ ràng so với vùng da khỏe mạnh xung quanh
  • Cạnh rìa lác đồng tiền có thể xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti
  • Theo thời gian, mụn nước thường sẽ có xu hướng nghiêm trọng dần, đôi khi tạo thành một mảng da tổn thương lớn
  • Vùng da bị bệnh có thể hơi nhô cao lên và sần sùi hơn những vùng da xung quanh
  • Tổn thương da kích hoạt chung với tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu
  • Khi đổ nhiều mồ hôi, cơn ngứa sẽ trở nên dữ dội hơn
  • Tổn thương da đôi khi còn kèm theo bong tróc vảy trên bề mặt

Tùy thuộc vào vị trí bùng phát bệnh mà các triệu chứng có thể sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Trên đây là những triệu chứng chung đặc trưng khi bệnh kích hoạt ở bẹn, háng, nách, ngực, mông hay tay chân.

Trường hợp bệnh kích hoạt trên da đầu thì có thể gây tổn thương là một vết sưng hay đau nhỏ. Sau đó thường gây bong tróc vảy khiến vùng da đầu bị bệnh mềm và đau, nhất là khi chạm vào. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sẽ bị rụng tóc theo từng mảng.

Bệnh lác đồng tiền có lây không? Có nguy hiểm không?

Theo nhận định của các chuyên gia Da liễu, lác đồng tiền là bệnh nhiễm trùng da do nấm có thể lây nhiễm rất nhanh thông qua nhiều con đường khác nhau. Bệnh không chỉ lây
nhiễm từ người sang người mà còn có nguy cơ lây từ động vật sang cho người.

Con đường lây nhiễm của bệnh lác đồng tiền có thể là:

  • Tiếp xúc trực tiếp da qua da với người bệnh
  • Sử dụng chung khăn tắm, quần áo hay các vật dụng cá nhân
  • Lây qua các hành động ôm ấp hay cho thú nuôi ngủ chung nếu chúng mang mầm bệnh
  • Tiếp xúc với môi trường bị nhiễm vi nấm
Bệnh không nguy hiểm nhưng gây ngứa ngáy ảnh hưởng xấu đến cuộc sống

Lác đồng tiền mặc dù không phải là bệnh ngoài da quá nghiêm trọng nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Tình trạng ngứa ngáy dữ dội mà bệnh gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, công việc. Còn tổn thương da thì gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý.

Tình trạng sẽ tồi tệ hơn khi tổn thương da lan tỏa trên diện rộng, nặng nề và khó điều trị. Đồng thời còn tiềm ẩn nguy cơ bội nhiễm da gây mưng mủ, sưng đau, tổn thương chậm lành và để lại thâm sẹo.

Không ít trường hợp mầm bệnh còn ẩn dưới da và lây lan vào máu khiến lác đồng tiền tái phát liên tục. Lúc này, bệnh kích hoạt ở dạng mãn tính, rất khó kiểm soát và điều trị triệt để.

Cách điều trị bệnh lác đồng tiền

Lác đồng tiền là bệnh nhiễm trùng da mà tác nhân kích hoạt và vi nấm. Chính vì vậy, triệu chứng của bệnh và tổn thương da chỉ được kiểm soát hoàn toàn khi vi nấm được tiêu diệt. Bệnh lý này sẽ không thể tự khỏi khi chưa nhận được sự can thiệp kịp thời và đúng đắn.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị có thể đáp ứng với bệnh lác đồng tiền:

1. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ

Để có được quá trình điều trị bằng thuốc đúng đắn, tốt nhất người bệnh nên chủ động tìm gặp bác sĩ. Căn cứ vào mức độ tổn thương da và biểu hiện của các triệu chứng đi kèm mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc phù hợp.

Khi bị lác đồng tiền cần nghiêm túc dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Điều trị bệnh lác đồng tiền có thể kết hợp thuốc điều trị tại chỗ với các thuốc đường uống. Bao gồm:

  • Thuốc kháng nấm dạng kem bôi: Giúp ức chế hoạt động của vi nấm, đồng thời cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát mà bệnh gây ra. Các loại được dùng phổ biến nhất là econazol, ketoconazol, miconazol…
  • Các thuốc điều trị tại chỗ khác: dung dịch ASA (gồm natri salicylat và acid acetylsalicylic), dung dịch cồn BSI (bao gồm acid salicylic, acid benzoic và lod) hay antimycose (chứa acid boric, acid benzoic và acid salicylic). Các loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt, đồng thời ngăn ngừa vi nấm sinh sôi trên diện rộng.
  • Thuốc kháng nấm đường uống: Thường sẽ được chỉ định khi tổn thương da kích hoạt trên diện rộng. Kết hợp thuốc uống với thuốc bôi kháng nấm sẽ nâng cao được hiệu quả điều trị. Fluconazole, ketoconazol, griseofulvin, itraconazole… là các loại thuốc kháng nấm đường uống có thể được bác sĩ chỉ định.
  • Kháng sinh đường uống: Sẽ được chỉ định trong trường hợp tổn thương da có kích hoạt bội nhiễm. Dùng kháng sinh sẽ ức chế nhanh tình trạng nhiễm trùng, ngăn ngừa tổn thương da sâu và nghiêm trọng thêm.

Ngoài ra, tùy thuộc vào hiện trạng bệnh ở từng đối tượng mà bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc khác để hỗ trợ điều trị. Bất cứ loại thuốc nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các tác dụng ngoại ý và tình huống rủi ro. Chính vì thế cần nghiêm túc tuân thủ kế hoạch dùng thuốc mà bác sĩ yêu cầu. Khi có bất thường phát sinh, cần chủ động báo cáo lại ngay để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

2. Mẹo tự nhiên điều trị tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp thêm các cách chữa tại nhà từ tự nhiên để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng. Vừa giúp giảm ngứa, thúc đẩy tổn thương da nhanh lành, ngăn ngừa bội nhiễm lại có thể hạn chế được tình trạng lạm dụng thuốc Tây.

Mẹo chữa tại nhà cho bệnh lác đồng tiền bao gồm:

– Sử dụng lá trầu không:

Dùng lá trầu không chữa bệnh lác đồng tiền là mẹo dân gian được ứng dụng rất phổ biến hiện nay. Cách này rất phù hợp khi tổn thương da mới vừa kích hoạt, chưa có dấu hiệu trợt loét hay bị bội nhiễm.

Lá trầu không với đặc tính sát trùng và kháng viêm tốt có thể đáp ứng với triệu chứng của bệnh. Đồng thời các hoạt chất cineol, methyl eugenol hay estragol còn giúp giảm ngứa, hỗ trợ phục hồi mô da và tăng khả năng tái tạo tế bào da mới.

Có thể dùng lá trầu không để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng lác đồng tiền
  • Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không tươi cùng với 1 ít muối hạt
  • Lá trầu đem ngâm rửa với nước muối loãng 10 phút rồi vớt ra để ráo
  • Cho vào cối giã nát cùng vài ba hạt muối
  • Vắt lấy dịch ép và loại bỏ phần bã đi
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị rồi thoa dịch ép lá trầu lên
  • Massage vài phút, để thêm 15 phút nữa rồi rửa sạch với nước ấm

– Dùng nghệ chữa bệnh lác đồng tiền:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nghệ là nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và ức chế sự tăng trưởng của vi nấm. Nhờ đó mà có thể đáp ứng tốt với những triệu chứng của bệnh lác đồng tiền.

Người bệnh có thể kết hợp nghệ với dầu dừa để nâng cao tính công hiệu. Sự kết hợp này không chỉ giúp làm dịu da, giảm ngứa mà còn khiến cho làn da tránh khô ráp, bong tróc và tăng cường đề kháng tự nhiên.

  • Trộn đều
    1 thìa cà phê bột nghệ cùng 1 ít dầu dừa để thu được hỗn hợp sền sệt.
  • Vệ sinh vùng da tổn thương, lau khô rồi thoa hỗn hợp này lên.
  • Để khô tự nhiên trong vòng 15 – 20 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch.

– Chữa bệnh lác đồng tiền bằng tỏi:

Tỏi là nguyên liệu có hàm lượng cao allicin hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng diệt khuẩn và chống nấm tuyệt vời. Nhờ đó mà có thể giúp ức chế sự phát triển của vi nấm, cải thiện tổn thương da do lác đồng tiền.

  • Chuẩn bị 3 – 5 tép tỏi tươi đem lột sạch vỏ
  • Cho vào cối giã nát rồi thêm chút nước để vắt lấy nước cốt
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị, thấm khô bằng khăn mềm
  • Dùng tăm bông nhúng vào dịch ép tỏi rồi bôi trực tiếp lên tổn thương da
  • Chờ khô rồi bôi thêm 2 – 3 lớp nữa
  • Sau đó để khô tự nhiên khoảng nửa tiếng đồng hồ rồi rửa lại với nước sạch
Khi bị lác đồng tiền có thể dùng tỏi để hỗ trợ điều trị

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại tinh dầu để thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Tinh dầu tràm trà và tinh dầu sả là 2 loại hiện đang được dùng phổ biến nhất trong điều trị bệnh lác đồng tiền.

3. Chữa lác đồng tiền bằng Đông y hiệu quả và an toàn

Theo Y học cổ truyền, lác đồng tiền gây ra bởi tà khí, phong hàn, phong nhiệt xâm kích cơ thể. Tạng phủ, nhất là can, thận âm hư khiến độc tố tích tụ không được đào thải mà phát bệnh dưới da với các biểu hiện ngứa, tổn thương dạng đồng tiền. Điều trị hắc lào Đông y tập trung vào đẩy lùi căn nguyên trước khi loại bỏ triệu chứng. Theo đó, khi căn nguyên gây bệnh được loại bỏ hoàn toàn thì triệu chứng cũng ngưng phát tác và không có cơ hội quay trở lại.

Sở hữu nền tảng Y học cổ truyền với hàng chục bài thuốc cổ phương, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc thảo mộc đặc trị lác đồng tiền, lang ben, nấm da. Thảo mộc đặc trị lang ben, hắc lào của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hoàn hảo giữa 3 chế phẩm: Thuốc bôi ngoài da, cao tinh chất Giải độc hoàn và Bình can hoàn. Trong đó:

  • Thuốc bôi ngoài: Tác dụng làm dịu cảm giác ngứa do lác đồng tiền, làm lành tổn thương, sát khuẩn và ngăn ngừa tình trạng viêm da, làm se lành vết thương và tái tạo da.
  • Giải độc hoàn: Tăng cường giải độc, mát gan, thanh nhiệt, ổn đinh cơ địa, chống dị ứng giúp loại bỏ tận gốc căn nguyên và triệu chứng hắc lào, lang ben, mề đay mẩn ngứa.
  • Bình can hoàn: Nhuận gan, bổ gan, hoạt huyết, thông mật, hóa ứ… hỗ trợ điều trị lác đồng tiền hiệu quả, ngăn tái phát.
Thảo mộc đặc trị lác đồng tiền của Thuốc dân tộc

Sự kết hợp “3 trong 1”, bài thuốc thảo mộc Thuốc dân tộc đặc trị lang ben, lác đồng tiền và nhiều vấn đề mẩn ngứa trên da hiệu quả cả trong lẫn ngoài. Bài thuốc cho tác dụng nhanh chỉ sau 7-10 ngày sử dụng. 95% bệnh nhân khỏi hẳn bệnh, không tái phát trong nhiều năm sau 1-3 tháng dùng thuốc.

Thành phần thuốc 100% là thảo dược thiên nhiên, chất lượng đạt chuẩn GACP-WHO được kiểm định khắt khe nên an toàn, không tác dụng phụ. Thảo mộc đặc trị hắc lào Thuốc dân tộc phù hợp và an toàn với mọi đối tượng, ngay cả những làn da nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.

Đặc biệt, bài thuốc được cải tiến trong cách bào chế, thuốc bôi dạng kem và 2 chế phẩm dạng cao tinh chất uống liền. Người bệnh tiện lợi khi sử dụng, không tốn thời gian đun sắc, tiết kiệm thời gian.

Xem thêm chi tiết về bài thuốc TẠI ĐÂY 

Biện pháp ngăn ngừa bệnh lác đồng tiền

Lác đồng tiền là bệnh lý không chỉ dễ bùng phát mà còn có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn cần thực hiện tốt một số khuyến nghị sau đây:

  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ và lau khô các vị trí da có nếp gấp. Đặc biệt là khi da đổ nhiều mồ hôi, sau khi chơi thể thao, đi bơi hay quan hệ tình dục.
  • Mặc quần áo rộng thoáng với các chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tuyệt đối không mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm hay các vật dụng cá nhân với người khác. Nhất là những người đang mắc bệnh lác đồng tiền.
  • Không ôm hôn, ngủ chung hoặc quan hệ tình dục với người bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ và thông thoáng để hạn chế sự sinh sôi của vi nấm.
  • Hạn chế tiếp xúc với chó mèo hoặc các loại thú nuôi khác trong nhà. Tốt nhất không ôm hôn, cho chúng chạy nhảy lên giường ghế hay ngủ chung với chúng.
  • Giặt quần áo, chăn, drap trải giường thường xuyên và phơi nơi có ánh sáng mặt trởi để ngừa vi nấm phát triển.
  • Tuyệt đối không cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da tổn thương. Bởi thói quen này có thể khiến cho vi nấm lây lan và làm bùng phát bệnh.
  • Chăm sóc và bảo vệ da thật tốt, uống đủ nước và thường xuyên dưỡng ẩm để nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên cho làn da.

Lác đồng tiền là bệnh da liễu lành tính, tương đối dễ kiểm soát nhưng nếu không nghiêm túc điều trị thì những rủi ro ngoại ý vẫn có thể phát sinh. Chính vì thế, tốt nhất nên thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị cũng như chăm sóc đúng cách.

Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn điều trị

Có thể bạn quan tâm:

  • 11 cách trị bệnh lác đồng tiền tại nhà đơn giản, nhanh khỏi
  • Lác đồng tiền ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết và cách trị

Xem thêm: Khám phá ý nghĩa các thuật ngữ chăm sóc da

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!