Đứng lên ngồi xuống hoặc co duỗi chân bị đau đầu gối là bị gì?
Bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống và co duỗi chân là dấu hiệu cho thấy cấu trúc khớp bị tổn thương và hư hại. Tình trạng này có thể xảy ra do các nguyên nhân thông thường như chấn thương, ít vận động, vận động quá mức,… hoặc cũng có thể là biểu hiện của thoái hóa khớp, sụn chêm hình đĩa và một số vấn đề xương khớp khác.
Bị đau đầu gối khi co duỗi và đứng lên ngồi xuống là bị gì?
Khớp gối là một trong những khớp có tần suất hoạt động cao và phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể. Khi khớp hoạt động quá mức hoặc có tác động cơ học mạnh, ổ khớp có thể bị tổn thương, tê cứng và đau nhức khi co duỗi hoặc đứng lên ngồi xuống.
Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe như sụn chêm hình đĩa (dị tật bẩm sinh), thoái hóa khớp gối, thiếu canxi,…Nếu xảy ra do nguyên nhân bệnh lý, đầu gối không chỉ bị đau nhức mà còn có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như cứng khớp gối, sưng đỏ, tê bì và phát ra âm thanh lục cục khi cử động.
Một số nguyên nhân gây đau đầu gối khi co duỗi chân và đứng lên ngồi xuống:
1. Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh viêm khớp mãn tính thường gặp. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến người cao tuổi (thường trên 60 tuổi) và cơ chế có liên hệ mật thiết đến yếu tố tuổi tác. Tuổi tác cao khiến xương khớp nhanh thoái hóa và suy yếu. Theo thời gian, mô sụn có xu hướng bị bào mòn, xơ hóa và thay đổi tính chất dẫn đến kém đàn hồi, bề mặt sần sùi và suy giảm chức năng.
Triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối là ổ khớp đau nhức – đặc biệt là khi đi lại, co duỗi và đứng lên ngồi xuống. Các hoạt động này làm tăng áp lực lên ổ khớp, tăng ma sát giữa các đầu xương và khiến cơn đau bùng phát mạnh. Tuy nhiên khi nghỉ ngơi, cơn đau ở ổ khớp có xu hướng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.
Ngoài triệu chứng đau nhức, thoái hóa khớp gối còn gây ra một số biểu hiện khác như khó khăn khi vận động, ổ khớp thiếu linh hoạt, tê bì và phát ra âm thanh lục cục khi đi lại.
Đa phần những trường hợp bị thoái hóa khớp đều không phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm vì triệu chứng khá mờ nhạt. Tuy nhiên quá trình thoái hóa khớp vẫn tiếp tục diễn ra khi mô sụn bị tổn thương nặng, dẫn đến biến dạng khớp và mất khả năng hoạt động.
2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp xảy ra do rối loạn miễn dịch. Khác với thoái hóa khớp, bệnh lý này có thể gặp ở thiếu niên, người trung niên và cao tuổi. Ở người mắc bệnh, hệ miễn dịch tự tạo ra kháng thể và tấn công vào các cơ quan của cơ thể – đặc biệt là mô sụn và màng bao hoạt dịch.
Viêm khớp dạng thấp khiến đầu gối sưng đỏ, nóng rát hơn những vùng da xung quanh và dễ bị đau nhức khi đi lại, co duỗi khớp và đứng lên ngồi xuống. Đặc điểm của bệnh lý này là gây tổn thương có tính chất đối xứng (thường xảy ra ở cả 2 đầu gối) và đi kèm với một số biểu hiện toàn thân như đau nhức cơ thể, sốt, ớn lạnh và ăn uống kém.
3. Bẩm sinh sụn chêm hình đĩa
Khớp gối có 2 sụn chêm (sụn chêm trong và sụn chêm ngoài) giữ vai trò phân tán lực và giảm xóc. Thông thường, sụn chêm trong có hình chữ C và sụn chêm ngoài có hình chữ O dày 4mm, rộng 12mm và che phủ đến 70% bề mặt mâm chày ngoài.
Trong trường hợp sụn chêm che phủ hết toàn bộ mâm chày ngoài thì được gọi là sụn chêm hình đĩa (một dạng dị tật bẩm sinh). Tình trạng này chiếm khoảng 1 – 3% dân số và có đến 20% trường hợp bị đau khớp gối 2 bên xảy ra do nguyên nhân này. Do có cấu trúc bất thường nên sụn dễ bị tổn thương, đau nhức và kẹt khi khớp gối cử động, đi lại.
Loại dị bật bẩm sinh này có thể gây đau nhức ổ khớp trong thời gian dài và bắt buộc phải can thiệp nội soi để khắc phục. Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng nhẹ và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, bệnh nhân có thể không phải can thiệp điều trị.
4. Vận động quá mức
Vận động quá mức là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối – nhất khi co duỗi chân và đứng lên ngồi xuống. Hoạt động quá mức khiến ổ khớp phải ma sát nhiều gây tổn thương mô sụn, kéo giãn dây chằng và kích thích phản ứng viêm của các mô mềm bao xung quanh. Do đó, đau đầu gối thường xảy ra sau khi đi lại nhiều, mang vác nặng hoặc phải lặp đi lặp vài một vài động tác cố định.
Đau đầu gối do vận động quá mức có thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi và sử dụng thuốc không kê toa. Tuy nhiên nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu, ổ khớp có thể bị tổn thương mãn tính và gây ra nhiều vấn đề xương khớp.
5. Chấn thương
Tác động cơ học (chấn thương) có thể khiến các cơ quan cấu thành ổ khớp bị tổn thương. Trong trường hợp chấn thương nhẹ, khớp gối chỉ bị đau khi vận động, co duỗi và đứng lên ngồi xuống. Tuy nhiên nếu bị chấn thương mạnh, đầu gối có thể đau nhức ngay cả khi bất động, ổ khớp viêm đỏ, bầm tím và nóng đỏ hơn những vùng da xung quanh.
6. Khô khớp gối
Tất cả các khớp trong cơ thể đều chứa một lượng dịch nhờn nhất định do màng bao hoạt dịch sản xuất. Dịch nhờn có tác dụng giảm ma sát khi cử động, giúp ổ khớp vận hành trơn tru và nhịp nhàng. Khi độ tuổi tăng lên, hoạt động sản xuất dịch nhờn có xu hướng suy giảm dần. Chính vì vậy, người cao tuổi dễ bị khô khớp gối, khớp đau nhức và phát ra âm thanh lục cục khi vận động.
Ngoài ra, khô khớp gối còn xảy ra do ở người ít vận động (nhân viên văn phòng, phụ nữ sau khi sinh,…). Thông thường khi khớp vận động, màng bao hoạt dịch sẽ tiết ra lượng dịch nhờn vừa đủ để bôi trơn đầu sụn và giảm ma sát. Tuy nhiên nếu lười vận động, hoạt động sản xuất dịch nhờn sẽ bị gián đoạn, ngưng trệ và dẫn đến hiện tượng khô khớp.
7. Thiếu canxi
Canxi là khoáng chất cần thiết đối với hệ thống xương khớp, có vai trò tạo xương và duy trì xương khớp chắc khỏe, ổn định. Thiếu hụt canxi và các khoáng chất cần thiết có thể khiến mật độ xương suy giảm, xương dễ bị đau nhức khi đi lại và vận động – đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống.
Thiếu canxi có thể được khắc phục bằng cách sử dụng viên uống bổ sung hoặc qua chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu không kịp thời khắc phục, mật độ xương có thể suy giảm nhanh và gây ra chứng loãng xương.
8. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, đầu gối bị đau khi co duỗi chân và đứng lên ngồi xuống còn có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Thời tiết thay đổi đột ngột (đặc biệt là giai đoạn chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh) là thời điểm đầu gối dễ bị đau nhức. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do độ ẩm trong không khí tăng, thẩm thấu vào ổ khớp qua nang lông, từ đó làm co mạch máu và khiến đầu gối đau nhức khi vận động.
- Thói quen ngồi xổm: Ngồi xổm là tư thế không tốt cho hệ thống xương khớp – đặc biệt là đầu gối và cột sống thắt lưng. Tư thế này làm tăng áp lực lên các đầu xương và khiến đầu gối dễ bị đau nhức, tê bì.
- Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân, béo phì dễ bị đau nhức đầu khối, khớp cổ chân và khớp háng do khớp phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể. Tình trạng thừa cân kéo dài có thể khiến mô sụn ở đầu xương chày và xương đùi bị kích thích, tổn thương và gây đau nhức khi cử động, đi lại.
- Một số nguyên nhân khác: Đau đầu gối khi co duỗi chân và đứng lên ngồi xuống còn có thể xảy ra do tư thế xấu, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và ảnh hưởng của các bệnh nội khoa (tiểu đường, rối loạn chuyển hóa,…).
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống và co duỗi chân có nguy hiểm không?
Đầu gối bị đau nhức khi co duỗi chân và đứng lên ngồi xuống là tình trạng tương đối phổ biến. Thống kê cho thấy, tình trạng này chủ yếu gặp ở phụ nữ mang thai, người bị thừa cân béo phì, nhân viên văn phòng và người cao tuổi. Nếu xảy ra do tư thế xấu, chấn thương và vận động quá mức, đau đầu gối sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách.
Ngược lại, đau đầu gối khi co duỗi và đứng lên ngồi xuống do dị tật bẩm sinh, thiếu hụt canxi và các bệnh xương khớp có xu hướng nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu không kịp thời kiểm soát, đầu gối có thể bị tổn thương nặng, biến dạng, làm giảm khả năng vận động và tăng nguy cơ tàn phế.
Các kỹ thuật chẩn đoán
Trong trường hợp nghi ngờ đau đầu gối khi co duỗi hoặc đứng lên ngồi xuống do nguyên nhân bệnh lý, bệnh nhân nên chủ động thăm khám và điều trị. Trước khi can thiệp các phương pháp y tế, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán để xác định nguyên nhân và đánh giá mức độ tổn thương khớp gối.
Các kỹ thuật chẩn đoán đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống và co duỗi:
- Khám lâm sàng: Khám lâm sàng giúp bác sĩ khai thác tiền sử bệnh lý, gia đình và các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Qua biểu hiện lâm sàng, bác sĩ có thể xác định nguy cơ và khoanh vùng các bệnh lý có thể xảy ra.
- Xét nghiệm hình ảnh: Xét nghiệm hình ảnh (X-Quang, CT, MRI, siêu âm, nội soi ổ khớp,…) là kỹ thuật chẩn đoán chính đối với các bệnh lý xương khớp. Hình ảnh từ các xét nghiệm này giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây đau khớp gối và đánh giá tổn thương.
- Một số kỹ thuật khác: Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm dịch khớp và xét nghiệm máu. Các xét nghiệm này được thực hiện để xác định hoặc loại trừ một số dạng tổn thương khớp làm thay đổi công thức máu và dịch khớp như gout, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng và viêm khớp nhiễm khuẩn.
Điều trị đau đầu gối khi co duỗi và đứng lên ngồi xuống
Điều trị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống hoặc khi co duỗi chân phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ tổn thương khớp và nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp xảy ra do chấn thương nhẹ, vận động quá mức, bệnh nhân có thể cải thiện bằng một số biện pháp tại nhà. Tuy nhiên nếu xảy ra do nguyên nhân bệnh lý hoặc bị chấn thương nặng, nên điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời khắc phục, kiểm soát triệu chứng và dự phòng biến chứng.
1. Điều trị tại nhà
Các biện pháp tại nhà có thể giảm đau nhức đầu gối do những nguyên nhân thông thường. Các biện pháp bệnh nhân có thể áp dụng, bao gồm:
- Chườm nóng/ lạnh: Để giảm sưng đau ở ổ khớp, bệnh nhân có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh trong 15 – 20 phút. Nên chườm 3 – 4 lần/ ngày trong vài ngày để giảm sưng đỏ và đau nhức. Biện pháp này thích hợp với người bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống và co duỗi do vận động quá mức, chấn thương nhẹ hoặc do thời tiết thay đổi.
- Sử dụng đai bó gối: Đai bó gối (nẹp đầu gối) có tác dụng giảm áp lực lên khớp gối và hỗ trợ phục hồi chức năng. Do đó, bệnh nhân bị đau đầu gối do chấn thương hoặc các bệnh xương khớp mãn tính có thể sử dụng nẹp đầu gối để giảm đau nhức và hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh.
- Dùng thuốc không kê toa: Trong trường hợp đau nhức nhẹ do chấn thương hoặc vận động quá mức, bệnh nhân có thể giảm đau bằng một số loại thuốc không kê toa như Paracetamol, Diclofenac, miếng dán Salonpas, Voltaren gel, Capsaicin cream,…
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là biện pháp hiệu quả để khớp phục hồi, tái tạo và giảm đau nhức. Biện pháp này đem lại cải thiện rõ rệt đối với đau đầu gối khi co duỗi do chấn thương nhẹ và vận động quá mức.
- Massage: Nếu khớp gối bị đau nhức do khô khớp hoặc do thời tiết thay đổi, bệnh nhân có thể massage khớp với dầu nóng (dầu gừng, dầu khuynh diệp, bạc hà,…) để thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích sản xuất dịch tiết và giảm đau.
2. Sử dụng thuốc
Trong trường hợp đầu gối bị đau nhiều, mức độ đau nặng hơn theo thời gian và đi kèm với các biểu hiện bất thường, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể và mức độ của các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau, chống viêm: Paracemol, thuốc chống viêm không steroid (Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen, Meloxicam, Piroxicam,…) và thuốc giảm đau gây nghiện (Codein, Tramadol, Morphine,…
- Thuốc chống thoái hóa: Được chỉ định riêng cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối và các bệnh xương khớp có liên quan đến ảnh hưởng của tuổi tác. Các loại thuốc thường được sử dụng, bao gồm Diacerein, Glucosamine, MSM, Chondroitin,…
- Viên uống bổ sung khoáng chất: Nếu đau đầu gối xảy ra do thiếu canxi và vi chất dinh dưỡng, bác sĩ có thể chỉ định một số viên uống bổ sung để cải thiện sức khỏe xương khớp, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa loãng xương và thoái hóa khớp.
- Thuốc chống thấp khớp: Được sử dụng cho người bị đau đầu gối khi co duỗi do viêm khớp dạng thấp và một số dạng viêm khớp có liên quan đến rối loạn miễn dịch. Các loại thuốc chống thấp khớp thường được sử dụng, bao gồm Methotrexate, Cyclophosphamid, Azathioprin,…
- Thuốc tiêm: Thuốc tiêm được sử dụng trong điều trị đau khớp gối gồm có corticosteroid (tác dụng chống viêm, kháng dị ứng, ức chế miễn dịch) và tiêm Acid hyaluronic (dành cho bệnh nhân khô khớp, thoái hóa khớp).
3. Một số phương pháp khác
Ngoài những phương pháp trên, bệnh nhân bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống hoặc khi co duỗi chân có thể áp dụng một số biện pháp điều trị khác như:
- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, cải thiện phù nề, tăng sức mạnh khối cơ, giải phóng chèn ép dây thần kinh và phục hồi chức năng vận động. Biện pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân bị chấn thương nặng và mắc các bệnh xương khớp mãn tính.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật được thực hiện đối với đau đầu gối do chấn thương, sụn chêm hình đĩa hoặc do các bệnh xương khớp mãn tính có mức độ nặng. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ thương tổn ở ổ khớp, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật ngoại khoa như thay sụn khớp, phẫu thuật chỉnh hình sụn chêm, nội soi rửa khớp và tái tạo bề mặt sụn.
Phòng ngừa đau đầu gối khi co duỗi và đứng lên ngồi xuống
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống và co duỗi chân có thể tái phát trở lại. Vì vậy, bệnh nhân nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:
- Thay đổi các tư thế xấu (ngồi xổm, ngồi cong lưng, bắt chéo chân,…), hạn chế ngồi quá nhiều và cần thay đổi thói quen lười vận động.
- Dành ít nhất 20 – 30 phút trong 3 – 5 buổi/ tuần để tập thể dục. Hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện sức mạnh khối cơ, tăng độ dẻo dai và đàn hồi của mô sụn. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên còn hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa và cải thiện chức năng vận động của khớp gối.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp như thực phẩm giàu canxi, vitamin, chất xơ và Omega 3. Nên ăn đủ bữa, đúng giờ, tránh nhịn ăn hoặc ăn uống quá mức.
- Bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp mãn tính nên tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng, phục hồi chức năng vận động và làm chậm tiến triển của bệnh.
- Tránh mang giày cao gót trong thời gian dài. Thay vào đó, nên sử dụng giày đế thấp và có kích cỡ vừa với size bàn chân.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh để giảm đau nhức đầu khối và các khớp xương trong cơ thể.
- Người từ 40 tuổi trở lên nên thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/ năm để kịp thời phát hiện và điều trị sớm khi có vấn đề bất thường.
Đau đầu gối khi co duỗi chân và đứng lên ngồi xuống xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng hơn theo thời gian hoặc đi kèm với các biểu hiện bất thường, nên chủ động thăm khám để kịp thời phát hiện bệnh và can thiệp điều trị trong thời gian sớm nhất.
Tin mới nhất
- Dịch mũi có lẫn máu cảnh báo bệnh gì?
- 6 loại thực phẩm cực kỳ tốt mà phái đẹp không nên bỏ qua
- Sử dụng nấm lim xanh trị bệnh hiệu quả tác dụng nấm lim xanh rừng
- Cách nấu nấm lim xanh đảm bảo đúng công dụng của nấm lim xanh
- Viêm túi mật
- 10 loại thuốc ho cho người lớn tốt nhất hiện nay
- Tại Sao Nấm Linh Chi Được Coi Là “Thần Dược” Trong Các Loại Thảo Dược
- Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong không khí? Nghiên cứu
- 12 lý do tại sao bạn nên tự hào là phụ nữ ngực nhỏ
- Thèm ăn khi mang bầu liệu có tốt không mẹ ơi?
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Tổng quan những điều cần biết về ung thư đại trực tràng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Sơ can Bình vị tán bài thuốc đặc trị dạ dày “được lòng” truyền thông và NS nổi tiếng
- Uống nấm lim xanh Uống nấm lim xanh kiêng gì lưu ý dùng nấm lim tránh tác dụng phụ
- TIN TỨC UNG THƯ Mách bạn cách trị nám da từ dầu ô liu siêu hiệu quả