Các bài thuốc, vị thuốc chữa bệnh suy tim

Dưới đây xin đề cập đến một số bài thuốc chữa bệnh suy tim bằng cây sừng dê, cây thông thiên, cây thôi chanh, hoàng kỳ

1. Cây sừng dê
Tên khác: Cây sừng dê, Cây sừng bò, Dương giác ảo, Dây vòi voi, Coóc bẻ (Tày).
Tên khoa học: Strophanthus divaricatus – Họ trúc đào Apocynaceae

Mô tả: Cây bụi, có cành v­ơn dài 3 – 4m. Vỏ có nhiều nốt sần. Lá mọc đối, có cuống ngắn. Cụm hoa hình xim ở đầu cành. Hoa màu vàng, cánh hoa kéo dài thành hình sợi. Quả nang gồm 2 đại nhọn đầu, dính nhau ở gốc. Hạt nhiều, màu nâu, có cán mang chùm lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ.
Phân bố: Cây mọc hoang chủ yếu ở vùng đồi núi và các trảng cây bụi ven biển.
Tác dụng: Hạt cây sừng dê có thê dùng để chế thuốc chữa bệnh tim thay những loại thuốc tương tự chế bằng các hạt D.
Strophantin là hỗn hợp dùng glucosid dùng chữa suy tim cấp và mạn tính, tr­ờng hợp suy tim không chịu tác dụng của thuốc loại Digitalis. Ngày 1 – 2 ống tiêm, mỗi ống 2ml có 0,25mg D. Strophantin.
Tiêm dung dịch nguyên hoặc pha loãng trong dung dịch tiêm glucosa, tiêm thật chậm vào tĩnh mạch
Bộ phận dùng: Hạt. Thu hái quả vào tháng 11 – 12. Lấy hạt, bỏ chùm lông. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học: Hạt chứa các glucosid : divaricosid, thủy phân cho genin là sarmentogenin và phần đ­ờng là L-oleandrosa; divostrosid, caudosid, sinosid
2. Cây thông thiên
Thông thiên – Thevetia peruviana (Pars.) K. Schum, thuộc họ Trúc đào – Apocynaceae.
Mô tả: Cây nhỡ thường xanh hay cây gỗ nhỏ cao 2-5m. Cành mang nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Lá mọc so le, hình ngọn giáo hẹp, gân chính rõ. Hoa to, màu vàng tươi mọc thành xim ngắn ở nách lá gần ngọn. Quả hạch có dáng đặc biệt.
Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 8-10.
Bộ phận dùng: Lá, quả – Folium et Fructus Thevetiae Paruvianae. Lá thường có tên là Hoàng hoa giáp trúc đào diệp
Nơi sống và thu hái: Loài của Mỹ châu nhiệt đới, được nhập trồng làm cây cảnh. Thu hái lá làm thuốc quanh năm. Thu hái quả già, thường chọn quả chín, đập vỏ lấy nhân phơi khô.
Thành phần hóa học: Trong lá có thevetin B, l -(d) – bornesitol. Hạt chứa các glucosid trợ tim như thevetin (A.B) 2′-0′-acetyl cerberosid, neriifolin, cerberine, peruvoside, theveneriine và acid peruvosidic. Còn có acetylneriifolin, thevefoline, ruvoside và thevetoxin. Ở nhân hạt có dầu béo chiếm đến 62% và 4 chất kết tinh, một phytosterol, abonain, kokilphin và thevetin.
Tính vị, tác dụng: Lá có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng giải độc tiêu thũng. Hạt có vị cay và đắng, rất độc; có tác dụng trợ tim, lợi tiểu, tiêu sưng. Vỏ đắng; có tác dụng xổ nhẹ, hạ nhiệt. Người ta biết là thevetin có hoạt tính chủ yếu, nhất là đối với tim. Thevetoxin cũng có tác dụng như thevetin nhưng không độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng hạt làm thuốc trợ tim, chữa suy tim, dùng hoạt chất thevetin chiết từ hạt dưới dạng dung dịch 1% để uống, ngày 1-2ml, hoặc dạng ống tiêm 2ml/1mg, ngày 1-2 ống.
Thevetin dùng cho những trường hợp tim yếu, loạn nhịp, viêm cơ tim, suy tim sau khi mổ hoặc sau khi bị mắc bệnh nhiễm trùng. Dùng ngoài giã lá, hạt làm thuốc diệt ruồi, giòi, bọ gậy của muỗi và chữa viêm kẽ mô quanh móng tay.
Ở Trung Quốc, người ta chỉ dùng lá và quả làm thuốc cường tim; lá dùng chữa đinh đầu rắn. Còn rễ, vỏ thân, hoa, hạt và nhựa cây có độc, chỉ dùng để sát trùng.
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị các kiểu sốt gián cách khác nhau, còn nhựa cây rất độc, nhân quả chứa chất độc gây mê và hạt đều có độc nên không dùng trong.
3. Cây thôi chanh
Thôi chanh, Thôi ba, Quảng Trung Quốc – Alangium chinense (Lour.) Harms (Stylidium chinense Lour.), thuộc họ Thôi chanh – Alangiaceae.
Mô tả: Cây nhỡ cao 4-5cm hay cây gỗ rụng lá. Lá dạng màng, hình mắt chim – nhọn, gân hình tim ở gốc, có khi có góc dạng thuỳ ở đầu hoặc xoan – ngọn ngắn, gốc cụt, thường không
cân đối, có khi có lông sét mềm, có khi có điểm tuyến hay gần như nhẵn, rất thay đổi về kích thước và hình dạng, dài 10-20cm.

Hoa thành xim lưỡng phân, ở nách lá, với 8-12 hoa có cuống dài bằng hoặc vượt quá cuống lá.
Quả hạch dạng bầu dục, hay gần hình cầu, màu nâu đen, ít nạc, có thể dài tới 30mm; hạch có 2 hạt mà 1 cái thường tiêu biến.
Ra hoa tháng 5-8.
Bộ phận dùng: Rễ (rễ con, vỏ rễ), thân, lá – Radix, Caulis et Folium Alangii Chinensis, thường gọi là Bát giác phong.
Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp ở ven rừng, ven đường; dọc các suối từ Cao Bằng, Lạng Sơn tới Nghệ An. Thu hái lá và hoa vào mùa hè và thu. Thu hái thân, rễ quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học: Rễ chứa alcaloid, tinh bột, acid amin và các acid hữu cơ.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng khư phong, hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ rễ thường được dùng chữa đau xương mỏi gối và làm thuốc đòn ngã. Lá dùng trị rắn cắn; còn dùng làm thức ăn cho gia súc. Quả nhỏ có vị chua, dùng phối hợp với các vị thuốc khác chữa bệnh đau thận.
Ở Trung Quốc, thường dùng rễ chữa: Thấp khớp đau nhức xương, liệt nửa người, suy tim; vô cảm và mất cảm giác đau; đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết. Liều dùng 3-10g rễ, sắc nước uống, hoặc ngâm rượu. Đồng thời nấu nước để tắm rửa. Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người già yếu và trạng thái suy nhược.
Lá được dùng trị căng sữa đau buốt. Hoa dùng trị đau đầu phong và ngực bụng trướng đau.
Đơn thuốc
1. Thấp khớp: Thôi chanh (rễ) 30g, rượu trắng 2 lít, ngâm trong 7 ngày, và dùng rượu thuốc 15g, ngày dùng 2 lần.
2. Liệt nửa người: Thôi chanh 5g, hầm với thịt gà làm thức ăn.
3. Rắn cắn: Lá Thôi chanh nhai nuốt nước, bã đắp.
Ghi chú:
– Rễ cây có tác dụng hoạt huyết mạnh, nên không dùng cho phụ nữ có thai.
– Các rễ con, lông rễ khá độc, bình thường là gây buồn ngủ, mệt mỏi, nếu dùng quá liều sẽ gây nguy hiểm: đầu váng, mắt hoa, nhìn mọi vật thấy to ra, bứt rứt. Kinh nghiệm dân gian dùng nước sắc hạt cải củ để giải độc.
4. Hoàng kỳ
Tên khác: Đái thảm (Bản Kinh), Đái thâm, Thục chi, Bách bản, Ngải thảo, Kỵ thảo, Độc thầm (Biệt Lục), Vương tôn (Dược Tính Bản Thảo), Dương nhục (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hoàng thị, Miên kỳ, Đái phấn (Bản Thảo Cương Mục), Đố phụ, Cam bản ma, Bách dược miên (Hòa Hán Dược Khảo), Hoàng kỳ, Sinh hoàng kỳ, Chích hoàng kỳ, Thanh chích kỳ, Mật chích kỳ, Đại hữu kỳ, Miên hoàng kỳ, Mạc giáp hoàng kỳ, Thượng hữu kỳ, Tây thượng kỳ, Kỳ diện, Bạch thủy, hoàng kỳ, Đại hoàng kỳ, Thổ hoàng-kỳ, Nham hoàng kỳ (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), Độc căn (Cam Túc Trung Dược Thủ Sách), Nhị nhân đài (Liêu Đình Kinh Tễ Thực Vật Chí), Thổ sơn bạo phương căn (Tân Cương Dược Tài), Miên hoàng kỳ, Thượng hoàng kỳ, Mật trích hoàng kỳ, Thanh trích hoàng kỳ, Sinh hoàng kỳ, Sinh hoàng kỳ bì (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng: Dùng sống: Ích vệ, cố biểu, lợi thủy, tiêu thủng, thác độc, sinh cơ.
Dùng nướng: bổ trung ích khí..(Trung dược đại tự điển ).
Dùng sống: cố biểu, lợi tiểu. Tẩm sao: Có tác dụng bổ khí huyết; bổ tỳ vị.(Trung quốc dược học đại tự điển ).
Bổ khí, cố biểu, lợi thủy, thác độc, bài nùng, lâu lành các vết thương, sinh cơ (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển ).
Chủ trị: + Chủ ung nhọt lở loét lâu ngày, bài nùng, chỉ thống, trị bệnh phong hủi, ngũ trĩ, bổ hư, tiểu nhi bách bệnh (Bản Kinh).
+ Chủ tử cung bị phong tà khí, trục ác huyết ở ngũ tạng, bổ hư tổn (nam giới), ngũ lao (5 tạng hư tổn) gầy ốm, chỉ khát, bụng đau, tiêu chảy, lỵ, ích khí, lợl âm khí (Biệt Lục).
+ Chủ hư suyễn, thận suy, tai điếc, trị hàn nhiệt (Dược Tính Bản Thảo).
+ Hoàng ky trợ khí, tráng gân cốt, trưởng nhục, mạnh cơ bắp, bổ huyết, phá trưng tích, trị loa lịch, anh lựu, trường phong, huyết băng, đái hạ. .. các bệnh trước và sau khi sinh đẻû, tiêu khát, ho có đờm (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Trị hư lao, mồ hôi tự ra, bổ phế khí, làm mạnh da lông, tả phế nhiệt, mạch huyền, mồ hôi tự ra, trị tỳ vị hư nhược, các chứng ung mụn họt, lở ngứa (Y Học Khởi Nguyên).
+ Dùng sống:Trị mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, huyết tý, nhũ ung, ung thư (mụn nhọt) không vỡ mủ hoặc vỡ mủ mà không gom miệng.
Dùng nướng: Trị nội thương lao quyện, tỳ hư, tiêu chảy, thoát giang, khí hư, huyết thoát, băng đới, các chứng khí suy, huyết hư (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị đái đường, đái đục, đái buốt…Dương hư, tự ra mồ hôi, mệt mỏi ăn ít, khí hư phù thũng, Khí hư, mất huyết, băng huyết, Ung nhọt, lở loét không liền miệng . Trung khí hạ hãm gây ra các chứng bao tử sa, trực trường sa, tử cung sa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị khí hư, không có sức, ăn ít, trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, thoát giang, tiêu ra máu, băng lậu, phần biểu hư mồ hôi tự ra, khí hư, thủy thủng, ung nhọt không vỡ mủ, vết thương không liền miệng, huyết hư, gầy ốm, nội nhiệt, tiêu khát, Thận viêm mạn, tiểu đục, tiểu đường.
Nướng mật có tác dụng ích khí bổ trung, trị khí hư, không có sức, ăn ít, tiểu đường (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Liều dùng: 12-20g, có khi tới 80g .
Kiêng kỵ:
– Ghét vị Miết giáp (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
– Ghét vị Bạch tiễn bì (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
– Mụn đậu sắc đen, khí thịnh, không dùng. Phần biểu có tà khí, không dùng, Chứng âm hư chỉ dùng ít thôi, sợ vị Phòng phong (Y Học Nhập Môn).
– Không có khí hư mà biểu lý có thực tả thì cấm dùng. Thực chứng, hư chứng có âm hư hỏa vượng cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
– Ngực, hoành cách mô có bỉ khí, tích tụ: không dùng, Dương thịnh âm suy: không dùng, thượng tiêu có nhiệt, hạ tiêu hư hàn: không dùng, người giận dữ nhiều, Can khí không hòa: không dùng, mụn đậu, ghẻ lở mà phần huyết nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
– Phục linh làm sứ cho nó (Dược Tài).
– Thực chứng mà âm hư dương thịnh, không dùng.
Nguồn: suckhoe.24h.com

Nguồn: http://yduochoaviet.com/cach-chua-tri-benh-tim/705-cac-bai-thuoc-vi-thuoc-chua-benh-suy-tim.html

Xem thêm: Lang ben ở mặt – Cách chăm sóc, điều trị (tại nhà + thuốc)

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!