Chàm Môi Và Những Thông Tin Cơ Bản Bạn Cần Biết
Chàm môi là tình trạng xuất hiện các mụn nước, rát đỏ trên môi gây bong tróc. Những triệu chứng của bệnh thường rất dễ nhầm lẫn với tình trạng khô môi thông thường khiến người bệnh chủ quan và không có biện pháp chữa trị từ sớm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh chàm môi? Nên xử trí ra sao khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh?
Bệnh chàm môi là gì và có những loại nào?
Chàm môi hay viêm môi do chàm là một bệnh lý da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh được biểu hiện bởi các triệu chứng đặc trưng như nổi mụn nước li ti, rát đỏ trên môi, sau đó mụn tự vỡ, chảy dịch tiết, cuối cùng là đóng vảy và bong tróc. Bệnh chàm môi có thể đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
Tương tự bệnh chàm ở những bộ phận khác trên cơ thể, chàm môi cũng tiến triển theo từng giai đoạn khác nhau. Bệnh thường có xu hướng dai dẳng và tái phát nhiều lần nếu không được điều trị đúng cách. Dù không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh, chàm môi vẫn gây ra cảm giác khó chịu, tâm lý e ngại và thiếu tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Vậy có những loại chàm môi nào cần lưu ý gì?
Theo các chuyên gia da liễu, bệnh chàm môi có thể được chia thành 3 thể riêng biệt sau đây:
- Viêm môi do tiếp xúc kích ứng: Thể chàm này thường xảy ra khi da môi tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học trong mỹ phẩm, chịu tác động của thời tiết hay ánh nắng mặt trời gây kích ứng. Những yếu tố này khiến da môi khô và suy giảm khả năng miễn dịch dẫn đến viêm nhiễm.
- Viêm môi do tiếp xúc dị ứng: Các triệu chứng chàm môi ở thể này thường bùng phát khi da môi tiếp xúc với các thành phần gây dị ứng trong kem đánh răng, son môi hay thuốc,…
- Viêm da môi bong vảy: Đây là một trong những thể chàm môi thường gặp nhất, đặc trưng bởi dấu hiệu bong tróc và đóng vảy ở môi. Bệnh thường tự phát và rất khó xác định rõ nguyên nhân, đồng thời rất dễ tái đi tái lại nhiều lần.
Nguyên nhân bệnh chàm môi gồm những yếu tố nào?
Nguyên nhân bị chàm môi chắc hẳn là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh khi mới phát hiện triệu chứng. Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị và xử trí đúng cách. Theo các chuyên gia, bệnh chàm môi có thể xuất phát từ một số yếu tố nội sinh và ngoại sinh sau đây.
Nguyên nhân nội sinh gây viêm môi:
- Yếu tố di truyền: Theo các nghiên cứu, nếu trong gia đình có người thân từng mắc các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn.
- Nồng độ Hormone bị rối loạn: Sự rối loạn Hormone hay những thay đổi bất thường trong nội tiết tố ở giai đoạn dậy thì, sau khi mang thai và tiền mãn kinh có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các triệu chứng chàm môi bùng phát.
- Stress: Tâm lý căng thẳng, thường xuyên phải chịu nhiều áp lực, mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt kẽm, sắt hay các loại Vitamin nhóm B khiến da môi khô và dễ bị bệnh chàm. Do đó, khi hệ thần kinh của bạn phải chịu nhiều căng thẳng, chàm môi cũng sẽ bùng phát và dễ dàng lan rộng hơn.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh,… hệ miễn dịch của bạn cũng sẽ suy yếu và nhạy cảm hơn bình thường, tạo điều kiện cho các triệu chứng xuất hiện.
Bên cạnh các nguyên nhân nội sinh, bệnh chàm môi cũng có thể xuất phát từ một số yếu tố ngoại sinh như:
- Thói quen liếm môi khiến da môi khô và dễ viêm nhiễm.
- Dị ứng với thuốc xăm môi, son môi và các loại mỹ phẩm khác.
- Dị ứng nước hoa, dầu gội, sữa tắm, xà phòng và các chất tẩy rửa khác khi vô tình tiếp xúc với môi.
- Dị ứng với vải và một số thực phẩm như hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa động vật.
- Những tổn thương trước đó ở da môi và quanh khoang miệng không được chăm sóc đúng cách, dẫn đến viêm nhiễm và gây chàm môi.
- Thời tiết thay đổi, khí hậu chuyển lạnh đột ngột là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự sản sinh kháng nguyên và bùng phát các triệu chứng chàm trên da môi.
Triệu chứng của bệnh và cách nhận biết
Các triệu chứng của bệnh chàm có thể xuất hiện ở cả môi trên và môi dưới, tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn với tình trạng khô rát môi thông thường. Do đó, người bệnh cần nắm được những dấu hiệu cơ bản sau đây để có cách xử trí kịp thời.
- Da môi và những vùng da xung quanh miệng có dấu hiệu ửng đỏ bất thường.
- Ban đầu, môi sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy và khô cứng, sau đó dần hình thành các vết nứt nẻ trên môi, da bong tróc thành từng mảng lớn khiến môi sậm màu và người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống.
- Theo thời gian cảm giác ngứa ngáy và đau đớn sẽ ngày càng tăng lên, xung quanh viền môi bắt đầu xuất hiện những mụn nước li ti, tấy đỏ. Những mụn nước này có thể tự vỡ và tiết dịch tạo thành vết loét ăn sâu vào bên trong.
- Càng để lâu các vết chàm sẽ càng lan rộng, gây lở loét và khiến người bệnh có cảm giác sưng cứng ở môi.
- Trong một số trường hợp, những triệu chứng có thể xuất hiện không liên tục mà xen kẽ với các giai đoạn thuyên giảm.
Bệnh chàm môi không chỉ kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát, gây ra nhiều đau đớn và làm cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn giữ tâm lý chủ quan, không có phương pháp chữa trị từ sớm, điều này có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm và nhiễm trùng ở môi.
ĐỪNG ĐỂ CHÀM MÔI TRỞ NẶNG MỚI ĐIỀU TRỊ, CLICK NGAY>>>>
Cách trị chàm môi hiệu quả và an toàn
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng cũng như tiền sử bệnh của người thân trong gia đình, các bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu về mức độ viêm nhiễm do chàm môi. Sau đó, chỉ định bệnh nhân thực hiện một số bài Patch Test với dị nguyên nghi ngờ để xác định rõ nguyên nhân.
Từ kết quả thu được, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất với thể trạng của người bệnh.
Cách chữa chàm môi bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc trị chàm theo Tây Y là cách chữa bệnh mang lại hiệu quả nhanh nhất, phù hợp với những trường hợp bị đau, ngứa dữ dội và viêm nhiễm nghiêm trọng. Dưới đây là một số loại thuốc đường uống và đường bôi chữa chàm môi được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
- Thuốc kháng Histamin H1: Đây là loại thuốc có khả năng ức chế chất trung gian Histamin, giúp hạn chế các phản ứng dị ứng và giảm triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát do chàm môi gây ra.
- Thuốc Corticoid dạng bôi: Các loại thuốc bôi chứa Corticoid có tác dụng kháng viêm và chống dị ứng. Bạn có thể dùng thuốc để bôi trực tiếp lên những vùng da bị chàm ít nhất 2 lần/ngày, duy trì liên tục trong vòng 2 tuần để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc như làm mỏng da và giãn mao mạch.
- Thuốc ức chế Calcineurin: Loại thuốc này thường được chỉ định trong những trường hợp thuốc Corticoid dạng bôi không còn phát huy tác dụng. Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự như Corticoid nhưng có dược tính mạnh hơn và ít gây ra các tác dụng phụ.
- Thuốc kháng nấm và kháng sinh: Với những bệnh nhân bị chàm môi có nguy cơ bội nhiễm cao, chủ yếu là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi nấm, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc này.
Chữa chàm môi hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên: 5.768 người tin dùng và thành công
Sử dụng thảo dược thiên nhiên trị chàm môi đang được khá nhiều người bệnh lựa chọn, dù mang lại hiệu quả chậm hơn so với các loại thuốc Tây nhưng có nhiều ưu điểm vượt trội.
Một trong những bài thuốc điều trị chàm môi bằng thảo dược thiên nhiên được giới chuyên gia và người bệnh đánh giá cao nhất hiện nay là bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang, của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện).
CLICK NGAY: Thoát khỏi chàm môi dai dẳng nhờ bài thuốc thảo dược an toàn, hiệu quả
Bác sĩ Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn của Trung tâm cho biết, muốn điều trị chàm môi cần phải tác động vào sâu bên trong cơ thể, giải quyết că
n nguyên, khi giải quyết phong hàn, phong nhiệt, làn da được nuôi dưỡng, chức năng gan thận phục hồi thì tự khắc các triệu chứng bệnh sẽ được “tiêu biến”.
Nhằm đem đến phương pháp điều trị bệnh toàn diện cho người bệnh, tiết kiệm thời gian, không cần đun sắc mà vẫn đảm bảo được hiệu quả, đội ngũ bác sĩ tại trung tâm đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Y HỌC CỔ TRUYỀN THẾ HỆ MỚI Nhất Nam An Bì Thang chữa chàm với 3 chế phẩm gồm: Thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa.
ĐỌC NGAY: Người bệnh nói gì sau khi điều trị chàm bằng bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang?
Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang đã giúp 5.768 người bệnh điều trị dứt điểm bệnh chàm bởi những điểm nổi trội ưu việt:
- Hiệu quả toàn diện: Nhất Nam An Bì Thang điều trị bệnh theo cơ chế “tác động kép” nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo của 4 chế phẩm thuốc uống, bôi, ngâm rửa và thuốc xịt. Thuốc uống với tác động sâu vào bên trong cơ thể giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giải quyết căn nguyên gây bệnh. Song song với đó là thuốc bôi, thuốc ngâm rửa, thuốc xịt với cơ chế tác động điều trị bên ngoài giúp khắc phục triệu chứng, giảm ngứa ngáy, đau rát, chảy máu hiệu quả.
- An toàn, lành tính: Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ cho người bệnh nhờ thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, thu hái ở các vùng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO, được canh tác và phát triển bởi Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Lưu ý, sản phẩm không sử dụng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con dưới 6 tháng tuổi.
- Đã được chứng minh: Hiệu quả điều trị bệnh chàm môi với người bệnh rất khả quan. Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đã tiến hành khảo sát hiệu quả trên 500 bệnh nhân và hầu hết đều có những kết quả tích cực.
- Ngăn ngừa bệnh tái phát: Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang điều trị chàm môi không chỉ điều trị bệnh mà còn phục hồi chức năng gan thận, giải độc, thanh nhiệt cơ thể, đặc biệt là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bởi vậy, sẽ ngăn ngừa được tình trạng bệnh tái phát sau khi kết thúc liệu trình.
- Bào chế tiện dụng: Sử dụng Nhất Nam An Bì Thang người bệnh không cần đun sắc cũng như mất nhiều thời gian bởi An Bì Thang bào chế ở dạng cao uống, cao bôi, túi lọc, bình xịt vô cùng tiện lợi.
Với những ưu thế trên, Nhất Nam An Bì Thang đã được xuất hiện trên nhiều mặt báo, tạp chí và các kênh truyền hình lớn. Đây cũng chính là phương pháp điều trị viêm da được nhiều người nổi tiếng “chọn mặt, gửi vàng”.
Trong phóng sự VTV Social, diễn viên Thu Huyền đã bày tỏ sự vui mừng vì đã điều trị viêm da thành công: “Thu Huyền vốn bị viêm da mãn tính từ trẻ. Đặc biệt sau khi sinh bé thứ 2, viêm da bị tái phát ghê lắm, nhưng Thu Huyền không dám uống thuốc hay bôi thuốc Tây vì sợ hại sữa.
PHÓNG SỰ VTV social: Hành trình điều trị viêm da sau sinh của nghệ sĩ Thu Huyền
Cũng may mà biết tới Trung tâm Da liễu Đông y Việt nam và được bác sĩ cho dùng bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang. Vốn bị đau dạ dày, trước kia uống thuốc Tây là Thu Huyền sẽ cảm nhận được ngay. Tuy nhiên, dùng Nhất Nam An Bì Thang thì không có triệu chứng bất thường nào. Bài thuốc có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh, vừa thanh lọc cơ thể, mát gan, tiêu viêm từ bên trong, vừa chăm sóc da bên ngoài, dưỡng ẩm, ngăn ngừa diện tích viêm da không lan rộng. Đặc biệt, khi dùng thuốc, mình cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng hơn, bớt mệt mỏi, ngủ sâu giấc hơn và lượng sữa cũng dồi dào hơn“.
Mới đây, khi tham gia chương trình Vì sức khỏe người Việt – VTV2 với vai trò là khách hàng trải nghiệm, nghệ sĩ Vân Anh đã đánh giá rất cao bài thuốc này bởi tính tiện dụng, phù hợp với người bận rộn.
KHÁM PHÁ NGAY: Kinh nghiệm sử dụng bài thuốc viêm da Nhất Nam An Bì Thang của diễn viên Vân Anh
Nhất Nam An Bì Thang đặc trị chàm là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Trung tâm cũng là đơn vị duy nhất thăm khám, điều trị và phân phối bài thuốc. Bởi vậy, người bệnh nên đến thăm khám và điều trị trực tiếp tại Trung tâm theo địa chỉ:
TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM – ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC NHẤT NAM Y VIỆN
|
Các mẹo dân gian trị chàm môi tại nhà
Da môi thường mỏng và khá nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng bởi các nhóm thuốc điều trị tại chỗ. Do đó, nếu những triệu chứng chàm môi mới chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, bạn có thể chủ động khắc phục bằng việc dưỡng ẩm và áp dụng một số mẹo dân gian trị chàm sau dây.
- Chữa chàm môi bằng dầu dừa: Dầu dừa là dung dịch tự nhiên có hàm lượng Axit béo cao, rất hữu ích trong việc làm dịu da và cấp ẩm cho da. Những hoạt chất trong dầu dừa cũng sẽ giúp hàng rào bảo vệ da môi được củng cố, ức chế hoạt động của nấm Candida và các loại tụ cầu khuẩn. Từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng chàm môi và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
- Sử dụng gel nha đam: Nha đam có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da một cách an toàn. Vì vậy, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng nha đam lên phần da bị chàm môi, để yên trong 15 phút rồi rửa lại với nước sạch mỗi ngày.
- Trị chàm môi bằng lá trầu không: Lá trầu không có đặc tính sát khuẩn và kháng viêm, thường được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh về da, đặc biệt là chứng chàm môi. Bạn hãy dùng một vài lá trầu không tươi, rửa sạch rồi để cho ráo nước. Sau đó bỏ vào cối giã nát và chắt lấy nước cốt, dùng tăm bông thấm nước rồi nhẹ nhàng bôi lên da. Chờ 30 phút rồi rửa lại với nước sạch, áp dụng cách này 2 – 3 lần/ tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Khám bệnh chàm ở đâu?
Để điều trị bệnh chàm – eczema hoặc các bệnh viêm da khác, người bệnh có thể tham khảo lựa chọn một số bệnh viện hoặc phòng khám sau đây:
1. Bệnh viện Da liễu Trung ương
Đây là địa chỉ khám chữa bệnh da liễu hàng đầu tại khu vực miền Bắc. Có khám theo yêu cầu, khám thường và khám bảo hiểm.
- Địa chỉ: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 1900 6951
2. Khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai
Khoa ưu tiên phát triển các lĩnh vực như: Phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật thẩm mỹ, ứng dụng các kỹ thuật, trang thiết bị máy móc hiện đại như laser ruby, laser YAG, IPL…
- Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 024 6657 2588 hoặc 024 3868 9443
3. Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
Cùng với những bệnh viện công, Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện) cũng là địa chỉ khám chữa bệnh da liễu được nhiều người bệnh đánh giá cao.
Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam tiên phong ứng dụng y học cổ truyền thế hệ mới kết hợp với thành tựu y học hiện đại trong chăm sóc, trị liệu da liễu cho người bệnh. Các bác sĩ, chuyên gia tại Trung tâm đều làm việc dựa trên tôn chỉ Điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim. Bởi vậy, khi đến khám chữa tại đây, người bệnh sẽ được tiếp đón với tâm thế người nhà và hoàn toàn an tâm trao gửi sức khỏe.
Trung tâm hiện đặt tại địa chỉ:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- SĐT/Zalo: 0972 196 616
4. Bệnh viện Da liễu Thành phố Đà Nẵng
Đây là bệnh viện tuyến đầu về da liễu tại khu vực miền Trung, tổ chức khám chữa các bệnh về da, thẩm mỹ da và các bệnh hoa liễu.
- Địa chỉ: 91 Dũng Sĩ Thanh Khê, Thanh Khê Tây, Thanh Khê, Đà Nẵng
- Điện thoại: 0236 3756 951
5. Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
Đây là cơ sở y tế tin cậy hàng đầu tại khu vực phía Nam khi người người bệnh có nhu cầu khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Da liễu.
- Địa chỉ: 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 3930 8131
Biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh
Chàm môi là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh, chàm môi vẫn gây ra rất nhiều phiền toái, làm cản trở việc giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Thậm chí là có nguy cơ gây chàm bội nhiễm, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh lý này từ sớm, tránh để đến khi các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài mới tìm cách khắc phục.
Song song với các biện pháp điều trị chàm môi, người bệnh cũng cần thay đổi cách chăm sóc cơ thể và chế độ ăn uống để tăng cường hiệu quả của thuốc. Cụ thể, người bị viêm môi do chàm cần lưu ý những điều sau đây:
- Tuyệt đối không dùng tay để chà xát lên môi và hạn chế liếm môi, vì những thói quen này có thể khiến môi khô và nứt nẻ nhiều hơn.
- Điều quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh chàm là dưỡng ẩm môi thường xuyên. Bạn có thể sử dụng một số mẹo dân gian hoặc các loại son dưỡng để giữ độ ẩm cho môi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn sử dụng những sản phẩm dưỡng môi phù hợp.
- Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, đậu phộng, lúa mì, không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc.
- Vệ sinh da mặt và môi thường xuyên, ngủ đủ giấc và không thức quá khuya khiến hệ miễn dịch tự nhiên suy giảm.
- Tập trung điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ngay từ khi mới khởi phát.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh chàm môi và cách chữa trị hiệu quả. Chàm môi là bệnh da liễu thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh chỉ gây ra những tổn thương ngoài da, tuy nhiên có thể tiến triển đến giai đoạn bội nhiễm hay nhiễm trùng kéo theo nhiều hệ lụy. Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, cần có những biện pháp khắc phục và xử trí từ sớm.
Xem thêm: Viêm hang vị dạ dày là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Tin mới nhất
- Tác dụng của nấm lim chữa bệnh từ nấm lim xanh Tiên Phước rừng
- Viêm hang vị phù nề xung huyết là bị gì ? Có nguy hiểm không?
- Top 10 dầu gội trị á sừng tốt nhất hiện nay, người bị á sừng da đầu cần biết
- Tinh trùng ít là gì? Dấu hiệu nhận biết và giải pháp điều trị
- Ngứa đầu ngón tay ngón chân nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hiệu quả
- Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì và kiêng gì thì tốt?
- Da mỏng
- Cách xóa nếp nhăn ở từng vị trí giúp bạn trẻ trung hơn
- Lác đồng tiền là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
- Bán nấm lim xanh rừng giá bao nhiêu ở Bạc Liêu cách nấu nấm cây lim
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 10 nguyên nhân gây tê tay, nếu mắc phải bạn cần đi khám ngay lập tức
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ [Review] Hiệu quả bài thuốc Sơ can Bình vị tán chữa trào ngược dạ dày qua đánh giá người bệnh
- TIN TỨC UNG THƯ Rau Chùm Ngây Tiêu Diệt Tế Bào Ung Thư Phổi Trong 48h
- TIN TỨC UNG THƯ Đau bụng trái cảnh báo bệnh gì? Xử lý như thế nào?