Chụp MRI thoát vị đĩa đệm và những thông tin cần biết
Thay vì chụp X-quang, CT, phương pháp MRI thoát vị đĩa đệm là một cách chẩn đoán hình ảnh hiệu quả nhất giúp bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Để hiểu rõ hơn phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI thoát vị đĩa đệm, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là gì?
Chụp MRI chữa thoát vị đĩa đệm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác. Kỹ thuật này được các bác sĩ chuyên khoa sử dụng phổ biến trong y học nhằm xác định được những bệnh lý trong cơ thể và ứng dụng phương pháp điều trị cho phù hợp.
Hình ảnh chụp cắt lát từ MRI có độ tương phản rất cao, chi tiết giải phẫu tốt. Thông qua cách đọc MRI thoát vị đĩa đệm, bác sĩ chuyên khoa có thể quan sát được vị trí, cấu trúc, mức độ tổn thương của các bộ phận trên cơ thể.
Ngoài ra, phương pháp chụp MRI có độ an toàn cao, ít gây ra các tác dụng phụ so với những phương pháp chụp hình X-quang và CT. Tuy nhiên, chi phí chụp cộng hưởng từ MRI là khá cao.
Phương pháp chụp MRI được ứng tại cơ sở y tế để chẩn đoán rất nhiều bệnh lý về xương khớp, tim mạch, thần kinh và những vấn đề liên quan đến cột sống…
Bác sĩ chỉ định chụp MRI thoát vị đĩa đệm khi nào?
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp cộng hưởng từ MRI, chẳng hạn chụp MRI thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Trong một số trường hợp cơ thể xuất hiện những biểu hiện sau, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cầu bạn chụp cộng hưởng từ MRI:
- Tứ chi bị tê bì, đau nhức kéo dài.
- Không thể kiểm soát hoạt động của bàng quang và ruột.
- Bệnh nhân nghi ngờ mắc thoát vị đĩa đệm cấp tính và có tiền sử mắc bệnh ung thư.
- Cơn đau xuất hiện nhiều khi mang vác vật nặng hoặc bệnh nhân bị đau nhức lưng trong một thời gian dài nhưng không rõ nguyên nhân.
- Cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, xuất hiện nhiều vào ban đêm.
- Cơn đau xảy ra ở lưng rồi lan rộng xuống mông, hai đùi và hai chân.
Bác sĩ yêu cầu chụp cộng hưởng từ MRI với mục đích:
- Phát hiện tình trạng, giai đoạn tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm. Mức độ thoát vị ra sao, có chèn ép vào tủy sống, ống sống hay các rễ thần kinh không thông qua mô tả MRI thoát vị đĩa đệm.
- Chẩn đoán những bệnh lý, tổn thương ở thắt lưng và cột sống. Cụ thể như chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, tủy sống bị chèn ép…
- Đánh giá những vấn đề liên quan đến bệnh lý bẩm sinh.
- Chẩn đoán di căn xương sống giai đoạn sớm, di căn mô mềm xung quanh, u cột sống…
- Phát hiện sớm các vấn đề dị tật bẩm sinh ở cột sống, lao cột sống.
- Đánh giá tổn thương khiến dây thần kinh bị viêm, bị chèn ép.
- Đánh giá sau chấn thương cột sống nhằm phát hiện những bất thường tại đĩa đệm, dây chằng, xương, tủy sống.
- Chẩn đoán các bệnh lý trong ống sống như u trong ống sống, tụ máu tại ống sống.
Việc nắm bắt đầy đủ thông tin chi tiết về bệnh lý sẽ giúp các chuyên gia đưa ra được phương pháp điều trị tối ưu nhất cho từng đối tượng bệnh. Có những trường hợp thoát vị nhẹ thì chỉ cần uống thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm và tập luyện, còn những trường hợp nặng thì cần mổ ngay lập tức để ngăn ngừa biến chứng.
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm trên MRI
Dưới đây là một số những hình ảnh chụp MRI thoát vị đĩa đệm cổ và sống lưng:
Ưu và nhược điểm khi chụp MRI chữa thoát vị đĩa đệm
Bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Cụ thể những ưu và nhược điểm của chụp cộng hưởng từ MRI như sau:
Ưu điểm
- Hình ảnh rất rõ nét, chi tiết với độ chính xác cao, hiển thị rõ từng vị trí khối thoát vị giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
- Kỹ thuật chụp MRI có độ an toàn cao, không nguy hại như những kỹ thuật chụp CT, X-quang.
- MRI cho phép chuyên gia phát hiện chính xác các bất thường trong cột sống mà X-quang, CT không thể phát hiện được và rất khó để nhìn thấy.
- Tất cả các bệnh lý xương khớp, cột sống, tim mạch…đều có thể áp dụng chẩn đoán bằng hình ảnh chụp MRI với độ chính xác cực kỳ cao.
Nhược điểm
- Phụ nữ mang thai không nên thực hiện chụp MRI vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Phụ nữ sau sinh thì cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
- Với những người có gắn kim loại trong cơ thể sẽ không được áp dụng cách này bởi nó sẽ gây ảnh hưởng vì từ trường mạnh.
- Ở những bệnh viện công, người bệnh muốn chụp MRI thì cần có sự chỉ định của bác sĩ.
- Chụp MRI có mức chi phí khá cao.
Chi phí chụp thoát vị đĩa đệm MRI như thế nào?
Hiện nay, chụp cộng hưởng từ MRI được áp dụng khá phổ biến tại nhiều cơ sở y tế khác nhau như ở bệnh viện công, bệnh viện quốc tế, phòng khám tư nhân…. Do đó, chi phí cụ thể chụp MRI cũng có sự chênh lệch nhất định.
Cụ thể, một số yếu tố dưới đây tác động đến chi phí chụp MRI:
- Vị trí chụp: Tùy vào vị trí khu vực bạn cần thăm khám sẽ có mức giá khác nhau. Chẳng hạn chụp phần cánh tay sẽ có giá khác với chụp cả cột sống.
- Cơ sở y tế: Bệnh viện công, bệnh viện quốc tế hay các phòng khám tư nhân sẽ có mức giá chênh lệch khác nhau.
- Đời máy: Hiện nay chụp MRI có áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cũ, đời máy mới, máy cũ nên cũng sẽ ảnh hưởng đến mức chi phí.
Nhìn chung, chi phí trung bình cho một lần chụp cộng hưởng từ MRI dao động từ 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ. Ở một số cơ sở y tế lớn, bệnh viện quốc tế, mức chi phí này sẽ cao hơn, có khi lên đến 10.000.000 VNĐ.
Đáng chú ý, đối với những bệnh nhân có bảo hiểm y tế tại bệnh viện công, bệnh nhân sẽ được chi trả một phần phí chụp MRI.
Lưu ý khi chụp MRI chữa thoát vị đĩa đệm
Khi tiến hành phương pháp chụp MRI, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đối với những trường hợp phải gây mê trước khi chụp cộng hưởng từ MRI, người bệnh phải nhịn đói từ 5 – 6 tiếng trước khi thực hiện. Đối với những bệnh nhân còn lại thì không cần phải thực hiện công việc này.
- Không mang kim loại, đồng hồ, điện thoại, vòng tay trong người trong thời gian tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI bởi thiết bị sẽ tác động đến những vật dụng này. Điều đó gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân.
- Bệnh nhân chỉ tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát sao được tình trạng sức khỏe của người bệnh và điều trị đúng cách.
- Đối với những bệnh nhân cần sử dụng máy tạo nhịp tim nhân tạo, máy trợ thính, máy trợ tim, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da bằng kim loại thì không được tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI.
- Để chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm và giúp việc điều trị tốt hơn, người bệnh nên chụp MRI tại các cơ sở y tế chuyên khoa, uy tín với máy móc hiện đại.
- Tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn và quy định của bác sĩ trị thoát vị đĩa đệm trong suốt quá trình chụp MRI thoát vị đĩa đệm.
Trên đây là những thông tin cần biết về chụp MRI thoát vị đĩa đệm. Hy vọng với những nội dung trên, người bệnh đã có thêm những kiến thức về phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm.
Đây là một căn bệnh khiến nhiều người lo lắng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, việc thăm khám từ sớm và điều trị dứt điểm bệnh là điều cần thiết mà bệnh nhân nào cũng cần thực hiện.
Xem thêm: Đau cổ (sái cổ)
Tin mới nhất
- Cholesterol là gì và bệnh cholesterol cao
- Người Bị Bệnh Có Nên Dùng Nấm Linh Chi Hay Không?
- Liệt dương hoàn toàn là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Sức khỏe là sắc đẹp. Là phụ nữ, hãy giữ mình luôn xinh đẹp!
- Bạch Thược
- [REVIEW] Thuốc Dạ Tràng An Khang Có Tốt Không, Mua Ở Đâu 2019
- Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm lắm không?
- Thuốc Dân Tộc – Địa chỉ chữa trào ngược dạ dày uy tín hàng đầu bằng YHCT
- Top 11 bài thuốc Đông y trị trào ngược dạ dày hiệu quả, tác dụng dài lâu
- Viêm họng mạn tính quá phát – Dấu hiệu & cách điều trị