Trào ngược dạ dày là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và thuốc điều trị
Trào ngược dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, khiến người bệnh nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ơ chua, cơ thể mệt mỏi,… Ở một số trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng, bệnh biến chứng thành ung thư thực quản, nguy hiểm đến tính mạng.
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày (trào ngược axit dạ dày, trào ngược thực quản – GERD: Gastroesophageal Reflux Disease) là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến, khi dịch vị dày bị trào ngược lên mô thực quản kèm theo triệu chứng ợ hơi, ợ chua ảnh hưởng đến họng và thực quản của người bệnh.
Bất kỳ ai cũng mắc phải trào ngược dạ dày, tuy nhiên phụ nữ mang thai, người bệnh thói quen sinh hoạt không lành mạnh như sử dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng dễ mắc phải hơn cả.
Trào ngược dạ dày có thể là hiện tượng sinh lý, thường xảy ra sau khi ăn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của bạn. Nhưng, đa số người mắc trào ngược dạ dày thực quản đều là bệnh lý kèm theo triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt, cơ thể mệt mỏi, ở một số trường hợp người bệnh biến chứng nguy hiểm và gây tử vong.
Do đó bệnh nhân không nên chủ quan lơ là, cần nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh và điều trị đúng cách.
Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Theo thống kê có khoảng 7 triệu người bệnh mắc trào ngược thực quản, trong đó có khoảng 60% người bệnh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng do lơ là chủ quan không điều trị bệnh sớm. Một số biến chứng phổ biến của trào ngược dạ dày như:
- Viêm thực quản: dịch dạ dày trào ngược bao gồm pepsin, thức ăn, acid HCL tác động khiến niêm mạc thực quản bị sưng, viêm, người bệnh thường có cảm giác đau khi nuốt thức ăn.
- Tắc nghẽn thực quản: Niêm mạc thực quản bị tổn thương lâu ngày có thể gây sẹo và thu hẹp thực quản, người bệnh gặp khó khăn trong quá trình ăn uống.
- Thực quản Barrett: Có khoảng 5-10% người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản biến chứng sang thực quản Barrett. Triệu chứng của bệnh không rõ ràng, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám, tránh biến chứng nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng đến tim: Ở một số trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày ảnh hưởng đến tim xuất hiện triệu chứng khó thở, tức ngực. Nếu người bệnh thường xuyên đau tức ngực kèm ợ hơi, ợ chua cần đến bệnh viện thăm khám để chẩn đoán và điều trị phù hợp.
- Chảy máu và loét dạ dày: Tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài dẫn đến biến chứng
xuất huyết, và viêm loét dạ dày. Trường hợp nghiêm trọng bị chảy máu dẫn đến tử vong. - Viêm đường hô hấp: Dịch vị dạ dày trào ngược kèm theo axit gây nên những bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, thậm chí viêm phổi
- Ung thư thực quản: trào ngược dạ dày thực quản và thực quản Barrett cũng làm tăng nguy cơ ung thư đặc biệt là trong gia đình có tiền sử mắc bệnh
- Ngoài ta người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, sâu răng, hôi miệng, cơ thể mệt mỏi và có thể hình thành khối u ở cổ họng
Theo chuyên gia khuyến cáo bệnh có thể hoàn toàn khắc phục nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do đó người bệnh cần nhận biết dấu hiệu, để có phương án điều trị phù hợp. Không nên để bệnh kéo dài, biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.
Triệu chứng trào ngược dạ dày
Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh xuất hiện các triệu chứng phổ biến như:
- Tiết nhiều nước bọt: dây là hiện tượng khá phổ biến, nước bọt trung hòa axit bị trung hòa
- Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu thường xuất hiện sau khi ăn
- Trào ngược dạ dày khi ngủ
- Buồn nôn, nôn, nóng rát vùng xương ức
- Người bệnh cảm thấy đắng miệng, khó nuốt
- Hơn nữa khi bệnh diễn biến nặng xuất hiện triệu chứng như khó thở, đi ngoài ra máu, phân màu đen.. Sụt cân đột ngột, không kiểm soát được.
- Một số trường hợp đau bụng dữ dội, đau âm ỉ kéo dài, nôn ra máu
- Trường hợp diễn biến nghiêm trọng, xuất hiện triệu chứng như ho nhiều, ho khan, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn,…
Ngoài ra ở đối tượng đặc biệt có dấu hiệu nhận biết rõ ràng như:
- Trẻ em: Trẻ bị đau bụng dữ dội, chán ăn, cơ thể chậm phát triển, khóc và thường xuyên nôn trớ khi ăn
- Phụ nữ mang thai: Thai phụ thường cảm thấy nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua
Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày khiến người bệnh khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Tác dụng phụ của thuốc: Người bệnh lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc tăng huyết áp chứa các hoạt chất như theophylline, aspirin, ibuprofen, naproxen
- Thói quen sinh hoạt xấu: thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc ăn nhiều đồ cay nóng, khó tiêu, ăn quá nhiều, nằm ngay sau khi ăn… cũng dẫn đến hiện tượng trào ngược
- Người bệnh mắc bệnh lý như: hẹp môn vị dạ dày thực quản, viêm phù nề dạ dày, ung thư dạ dày thực quản…
- Rối loạn co thắt: Trường hợp người bệnh thực quản co thắt bất thường khiến thức dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng
- Chậm làm rỗng dạ dày: Dạ dày tiêu hóa thức ăn kém, áp lực lên cơ vòng thực quản ngày càng tăng và cơ quan suy yếu dần.
- Béo phì thừa cân: gây áp lực lên ổ bụng và gây ra trào ngược dạ dày
- Phụ nữ có thai: Thai nhi phát triển, tăng áp lực lên ổ bụng gây ra trào ngược và một số triệu chứng khác.
- Trẻ em và trẻ sơ sinh: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển, cơ vòng thực quản không đúng khiến bé bị trào ngược và được nhiều
- Căng thẳng stress kéo dài là một trong những nguyên nhân gây trào ngược.
Người bệnh nhận biết nguyên nhân để phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nhận biết các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám và chẩn đoán bệnh. Bạn được bác sĩ tiến hành các xét nghiệm như:
- Khám và kiểm tra thể chất: Trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân được bác sĩ hỏi một số câu hỏi liên quan đến vấn đề sức khỏe để có thể xác định nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh
- Kiểm tra nồng độ axit: Dùng thiết bị đầy dò axit Ambulatory đo lượng axit trong dạ dày bị trào ngược và nồng độ axit trong dạ dày
- Chụp X-quang: Người bệnh được nuốt chất lỏng phản quang Barium, chất này giúp bác sĩ nhận mức độ tổn thương dạ dày thông qua hình chụp x quang
- Nội soi: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và những biến chứng liên quan.
- Theo dõi nồng độ PH thực quản: Xét nghiệm sử dụng máy theo dõi nồng độ PH để xác định nồng độ axit t
rong dạ dày. Khi thực hiện xét nghiệm này người bệnh cần ghi lại nhật ký ăn uống để phát hiện các thực phẩm có khả năng gây trào ngược. - Thông qua hình học thực quản: Người bệnh được luồn ống dài vào thực quản, xác nhận cách thực quản đẩy axit lên và xác nhận hoạt động thực quản có hoạt động bình thường hay không.
Sau khi chẩn đoán xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh được điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì kiêng gì?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh trào ngược nên bổ sung thực phẩm có khả năng trung hòa axit. Một số thực phẩm nên bổ sung như
- Rau xanh: Trong rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin giúp chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón và triệu chứng về bệnh lý dạ dày. Người bệnh bổ sung rau xanh như bắp cải, cải bó xôi, bông cải xanh,…
- Thực phẩm thấm hút các chất dịch dư thừa trong dạ dày: Một số thực phẩm người bệnh nên bổ sung như bột yến mạch, bánh mì, giúp ngăn ngừa trào ngược
- Chất béo lành mạnh: Thực phẩm này giúp cải thiện triệu chứng của trào ngược dạ dày, còn giúp tim khỏe mạnh, cải thiện trí nhớ. Bạn bổ sung thực phẩm như quả óc chó, dầu oliu, hạt lanh, quả bơ, dầu hướng dương.
- Thực phẩm giàu protein: Thực phẩm tốt cho tiêu hóa và hạn chế tình trạng ứ đọng thức ăn, giảm áp lực nên dạ dày từ đó hạn chế tránh phát sinh trào ngược và triệu chứng đi kèm. Thực phẩm giàu protein người bệnh nên bổ sung như: thịt trắng, hạnh nhân, đậu nành, cá hồi
- Trái cây không chua: Bổ sung trái cây như ổi, đu đủ chín, kiwi giúp trung hòa axit trong dạ dày. Tuy nhiên người bệnh không nên bổ sung trái cây như cam, bưởi, quýt,…
Hạn chế thực phẩm:
- Thực phẩm có tính axit: Thực phẩm này tăng nồng độ axit trong dạ dày khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Thực phẩm này khó tiêu, tăng gánh nặng cho dạ dày và cơ vòng dưới thực quản. Nên hạn chế đồ ăn chiên, xào, hay thực phẩm chế biến sẵn
- Đồ ăn cay nóng: Thực phẩm đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, gia vị cay khác kích thích dạ dày tăng tiết axit và trào ngược nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn mặn: Ăn nhiều thực phẩm quá mặn ảnh hưởng đến viêm họng và kích thích niêm mạc dạ dày, gia tăng tình trạng bệnh
- Không sử dụng chất kích thích: rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng nước ngọt có gas
- Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Thực phẩm này kích thích axit trong dạ dày bài tiết nhiều hơn. Thay vào đó nên sử dụng thực phẩm còn ấm tốt cho sức khỏe và dạ dày
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến, người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục nếu điều trị đúng cách. Các phương pháp điều trị được người bệnh sử dụng phổ biến như:
Thuốc Tây y trị trào ngược dạ dày thực quản
Sử dụng thuốc Tây giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, được nhiều bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên thuốc chứa tác dụng phụ cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ:
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, và trung hòa axit từ đó chống trào ngược và giảm triệu chứng của bệnh.
- Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc ức chế axit trong dạ dày, cải thiện triệu chứng trào ngược. Một số thuốc được sử dụng như: Lansoprazole, Esomeprazole, Omeprazole,…
- Thuốc làm rỗng dạ dày: Thuốc giúp đưa thức ăn xuống ruột nhanh, không bi tắc nghẽn phòng tránh bệnh diễn biến nghiêm trọng
- Thuốc tạo màng ngăn: Một số thuốc được bác sĩ kê đơn như Ebamipide, Alginate, Misoprostol tạo màng ngăn, ngăn chặn axit trào ngược viêm và giảm viêm loét
Ngoài ra với đối tượng đặc biệt được sử dụng thuốc riêng biệt tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Phụ nữ mang thai: Sử dụng muối nhôm, muối Mg2, Amoxicillin
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Cha mẹ tham khảo thuốc Alka Seltzer, Rolaids, Maalox, Mylanta, Riopan,…
Thông thường người bệnh cải thiện triệu chứng sau 2-3 liệu trình, tuy nhiên người bệnh gặp tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, sút cân và bệnh có thể tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc Đông y
Trong y học cổ truyền do can phế tỳ bị suy yếu, khí huyết không lưu thô
ng dẫn đến trào ngược dạ dày. Bài thuốc Đông y giúp điều hòa chức năng cơ quan nội tạng, tăng cường khí huyết, giảm triệu chứng hiệu quả. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh người bệnh bài thuốc khác nhau
Trào ngược dạ dày do suy nhược cơ thể
Người bệnh cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn co bóp và tăng axit dạ dày. Sử dụng bài thuốc chứa thảo dược mã đề, đương uy, cam thảo, liên nhục, hoài sơn, bạch truật, chi tử, trần bì, rau bắp bạch thược và rau má theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh đem sắc sử dụng 2 lần/ ngày sau ăn, triệu chứng chứng ợ nóng, đau thượng vị, nóng rát thượng vị, đầy hơi,… thuyên giảm sau một thời gian.
Trào ngược dạ dày do căng thẳng kéo dài
Người bệnh bị căng thẳng kéo dài, làm việc quá sức dẫn đến tâm chí thất thường, căng thẳng, tỳ vị hư nhược, dịch vị lưu thông không thuận. Người bệnh sử dụng bài thuốc tác dụng an thần, ổn định khí huyết.
Một số thảo dược được sử dụng phổ biến như hoài sơn, bạch truật, cát căn, liên nhục, ngưu tất, bán hạ chế, chỉ xác, hắc táo nhân phòng sâm, cam thảo, trần bì, viễn chí. Đem nguyên liệu sắc theo liều lượng và chỉ định của lương y giúp cải thiện triệu chứng và bệnh hiệu quả.
Bài thuốc do chế độ sinh hoạt không khoa học
Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh dẫn đến vấn đề về tiêu hóa, người bệnh bị trào ngược viêm dạ dày, viêm dạ tràng rối loạn tiêu hóa.
Sử dụng bài thuốc chứa thảo dược Hoàng kỳ, Sinh khương, Sâm đại hành, Lá đăng, Bạch truật, Biển đậu, Ngũ sắc, Tía tô, Đương quy, Lá lốt, Xương bồ, Trần bì, Chỉ xác. Đem thuốc sắc theo chỉ định và sử dụng 2 lần/ ngày sau ăn vào buổi trưa và tối.
Bài thuốc tác dụng bổ Tỳ vị, điều hòa khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch, bệnh thuyên giảm sau một thời gian sử dụng.
Bài thuốc điều trị ợ hơi và ợ chua
Tình trạng ợ hơi, ợ chua kéo dài tăng nguy cơ sâu răng, bệnh về đường hô hấp viêm amidan, viêm thanh quản mãn tính. Sử dụng bài thuốc chứa thảo dược Bối mẫu, Chi tử, Đan bì, Thược dược, Thanh bì, Trần bì, Trạch tả làm thơm hơi thở, nhuận tràng, thức ăn được đưa xuống dạ dày dễ dàng
Bài thuốc điều trị buồn nôn, nôn mửa
Sử dụng bài thuốc chứa thảo dược Nhân sâm 15g, Di đường, thục tiêu, Can khương kích thích tiêu hóa, tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn mửa
Sơ can Bình vị tán chữa trào ngược dạ dày thực quản
Sơ can Bình vị tán là một trong bài thuốc Đông y tốt nhất hiện nay được bào chế với hơn 30 dược liệu quý như bố chính sâm, đương quy, chè dây, cam thảo, sài hồ, mai mực,…
Phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, được sử dụng bài thuốc khác nhau. Với bệnh nhân trào ngược dạ dày nên sử dụng 2 chế phẩm
- Sơ can bình vị trào ngược: Giúp giảm nhanh triệu chứng ợ hơi, ợ chua, làm lành tổn thương vùng niêm mạc, tá tràng bị tổn thương. Hơn nữa tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả
- Cao bình vị: Thuốc giúp làm lành tổn thương, cải thiện triệu chứng, sát trùng và thanh nhiệt giải độc
Người bệnh thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, triệu chứng và tình trạng bệnh cải thiện sau 1-3 tháng sử dụng. Nhiều trường hợp bệnh nhân sau 7-15 triệu chứng đã thuyên giảm hẳn và ăn ngon miệng hơn.
Biện pháp chăm sóc tại nhà – chữa trào ngược dạ dày thực quản
Với trào ngược dạ dày tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát người bệnh tham khảo biện pháp chăm sóc tại nhà như:
Baking soda
Nguyên liệu này có khả năng trung hòa axit dạ dày, giảm triệu chứng của bệnh. Hơn nữa, hoạt chất trong baking soda tác dụng sát khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa viêm loét, bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Người bệnh sử dụng baking soda pha với nước uống hằng ngày 2-3 lần.
Tuy nhiên trong nguyên liệu này chứa hàm lượng muối cao có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, tích nước. Theo chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân không nên sử dụng phương pháp này quá 7 ngày
Gừng chữa trào ngược dạ dày thực quản
Trong Đông y gừng hay còn gọi là sinh khương sử dụng trong bài thuốc điều trị dạ dày. Bạn sử dụng gừng băm nhỏ cho vào nồi đun với khoảng 300ml nước và sử dụng hằng ngày. Bài thuốc giúp xoa dịu cơn đau thượng vị, kích thích quá trình tiêu hóa cải thiện triệu chứng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,…
Tuy nhiên gừng có tính nóng, người bệnh không nên lạm dụng cần tham khả
o lương y trước khi sử dụng
Bài thuốc từ Nha đam
Không chỉ tác dụng làm đẹp, nha đam được coi là nguyên liệu cứu cánh của bệnh trào ngược dạ dày và một số bệnh về đường tiêu hóa. Hoạt chất arabinose hay glycoprotein tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, nhuận tràng, ngăn chặn lượng axit được tiết ra. Sử dụng gel nha đam xay nhuyễn và chắt lấy nước uống. Hoặc sử dụng nha đam nấu với đậu xanh và bột sắn sử dụng 3 lần/ tuần.
Ngoài ra người bệnh cần duy trì cân nặng, chế độ dinh dưỡng hợp lý, các bài tập giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện các triệu chứng.
Phương pháp này thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên biện pháp trên áp dụng với trường hợp người bệnh nhẹ, cải thiện triệu chứng, không điều trị dứt điểm bệnh.
Biện pháp phòng và tránh trào ngược dạ dày tái phát
Bên cạnh điều trị, người bệnh cần lưu ý một số thông tin dưới đây giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả:
- Cần đi thăm khám và điều trị sớm giúp bệnh nhanh khỏi tránh tình trạng bệnh kéo dài biến chứng nguy hiểm
- Thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc, kết hợp Đông y với Tây y hoặc ngưng sử dụng giữa chừng
- Bổ sung nhiều nước, chế độ ăn uống khoa học, hạn chế đô ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn,
- Luyện tập thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng và cân bằng hoạt động bài tiết dịch vị dày
- Ăn chậm nhai kỹ, không nên ăn quá no và hoạt động mạnh sau khi ăn
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tránh tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP
- Khám sức khỏe định kỳ nhận biết dấu hiệu sớm và điều trị
Bài viết cung cấp thông tin về bệnh trào ngược dạ dày, phụ thuộc vào cơ địa và mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Bên cạnh đó cần biện pháp chăm sóc và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ giúp bệnh nhanh khỏi.
Xem thêm: Mẹ bầu cần làm gì để tránh dị tật bẩm sinh cho con
Tin mới nhất
- BẠN CÓ BIẾT nếu bị UNG THƯ thì sống được bao lâu?
- Các biến chứng vảy nến có thể gặp khi bệnh trở nặng
- Viêm khớp vẩy nến: Tổng quan về bệnh và cách điều trị
- Sự thật về đột quỵ mà tất cả chúng ta đều không biết?!
- Lộn bàng quang
- Ung thư lưỡi giai đoạn 1: Dấu hiệu, cách chữa trị
- Quan hệ xong đau họng – Cẩn thận mắc bệnh xã hội
- Bạn có biết thịt gà không nên ăn với gì?
- 5 lợi ích sức khỏe của chocolate bạn cần biết
- Ung thư
Video
- Hỏi đáp thông tin về nấm lim xanh Giải đáp nấm lim xanh có hỗ trợ điều trị được bệnh ung thư không
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm da dị ứng thời tiết là gì? Điều trị như thế nào hiệu quả?
- TIN TỨC UNG THƯ 11 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố bạn nên biết
- TIN TỨC UNG THƯ Áp xe amidan: Dấu hiệu điển hình và cách điều trị hiệu quả