8 nguyên nhân khiến trẻ bị khô miệng và cách xử trí
Khô miệng là triệu chứng khá phổ biến ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, kể cả trẻ em. Hiện tượng này chủ yếu là hệ quả của việc suy giảm lượng nước bọt trong khoang miệng, từ đó gây ra nhiều cảm giác khó chịu.
Khô miệng là triệu chứng khá phổ biến ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, kể cả trẻ em. Hiện tượng này chủ yếu là hệ quả của việc suy giảm lượng nước bọt trong khoang miệng, từ đó gây ra nhiều cảm giác khó chịu.
Tình trạng khô miệng không những khiến hơi thở của trẻ có mùi hôi mà còn dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như: sâu răng, viêm nướu, viêm loét miệng, giảm hay mất vị giác. Thậm chí, tình trạng này còn gây khó khăn trong việc ăn uống nên nếu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
Tuy vậy, khô miệng không quá khó điều trị nếu biết rõ nguyên nhân. Bạn hoàn toàn có thể bảo vệ bé yêu khỏi tác hại của triệu chứng này chỉ với những gợi ý đơn giản mà Hello Bacsi chia sẻ qua bài viết sau.
8 nguyên nhân khiến trẻ bị khô miệng
Theo các chuyên gia, bình thường, trẻ sẽ tiết 1ml nước bọt trong 1 phút, con số này cao hơn hẳn so với mức 0,7ml/phút ở người trưởng thành. Do đó, chúng ta rất hiếm khi thấy trẻ bị khô miệng. Tuy nhiên, những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng này:
1. Mất nước
Mất nước là một trong những lý do phổ biến làm trẻ bị khô miệng. Tình trạng mất nước quá mức thường xuất hiện khi trẻ tham gia vào các hoạt động gắng sức hoặc mắc phải một số bệnh lý như tiêu chảy, cơ thể không dung nạp thực phẩm, bệnh Crohn và các chứng rối loạn ăn uống khác. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ ngừng cung cấp chất lỏng cho các bộ phận như tuyến nước bọt nhằm tích trữ nước cho các chức năng quan trọng hơn.
2. Thở bằng miệng
Thói quen thở bằng miệng của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây khô miệng mà nhiều bậc cha mẹ cần lưu tâm. Theo đó, việc này sẽ dẫn đến tình trạng miệng và môi rất khô, hệ quả là nước bọt không được bài tiết đủ để “cuốn trôi” vi khuẩn trong khoang miệng. Cứ thế, những hại khuẩn dần sinh sôi, phát triển và dẫn đến các bệnh nha chu (sâu răng, viêm nướu…).
Ngoài ra, việc thở miệng trong thời gian dài còn được cho là có liên quan đến những bất thường về thể chất và khả năng nhận thức của trẻ.
3. Tác dụng phụ của thuốc
Trên thực tế, một vài loại dược phẩm như thuốc kháng histamin dùng trong điều trị dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống tiêu chảy, thuốc giãn phế quản… tiềm ẩn tác dụng phụ gây khô miệng nhưng ít ai để ý đến. Do vậy, nếu nhận thấy trẻ bị khô miệng, bố mẹ có thể xem xét liệu biểu hiện này có phải là phản ứng bất lợi của một trong những loại thuốc mà con đang sử dụng hay không?
4. Bệnh đái tháo đường
Căn bệnh này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả trẻ nhỏ. Theo đó, trẻ bị tiểu đường type 1 thường là do di truyền từ cha mẹ; trong khi đái tháo đường type 2 lại xảy ra phổ biến ở trẻ bị thừa cân, béo phì hoặc có chế độ ăn uống không lành mạnh.
Khi mắc bệnh, quá trình bài tiết nước bọt sẽ suy giảm, dẫn đến biểu hiện khô miệng. Hiện tượng này vô tình cũng làm người bệnh dễ tiến gặp những bệnh lý ở miệng như viêm loét, sâu răng, viêm nướu…
Tình trạng khô miệng không những khiến hơi thở của trẻ có mùi hôi mà còn dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như: sâu răng, viêm nướu, viêm loét miệng, giảm hay mất vị giác. Thậm chí, tình trạng này còn gây khó khăn trong việc ăn uống nên nếu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
Tuy vậy, khô miệng không quá khó điều trị nếu biết rõ nguyên nhân. Bạn hoàn toàn có thể bảo vệ bé yêu khỏi tác hại của triệu chứng này chỉ với những gợi ý đơn giản mà Hello Bacsi chia sẻ qua bài viết sau.
8 nguyên nhân khiến trẻ bị khô miệng
Theo các chuyên gia, bình thường, trẻ sẽ tiết 1ml nước bọt trong 1 phút, con số này cao hơn hẳn so với mức 0,7ml/phút ở người trưởng thành. Do đó, chúng ta rất hiếm khi thấy trẻ bị khô miệng. Tuy nhiên, những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng này:
1. Mất nước
Mất nước là một trong những lý do phổ biến làm trẻ bị khô miệng. Tình trạng mất nước quá mức thường xuất hiện khi trẻ tham gia vào các hoạt động gắng sức hoặc mắc phải một số bệnh lý như tiêu chảy, cơ thể không dung nạp thực phẩm, bệnh Crohn và các chứng rối loạn ăn uống khác. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ ngừng cung cấp chất lỏng cho các bộ phận như tuyến nước bọt nhằm tích trữ nước cho các chức năng quan trọng hơn.
2. Thở bằng miệng
Thói quen thở bằng miệng của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây khô miệng mà nhiều bậc cha mẹ cần lưu tâm. Theo đó, việc này sẽ dẫn đến tình trạng miệng và môi rất khô, hệ quả là nước bọt không được bài tiết đủ để “cuốn trôi” vi khuẩn trong khoang miệng. Cứ thế, những hại khuẩn dần sinh sôi, phát triển và dẫn đến các bệnh nha chu (sâu răng, viêm nướu…).
Ngoài ra, việc thở miệng trong thời gian dài còn được cho là có liên quan đến những bất thường về thể chất và khả năng nhận thức của trẻ.
3. Tác dụng phụ của thuốc
Trên thực tế, một vài loại dược phẩm như thuốc kháng histamin dùng trong điều trị dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống tiêu chảy, thuốc giãn phế quản… tiềm ẩn tác dụng phụ gây khô miệng nhưng ít ai để ý đến. Do vậy, nếu nhận thấy trẻ bị khô miệng, bố mẹ có thể xem xét liệu biểu hiện này có phải là phản ứng bất lợi của một trong những loại thuốc mà con đang sử dụng hay không?
4. Bệnh đái tháo đường
Căn bệnh này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả trẻ nhỏ. Theo đó, trẻ bị tiểu đường type 1 thường là do di truyền từ cha mẹ; trong khi đái tháo đường type 2 lại xảy ra phổ biến ở trẻ bị thừa cân, béo phì hoặc có chế độ ăn uống không lành mạnh.
Khi mắc bệnh, quá trình bài tiết nước bọt sẽ suy giảm, dẫn đến biểu hiện khô miệng. Hiện tượng này vô tình cũng làm người bệnh dễ tiến gặp những bệnh lý ở miệng như viêm loét, sâu răng, viêm nướu…
5. Trẻ trải qua phẫu thuật hoặc gặp chấn thương
Trẻ em nhất là các bé nhỏ thường khá hiếu động. Vì thế, đôi lúc bố mẹ chỉ cần lơ là buông lỏng 1 giây thôi bé cũng dễ gặp phải tai nạn dẫn đến chấn thương, đôi khi cần phải phẫu thuật. Theo đó, những ca phẫu thuật do chấn thương vùng đầu, cổ có thể ảnh hưởng hoặc làm hỏng tuyến nước bọt gây nên triệu chứng khô miệng.
6. Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng
Một vài trường hợp, trẻ bị khô miệng có liên quan đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A và riboflavin (vitamin B2). Điều này có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và bài tiết nước bọt trong khoang miệng.
7. Hội chứng Sjogren (SS)
Về cơ bản, SS là bệnh tự miễn của các tuyến ngoại tiết (chẳng hạn tuyến mồ hôi, nước bọt…). Khi mắc bệnh, cơ thể nhận diện tuyến nước bọt như một tác nhân ngoại lai, từ đó kích thích các tế bào miễn dịch tấn công cơ quan này. Khi bị tổn thương, tuyến nước bọt sẽ suy giảm chức năng, biểu hiện lâm sàng ở trẻ mắc bệnh là bị khô miệng, đau nhức răng miệng, mệt mỏi, ăn uống kém.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân, cũng như biện pháp giải quyết tận gốccăn bệnh này. Do vậy, cách phòng ngừa tốt nhất là tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ, nhất là sau khi ăn.
8. Hóa trị liệu
Vấn đề sức khỏe này cũng rất dễ gặp trong trường hợp chẳng may trẻ mắc bệnh ung thư và đang trải qua hóa trị liệu. Các loại thuốc hóa học thường có thể thay đổi thành phần và dòng chảy của nước bọt, kết quả là trẻ rất dễ bị khô miệng. Bạn có thể yên tâm vì sự thay đổi này chỉ mang tính tạm thời.
Các biểu hiện thường thấy khi trẻ bị khô miệng
Tình trạng khô miệng tuy không mấy nguy hại, nhưng về lâu dài sẽ gây cản trở sinh hoạt và tạo điều kiện cho các bệnh răng miệng phát triển. Với người lớn, việc nhận biết và phát hiện triệu chứng thường khá dễ dàng; trong khi trẻ nhỏ nhất là các bé chưa nói, bố mẹ nên bỏ túi ngay những dấu hiệu sau:
- Hôi miệng
- Môi nứt nẻ
- Xuất hiện cảm giác đau hoặc thấy có vế loét ở lưỡi
- Trẻ gặp khó khăn khi nói chuyện, nhai, nuốt
- Nhiễm nấm, ngứa quanh miệng
- Rối loạn vị giác
- Trẻ dễ bị sâu răng, viêm nướu
- Khát, đòi uống nước thường xuyên
Một khi quan sát thấy những biểu hiện này, bạn nên nhanh chóng đưa con đi khám càng sớm càng tốt. Trường hợp được chẩn đoán bị khô miệng, bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết dựa trên nguyên nhân cơ bản và tình trạng sức khỏe của trẻ.
5. Trẻ trải qua phẫu thuật hoặc gặp chấn thương
Trẻ em nhất là các bé nhỏ thường khá hiếu động. Vì thế, đôi lúc bố mẹ chỉ cần lơ là buông lỏng 1 giây thôi bé cũng dễ gặp phải tai nạn dẫn đến chấn thương, đôi khi cần phải phẫu thuật. Theo đó, những ca phẫu thuật do chấn thương vùng đầu, cổ có thể ảnh hưởng hoặc làm hỏng tuyến nước bọt gây nên triệu chứng khô miệng.
6. Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng
Một vài trường hợp, trẻ bị khô miệng có liên quan đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A và riboflavin (vitamin B2). Điều này có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và bài tiết nước bọt trong khoang miệng.
7. Hội chứng Sjogren (SS)
Về cơ bản, SS là bệnh tự miễn của các tuyến ngoại tiết (chẳng hạn tuyến mồ hôi, nước bọt…). Khi mắc bệnh, cơ thể nhận diện tuyến nước bọt như một tác nhân ngoại lai, từ đó kích thích các tế bào miễn dịch tấn công cơ quan này. Khi bị tổn thương, tuyến nước bọt sẽ suy giảm chức năng, biểu hiện lâm sàng ở trẻ mắc bệnh là bị khô miệng, đau nhức răng miệng, mệt mỏi, ăn uống kém.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân, cũng như biện pháp giải quyết tận gốccăn bệnh này. Do vậy, cách phòng ngừa tốt nhất là tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ, nhất là sau khi ăn.
8. Hóa trị liệu
Vấn đề sức khỏe này cũng rất dễ gặp trong trường hợp chẳng may trẻ mắc bệnh ung thư và đang trải qua hóa trị liệu. Các loại thuốc hóa học thường có thể thay đổi thành phần và dòng chảy của nước bọt, kết quả là trẻ rất dễ bị khô miệng. Bạn có thể yên tâm vì sự thay đổi này chỉ mang tính tạm thời.
Các biểu hiện thường thấy khi trẻ bị khô miệng
Tình trạng khô miệng tuy không mấy nguy hại, nhưng về lâu dài sẽ gây cản trở sinh hoạt và tạo điều kiện cho các bệnh răng miệng phát triển. Với người lớn, việc nhận biết và phát hiện triệu chứng thường khá dễ dàng; trong khi trẻ nhỏ nhất là các bé chưa nói, bố mẹ nên bỏ túi ngay những dấu hiệu sau:
- Hôi miệng
- Môi nứt nẻ
- Xuất hiện cảm giác đau hoặc thấy có vế loét ở lưỡi
- Trẻ gặp khó khăn khi nói chuyện, nhai, nuốt
- Nhiễm nấm, ngứa quanh miệng
- Rối loạn vị giác
- Trẻ dễ bị sâu răng, viêm nướu
- Khát, đòi uống nước thường xuyên
Một khi quan sát thấy những biểu hiện này, bạn nên nhanh chóng đưa con đi khám càng sớm càng tốt. Trường hợp được chẩn đoán bị khô miệng, bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết dựa trên nguyên nhân cơ bản và tình trạng sức khỏe của trẻ.
Bật mí cách chữa khô miệng cho trẻ tại nhà cực hiệu quả
Có rất nhiều biện pháp khác nhau giúp bạn cải thiện tình trạng khô miệng và giảm thiểu các vấn đề răng miệng cho trẻ, chẳng hạn như:
1. Uống nhiều nước
Đây được xem là giải pháp đơn giản nhưng cực hiệu quả giúp đảo ngược những nguy cơ mà tình trạng khô miệng có thể gây ra. Lượng nước nạp vào cơ thể nên dựa trên lứa tuổi và cân nặng của trẻ. Trẻ dưới 12 tháng thì nhu cầu nước sẽ là 100ml trên mỗi kilogram (kg) cân nặng/ngày. Từ một tuổi trở lên, trẻ nặng hơn trước bao nhiêu cân thì mỗi cân cần thêm 50ml nước. Trẻ từ 10 tuổi, lượng nước uống sẽ bằng người lớn.
Ngoài nước lọc, mẹ cũng nên cho trẻ dùng thêm nước trái cây, các loại thực phẩm lỏng như cháo, súp vừa dễ ăn, lại bổ sung thêm dinh dưỡng cho con.
2. Nhai kẹo cao su
Nghe có vẻ lạ nhưng đây lại là cách chữa khô miệng cực hay đấy! Mẹ chỉ cần cho bé nhai kẹo cao su vừa kích thích tiết nước bọt, vừa “dọn sạch” khoang miệng rất tốt. Tuy nhiên, bạn không nên chọn loại kẹo có đường sẽ gây phản tác dụng nhé!
3. Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng
Sau mỗi lần dùng bữa, mẹ nên tạo thói quen cho trẻ đánh răng để loại bỏ mảng bám thức ăn và các hại khuẩn. Nếu trẻ lớn hơn, bạn có thể hướng dẫn con sử dụng thêm chỉ nha khoa.
Trong trường hợp những biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc bác sĩ nha khoa để kiểm tra ngay nhé!
Bật mí cách chữa khô miệng cho trẻ tại nhà cực hiệu quả
Có rất nhiều biện pháp khác nhau giúp bạn cải thiện tình trạng khô miệng và giảm thiểu các vấn đề răng miệng cho trẻ, chẳng hạn như:
1. Uống nhiều nước
Đây được xem là giải pháp đơn giản nhưng cực hiệu quả giúp đảo ngược những nguy cơ mà tình trạng khô miệng có thể gây ra. Lượng nước nạp vào cơ thể nên dựa trên lứa tuổi và cân nặng của trẻ. Trẻ dưới 12 tháng thì nhu cầu nước sẽ là 100ml trên mỗi kilogram (kg) cân nặng/ngày. Từ một tuổi trở lên, trẻ nặng hơn trước bao nhiêu cân thì mỗi cân cần thêm 50ml nước. Trẻ từ 10 tuổi, lượng nước uống sẽ bằng người lớn.
Ngoài nước lọc, mẹ cũng nên cho trẻ dùng thêm nước trái cây, các loại thực phẩm lỏng như cháo, súp vừa dễ ăn, lại bổ sung thêm dinh dưỡng cho con.
2. Nhai kẹo cao su
Nghe có vẻ lạ nhưng đây lại là cách chữa khô miệng cực hay đấy! Mẹ chỉ cần cho bé nhai kẹo cao su vừa kích thích tiết nước bọt, vừa “dọn sạch” khoang miệng rất tốt. Tuy nhiên, bạn không nên chọn loại kẹo có đường sẽ gây phản tác dụng nhé!
3. Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng
Sau mỗi lần dùng bữa, mẹ nên tạo thói quen cho trẻ đánh răng để loại bỏ mảng bám thức ăn và các hại khuẩn. Nếu trẻ lớn hơn, bạn có thể hướng dẫn con sử dụng thêm chỉ nha khoa.
Trong trường hợp những biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc bác sĩ nha khoa để kiểm tra ngay nhé!
Tìm kiếm những câu chuyện nuôi dạy con cái?
.css-1q79kkk-skeletonStyles-Skeleton{background-color:#eee;background-image:linear-gradient( 90deg,#eee,#f5f5f5,#eee );background-size:200px 100%;background-repeat:no-repeat;border-radius:4px;display:inline-block;line-height:1;width:100%;-webkit-animation:animation-bzdot9 1.2s ease-in-out infinite;animation:animation-bzdot9 1.2s ease-in-out infinite;}@-webkit-keyframes animation-bzdot9{0%{background-position:-200px 0;}100%{background-position:calc(200px + 100%) 0;}}@keyframes animation-bzdot9{0%{background-position:-200px 0;}100%{background-position:calc(200px + 100%) 0;}}
.css-1q79kkk-skeletonStyles-Skeleton{background-color:#eee;background-image:linear-gradient( 90deg,#eee,#f5f5f5,#eee );background-size:200px 100%;background-repeat:no-repeat;border-radius:4px;display:inline-block;line-height:1;width:100%;-webkit-animation:animation-bzdot9 1.2s ease-in-out infinite;animation:animation-bzdot9 1.2s ease-in-out infinite;}@-webkit-keyframes animation-bzdot9{0%{background-position:-200px 0;}100%{background-position:calc(200px + 100%) 0;}}@keyframes animation-bzdot9{0%{background-position:-200px 0;}100%{background-position:calc(200px + 100%) 0;}}
Xem thêm: 8 loại cây trong vườn giúp bạn xua đuổi muỗi tự nhiên
Tin mới nhất
- Ung thư tinh hoàn – Nguyên nhân và cách điều trị
- 17 công dụng của Nước Cam cho cơ thể & cách uống đúng
- Tiểu rắt ra máu cảnh báo bệnh gì? Nhận biết và phương pháp điều trị
- TÌM HIỂU Dấu hiệu và cách điều trị ung thư đại tràng giai đoạn đầu
- Xét nghiệm phân
- Cây dâu tằm và cây tầm gửi trên cây dâu – “thần dược” trị viêm họng viêm amidan
- Cholesterol là gì và bệnh cholesterol cao
- Tìm hiểu: Ung thư trực tràng là gì? Ung thư trực tràng nên ăn gì?
- Tác hại của khói thuốc lá với trẻ nhỏ: Hãy từ bỏ điếu thuốc ngay
- Cách chữa yếu sinh lý bằng lá lốt cực đơn giản
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Tác Dụng Của Nấm Linh Chi Đối Với Bệnh Gout
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 10 năm bị Gout hành hạ, cuộc sống của chú Hưng “hồi sinh” nhờ bài thuốc thảo dược tự nhiên
- TIN TỨC UNG THƯ Ung thư thực quản – Nguyên nhân và cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm họng hạt ở lưỡi: Dấu hiệu nhận biết và điều trị