Những trường hợp nào cần phải điều trị viêm gan B?
Rất nhiều người hoang mang, lo sợ khi nhận được kết quả dương tính với virus gây viêm gan B. Trên thực tế, hiện nay việc điều trị viêm gan B không quá phức tạp thậm chí có thể không cần sử dụng đến thuốc.
Khi nào cần điều trị viêm gan B bằng thuốc?
Người được xác nhận là nhiễm virus viêm gan B khi có xét nghiệm HBsAg dương tính thường rất lo lắng và băn khoăn không biết mình sẽ phải làm gì và dùng thuốc gì để trị bệnh.
Dưới đây là những trường hợp cần thiết và không cần thiết điều trị viêm gan B bằng thuốc:

Đầu tiên là trường hợp người bệnh có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+), trong đó nếu có kháng nguyên lõi HBeAg (+) thì virus viêm gan B đang nhân lên và xuất hiện các biểu hiện ra bên ngoài lâm sàng như: mệt mỏi, cảm giác chán ăn, vàng mắt, vàng da. Nếu bạn có những biểu hiện như trên thì cần phải sử dụng thuốc để điều trị.

Với mỗi trường hợp khác nhau sẽ có hướng điều trị viêm gan B khác nhau
Trường hợp thứ hai là có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+), trong đó nếu kháng nguyên lõi HBeAg (-) thì chứng tỏ virus viêm gan B chưa nhân lên. Đây là trường hợp người bệnh đang mang mầm bệnh lành tính và không cần điều trị.

Trường hợp thứ ba có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) nhưng nếu kháng nguyên lõi HBeAg (-), không có dấu hiệu lâm sàng rõ, điều này chứng tỏ không có dấu hiệu nhân lên của hiệu virus. Đây là trường hợp cơ thể có khả năng tự kháng lại bệnh nên không cần dùng thuốc để điều trị viêm gan B. Tuy nhiên cần phải theo dõi tình hình bệnh nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của bệnh cần đi khám ngay để có hướng điều trị phù hợp.
Trường hợp thứ tư là xuất hiện kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) và HBeAg (-). Đối với trường hợp này, virus viêm gan B chưa nhân lên nhưng lại có những dấu hiệu lâm sàng. Điều này chứng tỏ là người bệnh đã từng bị nhiễm virus viêm gan B mãn tính. Virus viêm gan B đã xâm nhập từng kích hoạt âm thầm nhưng sau đó lại ngưng kích hoạt. Trường hợp này không cần phải dùng thuốc để điều trị viêm gan B nhưng phải theo dõi chặt chẽ tình hình người bệnh để phòng virus lại kích hoạt trở lại thì điều trị ngay.

Các loại thuốc chữa viêm gan B
Các thuốc được dùng để điều trị viêm gan B được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) công nhận được phân thành hai nhóm là nhóm điều trị interferon alfa chuẩn và nhóm điều trị viêm gan B bằng các nucleoside uống:
- Thuốc Interferons: interferon alfa-2b, peginterferon alfa-2a.
- Thuốc Nucleoside: adefovir, entecavir, lamivudine, telbivudine.
Đối với những bệnh nhân nhiễm viêm gan B mãn tính nên lựa chọn những tiêu chuẩn chọn thuốc tập trung vào việc đạt được sự ức chế virus nhanh chóng với ít nguy cơ đề kháng.

Etecavir và adefovir là 2 loại thuốc uống được lựa chọn đầu tiên cho cả bệnh nhân nhiễm HBeAg (+) và HBeAg (-).Tenofovir đem lại một tỉ lệ ức chế virus cao hơn nhiều so với adefovir.
Thuốc Telbivudine không được khuyến cáo như là một loại thuốc đầu tiên, có hoạt tính chống virus tiềm năng với liều đã được phê duyệt là 600mg/ngày và ít nguy cơ đề kháng. Nếu telbivudine được chọn là liệu pháp ban đầu, lượng virus kiểm tra bằng kỹ thuật HBV DNA nên được theo dõi cẩn thận và nên có sự cân nhắc kỹ về việc thay đổi kế hoạch điều trị.

Theo Sức khoẻ & Đời sống

Tin mới nhất
-
5 triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu bạn nhất định phải biết
- Mất ngủ buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì, điều trị như thế nào?
- Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì? Có nguy hiểm?
- 12 bí quyết ăn uống lành mạnh vào mùa hè cho cả nhà
- Z Quả khế (trái khế): Dùng đúng có lợi, dùng sai gây hại
- Phát hiện bệnh nhân ung thư đường mật sao không cho người nhà biết?
- Công dụng chữa bệnh của Ý dĩ
- Trào ngược dạ dày khi ngủ không thể chủ quan – 4 mẹo chữa hay
- Tìm hiểu: Bị bệnh u nang buồng trứng nên ăn gì là tốt cho người bệnh
- Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam và những cây thuốc quý
Video
-
Ung thư buồng trứng Hàng nghìn phụ nữ vô tình mang gen bệnh ung thư buồng trứng
-
Bài viết mới Nhận diện triệu chứng sớm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để điều trị hiệu quả
-
Bài viết mới Ăn gì trị tiểu buốt? TOP 13 thực phẩm tốt cho sức khỏe
-
Bài viết mới Nấm đầu khỉ: Vị thuốc quý cho nhiều tình trạng sức khỏe

