Nội soi dạ dày có đau không? Phương pháp, quy trình, thời gian và bảng giá
Nội soi dạ dày là thủ thuật Y khoa được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh thông qua nhiều quy trình và phương pháp khác nhau. Mặc dù thủ thuật rất phổ biến nhưng nhiều bệnh nhân chưa biết thời gian thực hiện mất bao lâu, chi phí bao nhiêu tiền, có lây không? Tham khảo bài để có toàn bộ câu trả lời cùng nhiều thông tin khác về thủ thuật này,
Nội soi dạ dày là gì?
Nội soi dạ dày là thuật ngữ được sử dụng để gọi chung các thủ thuật nội soi dạ dày thực quản – tá tràng – dạ dày.
Đó là phương pháp thường được bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sử dụng thông qua việc đưa ống nội soi chuyên dụng, mềm dẻo, linh hoạt vào bên trong cơ thể người để xác định được yếu tố gây ra các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải (buồn nôn, nôn, khó nuốt, đầy bụng, đau bụng, xuất huyết…).
Đồng thời nội soi giúp bác sĩ quan sát rõ được những hình ảnh thương tổn bên trong nội tạng, lấy được mẫu tế bào để tiến hành sinh thiết từ đó sẽ dễ dàng loại trừ bệnh lý, xác định và chẩn đoán được bệnh chính xác hơn. Đặc biệt là một số bệnh lý cần phải được chẩn đoán nhanh để xử lý, điều trị kịp thời như: Xuất huyết, thủng dạ dày…
Cuối cùng là vai trò trong điều trị của thủ thuật này, cụ thể là bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ và thiết bị nội soi chuyên biệt để chữa các bệnh lý đường tiêu hóa như: Polyp đại trực tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, lấy dị vật trong đường ruột…
Nội dung về chỉ định và chống chỉ định nội soi dạ dày
Dựa theo kiến thức Y khoa thì không phải đối tượng bệnh nhân nào cũng có thể tiến hành thủ thuật nội soi, vì trong quá trình thực hiện có thể xảy ra những vấn đề khó lường trước được. Vậy nên, để loại bỏ hết những yếu tố nguy cơ xấu thì bệnh nhân nên biết ai nên và không nên thực hiện nội soi, nội dung cụ thể như sau:
Đối tượng bệnh nhân được chỉ định (nên) nội soi dạ dày:
- Người có dấu hiệu bệnh về đường tiêu hóa: Đau bụng, rối loạn đại tiện, buồn nôn, nôn, đau nhiều vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, trướng bụng, ợ hơi nhiều, miệng đắng, đi ngoài ra máu,…
- Bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính cần thực hiện 2 lần/năm, viêm dạ dày mức độ nhẹ và trung bình cũng nên nội soi định kỳ theo chỉ định bác sĩ, thường chỉ cần nội soi 3 năm/ lần.
- Người làm việc/ sinh sống trong môi trường độc hại, thường xuyên dù
ng thuốc lá và rượu bia có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe. - Người bệnh ung thư dạ dày – thực quản muốn kiểm soát tình trạng sức khỏe…
Đối tượng chống chỉ định (không nên) nội soi dạ dày:
- Bệnh nhân bị bỏng do uống axit, người mới ăn no, người mắc chứng bệnh tâm thần (không hợp tác)…
- Người mắc một số bệnh lý: thiếu máu, suy tim, người bị suy hô hấp, nhồi máu cơ tim mới…
Các phương pháp nội soi dạ dày mới, hiệu quả
Để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về cách nội soi dạ dày như thế nào thì tapchidongy.org sẽ chia sẻ đến bạn nội dung về 4 phương pháp đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
Nội soi dạ dày gây mê
Như đã chia sẻ ở trên thì đây là phương pháp nội soi có chi phí cao hơn, vì quá trình thực hiện không khiến người bệnh cảm giác khó chịu hay đau đớn. Hình ảnh nội soi cũng rõ ràng, độ chính xác tương đối cao nên quá trình khám xét bác sĩ sẽ đưa ra các kết luận chính xác hơn.
Ưu điểm khác nữa của phương pháp này là thời gian gây mê ngắn, tương đối an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thần kinh vì liều lượng nội soi gây tê khá thấp.
Mặt khác, phương pháp vẫn còn một số điểm còn hạn chế như không nên ăn uống gì trước khi nội soi khoảng 6 – 8 tiếng và sau khi nội soi 30 phút đồng thời không nên khạc nhổ.
Nội soi dạ dày qua đường mũi
Phương pháp này không đau, bác sĩ sẽ sử dụng một loại ống nội soi đi qua đường mũi rồi qua họng dẫn xuống đường ruột và giúp bác sĩ quan sát niêm mạc trên màn hình rõ nét và dễ dàng phát hiện được những tổn thương chính xác.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nội soi người bệnh trao đổi với bác sĩ. Tuy nhiên phương pháp này không mang đến hiệu quả chính xác như qua đường miệng, vì ống nội soi nhỏ khó khảo sát sâu và việc đánh giá các tổn thương cũng khó khăn hơn.
Nội soi dạ dày qua viên nang
Đây là phương pháp khá mới, bệnh nhân sẽ nuốt viên thuốc đã được gắn một thiết bị camera, chúng sẽ chụp liên tục 3 hình/ 1 giây rồi gửi qua màn hình đã được kết nối. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra được hướng chẩn đoán tình trạng bệnh hiệu quả. Sau đó, viên thuốc đó sẽ được xuống đại tràng và đi xuống hậu môn cùng phân.
Người bệnh thực hiện phương pháp này sẽ hạn chế được cảm giác khó chịu, buồn nôn và còn giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh ở các bộ phận nội tạng khác. Như vậy, quá trình thăm khám bệnh cũng sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc nuốt viên thuốc, và nên để bác sĩ kiểm tra kĩ cơ chế hoạt động của thiết bị gắn bên trong để không mất thời gian. Đặc biệt trước khi tiến hành thủ thuật 4 tiếng, bệnh nhân tuyệt đối không ăn bất cứ thứ gì.
Thực hiện thông qua đường miệng
Nhờ vào chi phí nội soi hợp lý nên đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất, người bệnh sẽ phải uống một loại thuốc trước khi thực hiện thủ thuật nhằm loại bỏ hết những dịch nhầy trên niêm mạc.
Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành xịt thuốc tê vào miệng để dễ dàng luồn ống nội soi (có gắn camera), trong quá trình thực hiện bệnh nhân cũng không thể nói. Khi đó bác sĩ sẽ dễ thực hiện và đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác hơn.
Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu, thậm chí là buồn nôn và nghẹn thở và phải cố gắng giãy giụa trong quá trình nội soi.
Quy trình nội soi dạ dày được tiến hành ra sao?
Mỗi một bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh đều có những kỹ thuật khác nhau, nhưng về cách chuẩn bị cũng như quy trình tiến hành đều cần đảm bảo được những tiêu chuẩn của Bộ y tế.
Các bước chuẩn bị nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng
- Trước khi nội soi, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hỏi han về tiền sử bệnh nội, ngoại khoa cùng với những loại thuốc đang sử dụng để đảm bảo quá trình thực hiện không gặp phải nguy cơ xấu.
- Sau đó bệnh nhân sẽ phải ký giấy xác nhận có nội dung về việc chấp thuận những rủi ro có thể gặp phải khi nội soi và đồng ý tiến hành thủ thuật. Để chắc chắn trước quyết định này thì bệnh nhân nên hỏi bác sĩ mọi thông tin và cách thực hiện.
- Nhịn ăn và uống (nước có màu) trước khi nội soi để dạ dày sạch nhất có thể, thường sẽ khoảng 6 – 8 tiếng.
- Tạm dừng sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc chống đông vì chúng có thể cản trở việc đông máu nếu bị xuất huyết khi nội soi.
- Dùng thuốc gây mê (nếu có): Bệnh nhân nhập viện khi có lịch nội soi, nên có kế hoạch nghỉ ngơi sau khi tiến hành thủ thuật. Vì khi hết tác dụng có thể bệnh nhân sẽ bị choáng váng, mất sức, khả năng phán đoán và phản xạ sẽ bị ảnh hưởng tạm thời.
Kỹ thuật nội soi dạ dày
- Nên nằm nghiêng bên trái để bác sĩ quan sát được cơ quan bên trong rõ hơn. Vì thuốc gây mê được truyền qua đường tĩnh mạch trên cánh tay khi đó người bệnh cũng sẽ không gặp phải những cảm giác khó chịu hay đau.
- Người bệnh nhân sẽ được gắn thiết bị theo dõi nhịp thở, nhịp tim và huyết áp trong quá trình thực hiện thủ thuật.
- Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi (gắn camera rất nhỏ ở đầu) đi qua thực quản vào đường ruột, và hình ảnh bên trong sẽ được truyền lên màn hình để bác sĩ dễ dàng tìm các bất thường, hoặc có thể chụp và ghi lại.
- Đối với một số trường hợp bệnh nhân cần phải bơm nhẹ khí vào thực quản làm căng phồng ống tiêu hoá, khi đó bác sĩ sẽ dễ quan sát các nếp gấp của ống tiêu hoá. Lúc này bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy căng tức, đầy bụng, nôn nao.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể luồn dụng cụ nội soi dạ dày y khoa để lấy mẫu sinh thiết khi cần thiết.
- Sau khoảng 20 phút, khi hoàn tất thủ thuật nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành rút ống khỏi miệng bệnh nhân một cách nhẹ nhàng nhất.
Phục hồi sau nội soi dạ dày
Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được chuyển đến phòng hồi tỉnh, nghỉ ngơi dưới sự theo dõi của y tá hoặc bác sĩ trong một vài giờ đồng hồ tùy vào thể trạng mỗi người. Nhất là những bệnh nhân sử dụng thủ thuật nội soi gây mê, cần phải để thuốc gây mê hết tác dụng toàn toàn mới nên xuất viện.
Còn đối với những bệnh nhân cao tuổi thì cần phải có người nhà đưa đón, để giảm bớt nguy cơ gặp trường hợp xấu do tác dụng phụ của nội soi.
Bệnh nhân thường sẽ ăn uống được trở lại nhưng tốt nhất nên dành 1 ngày để nghỉ ngơi sau khi thực hiện thủ thuật. Trong trường hợp về nhà mà cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường như: Đầy hơi và tức bụng, trướng bụng, rát họng và đôi khi quặn bụng… thì cần phải nghỉ ngơi theo dõi.
Nếu triệu chứng không dần dần tự hết, hay những bệnh nhân dùng nội soi gây mê mà cảm thấy tỉnh táo, nhưng phản xạ chưa hồi phục hẳn cũng cần phải liên hệ trực tiếp với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Như vậy mới tránh được những biến chứng xấu ở mức cao nhất.
Kết quả nội soi dạ dày
Đối với những bệnh nhân không có dấu hiệu lạ hay bất ổn, thì ngay sau khi kết thúc bác sĩ sẽ đọc kết quả nội soi dạ dày bình thường cho bệnh nhân hoặc người nhà.
Còn đối với trường hợp nặng hơn thì nội soi dạ dày bao lâu có kết quả đều phụ thuộc vào yếu tố làm sinh thiết của từng bệnh nhân. Thông thường thì quá trình nội soi kèm theo sinh thiết mô tế bào, xét nghiệm giải phẫu bệnh để chẩn đoán dưới kính hiển vi và xác định rõ bệnh lý thì mẫu kết quả nội soi dạ dày sẽ mất khoảng 5 – 7 ngày.
Đối với bệnh nhân có kết quả dương tính HP thì thường sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phác đồ điều trị đau dạ dày Hp sớm nhất có thể để loại bỏ tác nhân nguy hiểm. Đồng thời đưa ra lích hẹn tái khám qua điện thoại hoặc email.
Làm nội soi dạ dày mất bao lâu?
Trên thực tế thì quá trình thực hiện nội soi dạ dày tá tràng hay thực quản không hoàn toàn giống nhau, mỗi loại nội soi đều có những thủ thuật riêng.
Thông thường thì từ lúc xét nghiệm, làm sạch ruột cho đến khi hoàn thành thủ thuật theo đúng với quy trình kỹ thuật nội soi thì thời gian sẽ dao động từ 3 – 4 tiếng.
Còn đối với trường hợp bệnh nhân sử dụng phương pháp nội soi dạ dày gây mê, thì thời gian thực hiện chỉ tốn khoảng 15 phút, và sau 3 – 5 phút là bệnh nhân có thể tỉnh lại. Tuy nhiên khoảng 1 tiếng sau thì thuốc gây mê mới hết tác dụng thì bệnh nhân có thể cảm thấy choáng váng.
Tóm lại, đối với những trường hợp được chỉ định nội soi thì nên dành thời gian tối thiểu là một buổi sáng hoặc một buổi chiều để đảm bảo đúng quy trình và nội soi hiệu quả nhất.
Nội soi dạ dày có đau không, bị lây bệnh không? Có nên làm không?
Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là phương pháp chẩn đoán và điều trị nhẹ nhàng, có khả năng đưa ra được kết quả chính xác hơn so với một số thủ thuật khác như siêu âm hay chụp X-quang. Nhưng để có được câu trả lời chính xác thì bạn đừng bỏ lỡ nội dung sau.
Nội soi dạ dày không gây đau đớn nhiều, tùy vào từng phương pháp
Trên thực tế thì thủ thuật nội soi không gây ra các cảm giác đau đớn cho bệnh nhân nhưng thay vào đó lại là cảm giác khó chịu và buồn nôn. Bởi vì bác sĩ sẽ sử dụng ống mềm, dẻo và linh hoạt đi vào bên trong khoang miệng để đi xuống đường tiêu hóa.
Chính vì vậy, người bệnh nếu không gây tê sẽ có cảm giác khá khó chịu, giống như bị móc cổ họng và dễ bị rát họng sau khi nội soi xong. Nếu quá trình nội soi diễn ra lâu hơn thì còn có thể khiến bệnh nhân mắc phải chứng tâm lý sợ nội soi.
Ngược lại, đối với phương pháp gây mê thì khác, nó dễ chịu và không gây cảm giác khó chịu vì vậy nó còn có tên gọi khác là nội soi không đau.
Tuy nhiên, để được thực hiện thủ thuật nội soi gây mê thì bệnh nhân cần phải trải qua nhiều loại xét nghiệm để bác sĩ đưa ra chỉ định phương pháp nội soi phù hợp nhất. Ngoài ra, tác hại của nội soi dạ dày theo phương pháp này, là sau khi thuốc hết tác dụng bệnh nhân sẽ có thể bị choáng váng, hơi đau họng.
Cuối cùng, nội soi qua đường mũi thì không gây cảm giác khó chịu trong quá trình thực hiện nhưng sau khi hoàn tất có thể sẽ bị chảy nước hoặc máu mũi, tùy vào từng cơ địa mỗi bệnh nhân.
Phương pháp này rất hiếm bị lây bệnh
Với sự tiến bộ của Y khoa ngày nay thì việc nguy cơ lây nhiễm chéo qua các thiết bị, dụng cụ nội soi dạ dày cũng hạn chế hơn và tỷ lệ rất thấp.
Theo liệu báo cáo ghi nhận về khả năng lây qua trung gian của máy nội soi chỉ có hơn 50 loại vi sinh vật gây bệnh, trong đó bao gồm cả chủng vi khuẩn HP – tác nhân gây bệnh về đường tiêu hóa.
Hằng năm, vẫn có những ca ghi nhận về việc bệnh nhân bị lây nhiễm do sơ suất từ phía cơ sở y tế tại nơi khám bệnh chưa đảm bảo, thiếu chuyên môn. Và việc tiến triển của bệnh qua đường lây nhiễm này lại diễn ra chậm, nên người bệnh chủ quan, không có cách phòng tránh hiệu quả.
Chính vì vậy, việc nội soi dạ dày có hại hay không còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân thực hiện thủ thuật ở đâu, tại đó có đảm bảo được chất lượng và sự uy tín không. Tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến bệnh viện lớn, có cơ sở vật chất hiện đại và uy tín để khám chữa bệnh.
Có nên làm nội soi dạ dày tá tràng nếu được chỉ định của bác sĩ
Sau những nội dung chia sẻ ở trên thì bạn cũng đã hiểu được rằng, đây là một trong những phương pháp chẩn đoán và điều trị được áp dụng rộng rãi nhờ vào tính chính xác.
Đặc biệt cũng chỉ khi thật sự cần thiết bác sĩ mới đưa ra chỉ định nội soi. Chính vì vậy, thì bệnh nhân nên tuân thủ và thực hiện theo những lời khuyên đó. Như vậy quá trình xác định nguyên nhân, bệnh lý, phác đồ điều trị mới phù hợp và tốt cho sức khỏe của mình nhất.
Vậy nội soi dạ dày nhiều có tốt không?
Với những thông tin chia sẻ ở trên thì bạn cũng thấy rằng, việc thực hiện nội soi là vô cùng cần thiết với người bệnh trong việc xác định cũng như điều trị bệnh lý.
Tuy nhiên, khi không được chỉ định thì bệnh nhân không nên tiến hành, vì có thể gây ra những biến chứng không mong muốn như rách thực quản, xước/ thủng dạ dày, đau họng. Còn với bệnh nhân nội soi gây mê có thể bị dị ứng thuốc, tụt huyết áp, suy giảm hô hấp…
Chưa kể đến, chi phí thực hiện nội soi dạ dày mỗi lần cũng khá tốn kém, nên bệnh nhân chỉ thực hiện khi được bác sĩ chỉ định.
Bao lâu nội soi dạ dày một lần? Trên thực tế thì khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày liên tiếp sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và chỉ định bác sĩ, cụ thể như sau:
- Bị đau dạ dày mãn tính nội soi 3 năm một lần;
- Bị xuất huyết dạ dày nội soi vài lần trong ngày đến khi hết tình trạng chảy máu.;
- Barrett thực quản dạ dày nội soi 1 năm 1 lần;
- Người có dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng nội soi 3 – 6 tháng 1 lần.
Khám và làm nội soi dạ dày bao nhiêu tiền?
Bên cạnh những thắc mắc trên thì vẫn còn nhiều bệnh nhân chưa nắm được nội soi dạ dày hết bao nhiêu tiền, nên đôi khi việc chuẩn bị chi phí còn gặp nhiều khó khăn.
Mỗi bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh đều có giá tiền nội soi dạ dày theo quy định khác nhau. Đặc biệt chi phí này còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Phương pháp nội soi, các thiết bị thực hiện, trình độ của đội ngũ y bác sĩ và chất lượng phục vụ.
Mức dao động của chi phí nội soi dạ dày giữa các loại cũng không đáng kể, cụ thể sẽ được phân chia theo hai nhóm chính như sau:
Bảng giá nội soi dạ dày không gây mê theo chi phí tham khảo:
- Nội soi bình thường: 200.000đ/ lần – 300.000đ/ lần;
- Nội soi kèm sinh thiết tìm yếu tố nguy cơ ung thư: 700.000đ/ lần – 800.000đ/ lần;
- Nội soi không test tìm vi khuẩn HP, không sinh thiết: 600.000đ/ lần – 700.000đ/ lần;
- Nội soi qua đường mũi không test HP, không sinh thiết: 900.000đ/ lần.
Bảng giá nội soi dạ dày gây mê:
- Nội soi có gây mê: 1.000.000đ/ lần – 1.200.000đ/ lần;
- Nội soi có gây mê không test HP, không sinh thiết: 700.000đ/ lần – 1.300.000đ/ lần;
- Nội soi có mê kèm lấy tế bào tiến hành sinh thiết: 1.400.000đ/ lần;
- Nội soi có gây mê, không sinh thiết, có test khuẩn HP: 1.400.000đ/ lần;
- Nội soi qua đường mũi có test HP, không sinh thiết: 1.000.000đ/ lần.
Nội soi dạ dày ở đâu?
Như đã chia sẻ ở trên thì việc nội soi dạ dày có thể gặp phải một số biến chứng không mong muốn như xước/ thủng niêm mạc dạ dày, chảy máu, rách hậu môn… Trong đó, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, bao gồm cả trang thiết bị và trình độ nội soi của từng bác sĩ khác nhau.
Vậy nên, để có thể tham gia tiến hành nội soi được đảm bảo chất lượng, an toàn và có kết quả chính xác nhất thì bệnh nhân nên tìm đến nơi uy tín. Một số bệnh viện, cơ sở khám nội soi như:
- Trung tâm Nội soi tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai
- Phòng khám Đa khoa Vietlife
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn
- Trung tâm Nội soi tiêu hóa – Bệnh viện E Đa khoa Trung ương
- Phòng khám Đa khoa Hoàng Long
Lưu ý khi t
hực hiện nội soi
Để tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm nội soi dạ dày thì người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh lý, loại thuốc đã và đang sử dụng để bác sĩ xác định được việc nên đưa ra chỉ định nội soi hay không.
- Trong quá trình thực hiện thủ thuật cố gắng không giãy giụa, nên hợp tác với bác sĩ để kết quả nội soi chính xác và không gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
- Nên tìm đến các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh uy tín để tiến hành nội soi để tránh những nguy hại không đáng.
- Dù tỷ lệ thấp nhưng nội soi cũng có thể gây ra các biến chứng như: Xuất huyết, nhiễm trùng, rách/ thủng đường ruột, hít sặc dịch dạ dày hoặc thức ăn vào phổi,…
Ngoài ra, sau khi thực hiện thủ thuật bệnh nhân cần nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe. Nếu cơ thể có dấu hiệu tác dụng phụ như sốt, đau tức bụng và ngực, khó thở, đau rát họng nhiều, đại tiện phân đen (nguy hiểm nhất)… thì cần liên lạc với bác sĩ và đến bệnh viện kiểm tra lại sức khỏe.
Như vậy, bạn cũng có thể thấy rằng việc nội soi dạ dày vừa cần thiết với người bệnh nhưng đôi khi lại mang đến những tác hại vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy cố gắng phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe bản thân thật tốt!
Xem thêm: Top 10+ loại thuốc chữa đau dạ dày tốt nhất, nhiều người tin dùng
Xem thêm: [THỰC HƯ] Hiệu quả chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng thuốc nam KHÔNG KHÁNG SINH, KHÔNG PHẪU THUẬT
Tin mới nhất
- Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay: Nguyên nhân và cách điều trị
- Viêm xoang sàng có mủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị kịp thời
- Vi khuẩn HP có diệt được không? Điều trị Hp bao lâu thì khỏi?
- Dẫn lưu Kehr sau mổ lấy sỏi đường mật: Những điều cần lưu ý
- Đau thượng vị lan ra sau lưng: Nguyên nhân và cách xử lý
- TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh lý giải cơ chế hình thành viêm nhiễm HP dạ dày và cách điều trị tận gốc dưới góc nhìn Đông y
- Tác dụng của nấm lim xanh Tiên Phước với sức khỏe con người
- Cây xạ đen Hà Nội mua ở đâu? Cách phân biệt cây xạ đen thật và giả
- Huyết trắng có mủ điều trị như thế nào?
- Tiểu đường ở nam giới: Đâu là triệu chứng và cách điều trị phù hợp?