Top 11 thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiện nay rất đa dạng về mẫu mã cũng như thành phần. Ở mỗi loại thuốc sẽ có ưu điểm và hạn chế khác nhau. Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên sử dụng loại thuốc nào tốt nhất, phòng ngừa bệnh tái phát là vấn đề được rất nhiều quan tâm.

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiện nay rất đa dạng về mẫu mã cũng như thành phần

Top 11 thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất

Đa số các trường hợp mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh lý về đường tiêu hóa đều tìm đến các loại thuốc Tây để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều giống nhau, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ triệu chứng bệnh lý, thể trạng cũng như khả năng đáp ứng, từ đó sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp nhất giúp khắc phục chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị như:

  • Thuốc chế chế bơm proton: Lansoprazol, Omeprazol, Esomeprazol, Pantoprazol,…
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Metoclopramid, Domperidon, Sulpirid,…
  • Thuốc tạo màng ngăn dạ dày và thực quản: Alginate, Domitazol,…có khả năng tạo lớp ngăn axit dạ dày trào lên thực quản.
  • Thuốc tăng trương lực cơ thắt thực quản: Metoclopramide, Cisapride,…

Dưới đây là thông chi cụ thể của các loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản:

1. Axit Alginic

Axit Alginic là thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày được áp dụng phổ biến. Thuốc khi được dung nạp vào cơ thể người bệnh sẽ hoạt động theo cơ thể tạo ra lớp màng ngăn thực quản và dạ dày bằng lớp gel được tạo ra từ axit alginic. Từ đó, thuốc giúp trung hòa lượng axit dạ dày, đồng thời bảo vệ niêm mạc thực quản không bị bào mòn.

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng

  • Thuốc trị trào ngược dạ dày Axit Alginic được điều chế dưới dạng viên nén. Với các thuốc dạng viên chứa Axit Alginic 200mg, Magnesium trisilicate 40mg, Nhôm hydroxide 80gr và Sodium bicarbonate 70mg, người bệnh uống 4 lần/ ngày, mỗi lần uống từ 1 – 2 viên.
  • Uống thuốc sau mỗi bữa ăn, nên uống thuốc cùng với 2 ly nước lọc hay nước trái cây.

Chống chỉ định

Thuốc trị trào ngược dạ dày Axit Alginic không sử dụng cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
  • Trường hợp có tiền sử mắc bệnh viêm ruột thừa, Alzheimer, tiêu chảy, tắc nghẽn dạ dày, thông ruột hồi hoặc mắc các vấn đề về gan, thận,…

Tác dụng phụ

Đa số các trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản sau khi sử dụng thuốc Axit Alginic sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Ngứa, khó thở
  • Đau đầu
  • Rối loạn tiêu hóa nhẹ
  • Phát sinh các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, phát ban,…
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Buồn nôn và nôn
  • Phản xạ chậm, cơ yếu
Axit Alginic là thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày được áp dụng phổ biến

Khi nhận thấy các biểu hiện trên sau khi sử dụng thuốc Axit Alginic, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để được theo dõi tình trạng bệnh lý và cân nhắc thay thế các loại thuốc phù hợp.

2. Metoclopramide

Thuốc Metoclopramide thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý về dạ dày, đường ruột như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc được sử dụng điều trị trong thời gian từ 2 – 12 tuần để khắc phục triệt để các triệu chứng ợ nóng, ợ chua kéo dài dai dẳng.

Metoclopramide hoạt động theo cơ thể tăng nhu động hang vị dạ dày, tá tràng, hỗng tràng, đồng thời cải thiện độ giãn phần trên của dạ dày. Nhờ đó, dạ dày sẽ hoạt động tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Liều dùng và cách dùng

  • Người bệnh dùng khoảng 10 – 15mg thuốc Metoclopramide chia làm 4 phần, mỗi ngày uống 4 lần. Uống thuốc trước bữa ăn và trước khi ngủ ít nhất 30 phút.
  • Lưu ý, liệu trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày với thuốc Metoclopramide trong vòng 4 – 8 tuần, tránh sử dụng trong thời gian dài hơn vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Trường hợp thuốc không đáp ứng tốt hoặc không có tác dụng điều trị, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được thay thế các loại thuốc khác phù hợp.

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản Metoclopramide có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như:

  • Gây khó chịu, buồn nôn
  • Tim đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi
  • Tạo ra ảo giác 
  • Không thể kiểm soát các cử động cơ bắp trên mặt
  • Sưng phù, khó thở

Chống chỉ định

  • Thuốc Metoclopramide chống chỉ định với các đối tượng có tiền sử bị động kinh, thủng dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết và những người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần có trong thuốc.

3. Omeprazol

Omeprazol là một trong các loại thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) được dùng nhiều trong điều trị các bệnh lý liên quan đến thực quản và dạ dày, bao gồm bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Omeprazol có tác dụng làm giảm tiết axit dạ dày, khắc phục các triệu chứng như ho, ợ nóng, đau khi nuốt, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

Ngoài ra, thuốc trị trào ngược dạ dày Omeprazol còn hỗ trợ làm lành tổn thương ở dạ dày, thực quản do axit gây ra, phòng ngừa biến chứng ung thư.

Omeprazol là một trong các loại thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) được dùng nhiều trong điều trị các bệnh lý liên quan đến thực quản và dạ dày

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng

  • Liều dùng khởi đầu: Uống khoảng 20mg Omeprazol/ lần/ ngày. Dùng thuốc trước bữa ăn và liệu trình điều trị với Omeprazol chỉ kéo dài trong vòng 4 – 8 tuần. Trường hợp, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có mức độ nặng, bác sĩ có thể cân nhắc tăng liều dùng lên 4mg.
  • Liều dùng duy trì: Trường hợp điều trị lâu dài, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh dùng với liều 10 – 20mg mỗi ngày.

Tác dụng phụ

Khi dùng thuốc Omeprazol chữa trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Phát ban đỏ
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Lượng magie trong máu bị giảm gây ra chứng đau cơ, buồn nôn, yếu cơ, ho, tăng nhịp tim, chóng mặt,…
  • Sốt
  • Phát sinh một số triệu chứng cảm lạnh như đau họng, nghẹt mũi

4. Domperidon

Domperidon là một trong các loại thuốc có tác dụng tăng cường chuyển động co thắt dạ dày và đường ruột. Khi được dung nạp vào cơ thể, thuốc sẽ hoạt động nhờ vào cơ chế kháng dopamin, tác động đến thụ thể dopamin ở não, nhờ đó kích thích nhu động ruột, tăng cường hoạt động co bóp cơ thắt tâm bị và giảm các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Liều dùng và cách dùng thuốc Domperidon

  • Trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản sử dụng thuốc Domperidon điều trị có thể tham khảo liều dùng: Uống 10 – 20mg/ ngày, mỗi ngày uống 3 lần sau khi bữa ăn.

Tác dụng phụ

  • Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản Domperidon có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
  • Đau đầu
  • Ngứa da, nổi mẩn đỏ
  • Gây khô miệng
  • Táo bón, tiêu chảy
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Cơ thể mệt mỏi,…

Tuy nhiên, các biểu hiện này có thể xuất hiện ở một số trường hợp nên người bệnh không nên quá lo lắng. Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ hơn và xử lý hiệu quả các tác dụng phụ của thuốc.

Chống chỉ định

  • Thuốc Domperidon điều trị trào ngược dạ dày thực quản không sử dụng cho người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Đối tượng đang mắc bệnh tắc ruột, có ổ viêm loét trong dạ dày hoặc có tiền sử mắc các vấn đề về gan không sử dụng thuốc Domperidon.

5. Gastropulgite, Maalox

Hai loại thuốc này đều thuộc nhóm thuốc Antacid, thuốc có tính bazơ nên có khả năng trung hòa axit hiệu quả, từ đó hỗ trợ làm lành các tổn thương ở dạ dày và thực quản. Thuốc Gastropulgite được điều chế dưới dạng bột gói, trong khi Maalox bào chế dưới dạng viên nén.

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng

  • Maalox: Bạn nhai từ 1 – 2 viên sau mỗi bữa ăn hoặc khi cơn đau bùng phát. Liều dùng tối đa 6 lần/ ngày, tuyệt đối không dùng quá 12 viên trong một ngày.
  • Gastropulgite: Mỗi ngày uống từ 2 – 4 gói thuốc. Bạn pha bột thuốc với nửa cốc nước lọc và uống.
Hai loại thuốc này đều thuộc nhóm thuốc Antacid, thuốc có tính bazơ nên có khả năng trung hòa axit hiệu quả, từ đó hỗ trợ làm lành các tổn thương ở dạ dày và thực quản

Tác dụng phụ

  • Buồn nôn và nôn
  • Táo bón
  • Đau bụng
  • Thiếu hụt phosphate
  • Gây ra tình trạng dị ứng (sưng môi, phù mặt, lưỡi, họng, phát ban, khó thở, đau ngực)

Chống chỉ định

  • Không sử dụng thuốc cho người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
  • Chống chỉ định với người bị suy thận vì trong Maalox chứa thành phần agnesi
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không dùng Maalox và Gastropulgite vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi

6. Prilosec OTC

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản Prilosec OTC thuộc nhóm ức chế bơm proton. Thuốc khi nạp vào cơ thể sẽ hoạt động theo cơ chế ngăn chặn, ức chế enzyme cho phép acid bơm từ proton đến các tế bào ở thành dạ dày.

Prilosec OTC có thành phần chính: Esomeprazole (Nexium), Prilosec, Dexlansoprazole (Dexilant).

Thuốc Prilosec OTC được khuyến khích sử dụng để khắc phục các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và khó chịu tạm thời. Trường hợp hoạt động tiết axit dạ dày quá nhiều sẽ thể ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản, gây viêm loét dạ dày hoặc thành ruột.

Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản Prilosec OTC phát huy hiệu quả tối đa từ 30 phút đến 3.5 giờ từ lúc sử dụng.

Bên cạnh điều trị các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thuốc Prilosec OTC còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm dạ dày, viêm loét tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison ở người trưởng thành.

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng

  • Thuốc Prilosec OTC dùng khoảng 20mg/ lần/ ngày, liệu trình điều trị kéo dài từ 4 – 8 tuần.
  • Trước khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất.

Chống chỉ định

  • Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản Prilosec OTC không sử dụng cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc như: Esomeprazole (Nexium), Prilosec, Dexlansoprazole (Dexilant).

Giá bán tham khảo

  • Thuốc Prilosec OTC có giá bán tham khảo khoảng 400.000 đồng – 520.000 đồng/ hộp.

7. Thuốc Pepto Bismol

Thuốc Pepto Bismol trị trào ngược dạ dày thực quản được sản xuất tại Mỹ, có tác dụng điều trị các triệu chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương, đồng thời ngăn cản sản sinh thêm dịch vị dạ dày.

Thuốc được các bác sĩ chuyên môn Hoa Kỳ khuyên dùng để cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản giai đoạn cấp tính.

Thuốc Pepto Bismol có các thành phần chính: Magnesium Aluminium, Bismuth Subsalicylate, Benzoic Acid, Methyl Cellulose, Sodium Salicylate,…giúp thúc đẩy quá trình nhu động ruột, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt hơn.

Thuốc được các bác sĩ chuyên môn Hoa Kỳ khuyên dùng để cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản giai đoạn cấp tính

Pepto Bismol còn bảo vệ dạ dày bằng cách tạo ra lớp màng bao bọc dạ dày tránh khỏi sự bào mòn của axit dạ dày. Thuốc phát huy tác dụng nhanh trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chứng khó tiêu,…

Liều dùng và cách dùng

  • Thuốc Pepto Bismol được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống, trước khi uống nên lắc điều chai thuốc.
  • Mỗi lần uống 30ml, số lần uống cách nhau ít nhất 30 phút. Mỗi ngày sử dụng thuốc tối đa 4 lần.
  • Thuốc sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Chống chỉ định

  • Thuốc trị trào ngược dạ dày Pepto Bismol không sử dụng cho người bị dị ứng với các thành phần của thuốc, người bị suy gan, thận.
  • Trước khi sử dụng Pepto Bismol cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ với các trường hợp đang dùng thuốc đông huyết, tiểu đường bị gout.

Giá bán tham khảo

  • Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản Pepto Bismol có giá bán tham khảo khoảng 90.000 đồng/ lọ 236ml và 290.000 đồng/ lọ 473ml.

8. Zantac

Zantac là sản phẩm chuyên điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản. Sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ và được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Zantac có thành phần chính Zantac là Hydroclorid, là một hoạt chất đối kháng lên thụ thể histamin H2.

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày Zantac có hiệu quả trong hoạt động tăng tiết axit, từ đó ngăn chặn chứng trào ngược dạ dày, nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, buồn nôn,…Ngoài ra, thuốc còn có khả năng đào thải lượng pepsin có trong dịch vị dạ dày, cân bằng nồng độ PH trong dạ dày đến 12 giờ.

Thuốc cũng chứa hàm lượng kháng sinh khá mạnh hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của vi khuẩn HP ( Helicobacter).

Hướng dẫn cách dùng và cách dùng

Thuốc trị trào ngược dạ dày Zantac được điều chế dưới dạng viên sủi và viên nén. Người bệnh có thể tham khảo liều dùng như sau:

  • Dạng viên sủi: Mỗi lần uống 1 viên 150mg, ngày uống 2 lần sáng và tối. Lúc uống cho viên sủi vào lý nước, đến khi tan hết là có thể uống.
  • Dạng viên nén: Mỗi lần uống 1 viên 150mg, uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Đối với người bị viêm loét dạ dày uống 300mg/ 1 lần trước khi ngủ với nước lọc.

Chống chỉ định

  • Không sử dụng Zantac cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Chống chỉ định với người bị suy gan, suy thận,…

Giá bán tham khảo

  • Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản Zantac có giá bán tham khảo khoảng 1.000.000 đồng/ hộp 100 viên.

9. Thuốc Gaviscon

Thuốc Gaviscon được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Lý do là thuốc có giá thành thấp, dễ dàng tìm thấy ở các nhà thuốc uy tín nhưng mang lại hiệu quả điều trị cao. Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống và viên nén rất dễ uống.

Khi được dung nạp vào cơ thể, thuốc sẽ hoạt động theo cơ chế tạo ra lớp gel kháng lại axit, có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu nhanh chóng.

Thuốc Gaviscon được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Tuy nhiên, Gaviscon có hạn chế là thuốc chỉ phát huy tác dụng trong vòng 4 giờ sau khi uống. Trường hợp lạm dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

10. Thuốc trị trào ngược dạ dày Yumangel

Thuốc Yumangel hay còn gọi là thuốc chữa Y, được điều chế dưới dạng hỗn dịch uống, có vị nhạt dễ uống. Thuốc Yumangel có tác dụng hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau dạ dày, đắng miệng,…

Các thành phần trong thuốc chữ Y sẽ tạo nên cấu trúc vững chắc khi được dung nạp vào cơ thể. Lúc này sẽ bao phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày một lớp nhầy, từ đó tăng cường khả năng hấp thụ và ngăn chặn tác động tiêu cực của axit dạ dày.

Yumangel được khuyên dùng trước hoặc sau bữa ăn ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng. Mỗi lần uống 1 gói, mỗi ngày uống tối đa 4 gói. Đối với trẻ em liều dùng thấp hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng cụ thể.

11. Lansoprazole

Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản Lansoprazole thuộc nhóm ức chế bơm proton. Được sử dụng trong điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison và các hiện tượng tăng tiết dịch vị quá mức ở dạ dày.

Ngoài ra, Lansoprazole còn được bác sĩ kê đơn trong khắc phục tình trạng bị ợ nóng thường xuyên nhiều hơn 2 lần mỗi tuần.

Lansoprazole là thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống và viên nén. Bạn có thể dùng thuốc vào buổi sáng trước khi ăn. Tránh nghiền nát hoặc nhai thuốc vì có thể làm biến đổi các thành phần trong thuốc, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Trong thời gian sử dụng thuốc Lansoprazole điều trị trào ngược dạ dày có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Tăng nhịp tim
  • Mất tập trung
  • Tăng nhịp tim
  • Co giật
  • Tiêu chảy hoặc táo bón nhẹ
  • Mệt mỏi, cơ mềm nhũn,…
Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản Lansoprazole thuộc nhóm ức chế bơm proton

Liều dùng thuốc Lansoprazole

  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn: Uống 15mg/ lần/ ngày sử dụng liên tục trong vòng 8 tuần.

Trẻ em từ 1 – 11 tuổi: 

  • Có cân nặng dưới 30kg: 15mg/ ngày/ lần
  • Cân nặng trên 30kg: 30mg/ngày/ lần

Giá bán tham khảo

  • Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản Lansoprazole có giá bán tham khảo khoảng 23.000 đồng/ hộp 30 viên.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Chỉ sử dụng thuốc trào ngược dạ dày thực quản khi có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn. Hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc: rabeprazole,  omeprazole hoặc lansoprazole có tác dụng ức chế tiết dịch axit, làm giảm hoạt động bơm proton ở dạ dày.
  • Tuyệt đối tuân thủ liệu trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, căn cứ vào mức độ bệnh lý, thể trạng, khả năng đáp ứng thuốc bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định kết hợp các loại thuốc phù hợp.
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản không tự ý sử dụng các loại thuốc áp lực cơ thắt dưới như: Thuốc chẹn beta, chẹn alpha, theophylline, các dẫn chất nitro, ức chế calci, thuốc an thần, chống parkinson,…khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau không steroid và aspirin vì có thể khiến các triệu chứng viêm thực quản trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là Top 11 thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản được sử dụng phổ biến trong điều trị. Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể. Tránh tự ý dùng thuốc chữa trị vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Nguồn: https://vimed.org/thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-5388.html

Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị ung thư da

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!