Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì? Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp
Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì? Câu hỏi này chắc hẳn khiến nhiều người phải bận tâm. Bởi lẽ, hoa quả là nguồn cung cấp phần lớn vitamin cho cơ thể, nhưng một phần trong số chúng lại không tốt với tình trạng dạ dày bị viêm loét. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về vấn đề này.
Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì?
Trước tiên, để người bị đau dạ dày có được cách sử dụng hoa quả an toàn và đúng cách , cần phải dựa trên hai nguyên tắc sau:
- Có thể ăn bất kỳ loại hoa quả nào không có khả năng kích ứng dạ dày, không đem lại cảm giác nóng rát, khó chịu.
- Cần lưu tâm đến những loại hoa quả có thành phần hỗ trợ quá trình chống viêm, lành sẹo, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm gánh nặng cho dạ dày.
Thanh long tốt cho người đau dạ dày
Thanh long là một loại trái cây nhiệt đới rất phổ biến ở Việt Nam, thường thấy nhất là thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ. Trong quả thanh long chứa hàm lượng lớn vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa rất tốt.
Đặc biệt, dùng loại quả này giúp ngăn ngừa phản ứng viêm tiến triển ở dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi để làm lành các vết loét do viêm.
Trong thanh long chứa nguyên tố sắt với một lượng đáng kể nên có thể coi là lựa chọn phù hợp với những người đau dạ dày, đặc biệt là đau dạ dày gây xuất huyết.
Một số khuyến cáo y tế cho rằng ăn thanh long 3-4 lần trong tuần tốt cho người có vấn đề về trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, lượng nước và chất xơ có hiệu quả trong việc điều hòa hoạt động bài tiết, hạn chế táo bón.
Đu đủ chữa bệnh dạ dày
Đu đủ rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là các loại vitamin A,C,E và beta carotene – thành phần hoạt chất có lợi cho tính bền của thành mạch máu, giảm sưng nề do viêm, ngăn chặn tình trạng loét ăn sâu vào mạch máu, gây xuất huyết dạ dày.
Bên cạnh đó, quả đu đủ chín còn chứa 1 loại enzyme có tên gọi là papain, hỗ trợ quá trình tiêu hóa protein rất hiệu quả. Nhờ đó, đu đủ là lựa chọn tuyệt vời sau những bữa ăn nhiều đạm, nó sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa chứng khó tiêu, táo bón.
Đáng lưu ý, papain giúp tăng cường quá trình hồi phục vết thương, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Thịt quả đu đủ có độ pH ở mức kiềm nên có khả năng cân bằng môi trường acid trong dạ dày, làm dịu trào ngược.
Bơ – giải pháp cho vấn đề “Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì?”
Acid oleic trong quả bơ có tác dụng chống viêm đáng ngạc nhiên. Đây có thể được xem là lựa chọn lý tưởng để giảm các cơn đau do viêm dạ dày gây ra.
Tương tự như những loại quả kể trên, bơ cũng rất giàu các chất chống oxy hóa như vitamin C, E, K, beta caroten, chất béo omega- 3,… ngăn cản các phản ứng oxy hóa – khử tại các vết loét, giảm tổn thương cũng như bảo vệ mạch máu tại niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, bơ còn được sử dụng phổ biến để giảm cân ở người bị đau dạ dày, tốt cho trí nhớ và cả thị giác.
Táo – Đáp án cho câu hỏi “Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì?”
Táo là loại trái cây chứa nguồn polyphenol phong phú, có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Các polyphenol có trong táo giúp ngăn ngừa tổn thương mô. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy: hai hợp chất acid chlorogenic và catechin trong táo có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác dụng gây loét của NSAIDs.
Vỏ táo chứa quercetin – tham gia điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm viêm, không chỉ cải thiện tình viêm loét dạ dày- tá tràng mà còn làm giảm nguy cơ hen suyễn – hai tác dụng phụ thường gặp của NSAIDs.
Ngoài ra, táo còn hỗ trợ tốt hạn chế tổn thương mạch máu do tiểu đường gây ra, từ đó giảm biến chứng chảy máu mãn tính ở đáy ổ loét nếu người bệnh mắc đồng thời bệnh tiểu đường.
Quả lựu
Lựu rất giàu nitrat, do đó, uống nước ép lựu hay ăn phần vỏ hạt cũng đều mang lại hiệu quả giảm đau dạ dày do tăng tiết acid. Bài thuốc bí truyền từ bột vỏ quả lựu phơi khô đã được chứng minh là rất hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.
Nhờ có chứa punicalagin – một chất chống oxy hóa cực mạnh (gấp 3 lần rượu vang đỏ và trà xanh), lựu có đặc tính kháng viêm mạnh. Lựu không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà với cả các khớp xương, góp phần cải thiện trí nhớ, thậm chí ức chế tế bào ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại tràng.
Ngoài ra, lựu còn có vai trò ổn định huyết áp ở người cao huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Nước dừa tươi
Nước dừa tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất điện giải (như kali, calci, magie,…) giúp cải thiện tốt trạng thái tinh thần, đặc biệt là ở những người đang trong giai đoạn loét tiến triển do căng thẳng, stress. Bên cạnh đó, nước dừa cũng có tác dụng bù dịch rất tốt trong trường hợp tiêu chảy, nôn nhiều.
Một lượng lớn enzyme sinh học trong nước dừa, gồm: catalase, peroxidase, dehydrogenase… thúc đẩy sự trao đổi chất, hỗ trợ đường tiêu hóa. Uống nước dừa cũng giúp cung cấp một lượng đáng kể các vitamin nhóm B – loại vitamin dễ bị thiếu khi dạ dày bị viêm loét và giảm khả năng hấp thu.
“Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì”- Chuối sứ
Chuối chứa dopamin, catechin, vitamin C, E… là những chất có tác dụng chống oxy hóa, giảm phản ứng viêm. Là một trong những thực phẩm có tính kiềm, chuối sứ giúp trung hòa lượng acid dư thừa ở người bị đau dạ dày. Hàm lượng sắt dồi dào, bù cho lượng mất đi do chảy máu ở ổ loét dạ dày (đau bao tử nôn ra máu).
Lưu ý: Không sử dụng chuối tiêu cho người bị đau dạ dày.
Đau dạ dày nên kiêng loại hoa quả nào?
Để có câu trả lời hoàn thiện nhất cho câu hỏi “Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì?”, chúng ta cũng cần biết những loại trái cây nên tránh như:
- Hoa quả đặc trưng bởi vị chua (như: dứa, táo xanh, chanh, cam/quýt chua, xoài xanh, cà chua…) làm kích thích chuỗi phản xạ tăng tiết nước bọt, dịch vị dạ dày do tăng co bóp. Bên cạnh đó, chúng cũng chứa nhiều acid hữu cơ, làm tăng các yếu tố nguy cơ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện hình thành ổ loét, gây đau đớn, khó chịu.
- Hoa quả chưa chín – có vị chát (ổi, hồng, hồng xiêm…) với thành phần chứa lượng rất lớn tanin. Tanin trong môi trường acid của dạ dày, dưới sự xúc tác của các enzyme sẽ thủy phân tạo thành đường và các acid, các acid này tác động không tốt lên dạ dày người bị viêm loét. Một phần khác sẽ kết tủa với sắt và protein, làm đầy bụng, khó tiêu.
Những điều người bị đau dạ dày cần lưu ý?
Một số điều bạn cần ghi nhớ để có được cái nhìn khoa học, đúng đắn hơn trong việc lựa chọn hoa quả cho người bị đau dạ dày như sau:
- Phần lớn các loại hoa quả đều chứa các acid hữu cơ với tỷ lệ khác nhau.
- Không thể loại bỏ tất cả các hoa quả có chứa acid ra khỏi chế độ ăn uống, bởi chúng cũng có những tác dụng sinh học rất có lợi, ví dụ như vitamin C – có bản chất là acid hữu cơ, là một chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ chống viêm, lành sẹo rất tốt, mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh…
- Thời điểm dùng hoa quả rất quan trọng. Nó quyết định khả năng hấp thu các dưỡng chất của cơ thể cũng như tác động của hoa quả lên hệ tiêu hóa như thế nào.
Do đó, ở những người bị đau dạ dày cần chú ý:
- Không kiêng hoàn toàn các loại trái cây có chứa acid.
- Chỉ nên hạn chế những hoa quả chứa QUÁ NHIỀU acid, các chất có khả năng phân hủy tạo ra acid, những chất kích thích mạnh mẽ sự tiết dịch vị.
- Sử dụng với lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều, kể cả với những loại được cho là an toàn. Vì khi bạn ăn quá nhiều, tổng lượng acid đưa vào có thể tăng lên đến mức đủ gây ra những cơn đau rát nhất định.
- Không ăn hoa quả lúc bụng đói, đặc biệt là các loại có vị chua, chát (chứa rất nhiều acid).
- Nên hạn chế tráng miệng bằng hoa quả ngay sau khi ăn. Bởi lúc này, hoa quả giữ lại lâu trong dạ dày, nhào trộn và lên men cùng với thức ăn, làm mất các thành phần dinh dưỡng, đồng thời, gây ra hiện tượng ợ chua, đầy hơi, khó tiêu.
- Thời điểm tốt nhất là sau ăn 30 phút – 1 tiếng.
Hi vọng những kiến thức bổ ích mà bài viết trên đây đã cung cấp sẽ giúp bạn có thể trả lời cho câu hỏi “Người đau dạ dày nên ăn hoa quả gì?” một cách đúng đắn, khoa học và phù hợp nhất. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng nên chủ động đi thăm khám và điều trị triệt để bệnh lý dạ dày bằng các phương pháp chữa trị phù hợp.
Xem thêm: Hướng dẫn chữa viêm amidan bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả
Tin mới nhất
- Bệnh tiểu đường tuýp 2: Những điểm quan trọng cần lưu tâm
- Xét nghiệm thời gian thromboplastin từng phần
- Mua bán nấm lim xanh rừng giá bao nhiêu ở Thái Nguyên và công dụng
- Đau họng mạn tính
- Viêm cuống dạ dày: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
- Tác dụng phụ của lá xạ đen. Cách dùng lá xạ đen tránh tác dụng phụ
- Mẹ bầu ăn lá lốt được không, có an toàn không?
- Các thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu tốt nhất
- Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục như thế nào?
- Top 10 câu hỏi về bệnh thiếu máu