Tiểu buốt và đau lưng: Nguyên nhân do đâu và cảnh báo bệnh gì?
Gần đây bạn thường xuyên bị đi tiểu buốt và đau lưng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể bạn mệt mỏi, suy nhược. Bạn nghi ngờ đây là dấu hiệu của bệnh thận hoặc một bệnh lý nào đó có liên quan? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc và cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích.
Tiểu buốt và đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì?
Dấu hiệu của tiểu buốt và đau lưng là mỗi khi đi tiểu bạn sẽ cảm thấy rát, nóng buốt ở đường niệu đạo (ống dẫn nước tiểu) kèm theo đó là những cơn đau lưng khi nhẹ khi nặng. Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, thận, bàng quang…
Các bệnh lý gây ra chứng tiểu buốt kèm đau lưng gồm:
Viêm đường tiết niệu
Đường tiết niệu bị viêm nguyên nhân phần lớn là do khuẩn E Coli gây ra. Chúng thường có trong ruột và làm tổn thương lớp niêm mạc tại đây. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh này là nước tiểu có mùi hôi, màu sắc bất thường, tiểu buốt, tiểu rắt…
Đau lưng tiểu buốt do sỏi tiết niệu
Những thói quen sinh hoạt không tốt sẽ dẫn tới việc hình thành sỏi trong đường tiết niệu. Sỏi niệu đạo gây ra các cơn đau dữ dội vùng thắt lưng, hông, bẹn… rất nguy hiểm. Ngoài ra chúng còn kéo theo tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt… Ở một số người có thể gây ra tình trạng buồn nôn, sốt cao…
Viêm tuyến tiền liệt
Đây là bệnh lý phổ biến ở nam giới và có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của phái mạnh. Vi khuẩn tấn công tuyến tiền liệt gây ra tổn thương, sưng tấy và kéo theo những cơn đau nhức lưng, tiểu buốt khó chịu.
Viêm bàng quang
Bàng quang bị viêm nhiễm gây ra tình trạng đau bụng dưới, tiểu buốt tiểu rắt và những cơn đau lưng âm ỉ. Bệnh nhân buồn đi tiểu nhiều lần, đau trong lúc đi tiểu và sau đó. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm thận, nguy hiểm tới sức khỏe.
Viêm âm đạo ở phụ nữ
Theo các nghiên cứu y khoa thống kê có tới 60% chị em trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh viêm âm đạo, hơn 65% trường hợp bị tái phát, 30% biến chứng sang các bệnh phụ khoa khác và 20% mất khả năng làm mẹ.
Triệu chứng này ở nữ giới là những dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm âm đạo. Biểu hiện thường thấy của bệnh này là âm đạo tiết ra dịch có màu và mùi lạ kèm theo đau rát khi quan hệ. Khi tình trạng viêm nhiễm nặng, người bệnh có cảm giác đau lưng, đau tức bụng dưới, tiểu buốt, muốn đi tiểu nhiều lần.
Bệnh thận yếu
Thận đóng vai trò lọc máu và đào thải cặn bã ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu. Khi chức năng thận suy yếu sẽ gây tiểu buốt và đau lưng, thường xuyên đi tiểu. Bệnh thận yếu cần được chữa trị sớm để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Viêm mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn là một bộ phận gần tinh hoàn. Mào tinh hoàn bị đau sưng là khi bộ phận này có vấn đề. Một số người nhiễm bệnh cũng có triệu chứng tiểu buốt ra máu, tiểu buốt và đau lưng vì vậy không thể loại trừ bệnh viêm mào tinh hoàn khi có dấu hiệu này.
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là một bệnh không hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Đau lưng kèm tiểu buốt là những dấu nhận biết của căn bệnh này. Ung thư là bệnh rất nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài những bệnh cơ bản kể trên thì đau lưng và tiểu buốt còn có thể do các bệnh như:
- Ung thư buồng trứng, tử cung ở nữ giới
- Viêm bể thận
- Sa tử cung
- Ung thư xương chậu
Nguyên nhân gây tiểu buốt và đau lưng
Ngoài nguyên nhân do bệnh lý, bệnh tiểu buốt kèm đau lưng cũng có thể xảy ra do một vài lý do thường thấy như:
- Do sử dụng thuốc kháng sinh: Uống thuốc kháng sinh dài ngày cũng có thể khiến bệnh nhân tiểu buốt và đau lưng. Khi ngưng sử dụng thuốc tình trạng này sẽ chấm dứt
- Do quan hệ tình dục không đúng cách: Quan hệ tình dục thô bạo, sai tư tế cũng có thể khiến cả nam và nữ giới đau lưng, tổn thương đường tiết niệu và bàng quang gây tiểu buốt.
- Không giữ gìn vệ sinh: Các bộ phận sinh dục cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để tránh viêm nhiễm
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ thì phần bàng quang sẽ nằm sát tử cung. Sự phát triển của thai nhi chèn ép lên các bộ phận trong cơ thể người mẹ gây ra tiểu buốt và đau lưng trong giai đoạn nhất thời.
- Mẫn cảm với thành phần hóa chất: Các chất có trong xà phòng, dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể gây dị ứng với các làn da nhạy cảm gây ra sự khó chịu khi bài tiết.
Tiểu buốt và đau lưng nguy hiểm như thế nào?
Khi xuất hiện dấu hiệu tiểu buốt kèm đau lưng kéo dài không giảm bạn nên sớm tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám tìm ra bệnh. Tuyệt đối không nên chủ quan vì một số bệnh không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu mà còn sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
- Ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan bài tiết và thận
- Tổn thương âm đạo ảnh hưởng đến sinh sản
- Phụ nữ mang thai bị tiểu buốt, đau lưng có thể gây sảy thai, sinh non.
- Khiến người bệnh suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ.
Tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh tiểu buốt và đau lưng
Tùy theo cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi người, các phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh đau lưng và tiểu buốt được áp dụng nhiều nhất.
Điều trị bệnh đau lưng và tiểu buốt bằng Tây y
Điều trị bệnh tiểu buốt có mủ, tiểu buốt ra máu theo phương pháp Tây y có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả rõ rệt.
- Tiểu buốt do nhiễm trùng: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để điều trị. Tùy vào tình trạng bệnh mà pháp đồ điều trị sẽ thay đổi.
- Tiểu buốt, đau lưng do sỏi: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch làm tan sỏi.
- Đau lưng và tiểu buốt do quan hệ tình dục: Trước hết bệnh nhân cần kiêng quan hệ tình dục trong khoảng thời gian điều trị. Sau đó bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc đặc trị.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được bổ sung thêm một vài loại thuốc chống viêm, giảm đau hoặc thuốc chẹn alpha trong điều trị bệnh.
Đối với những nguyên nhân gây bệnh khác, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được chẩn đoán, xét nghiệm cụ thể. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh hợp lý.
Điều trị bệnh bằng Đông y
Đông y thường có phương pháp trị bệnh từ tận gốc rễ vì vậy sẽ sử dụng các bài thuốc giúp tiêu viêm, thanh lọc cơ thể… Sau đây là một số bài thuốc Đông y để người bệnh có thể tham khảo:
Bài thuốc số 1
- Nguyên liệu: Ích trí nhân 15g, tang phiêu tiêu, hoài sơn 30g mỗi loại
- Cách thực hiện: Sắc các loại thuốc với 500ml nước. Sau đó chắt nước thuốc ra bát, chia thành 2 phần uống ngày 2 lần vào sáng và tối sau khi ăn.
Bài thuốc số 2
- Nguyên liệu: Huyền sâm, đinh lăng, cẩu tích, rễ cỏ tranh và kim tiền thảo 16g mỗi vị, thục địa 20g, thủy long 30g
- Cách thực hiện: Sắc cùng 400ml nước , đun thuốc tới khi còn tầm 150ml là được. Mỗi ngày sắc 1 thang và uống trong ngày.
Bài thuốc số 3
- Nguyên liệu: Mã đề, kim ngân, thương nhĩ, thổ linh 20g mỗi loại
- Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc cùng 500ml nước. Đun sôi đến khi cạn còn 200ml. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Hiện tại có rất nhiều các cơ sở khám chữa bệnh đông y, người bị đau lưng và tiểu buốt nên tìm đến các phòng khám uy tín, được nhà nước cấp phép. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về uống sẽ khiến bệnh tiểu buốt và đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn.
Điều trị bệnh tiểu buốt và đau lưng theo phương pháp dân gian
Có một số phương pháp dân gian tương đối lành tính được cha ông ta để lại giúp hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt kèm đau lưng. Chẳng hạn như:
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi có tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc giúp điều trị tiểu buốt. Các hoạt chất trong rau cũng giúp điều trị bệnh đau lưng.
- Nguyên liệu: Rau mồng tơi : 150g
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá rau mồng tơi, sau đó giã để chắt lấy nước uống. Kiên trì uống trong nhiều ngày sẽ giúp giảm tiểu buốt, đau lưng.
Râu ngô
Râu ngô có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, giảm đau lưng.
- Nguyên liệu: Râu ngô : 100g
- Cách thực hiện: Râu ngô và đun với 100ml nước trong 15 phú
t. Chắt lấy nước uống 2 lần trong ngày vào sáng và tối, mỗi lần 30ml. Uống liên tục sau 1 tuần sẽ thấy có tác dụng giảm tiểu buốt và đau lưng.
Các mẹo dân gian chỉ là phương pháp tạm thời, hỗ trợ điều trị nhưng không thể thay thế thuốc. Vì vậy khi mắc bệnh, người bệnh nên nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên ngành.
Lưu ý khi điều trị bệnh tiểu buốt kèm đau lưng
Điều trị bệnh là một quá trình lâu dài, vì vậy ngoài các đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:
- Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 lít/ ngày để cơ thể đào thải vi khuẩn.
- Mặc đồ lót chất cotton thấm hút mồ hôi, thông thoáng để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau khi đi vệ sinh và quan hệ.
- Tuyệt đối không được nhịn tiểu sẽ gây ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Phụ nữ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ trong kỳ nguyệt san. Luôn vệ sinh từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn.
- Xây dựng thực đơn ăn uống giàu dinh dưỡng, khoa học. Hạn chế ăn các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: Đồ cay, nóng, chiên xào…
- Nâng cao sức khỏe bằng việc rèn luyện thể thao như: Chạy bộ, yoga, bơi lội,…
- Bổ sung đề kháng qua vitamin C để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin cần thiết về chứng tiểu buốt và đau lưng. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và sớm điều trị được căn bệnh phiền toái này.
Xem thêm: Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng?
Tin mới nhất
- Viêm phần phụ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
- Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo
- 7 cách làm mặt nạ tinh bột nghệ trị mụn (với mật ong, chanh…)
- Cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất hiện nay
- Top 9 loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối thông dụng nhất
- 7 lưu ý hạn chế tình trạng mụn ẩn dưới da
- Trào ngược dạ dày độ A nặng hay nhẹ và có nguy hiểm?
- Dị ứng Lactose ở trẻ: Cách nhận biết và khắc phục hiệu quả
- Xét nghiệm CRP
- Môi bị sưng một cục: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn