Tiểu buốt
Tiểu buốt gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh khi đi tiểu. Xác định rõ nguyên nhân gây tiểu buốt để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Tiểu buốt gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh khi đi tiểu. Xác định rõ nguyên nhân gây tiểu buốt để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Vậy nguyên nhân gây tiểu buốt là gì và làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Vậy nguyên nhân gây tiểu buốt là gì và làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu chung
Tiểu buốt là bệnh gì?
Tiểu buốt (khó tiểu) là triệu chứng đau đớn, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu. Cơn đau này có thể bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo hoặc vùng đáy chậu. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu bên ngoài cơ thể. Ở nam giới, khu vực giữa bìu và hậu môn được gọi là đáy chậu. Ở phụ nữ, đáy chậu là khu vực giữa hậu môn và phần mở đầu của âm đạo.
Tiểu buốt là bệnh gì?
Tiểu buốt (khó tiểu) là triệu chứng đau đớn, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu. Cơn đau này có thể bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo hoặc vùng đáy chậu. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu bên ngoài cơ thể. Ở nam giới, khu vực giữa bìu và hậu môn được gọi là đáy chậu. Ở phụ nữ, đáy chậu là khu vực giữa hậu môn và phần mở đầu của âm đạo.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tiểu buốt là gì?
Dựa vào nguyên nhân gây tiểu buốt, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng khác ngoài đau khi đi tiểu. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu thấp (viêm bàng quang). Đi tiểu thường xuyên, có sự thôi thúc đi tiểu mãnh liệt, mất kiểm soát bàng quang, đau ở phần phía trước bụng dưới (gần bàng quang), nước tiểu đục có mùi nồng hoặc thậm chí có máu.
- Nhiễm trùng đường tiểu trên (viêm bể thận). Đau ở phần lưng trên, sốt cao kèm theo ớn lạnh, buồn nôn và nôn, nước tiểu đục, đi tiểu thường xuyên, có sự thôi thúc đi tiểu mãnh liệt.
- Viêm niệu đạo. Có chất dịch từ niệu đạo, mẩn đỏ xung quanh phần đầu của niệu đạo, đi tiểu thường xuyên, tiết dịch âm đạo. Người có quan hệ tình dục với người bị mắc bệnh viêm niệu đạo thường sẽ không có triệu chứng.
- Viêm âm đạo. Đau, nhức hoặc ngứa ở âm đạo, âm đạo thay đổi bất thường hoặc có mùi hôi tiết ra từ âm đạo, đau hoặc khó chịu khi giao hợp tình dục.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Những dấu hiệu và triệu chứng của tiểu buốt là gì?
Dựa vào nguyên nhân gây tiểu buốt, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng khác ngoài đau khi đi tiểu. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu thấp (viêm bàng quang). Đi tiểu thường xuyên, có sự thôi thúc đi tiểu mãnh liệt, mất kiểm soát bàng quang, đau ở phần phía trước bụng dưới (gần bàng quang), nước tiểu đục có mùi nồng hoặc thậm chí có máu.
- Nhiễm trùng đường tiểu trên (viêm bể thận). Đau ở phần lưng trên, sốt cao kèm theo ớn lạnh, buồn nôn và nôn, nước tiểu đục, đi tiểu thường xuyên, có sự thôi thúc đi tiểu mãnh liệt.
- Viêm niệu đạo. Có chất dịch từ niệu đạo, mẩn đỏ xung quanh phần đầu của niệu đạo, đi tiểu thường xuyên, tiết dịch âm đạo. Người có quan hệ tình dục với người bị mắc bệnh viêm niệu đạo thường sẽ không có triệu chứng.
- Viêm âm đạo. Đau, nhức hoặc ngứa ở âm đạo, âm đạo thay đổi bất thường hoặc có mùi hôi tiết ra từ âm đạo, đau hoặc khó chịu khi giao hợp tình dục.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra chứng tiểu buốt?
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu buốt. Ở phụ nữ, nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở nam giới, viêm niệu đạo và ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân thường gặp nhất làm bạn bị tiểu buốt.
Các nguyên nhân khác gây ra bệnh tiểu buốt bao gồm:
- Sỏi bàng quang
- Bệnh Chlamydia
- Viêm bàng quang
- Các loại thuốc, chẳng hạn như những người sử dụng thuốc trong điều trị ung thư, có tác dụng phụ gây kích thích bàng quang
- Bệnh Herpes sinh dục
- Không lấy băng vệ sinh khỏi âm đạo
- Vừa trải qua thủ thuật đường tiết niệu, trong đó có sử dụng các dụng cụ tiết niệu để xét nghiệm hoặc điều trị
- Nhiễm trùng thận
- Sỏi thận
- Nhiễm trùng hoặc viêm tuyến tiền liệt
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
- Dị ứng với xà phòng, nước hoa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác
- Hẹp niệu đạo
- Viêm niệu đạo hoặc nhiễm trùng niệu đạo
- Viêm ống dẫn trứng
- Viêm âm đạo hoặc nhiễm trùng âm đạo
- Nhiễm nấm men (âm đạo)
Nguyên nhân nào gây ra chứng tiểu buốt?
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu buốt. Ở phụ nữ, nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở nam giới, viêm niệu đạo và ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân thường gặp nhất làm bạn bị tiểu buốt.
Các nguyên nhân khác gây ra bệnh tiểu buốt bao gồm:
- Sỏi bàng quang
- Bệnh Chlamydia
- Viêm bàng quang
- Các loại thuốc, chẳng hạn như những người sử dụng thuốc trong điều trị ung thư, có tác dụng phụ gây kích thích bàng quang
- Bệnh Herpes sinh dục
- Không lấy băng vệ sinh khỏi âm đạo
- Vừa trải qua thủ thuật đường tiết niệu, trong đó có sử dụng các dụng cụ tiết niệu để xét nghiệm hoặc điều trị
- Nhiễm trùng thận
- Sỏi thận
- Nhiễm trùng hoặc viêm tuyến tiền liệt
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
- Dị ứng với xà phòng, nước hoa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác
- Hẹp niệu đạo
- Viêm niệu đạo hoặc nhiễm trùng niệu đạo
- Viêm ống dẫn trứng
- Viêm âm đạo hoặc nhiễm trùng âm đạo
- Nhiễm nấm men (âm đạo)
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải chứng tiểu buốt?
Chứng tiểu buốt phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Ở nam giới, chứng tiểu buốt phổ biến hơn ở những người đàn ông lớn tuổi.
Bạn có thể kiểm soát chứng tiểu buốt bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu buốt?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu buốt, chẳng hạn như:
- Có nhiều bạn tình
- Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh
- Ăn các loại thực phẩm có tính axit cao
- Uống nhiều cà phê, rượu,…
Những ai thường mắc phải chứng tiểu buốt?
Chứng tiểu buốt phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Ở nam giới, chứng tiểu buốt phổ biến hơn ở những người đàn ông lớn tuổi.
Bạn có thể kiểm soát chứng tiểu buốt bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu buốt?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu buốt, chẳng hạn như:
- Có nhiều bạn tình
- Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh
- Ăn các loại thực phẩm có tính axit cao
- Uống nhiều cà phê, rượu,…
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng tiểu buốt?
Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem lại tiền sử sức khỏe của bạn, đặt ra các câu hỏi về sức khỏe tổng thể và những lần bị tiểu buốt trước đây. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn thông tin về số lần đi tiểu, tiền sử tình dục và các mối quan hệ xã hội. Tùy vào thông tin tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ lập ra phương pháp xét nghiệm vật lý phù hợp với bạn. Việc kiểm tra thường sẽ bao gồm khám bụng, khám cơ quan sinh dục ngoài và khám phụ khoa cho phụ nữ.
Bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu của bạn.Sau đó, họ sử dụng que thử nước tiểu để kiểm tra và tìm ra nguyên do gây ra chứng tiểu buốt. Phương pháp xét nghiệm bằng que thử này sẽ giúp phát hiện vi khuẩn và máu (phổ biến ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu). Tiếp theo, mẫu nước tiểu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm, tại đó các chuyên viên xét nghiệm sẽ kiểm tra mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi (để xác định xem có máu hoặc các tế bào máu trắng hay không), kiểm tra thành phần nước tiểu để xem vi khuẩn có phát triển hay không (việc này giúp xác nhận xem có phải bạn mắc chứng tiểu buốt do vi khuẩn hay không cũng như xác định được các vi khuẩn gây ra chứng tiểu buốt).
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng tiểu buốt?
Việc điều trị tiểu buốt phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
- Viêm bàng quang và viêm bể thận. Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra được chữa khỏi bằng cách uống thuốc kháng sinh. Chuyên viên y tế sẽ đưa thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) đối với bệnh nhân bị viêm bể thận nặng với tình trạng sốt cao, ớn lạnh và nôn mửa.
- Viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các loại kháng sinh được sử dụng tùy thuộc vào loại nhiễm trùng gây ra viêm niệu đạo.
- Viêm âm đạo. Bệnh nhiễm trùng do Trichomonas và viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhiễm nấm men được điều trị bằng thuốc kháng nấmở dạng thuốc viên, thuốc hình con nhộng hoặc kem thoa âm đạo.
Nếu bạn thường quan hệ tình dục và đang được điều trị bệnh tiểu buốt gây ra bởi bệnh lây truyền qua đường tình dục thì bạn tình của bạn cũng phải được điều trị.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng tiểu buốt?
Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem lại tiền sử sức khỏe của bạn, đặt ra các câu hỏi về sức khỏe tổng thể và những lần bị tiểu buốt trước đây. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn thông tin về số lần đi tiểu, tiền sử tình dục và các mối quan hệ xã hội. Tùy vào thông tin tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ lập ra phương pháp xét nghiệm vật lý phù hợp với bạn. Việc kiểm tra thường sẽ bao gồm khám bụng, khám cơ quan sinh dục ngoài và khám phụ khoa cho phụ nữ.
Bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu của bạn.Sau đó, họ sử dụng que thử nước tiểu để kiểm tra và tìm ra nguyên do gây ra chứng tiểu buốt. Phương pháp xét nghiệm bằng que thử này sẽ giúp phát hiện vi khuẩn và máu (phổ biến ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu). Tiếp theo, mẫu nước tiểu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm, tại đó các chuyên viên xét nghiệm sẽ kiểm tra mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi (để xác định xem có máu hoặc các tế bào máu trắng hay không), kiểm tra thành phần nước tiểu để xem vi khuẩn có phát triển hay không (việc này giúp xác nhận xem có phải bạn mắc chứng tiểu buốt do vi khuẩn hay không cũng như xác định được các vi khuẩn gây ra chứng tiểu buốt).
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng tiểu buốt?
Việc điều trị tiểu buốt phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
- Viêm bàng quang và viêm bể thận. Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra được chữa khỏi bằng cách uống thuốc kháng sinh. Chuyên viên y tế sẽ đưa thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) đối với bệnh nhân bị viêm bể thận nặng với tình trạng sốt cao, ớn lạnh và nôn mửa.
- Viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các loại kháng sinh được sử dụng tùy thuộc vào loại nhiễm trùng gây ra viêm niệu đạo.
- Viêm âm đạo. Bệnh nhiễm trùng do Trichomonas và viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhiễm nấm men được điều trị bằng thuốc kháng nấmở dạng thuốc viên, thuốc hình con nhộng hoặc kem thoa âm đạo.
Nếu bạn thường quan hệ tình dục và đang được điều trị bệnh tiểu buốt gây ra bởi bệnh lây truyền qua đường tình dục thì bạn tình của bạn cũng phải được điều trị.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng tiểu buốt?
Bạn sẽ có thể kiểm soát chứng tiểu buốt nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Không dùng các chất tẩy rửa có mùi thơm và đồ trong nhà để giảm nguy cơ kích ứng. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để giữ an toàn cho mình và bạn tình. Điều chỉnh chế độ ăn uống để loại bỏ thức ăn và nước uống gây kích thích bàng quang.
- Tránh một số chất kích thích, bao gồm rượu, cà phê, thức ăn cay, trái cây và nước trái cây, các sản phẩm từ cà chua và chất làm ngọt nhân tạo. Theo như lưu ý từ Viện nghiên cứu quốc gia về các chứng bệnh tiểu đường, tiêu hóa và thận (NIDDK – Mỹ), một số loại thực phẩm nhất định có thể gây kích thích bàng quang.
- Tránh các loại thực phẩm có tính axit cao để bàng quang có thời gian phục hồi. Trong thời gian điều trị, bạn nên có chế độ ăn nhạt.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng tiểu buốt?
Bạn sẽ có thể kiểm soát chứng tiểu buốt nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Không dùng các chất tẩy rửa có mùi thơm và đồ trong nhà để giảm nguy cơ kích ứng. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để giữ an toàn cho mình và bạn tình. Điều chỉnh chế độ ăn uống để loại bỏ thức ăn và nước uống gây kích thích bàng quang.
- Tránh một số chất kích thích, bao gồm rượu, cà phê, thức ăn cay, trái cây và nước trái cây, các sản phẩm từ cà chua và chất làm ngọt nhân tạo. Theo như lưu ý từ Viện nghiên cứu quốc gia về các chứng bệnh tiểu đường, tiêu hóa và thận (NIDDK – Mỹ), một số loại thực phẩm nhất định có thể gây kích thích bàng quang.
- Tránh các loại thực phẩm có tính axit cao để bàng quang có thời gian phục hồi. Trong thời gian điều trị, bạn nên có chế độ ăn nhạt.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Khám trào ngược dạ dày ở đâu? – Top 11+ địa chỉ uy tín chất lượng
Tin mới nhất
- Cây thuốc quanh ta: Lá lốt và các món ăn bài thuốc từ Lá Lốt
- Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu: Biết để điều trị kịp thời
- Ung thư dạ dày
- Phải làm gì khi bị tiểu buốt ra máu ở nữ? Phương pháp khắc phục tốt nhất
- Hoa, lá và quả đu đủ đều có công dụng chữa đau dạ dày khá tốt
- Tinh chất mầm đậu nành có tốt không?
- Bạn ăn chua nhiều có tốt không: 8 tác hại làm bạn giật mình
- Thực đơn ăn kiêng cho người đau dạ dày an toàn và hiệu quả
- 4 bệnh nhân đầu tiên thoát khỏi ung thư nhờ cây bách giải
- Đau bụng dưới âm ỉ ở nữ là dấu hiệu của bệnh gì?