Các loại sỏi thận? Loại nào phổ biến nhất

Các loại sỏi thận bao gồm mấy loại và loại nào phổ biến nhất là thắc mắc của nhiều người bệnh. Việc xác định chính xác loại sỏi thận đang tồn tại trong cơ thể người bệnh giúp bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về một số loại sỏi thận.

Các loại sỏi thận thường gặp

Sỏi thận là căn bệnh thường gặp tại đường tiết niệu. Bệnh lý này xảy ra ở cả đối tượng nam và nữ. Tuy nhiên, nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Độ tuổi thường mắc căn bệnh này là từ 30 – 55 tuổi tuy nhiên bệnh vẫn có thể xuất hiện ở trẻ em. 

Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do chế độ ăn uống không hợp lý với quá nhiều đạm. Ngoài ra những người uống ít nước thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Viên sỏi thận sẽ xuất hiện khi trong máu nồng độ các tinh thể quá cao. Do đó, khi bài tiết qua thận, các tinh thể này bị lắng cặn tạo thành sỏi.

Xác định chính xác loại sỏi giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh và hiệu quả hơn

Hiện nay, căn cứ vào thành phần, sỏi thận sẽ được chia thành 6 loại bao gồm: sỏi canxi, phosphat, acid uric, struvit, cystin, oxalat. Cơ chế hình thành cùng với phương pháp điều trị sỏi thận đều có sự khác biệt.

Sỏi canxi

Sỏi canxi là loại sỏi phổ biến nhất trong các loại sỏi thận. Loại sỏi này được hình thành từ canxi oxalat. Nguyên nhân tạo nên sỏi là do tình trạng nước tiểu quá bão hòa muối canxi.

Hiện tượng tăng hấp thu muối canxi ở ruột hoặc tái hấp thu canxi ở ống thận là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên.

Sỏi canxi là là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số nguyên nhân gây tăng lượng canxi trong nước tiểu:

  • Người bệnh mắc chứng cường tuyến giáp.
  • Người bệnh bị gãy xương và phải nằm bất động lâu ngày.
  • Sử dụng quá nhiều Vitamin D 
  • Di căn của ung thư qua xương.

Điều đáng lưu ý là hiện nay có rất nhiều trường hợp bị tăng nồng độ canxi nhưng không rõ nguyên nhân. Những trường hợp này chiếm từ 40% tới 60% số người mắc bệnh. Việc xác định chính xác loại sỏi thận giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn.

Sỏi oxalat

Sỏi oxalat là loại sỏi thận phổ biến tại đất nước nhiệt đới ẩm như nước ta. Sỏi có cơ chế hình thành như sau: Khi người bệnh ăn quá nhiều thức ăn có chứa oxalate thì nước tiểu sẽ bão hòa hàm lượng oxalate. Oxalate đi qua ruột sẽ kết hợp với canxi để tạo thành phức hợp canxi oxalate. Lượng oxalate ở thận sẽ hình thành sỏi oxalat.

Sử dụng nhiều thức ăn chứa oxalat tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh

Như vậy, nếu như sử dụng ít các thực phẩm chứa oxalate, nguy cơ mắc loại sỏi sẽ giảm đi đáng kể. Dưới đây là một số thực phẩm có hàm lượng oxalate cao.

  • Khoai tây chiên.
  • Socola.
  • Củ dền.
  • Cải bó xôi.

Những đối tượng có nguy cơ mắc sỏi thận cao nên hạn chế sử dụng thường xuyên các thực phẩm kể trên. 

Sỏi phosphat

Đây là một trong những loại sỏi có kích thước lớn, thường có hình san hô đặc trưng. Loại sỏi thường gặp nhất là amoni magie phosphat. Đây là loại sỏi được hình thành do quá trình nhiễm khuẩn ở hệ tiết niệu, nhất là do vi khuẩn proteus.

Sỏi acid uric

Sỏi acid uric được hình thành do nồng độ uric trong máu tăng cao. Điều này dẫn tới n
ồng độ uric lắng đọng tại thận cũng tăng cao. Loại sỏi này thường gặp ở bệnh nhân gout.

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng chuyển hóa purine khiến sỏi thận hình thành bao gồm:

  • Sử dụng các thức ăn có chứa nhiều purin như cá khô, nấm, lòng bò, lòng heo…
  • Bệnh nhân mắc bệnh gout.
  • Do quá trình phân hủy khối ung thư khi dùng các thuốc hóa trị liệu.

Sỏi struvit

Loại sỏi thận này chủ yếu được hình thành ở những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu, trong đó đặc biệt là đối tượng phụ nữ. Nguy hiểm hơn khi những viên sỏi có kích thước lớn có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Do vậy, việc điều trị nhiễm trùng là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa sự phát triển của sỏi.

Các loại sỏi thận – Sỏi cystin

Sỏi cystin là loại sỏi thận rất hiếm gặp. Loại sỏi này được hình thành do rối loạn di truyền cystin niệu. Căn bệnh có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Trong đó,  cystin là axit tự nhiên có trong cơ thể. Khi chúng bị rò rỉ vào nước tiểu sẽ gây tích tụ và lâu ngày hình thành sỏi cystin.

Các loại sỏi thận hình thành như thế nào?

Nắm bắt được cơ chế hình thành của sỏi thận, bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thành phần của nước tiểu luôn có chứa những tinh thể tích tụ.

Các chất khác có trong nước tiểu như canxi, oxalat sẽ là điều kiện để các tinh thể phát triển. Các tinh thể nhỏ tích tụ trong nước tiểu có thể phát triển lớn hơn, trờ thành sỏi khi nước tiểu bão hòa nhờ các yếu tố:

  • Lượng nước tiểu xuống thấp.
  • Chất kích thích hình thành và phát triển sỏi có nồng độ cao bất thường.
  • Chất ức chế hình thành sỏi có nồng độ quá thấp.
Việc xác định quá trình hình thành sỏi có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh

Nếu như nồng độ các chất hình thành sỏi và ức chế ngang bằng nhau, việc loại bỏ các tinh thể có khả năng hình thành sỏi diễn ra tự nhiên và không gây đau. Khi ấy tinh thể sẽ theo nước tiểu chạy qua niệu quản và bàng quang.

Tuy nhiên trong trường hợp các chất kích thích hình thành và ức chế không cân bằng, các viên sỏi kích thước lớn sẽ hình thành, gây đau và ảnh hưởng tới cơ thể. Việc mất cân bằng thường gây ra bởi thói quen ăn uống hoặc lối sống. 

Tùy thuộc vào loại sỏi hình thành để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Quá trình chẩn đoán và điều trị có ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh. Quá trình này không chỉ giúp điều trị bệnh mà còn hạn chế các biến chứng nguy hiểm do sỏi thận gây ra.

Chẩn đoán phân biệt sỏi thận như thế nào?

Quá trình chẩn đoán và điều trị sỏi thận giúp người bệnh loại bỏ căn bệnh này. Hiện nay, để chẩn đoán người bệnh có mắc sỏi thận hay không, bác sĩ thường kết hợp thăm khám lâm sàng và làm xét nghiệm nước tiểu hoặc thực hiện siêu âm, chụp X quang. 

Siêu âm là một trong số phương pháp chẩn đoán bệnh

Trường hợp bệnh nhân mắc loại sỏi không gây ra biến chứng giãn hệ tiết niệu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để làm tan sỏi. Trong trường hợp viên sỏi đã có kích thước lớn có thể phải chỉ định can thiệp ngoại khoa chữa sỏi thận. Các phương pháp hiện đại hiện nay bao gồm:

  • Nội soi tán sỏi qua da: Đây là phương pháp hiện đại, cho hiệu quả cao đồng thời hạn chế sự xâm lấn. Phương pháp được đánh giá là có thể thay thế cho phương pháp mổ mở với các trường hợp sỏi có kích thước lớn, khoảng trên 25 mm.
  • Nội soi tán sỏi qua da tối thiểu: Phương pháp này được sử dụng với những viên sỏi có kích thước từ 15mm tới 25mm. 
  • Mổ mở: Là phương pháp phẫu thuật truyền thống đã được thực hiện từ lâu. Phương pháp sử dụng trong các trường hợp sỏi thận có kích thước rất lớn.

XEM NGAY:

Tán sỏi thận: Quy trình tán sỏi thận, chi phí và những thông tin cần biết

Việc sử dụng phương pháp điều trị nào để phù hợp và hiệu quả nhất là do chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này. Dấu hiệu phổ biến nhất bao gồm: Đau lưng, đau bụng, tiểu nhiều, nước tiểu có mùi hoặc buồn nôn kèm sốt.

Người mắc các loại sỏi thận nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý điều trị khi chưa biết chính xác mức độ và trình trạng bệnh. Nếu không được điều trị triệt để bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/cac-loai-soi-than-7477.html

Xem thêm: Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp giá bao nhiêu và tác dụng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!