Đau dạ dày là đau bên nào? Vị trí đau giúp chẩn đoán đúng bệnh

Đau dạ dày là vấn đề rất phổ biến mà nhiều người đang gặp phải. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng xác định được đau dạ dày là đau bên nào. Việc dựa vào vị trí đau để xác định bệnh là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán cũng như hỗ trợ điều trị.

Đau dạ dày là đau ở bên nào? Bụng trái hay bụng phải

Đau dạ dày là đau ở bên nào?

Đau dạ dày là tên gọi để chỉ tình trạng dạ dày gặp tổn thương chủ yếu do bị viêm loét. Những cơn đau ban đầu sẽ diễn ra âm ỉ rất khó chịu cả khi người bệnh để bụng đói hay ăn quá no. Tâm lý căng thẳng hay làm việc quá sức cũng có thể sẽ khiến các cơn đau kích hoạt.

Thuật ngữ đau dạ dày rất quen thuộc nhưng nhiều người vẫn chưa thể xác định được đau dạ dày là đau bên nào. Để có thể có lời giải đáp cho vấn đề này, trước hết người bệnh cần phải biết được vị trí của dạ dày ở trong ổ bụng.

Ở trong khoang bụng, dạ dày là một bộ phận nằm ở vị trí phía trên, bên trái, ngay dưới gan và bên cạnh lá lách. Dạ dày nằm ở vị trí giữa thực quản và tá tràng. Bộ phận đỉnh của dạ dày là cơ hoành, ngay phía sau dạ dày chính là tuyến tụy.

Như vậy có thể thấy rằng, khi bị đau ở vùng bụng trên phía bên trái thì có nguy cơ cao bạn đang bị đau dạ dày. Tuy nhiên, cơn đau dạ dày cũng có thể lan tỏa ra các vị trí lân cận. Điển hình nhất là vùng thượng vị và khu vực giữa bụng.

Một số vị trí đau ở vùng bụng và các bệnh lý liên quan

Ổ bụng là khu vực chứa rất nhiều cơ quan nội tạng. Chính vì thế mà khi bất cứ cơ quan nào gặp tổn thương thì những cơn đau cũng có thể sẽ xuất hiện.

Điều quan trọng là bạn cần nắm bắt được vị trí đau nhức liên quan đến những bệnh lý nào để có thể xác định bệnh. Từ đó có cách xử lý đúng đắn và kịp thời, tránh phát sinh những vấn đề nghiêm trọng

1. Đau vùng thượng vị

Thượng vị là khu vực nằm ngay dưới xương ức chiếu xuống rốn. Đây cũng là một vị trí rất dễ bị đau do nhiều nguyên nhân. Tình trạng đau thượng vị thường liên quan đến vấn đề tiết acid dịch vị của dạ dày.

Những cơn đau đôi khi chỉ xuất hiện âm ỉ và thoáng qua nhưng nhiều trường hợp cũng có thể đến đột ngột với cường độ mạnh. Khi bị đau ở vị trí này thì bạn đang có nguy cơ cao sống chung với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Đau ở vùng thượng vị có thể do dạ dày đang gặp tổn thương

Tuy nhiên trường hợp tình trạng đau nhức lan tỏa ra cả vùng ngực hay lưng với các triệu chứng đặc trưng khác thì bạn nên nghĩ tới các bệnh lý khác. Điển hình như bệnh sỏi mật, viêm tụy…

2. Đau vị trí giữa bụng

Phần giữa bụng là khu vực tập trung rất nhiều cơ quan tiêu hóa. Chính vì thế nếu cơn đau xuất hiện ở vị trí này thì việc chẩn đoán bệnh sẽ phức tạp hơn. Bệnh viêm dạ dày cũng có thể sẽ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ví dụ như bệnh viêm ruột thừa, viêm đường ruột, viêm hang vị…

Thông thường, cơn đau kích hoạt ở giữa bụng có thể liên quan đến các vấn đề sau:

  • Viêm ruột thừa: Đặc trưng bởi cơn đau xuất hiện giữa bụng sau đó từ từ lan xuống ở vùng giữa rốn bên phải. Có thể đi kèm với các triệu chứng như sốt nhẹ, buồn nôn. Khi dùng tay ấn vào thì mức độ đau sẽ nặng nề
    và quặn thắt thêm.
  • Ngộ độc thực phẩm: Cơn đau quặn bụng thường sẽ đi kèm với cảm giác buồn nôn và sau đó là nôn rất nhiều. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong 1 – 2 ngày.
  • Viêm dạ dày tá tràng cấp hay viêm hang vị: Cơn đau thường đến đột ngột và nhiều lần. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn.

3. Đau xung quanh rốn

Đau ở vị trí xung quanh rốn cũng có thể đặc trưng cho những cơn đau dạ dày lan tỏa. Người bệnh có thể gặp phải những cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ kèm theo cảm giác nóng rát ở vị trí quanh rốn.

Nếu cơn đau dạ dày lan tỏa với mức độ nặng ảnh hưởng đến vùng quanh rốn thì bạn nên chú ý đến các biến chứng của nó. Điển hình nhất như sa dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, hành tá tràng biến dạng…

Cơn đau xuất hiện ở vị trí quanh rốn thường liên quan đến vấn đề về ruột nhiều hơn là dạ dày

Tuy nhiên, cơn đau ở vị trí quanh rốn có thể còn liên quan đến các bệnh lý khác:

  • Hội chứng ruột kích thích: Những cơn đau ở vùng rốn xuất hiện ở mức độ nhẹ. Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài. Bệnh thường khởi phát sau khi ăn, đặc biệt nhất là vào buổi sáng và có xu hướng lặp đi lặp lại.
  • Nhiễm giun: Tình trạng nhiễm giun cũng là nguyên nhân kích hoạt những cơn đau ở quanh rốn. Chán ăn, ngứa hậu môn hay sút cân là những triệu chứng khác có thể đi kèm.
  • Tắc ruột: Vấn đề được đề cập ở đây là tình trạng ruột non không tiêu hóa kịp thức ăn mà dạ dày chuyển xuống. Điều này khiến cho người bệnh gặp phải những cơn đau quặn bụng theo từng cơn.

4. Đau ở vùng bụng trái

Vùng bụng bên trái được xác định là ở vị trí từ trên rốn bên trái xuống đến xương chậu. Cơn đau dạ dày thường ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bụng bên trái phía trên. Lúc này có thể bạn đang mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, đau vùng bụng trái còn liên quan đến các bệnh sau:

  • Đau tụy tạng: Ở bệnh lý này, cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng bụng trái và thấu ra tận phía sau lưng. Tình trạng đau nhức thường quặn thắt trong thời gian dài, có khi âm ỉ cả ngày. Buồn nôn, chán ăn cũng là những biểu hiện sẽ dễ bắt gặp.
  • Đau thận trái: Khi thận trái bị tổn thương thì người bệnh sẽ bị đau nhức ở phía sau lưng, lan dần ra vùng hông rồi ảnh hưởng đến cả vùng bụng bên trái. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội và ê ẩm hơn khi bạn vận động nhiều hay khuân vác đồ đạc.
  • Đau ruột: Ruột bị tắc ở một đoạn phía bên trái có thể kích hoạt những cơn đau ở vùng bụng trái. Người bệnh có thể thấy buồn nôn, bí hay khó đại tiện khi gặp tình trạng này.

5. Đau ở vùng bụng phải

Đau ở vùng bụng bên phải thường ít liên quan đến tình trạng đau dạ dày. Tùy thuộc vào vị trí đau cụ thể mà bạn có thể gặp phải những bệnh lý sau đây:

  • Viêm ruột thừa: Nếu cơn đau xuất hiện ở bụng phải rồi lan dần xuống hố chậu thì có thể bạn đang mắc chứng viêm ruột thừa. Tình trạng đau nhức thường sẽ kéo dài từ 10 – 12 giờ, từ âm ỉ đến dữ dội. Đau bụng phải sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn hay tiêu chảy hoặc có đôi khi là táo bón.
  • Viêm tụy hoặc viêm túi mật: Đặc trưng bởi tình trạng đau bụng phải lan rộng ra phía giữa bụng và ảnh hưởng đến cả vùng lưng.
  • Đau thận phải: Cũng giống như thận trái, khi thận phải gặp tổn thương thì những cơn đau ở vùng bụng phải sẽ được kích hoạt. Tuy nhiên, cơn đau sẽ khởi phát ở vùng lưng và lan dần ra phía hông rồi mới đến bụng.
  • Vấn đề về gan: Cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng bụng phải, ngay cạnh mạn sườn. Thường đi kèm với các triệu chứng như đầy bụng, ăn không ngon…
Tình trạng đau bụng phải có thể là dấu hiệu cảnh báo thận phải đang bị tổn thương

6. Đau dưới rốn

Đau dưới rốn thường không liên quan đến các vấn đề về dạ dày. Đau ở khu vực dưới rốn sẽ liên quan đến một số bệnh lý dưới đây:

  • Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau thường xuất hiện ở ngay phía dưới rốn sau đó mới lan dần sang 2 bên. Các triệu chứng dễ nhận biết khác là đầy hơi, chướng bụng, rối loạn đại tiện…
  • Bệnh đại tràng: Vị trí dưới rốn là khu vực thường xuyên bị đau khi bạn mắc b
    ệnh lý này. Khi ăn no hay dung nạp các loại thực phẩm tái sống, cay nóng thì biểu hiện đau sẽ rõ rệt hơn.
  • Đau bụng kinh: Những thay đổi sinh lý ở kỳ kinh nguyệt cũng có thể khiến bạn bị đau vùng bụng dưới rốn. Cùng với đó là những triệu chứng căng tức ngực, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, bủn rủn chân tay.
  • Bệnh vùng chậu: Viêm vùng chậu có thể khiến các cơ quan như ống dẫn trứng, tử cung hay buồng trứng bị tổn thương. Từ đó kích hoạt những cơn đau ở vùng bụng dưới. Tình trạng này còn kèm theo các dấu hiệu khác như đau khi quan hệ, dịch âm đạo bất thường, mót tiểu…
  • Sỏi tiết niệu: Đây cũng là một trong những bệnh liên quan đến những cơn đau ở vùng bụng dưới rốn. Sỏi tiết niệu được hình thành một cách âm thầm và lặng lẽ. Cơn đau có thể đột ngột là lan ra vùng thắt lưng rồi đến cả vùng hạ vị và vùng bẹn. Tiểu buốt, tiểu rắt là những triệu chứng đi kèm.

Theo ý kiến của chuyên gia tiêu hóa, lương y Đặng Thị Nhân Tâm: “Nếu đau dạ dày không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày…Tuy nhiên, bệnh đau dạ dày có thể chữa khỏi nếu có tác động của con người. 

Đánh giá về phương pháp điều trị tối ưu nhất hiện nay, tôi đề cao đánh giá chữa đau dạ dày bằng thuốc Nam. Bởi lẽ, các bài thuốc Đông có 100% thành phần tự nhiên. Thành phần dược chất có trong thuốc Nam đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng đau dạ dày không thua kém thuốc Tây”.

Bài thuốc Đông y “thần kỳ” đánh bay đau dạ dày nhanh chóng tại Thuốc dân tộc 

Thuốc Đông y chắc hẳn không còn xa lạ với người bệnh. Tuy nhiên, khi nhắc về Đông y, nhiều người chỉ nghĩ rằng đó là những bài thuốc phải đun sắc vất vả,  khiến người bệnh rất ngại sử dụng. 

Hiểu được tâm lý này, các bác sĩ, chuyên gia tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã dày công tìm tòi, nghiên cứu, phát triển sản phẩm để cho ra đời 1 bài thuốc tối ưu hơn cả – Sơ can Bình vị tán. Bài thuốc Đông y này là một điểm nhấn sáng tạo, khoa học và kết hợp thảo dược hoàn hảo.

Bài thuốc điều trị đau dạ dày theo cơ chế “tăng tấn công, giảm bảo vệ, phòng chống bệnh tái phát hiệu quả”. Bên cạnh cơ chế điều trị hiệu quả, Sơ can Bình vị tán còn được bào chế từ nhiều loại thảo dược quý như: 

Một số vị thảo dược đặc trị đau dạ dày có trong Sơ can Bình vị tán

Nhắc đến thành phần chủ đạo trong bài thuốc, người bệnh không nên bỏ qua “chè dây”. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, chè dây có chứa thành phần tanin và flavonoid. 

Hai hoạt chất này có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, dược chất trong chè dây làm kết tủa protein trong cơ thể con người, tạo nên một màng bảo vệ dạ dày. 

Công dụng của chè dây có trong bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Để nâng cao hiệu quả của bài thuốc, các bác sĩ tại Thuốc dân tộc đã kết hợp chè dây cùng nhiều loại dược liệu quý và chia làm 3 chế phẩm thuốc nhỏ. Đánh giá về sự kết hợp thảo dược này, lương y Nhân Tâm cho biết: 

“Chè dây kết hợp cùng kim ngân hoa, dạ cẩm, lá khôi, bố chính sâm, bạch thược tạo thành một bài thuốc đặc trị đau dạ dày. Thêm vào đó, bài thuốc Sơ can Bình vị tán còn được chia là 3 chế phẩm nhỏ kết hợp. 

Mỗi chế phẩm có một công dụng riêng, giải quyết triệt để vấn đề người bệnh đang gặp phải. Tùy vào triệu chứng đau dạ dày, các bác sĩ tại Thuốc dân tộc sẽ thiết lập liệu trình chữa bệnh riêng biệt cho bệnh nhân. 

Nếu còn ái ngại vì hương vị của thuốc Nam, thì Sơ can Bình vị tán sẽ cho bạn đọc một cảm nhận hoàn toàn mới lạ. Bài thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn và cao mềm không mất thời gian đun sắc. Vị ngọt thanh, thơm mùi thảo dược tự nhiên, không thêm hương liệu”. 

Công dụng bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Kết hợp lý thuyết YHCT và YH hiện đại, bài thuốc Sơ can Bình vị tán được bào chế dưới dạng viên hoàn và cao mềm tiện lợi. Từ nay người bệnh đã có một bài thuốc Nam đặc trị đau dạ dày với cơ chế điều trị hoàn hảo, thảo dược quý và không mất nhiều thời đun sắc. 

Thêm vào đó, với mong muốn hỗ trợ những bệnh nhân có không có thời gian, điều kiện tới thăm khám, Thuốc dân tộc đã có chính sách tư vấn online và gửi thuốc về tận nhà. Điều này giúp cho bệnh nhân có dù ở xa vẫn có thể lấy thuốc

Hành Trình Chữa Bệnh Dạ Dày của Nghệ Sĩ Trần Nhượng Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ đau dạ dày là đau ở bên nào. Đồng thời những thông tin về vị trí đau bụng và các bệnh liên quan cũng đã được đề cập chi tiết. Tốt nhất, dù bị đau bụng ở bất cứ vị trí nào bạn cũng nên thăm khám để bác sĩ chẩn đoán bệnh và có cách can thiệp kịp thời.

Bạn nên tìm hiểu thêm: 

  • Dạ dày nằm ở đâu? Vị trí của bao tử trong ổ bụng
  • Thực hư bài thuốc chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc

Xem thêm: Khám phá sự phát triển của thai nhi 16 tuần

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!