U dưới niêm mạc dạ dày là gì? Nguy hiểm như thế nào?
U dưới niêm mạc dạ dày đa phần đều là u lành tính (u mô đệm đường tiêu hóa, u cơ trơn dạ dày,…). Tuy nhiên, cũng có trường hợp là u ác tính (ung thư). Để nhận biết u dưới niêm mạc là lành tính hay ác tính, người bệnh cần thực hiện nội soi sinh thiết dạ dày.
U dưới niêm mạc dạ dày là gì? Nguy hiểm như thế nào?
U dưới niêm mạc dạ dày là tình trạng xuất hiện tổn thương hình tròn được bao phủ bởi lớp niêm mạc bình thường, nhô vào bên trong lòng ống tiêu hóa. Thông thường, người bệnh chỉ phát hiện u dưới niêm mạc thông qua biện pháp nội soi. Chúng phần lớn không xâm nhập vào lớp niêm mạc dạ dày.
Kích thước các khối u nhỏ dưới 2cm và không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, một số trường hợp u dưới niêm mạc có thể gây xuất huyết, làm tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc di căn khi kích thước khối u phát triển. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí, bản chất mô học của khối u. Để điều trị tình trạng u dưới niêm mạc dạ dày, bác sĩ dựa vào kết quả chẩn đoán dạng u lành hay ác tính.
Đa số u dưới niêm mạc là u lành, chiếm 85%. Tuy nhiên vẫn có 15% u ở dạng ác tính, nếu không phát hiện điều trị người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Mặc dù vậy, u khởi phát ung thư dạ dày thường ít gây triệu chứng, do đó người bệnh khó nhận biết thông qua biểu hiện lâm sàng. Chỉ phát hiện bệnh thông qua thăm khám nội soi dạ dày. Chẩn đoán càng muộn, tỷ lệ tử vong do u ác tính càng cao.
Các dạng u dưới niêm mạc dạ dày
U dưới niêm mạc dạ dày có những dạng u lành tính và ác tính như sau:
1. U mô đệm đường tiêu hóa
U mô đệm đường tiêu hóa là một trong những u thường gặp, thuộc nhóm u trung mô. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa, được sinh ra từ tế bào cajal. Trong đó, có đến 60-70% tìm thấy u mô đệm ở dạ dày, ruột non 20-30%, đại tràng và thực quản mỗi vị trí chiếm khoảng 5% số lần phát hiện có sự hiện diện của loại u này.
U mô đệm đường tiêu hóa có thể bắt nguồn trong lớp cơ niêm hay lớp cơ, có dạng hình cầu hoặc hình thoi. Để phân biệt u mô đệm là lành tính hay ác tính, bác sĩ sẽ dựa trên vị trí, kích thước, triệu chứng, số lần phân bào của u tại đường tiêu hóa. Thông thường, u ở ruột non có khả năng ác tính cao hơn so với dạ dày.
Trường hợp u gây đau, tắc nghẽn, chảy máu, hay hiện tượng nổi hạch, u lớn hơn 2cm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân phát hiện u qua nội soi có biểu hiện ranh giới không đều, bên trong có nang, vết loét, phản âm không đồng nhất cũng được chỉ định can thiệp điều trị ngoại khoa. Còn lại, trường hợp u nhỏ hơn 2cm, có nguy cơ thấp, thường được theo dõi định kỳ 6-12 tháng bằng siêu âm nội soi.
2. U cơ trơn
U cơ trơn là một trong những u đường tiêu hóa lành tính, chúng cũng có thể xuất phát từ lớp cơ niêm, lớp cơ tương tự như u mô đệm. Vị trí phát hiện u cơ trơn phổ biến nhất không phải dạ dày mà là thực quản. U được phát hiện tình cờ, một số thông qua triệu chứng khó nuốt, xuất huyết tiêu hóa, loét,…
Mặc dù đa số đều là u lành, tuy nhiên một vài trường hợp u cơ trơn liên kết có xu hướng ác tính hóa. Qua chẩn đoán phát hiện kích thước u lớn hơn 6cm, ít đồng nhất và chỉ số phân bào cao. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của người bệnh để đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp. Phẫu thuật thường chỉ được tiến hành khi u gây ra các biến chứng chảy máu, tắc hoặc thủng ruột.
3. U mỡ
U mỡ là một trong những dạng u dưới niêm mạc thường gặp, có thể tìm thấy ở nhiều vị trí trên ống tiêu hóa, phổ biến nhất là tại đại tràng và hang vị. Các khối u mỡ xuất hiện do quá trình tích tụ mô mỡ gây nên, chúng thường có màu vàng, mềm khi chạm thiết bị nội soi và kìm sinh thiết lên khối u.
Dạng u này có thể không cần thực hiện sinh thiết, bởi thông qua hình ảnh nội soi có thể nhận diện sự có mặt của u mỡ trong ống tiêu hóa. Trên thực tế, u mỡ thường không gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trường hợp khối lớn hơn, chèn ép lên các bộ phân xung quanh có thể dẫn đến tắc ruột, chảy máu. Lúc này, người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật cắt u.
4. U thần kinh – nội tiết
U thần kinh – nội tiết là một dạng u ác tính, có thể xuất hiện ở các vị trí trong đường tiêu hóa, trong đó có u dưới niêm mạc dạ dày, ruột non. Chúng tiết ra một loại hormone có thể gây ra những triệu chứng lâm sàng cho người bệnh. Tuy nhiên, rất khó nhận diện u thông qua triệu chứng, thường được phát hiện một cách tình cờ nhờ nội soi trực tràng, dạ dày, tá tràng hoặc ruột non.
Nguồn gốc của các u thần kinh – nội tiết thường từ lớp cơ, sau đó xâm lấn vào bên trong lớp niêm mạc. Bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán và kết hợp sinh thiết qua nội soi để xác định u ở dạng ác tính hay lành tính. Để điều trị u thần kinh, người bệnh có thể phải phẫu thuật cắt u thông qua nội soi hoặc mổ hở. Dựa vào kích thước, vị trí, độ biệt hóa của u thần kinh – nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.
5. Mô tụy lạc chỗ
Thông qua nội soi, bác sĩ có thể nhận diện các khối mô tụy lạc chỗ. Tổn thương dạng này thường xuất hiện phổ biến ở phần hang vị bờ cong lớn dạ dày. Hình dạng của mô tụy lạc chỗ là hình tròn, chúng được bao phủ bởi một lớp niêm mạc bình thường, lõm ở trung tâm.
Người bệnh không có triệu chứng đặc trưng, một số bệnh nhân bị đau bụng, tắt ruột, chảy máu khi có mô tụy lạc chỗ dạ dày. Kích thước của mô thường lớn hơn 3cm, nguy cơ cao gây viêm tụy cấp tính và mãn tính.
6. Nang đôi
Nang đôi là những bất thường bẩm sinh, tình trạng bắt nguồn từ lúc xuất hiện phôi thai và diễn ra trong quá trình phát triển của thai. U nang đôi thường bám vào thành ống tiêu hóa, một số trường hợp chúng thông vào trong lòng của ống tiêu hóa.
Nang đôi xuất hiện và được bao lót bởi lớp niêm mạc của ống tiêu hóa. Do có chứa nhiều tuyến tiết nhầy nên nang to lên khá nhanh. Người bệnh thường không nhận thấy triệu chứng cụ thể, tuy nhiên khi nang lớn sẽ gây khó nuốt hoặc đau, chảy máu.
U dưới niêm mạc dạ dày khi nào đến gặp bác sĩ?
Đa số các u dưới niêm mạc dạ dày ở dạng lành tính, không gây triệu chứng lâm sàng cụ thể. Tuy nhiên trong số đó vẫn có tỷ lệ u ác tính, có nguy cơ gây ung thư nguy hiểm. Mặc dù vậy, giai đoạn đầu khởi phát ung thư dạ dày, triệu chứng cũng khá mơ hồ làm người bệnh nhầm lẫn. Hầu hết trường hợp chỉ phát hiện ung thư khi khối u ác tính đã phát triển với kích thước lớn, có dấu hiệu di căn.
Chính vì thế, nếu bạn có tiền sử mắc bệnh dạ dày hoặc người thân cùng huyết có người mắc bệnh ung thư dạ dày cần thận trọng. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để sớm nhận biết các tình huống xấu. Kịp thời can thiệp khi bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh có tiên lượng sống tốt và có khả năng loại bỏ hoàn toàn khối u ác tính.
Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra, xác định u niêm mạc dạ dày là u lành tính hay u ác tính gây ung thư:
- Sụt cân: Đây có thể là biểu hiện cảnh báo bệnh ung thư dạ dày. Người có u dưới niêm mạc dạ dày ác tính gặp các vấn đề ở hệ tiêu hóa, hoạt động của cơ quan này bị rối loạn kéo theo khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém. Điều này diễn ra trong thời gian dài khiến cơ thể người bệnh sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân. Chỉ trong vòng 3 tháng, người bệnh thậm chí giảm đến 15% trọng lượng cơ thể trong trường hợp bị ung thư nhưng không điều trị.
- Đau bụng: Người bệnh có thể nhận thấy các cơn đau xuất hiện bất thường. Chúng xuất hiện từng đợt sau đó ngày càng trầm trọng nếu ung thư dạ dày tiến triển sang giai đoạn tiếp theo. Thậm chí, người bệnh sử dụng thuốc cũng không thuyên giảm triệu chứng đau bụng.
- Chán ăn: Người mắc u niêm mạc dạ dày ác tính chuyển hóa ung thư thường có biểu hiện chán ăn. Kèm theo đó, người bệnh gặp khó khăn khi nuốt, cảm giác như cổ họng mắc nghẹn.
- Ăn không tiêu: Dạ dày gặp vấn đề khiến hoạt động tiêu hóa đình trệ. Vấn đề này khiến thức ăn nạp vào không tiêu hóa hết, gây chướng bụng, đầy bụng khó chịu, nhất là tình trạng buồn nôn sau khi ăn.
- Nôn ra máu: Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ nếu bị nôn ra máu thường xuyên. Đây có thể là triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày cực kỳ nguy hiểm.
- Đại tiện ra phân đen: Các đối tượng người bệnh mắc viêm loét dạ dày thường gặp phải triệu chứng đi đại tiện ra phân đen. Nếu không điều trị, viêm loét có khả năng ung thư hóa, đe dọa tính mạng người bệnh.
Khi cơ thể có biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ nhận diện tình trạng u dưới nêm mạc dạ dày của bạn đang ở dạng lành hay ác tính. Trường hợp u lành, bạn có thể được theo dõi định kỳ mà không cần điều trị. Với dạng u ác tính, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Chẩn đoán u dưới niêm mạc dạ dày
Các dạng u dưới niêm mạc dạ dày như u mỡ, nang đôi, u mô tụy lạc chỗ thường được chẩn đoán bằng biện pháp nội soi hình ảnh, không cần sinh thiết. Trường hợp các dạng u cơ trơn, u có nguy cơ ác tính sẽ được bác sĩ cắt
u sinh thiết chẩn đoán để xác định có phải là u ác tính nguy hiểm hay không.
U thường nằm sâu trong lớp niêm mạc bình thường khiến việc sinh thiết cũng khá khó khăn. Một số kỹ thuật y khoa khác có thể được áp dụng phục phục cho việc chẩn đoán như: Sinh thiết tiêu chẩn, bằng kềm lớn, sinh thiết đào, chọc hút bằng kim nhỏ, sinh thiết nôi soi siêu âm,…
Phương pháp điều trị u dưới niêm mạc dạ dày
Trường hợp u dưới niêm mạc dạ dày có kích thước lớn, gây triệu chứng và có xu hướng ác tính sẽ được chỉ định điều trị thông qua biện pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u. Ngược lại, nếu u dưới niêm mạc dạ dày chỉ có kích thước nhỏ, hình ảnh cho thấy là u lành sẽ được theo dõi mà không cần can thiệp điều trị.
Biện pháp cắt bỏ niêm mạc qua nội soi thường được áp dụng cho đối tượng có u niêm mạc hoặc u dưới niêm mạc với đường kính lớn hơn 2cm. Thông qua cách này, ngoài việc loại bỏ u dưới niêm mạc hiệu quả còn mang lại nhiều giá trị đối với kết quả chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Thực hiện cắt bỏ niêm mạc thông qua biện pháp nội soi cần được thực hiện ở bệnh viện uy tín, bác sĩ có tay nghề.
Bởi, nếu kỹ thuật không đảm bảo có thể gây thủng, xuất huyết hoặc bỏ sót u dưới lớp cơ niêm mạc dạ dày. Thường, thủ thuật này chỉ được áp dụng cho bệnh nhân bị u dưới niêm mạc xuất phát từ lớp cơ niêm hay dưới niêm. Trường hợp u dưới niêm từ lớp cơ hoặc u tá tràng không áp dụng cắt niêm mạc qua nội soi.
Can thiệp ngoại khoa là phương pháp điều trị u dưới niêm mạc dạ dày phổ biến. Tùy thuộc tình trạng u, kích thước, vị trí và tính chất của chúng, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn người bệnh điều trị bằng biện pháp phù hợp. Nếu không cần thiết phẫu thuật ngoại khoa, người bệnh sẽ tiếp tục theo dõi định kỳ, kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để tránh u biến chứng.
U dưới niêm mạc dạ dày có thể là u lành tính hoặc u ác tính. Tỷ lệ u lành cao hơn u ác tính, tuy nhiên bạn không nên chủ quan. Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để nhận biết sớm các khối u bất thường trong cơ thể. Kịp thời can thiệp điều trị trong trường hợp u ác tính sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội chữa khỏi cao, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
- 10+ Bài thuốc dân gian chữa viêm hang vị dạ dày hay nhất
- 16 Cách chữa đau dạ dày tại nhà nhanh nhất, giảm đau cấp tốc
- 9 loại thuốc đau dạ dày dạng sữa tốt nhất được dùng phổ biến
- Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? 10 loại thuốc phổ biến
Xem thêm: Bà bầu có được ăn rau cần tây không? Có ảnh hưởng đến thai nhi?
Tin mới nhất
- Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày: Nhận biết dấu hiệu và cách trị
- Chọc màng ngoài tim
- Bênh tiểu đường là gì? Ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?
- Giải mã chi tiết những điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian
- Cổ họng đau rát khi nuốt: Nguyên nhân và cách chữa đơn giản
- Trào ngược dạ dày gây khó thở và các biện pháp xử lý
- Gan nằm ở đâu? Vai trò, chức năng của gan
- Mẹo dân gian chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung tại nhà bạn nên thử
- Bài thuốc chữa bệnh gout bằng đậu xanh có tác dụng gì?
- Bệnh viện Đa khoa Hà Nội