Người bị tiểu đường hay mệt mỏi: Nguyên nhân và giải pháp cải thiện
Hầu hết người bị tiểu đường không tránh khỏi cảm giác thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống nên không muốn làm bất cứ việc gì. Mặc dù tình trạng này xảy ra có thể do áp lực, do làm việc quá sức hoặc thiếu một giấc ngủ ngon. Thế nhưng, nếu đang mắc bệnh tiểu đường thì với mức đường huyết quá thấp hoặc quá cao cũng sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược.
Hầu hết người bị tiểu đường không tránh khỏi cảm giác thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống nên không muốn làm bất cứ việc gì. Mặc dù tình trạng này xảy ra có thể do áp lực, do làm việc quá sức hoặc thiếu một giấc ngủ ngon. Thế nhưng, nếu đang mắc bệnh tiểu đường thì với mức đường huyết quá thấp hoặc quá cao cũng sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược.
Có thể nói, dù trong trường hợp nào thì tình trạng mệt mỏi của người bệnh tiểu đường cũng là kết quả của việc mất cân bằng giữa mức đường huyết và sự lưu thông của insulin. Vì vậy, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cặn kẽ từng nguyên nhân và giải pháp giúp bạn duy trì năng lượng ổn định khi đang điều trị tiểu đường nhé!
Người bị tiểu đường mệt mỏi: Nguyên nhân do đâu?
1. Người bị đái tháo đường mệ mỏi do mức đường huyết cao
Mức đường huyết tăng cao có thể do hai nguyên nhân. Trong đó bao gồm cả sự thiếu hụt insulin (tiểu đường type 1) hoặc insulin hoạt động không hiệu quả (tiểu đường type 2).
Tuyến tụy tiết insulin có chức năng vận chuyển glucose từ máu đến tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Điều này có nghĩa rằng khi không có đủ insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả thì lượng đường trong máu không thể chuyển sang cho tế bào.
Chính vì vậy mà tế bào sẽ không nhận được năng lượng cần thiết và kết quả là khiến bạn trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống. Nếu người bị tiểu đường mệt mỏi vì mức đường huyết cao sau khi ăn, đây có thể là do một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
- Bạn ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate đơn, dễ phân hủy làm gia tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.
- Bạn ăn quá nhiều carbohydrate so với mức mà lượng thuốc đái tháo đường bạn dùng có thể điều trị.
- Liều lượng thuốc bạn đang sử dụng không phù hợp với tình trạng bệnh tiểu đường của bạn.
Trong trường hợp bị mệt mỏi do mức đường huyết tăng cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và yêu cầu kê lại đơn thuốc điều trị đái tháo đường phù hợp. Đồng thời, nếu bạn bị thừa cân thì cũng hãy nhờ đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn ít carbohydrate những vẫn đảm bảo đủ chất.
Người bị tiểu đường mệt mỏi do mức đường huyết thấp
Có thể nói, dù trong trường hợp nào thì tình trạng mệt mỏi của người bệnh tiểu đường cũng là kết quả của việc mất cân bằng giữa mức đường huyết và sự lưu thông của insulin. Vì vậy, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cặn kẽ từng nguyên nhân và giải pháp giúp bạn duy trì năng lượng ổn định khi đang điều trị tiểu đường nhé!
Người bị tiểu đường mệt mỏi: Nguyên nhân do đâu?
1. Người bị đái tháo đường mệ mỏi do mức đường huyết cao
Mức đường huyết tăng cao có thể do hai nguyên nhân. Trong đó bao gồm cả sự thiếu hụt insulin (tiểu đường type 1) hoặc insulin hoạt động không hiệu quả (tiểu đường type 2).
Tuyến tụy tiết insulin có chức năng vận chuyển glucose từ máu đến tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Điều này có nghĩa rằng khi không có đủ insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả thì lượng đường trong máu không thể chuyển sang cho tế bào.
Chính vì vậy mà tế bào sẽ không nhận được năng lượng cần thiết và kết quả là khiến bạn trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống. Nếu người bị tiểu đường mệt mỏi vì mức đường huyết cao sau khi ăn, đây có thể là do một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
- Bạn ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate đơn, dễ phân hủy làm gia tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.
- Bạn ăn quá nhiều carbohydrate so với mức mà lượng thuốc đái tháo đường bạn dùng có thể điều trị.
- Liều lượng thuốc bạn đang sử dụng không phù hợp với tình trạng bệnh tiểu đường của bạn.
Trong trường hợp bị mệt mỏi do mức đường huyết tăng cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và yêu cầu kê lại đơn thuốc điều trị đái tháo đường phù hợp. Đồng thời, nếu bạn bị thừa cân thì cũng hãy nhờ đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn ít carbohydrate những vẫn đảm bảo đủ chất.
Người bị tiểu đường mệt mỏi do mức đường huyết thấp
Bạn có thể tưởng tượng rằng việc cơ thể có mức đường huyết thấp sẽ giống như một chiếc xe đã cạn kiệt nhiên liệu và không thể tiếp tục hoạt động. Điều này có nghĩa là khi mức đường huyết thấp, bạn cần bổ sung carbohydrate để cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần. Từ đó sẽ cải thiện được tình trạng mệt mỏi mà bệnh tiểu đường gây ra.
Bên cạnh đó, nếu lượng đường trong máu của bạn thường xuyên ở mức thấp thì có thể liều lượng thuốc trị đái tháo đường mà bạn đang dùng là quá nhiều.
Trong trường hợp bạn sử dụng insulin và bị hạ đường huyết thì nguyên nhân có thể là do bạn đã bơm hoặc tiêm insulin quá sớm trước khi ăn. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ và điều chỉnh lại liều lượng thuốc và insulin mà bạn sử dụng để giúp ổn định đường huyết.
Người bị tiểu đường mệt mỏi sau khi thức dậy vào buổi sáng
Mặc dù có giấc ngủ ngon nhưng khi thức dậy vào buổi sáng bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi thì khả năng cao là mức đường huyết của bạn đã có sự thay đổi qua một đêm. Sự thay đổi này có thể là cao hơn hoặc thấp hơn mức đường huyết bình thường.
Bên cạnh đó, đối với người bị tiểu đường dùng insulin, việc cảm thấy mệt mỏi kèm đau đầu khi thức dậy vào buổi sáng rất có thể là vì bạn đã bị thiếu hụt insulin vào đêm qua.
Trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất là bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu sau khi thức dậy để xác định sự mệt mỏi vào buổi sáng có liên quan đến mức đường huyết hay không. Thậm chí, bạn có thể chọn cách thức dậy vào giữa đêm để làm kiểm tra. Như vậy sẽ giúp bạn biết được mức đường huyết của mình đang dao động như thế nào. Khi đã có câu trả lời thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về giải pháp điều trị phù hợp hơn.
Một số giải pháp giúp bạn kiểm soát tình trạng mệt mỏi hiệu quả hơn
Việc sống chung với bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn. Hơn nữa, sự lo lắng về bệnh tật cũng làm gia tăng cảm giác mệt mỏi, bị mất ngủ hoặc trầm cảm ở người bị tiểu đường. Vì vậy, bạn cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực để cải thi
ện tình trạng sức khỏe thông qua những gợi ý sau đây:
- Duy trì cân nặng hợp lý hoặc giảm cân nếu cần thiết
- Tập thể dục thường xuyên để kiểm soát đường huyết
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
- Ngủ đủ giấc, bạn nên đảm bảo ngủ từ 7 – 9 giờ/ngày và cần thư giãn trước khi ngủ
- Suy nghĩ lạc quan và hạn chế tình trạng căng thẳng
- Nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân bạn bè khi cần.
Bên cạnh đó, để có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường và tình trạng mệt mỏi, bạn cũng nên lưu ý những điều sau:
Bạn có thể tưởng tượng rằng việc cơ thể có mức đường huyết thấp sẽ giống như một chiếc xe đã cạn kiệt nhiên liệu và không thể tiếp tục hoạt động. Điều này có nghĩa là khi mức đường huyết thấp, bạn cần bổ sung carbohydrate để cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần. Từ đó sẽ cải thiện được tình trạng mệt mỏi mà bệnh tiểu đường gây ra.
Bên cạnh đó, nếu lượng đường trong máu của bạn thường xuyên ở mức thấp thì có thể liều lượng thuốc trị đái tháo đường mà bạn đang dùng là quá nhiều.
Trong trường hợp bạn sử dụng insulin và bị hạ đường huyết thì nguyên nhân có thể là do bạn đã bơm hoặc tiêm insulin quá sớm trước khi ăn. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ và điều chỉnh lại liều lượng thuốc và insulin mà bạn sử dụng để giúp ổn định đường huyết.
Người bị tiểu đường mệt mỏi sau khi thức dậy vào buổi sáng
Mặc dù có giấc ngủ ngon nhưng khi thức dậy vào buổi sáng bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi thì khả năng cao là mức đường huyết của bạn đã có sự thay đổi qua một đêm. Sự thay đổi này có thể là cao hơn hoặc thấp hơn mức đường huyết bình thường.
Bên cạnh đó, đối với người bị tiểu đường dùng insulin, việc cảm thấy mệt mỏi kèm đau đầu khi thức dậy vào buổi sáng rất có thể là vì bạn đã bị thiếu hụt insulin vào đêm qua.
Trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất là bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu sau khi thức dậy để xác định sự mệt mỏi vào buổi sáng có liên quan đến mức đường huyết hay không. Thậm chí, bạn có thể chọn cách thức dậy vào giữa đêm để làm kiểm tra. Như vậy sẽ giúp bạn biết được mức đường huyết của mình đang dao động như thế nào. Khi đã có câu trả lời thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về giải pháp điều trị phù hợp hơn.
Một số giải pháp giúp bạn kiểm soát tình trạng mệt mỏi hiệu quả hơn
Việc sống chung với bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn. Hơn nữa, sự lo lắng về bệnh tật cũng làm gia tăng cảm giác mệt mỏi, bị mất ngủ hoặc trầm cảm ở người bị tiểu đường. Vì vậy, bạn cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực để cải thi
ện tình trạng sức khỏe thông qua những gợi ý sau đây:
- Duy trì cân nặng hợp lý hoặc giảm cân nếu cần thiết
- Tập thể dục thường xuyên để kiểm soát đường huyết
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
- Ngủ đủ giấc, bạn nên đảm bảo ngủ từ 7 – 9 giờ/ngày và cần thư giãn trước khi ngủ
- Suy nghĩ lạc quan và hạn chế tình trạng căng thẳng
- Nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân bạn bè khi cần.
Bên cạnh đó, để có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường và tình trạng mệt mỏi, bạn cũng nên lưu ý những điều sau:
- Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết
- Ăn uống theo chế độ ít carbohydrate tinh chế và đường đơn
- Dùng thuốc trị tiểu đường đã được kê đơn và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ
- Tìm đến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp khi bạn bị tiểu đường đi kèm những căn bệnh khác như bệnh tim, bệnh thận, trầm cảm…
Bên cạnh mức đường huyết không ổn định khiến người bị tiểu đường luôn cảm thấy mệt mỏi thì còn có một số nguyên nhân khác bạn cần lưu ý như thừa cân, trầm cảm, tác dụng phụ của thuốc… Hơn nữa, khi sống chung với bệnh tiểu đường, điều quan trọng bạn cần làm là nên đi khám thường xuyên để được bác sĩ theo dõi và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Đặc biệt là khi bạn mệt mỏi đi kèm những triệu chứng khác như sốt và ớn lạnh thì nên sớm nhập viện để được điều trị kịp thời.
- Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết
- Ăn uống theo chế độ ít carbohydrate tinh chế và đường đơn
- Dùng thuốc trị tiểu đường đã được kê đơn và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ
- Tìm đến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp khi bạn bị tiểu đường đi kèm những căn bệnh khác như bệnh tim, bệnh thận, trầm cảm…
Bên cạnh mức đường huyết không ổn định khiến người bị tiểu đường luôn cảm thấy mệt mỏi thì còn có một số nguyên nhân khác bạn cần lưu ý như thừa cân, trầm cảm, tác dụng phụ của thuốc… Hơn nữa, khi sống chung với bệnh tiểu đường, điều quan trọng bạn cần làm là nên đi khám thường xuyên để được bác sĩ theo dõi và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Đặc biệt là khi bạn mệt mỏi đi kèm những triệu chứng khác như sốt và ớn lạnh thì nên sớm nhập viện để được điều trị kịp thời.
Xem thêm: Cách làm nước ép trái cây cho bữa sáng ngon miệng hơn
Tin mới nhất
- Xuất huyết dạ dày có chữa được không?
- Thục địa hoàng và tác dụng chữa bệnh của Thục địa hoàng
- Viêm âm đạo có gây chậm kinh không? Nên làm gì khi mắc bệnh?
- Xạ đen có tác dụng gì? Cách dùng xạ đen chữa bệnh hiệu quả
- Nho và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời
- Tử cung ngả sau: 8 điều chị em nên biết
- Tận dụng ngay 6 tác dụng của nước cam để nâng cao sức khỏe mùa hè
- Chuyển vị các động mạch lớn
- Bệnh trĩ nội: Dấu hiệu nhận biết sớm và điều trị
- Viêm khớp sụn sườn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị