Xạ đen chữa bệnh gì và hiệu quả thế nào? Cách sử dụng cây xạ đen?
Xạ đen chữa bệnh gì, có hiệu quả thế nào là thắc mắc của không ít người dùng hiện nay, đặc biệt là sau khi y học hiện đại đã công nhận về những lợi ích của xạ đen với sức khỏe. Bên cạnh đó, cách sử dụng cây xạ đen, phương thức chế biến và liều dùng cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người.
Xạ đen chữa bệnh gì?
Xạ đen chữa bệnh gì không phải là một câu hỏi khó trả lời với đồng bào dân tộc Mường ở các tỉnh phía Bắc. Bởi từ lâu, loài cây này đã được lương y Bùi Thị Bẻn dùng làm thuốc chữa nhiều chứng bệnh như viêm nhiễm, mụn nhọt, u khối… Nhưng với người miền xuôi, xạ đen vẫn là một cái tên còn khá mới mẻ trong danh sách những vị thuốc Nam có công dụng nổi bật. Tuy nhiên, thực tế là từ những năm cuối thế kỷ 20, cây xạ đen đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Và những tác dụng của nó trong việc chữa và hỗ trợ điều trị bệnh khiến không ít người ngỡ ngàng.
Vậy xạ đen chữa bệnh gì? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Cây xạ đen là gì?
Trước khi lời giải cho câu hỏi xạ đen chữa bệnh gì, chúng ta nên tìm hiểu về nguồn gốc loài thảo dược này.
Thuộc họ vòi voi (Boraginaceae), cây xạ đen trong khoa học được biết đến với cái tên Ehretia asperula Zoll. & Mor. Tuy nhiên trước đây, một số tài liệu cũng ghi nhận rằng xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth, thuộc họ dây gối (Celastraceae). Đây là một loài cây thân gỗ, dây leo, thường mọc thành bụi ở những vùng núi có độ cao 1000 – 1500 mét.
Ở Việt Nam, ngoài tên xạ đen, dược liệu này còn được gọi là đồng triều, bách giải, bạch vạn hoa, quả nâu, cây dây gối. Đặc biệt, lương y Bùi Thị Bẻn còn đặt cho loài cây này cái tên là cây ung thư, nhờ những công dụng tuyệt vời của nó trong điều trị ung bướu. Xạ đen thường phân bố chủ yếu tại các Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình…
Cây xạ đen có công dụng chữa bệnh gì?
Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra các dược chất quý trong cây xạ đen. Nhờ đó mà xạ đen có thể chữa trị nhiều loại bệnh nguy hiểm. Tiêu biểu nhất là ung thư và các bệnh về gan.
Xạ đen chữa trị bệnh ung thư
Theo nghiên cứu của hai tác giả Yao – Haur Kuo và Li – ming Yang Kuo (đăng trên tạp chí Phytochemistry), cây xạ đen có tác dụng rất tốt với ung bướu ở cổ tử cung, ruột kết và đại trực tràng. Đó là do trong xạ đen có chứa chất Maytenfolone A. Chất này giúp kìm hãm đáng kể sự phát triển của các khối u.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Thế Trung và cộng sự tại Học viện Quân Y cũng công nhận khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của cây xạ đen nhờ những dược chất sau:
- Fanavolnoid giúp kìm hãm quá trình oxy hoá, từ đó ngăn ngừa ung thư.
- Saponin Triterbenoid giúp kháng khuẩn, kháng viêm, cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật…
- Quinon có thể hoá lỏng tế bào ung thư, từ đó hỗ trợ cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư.
Xạ đen phục hồi bệnh gan
Theo các chuyên gia, xạ đen có khả năng chữa các bệnh về gan như:
- Viêm gan B, C
- Gan nhiễm mỡ
- Xơ gan
Ngoài ra, xạ đen còn giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể. Những tác dụng này có được là nhờ tính năng kháng virus rất hiệu quả của Saponin Triterbenoid. Qua đó, xạ đen giúp gan tái tạo lại tế bào, làm lành tổn thương và phục hồi chức năng gan. Đặc biệt, với bệnh nhân mắc xơ gan cổ trướng, xạ đen có thể làm giảm tiết dịch, bớt phù nề.
Tác dụng khác của cây xạ đen
Ngoài ung thư và bệnh về gan, cây xạ đen còn có nhiều tác dụng khác được y học công nhận. Đó là điều trị, hỗ trợ điều trị các bệnh:
- Cao huyết áp
- Mỡ trong máu cao
- Suy nhược thần kinh
- Rối loạn tuần hoàn máu não
- Tiêu chảy
- Hậu sản
- Đau xương
- Bệnh về da: Mụn nhọt, lở ngứa, viêm loét
- Mất ngủ
Cách sử dụng cây xạ đen
Xạ đen chữa bệnh gì phụ thuộc vào cách sử dụng thảo dược này. Tuy nhiên, theo nhiều thầy thuốc, người dùng nên sắc nước từ cây xạ đen để đạt được kết quả tốt nhất.
Dưới đây là hai bài thuốc dùng xạ đen chữa ung thư và bệnh gan khá phổ biến. Tuy nhiên, người dùng vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Bài thuốc dùng xạ đen chữa ung thư gan
Chuẩn bị:
- 60g thân, lá cây xạ đen khô
- 20g bán chi liên
- 40g bạch hoa xà thiệt thảo
Sắc thuốc với 1,5 lít nước. Khi nước sôi thì tắt bếp, để nguội thuốc rồi dùng hết trong ngày.
Cách dùng xạ đen trị bệnh gan
Chuẩn bị:
- 50g lá, thân xạ đen khô;
- 30g cà gai leo;
- 10g mật nhân;
Sắc thuốc với 1 lít nước trong khoảng 20 phút. Để nguội thuốc rồi uống hết trong ngày.
Bài thuốc dùng xạ đen điều trị ung thư
Chuẩn bị: 70g lá và thân xạ đen khô
Thực hiện: Sắc lá và thân xạ đen với 1 lít nước. Nước sắc dùng trong ngày.
Lưu ý:
- Người dùng nên sử dụng ấm đất để sắc thuốc, không nên dùng nồi kim loại.
- Tuyệt đối không uống nước sắc đã bị thiu (để quá 24h).
- Thời gian và hiệu quả sử dụng xạ đen là không giống nhau ở mỗi người. Do vậy, người dùng nên kiên trì sử dụng để thấy được hiệu quả.
- Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi cần thận trọng khi dùng. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Xem thêm: Cây xạ đen hỗ trợ chế ngự u xơ tử cung, u nang buồng tr
- Bệnh viêm khớp là gì Nguyên nhân Dấu hiệu Và cách chữa an toàn nhất
- Thực phẩm chức năng chữa viêm loét dạ dày nào tốt hiện nay?
- 10 điều ít ai biết về chu kỳ kinh nguyệt
- Tổng hợp những cách chữa liệt dương hiệu quả nhất bạn nên biết
- Bệnh đau viêm khớp gối là gì Nguyên nhân Triệu chứng & Cách điều trị an toàn
Tin mới nhất
- Các loại thuốc trị gai cột sống của Mỹ tốt nhất thị trường
- Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?
- TOP 10 loại thuốc trị mề đay cho trẻ em hiệu quả, an toàn
- Bí kíp đánh bay bụng bia cho quý ông
- Cách điều trị ung thư gan nguyên phát
- Uống nấm lim xanh có tác dụng gì và nấm lim xanh chữa bệnh gì tốt?
- Vô kinh (không có kinh nguyệt) là gì? Thông tin cần biết
- U xơ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không? Sinh thường được không?
- Top 3 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Onplaza
- Thực đơn dành cho người bệnh đa u tủy xương
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bị chàm ở chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Thalidomid: Cách dùng mới đối với loại thuốc tai tiếng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Liệt dương vĩnh viễn vì những lý do không thể ngờ
- TIN TỨC UNG THƯ Vị trí đau dạ dày nằm ở đâu? Nguyên nhân gây đau và cách điều trị