Đông Trùng Hạ Thảo có thật sự là thảo dược Thần Thánh như tin đồn?

Một dược liệu được tung hô thần thánh – Đông trùng hạ thảo. Nhưng liệu bạn đã hiểu hết về nó và có đúng không khi nó được ca tụng như vậy? Nguồn gốc của nó từ đâu? Tác dụng to lớn của đông trùng hạ thảo như thế nào? Hay bằng cách nào để sử dụng đông trùng hạ thảo hiệu quả nhất? Mời bạn đọc bài viết để có góc nhìn cụ thể nhất về loại thảo dược này.

1. Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là một sự kết hợp kỳ diệu của thiên nhiên, là sản phẩm của sự giao hòa giữa 2 thế giới Động vật và Thực vật: ấu trùng của loài bướm thuộc chi Thitarodes Viette và bào tử nấm thuộc chi Cordyceps. Thông qua đường ăn uống hoặc hô hấp của ấu trùng mà bào tử nấm thâm nhập và kí sinh trong cơ thể ấu trùng sâu non. Đông đến, nấm hút kiệt chất dinh dưỡng của sâu mà lớn dần để rồi khi hè sang, nấm vươn mình lên khỏi mặt đất trở thành Đông trùng hạ thảo.

2. Tác dụng của đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là một loại thực phẩm bổ sung và thuốc thảo dược được vinh danh ở Trung Quốc,  Hàn Quốc, Nhật Bản ,…nơi mà các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nhiều công dụng truyền thống của nó có thể được xem từ cơ sở hoạt động dược lý. 

Theo y học cổ truyền:

Đông trùng hạ thảo là loại đông dược đặc biệt như chính cách nó hình thành: kết hợp giữa thực vật và động vật, sinh ra vào mùa hạ và trưởng thành vào mùa đông. Do đó, nó mang trong mình sự cân bằng âm dương hiếm có của giới động thực vật.

Vị ngọt, tính ấm; quy 2 kinh phế và thận; công năng dưỡng phế,bổ can, thận, ích tinh, chỉ huyết, hóa đàm nên trong y học cổ truyền đông trùng hạ thảo sử dụng điều trị các bệnh nam giới như hoạt tinh, di tinh, mộng tinh, liệt dương và suy giảm ham muốn tình dục.

Theo dược lý hiện đại:

Dân gian đã sử dụng Đông trùng hạ thảo một cách phổ biến, như một loại thảo dược thần kỳ. Do đó, đã thu hút rất nhiều nghiên cứu tiến hành trên đông trùng hạ thảo cả trong nước và trên thế giới. Có khá nhiều thành phần hoạt tính sinh học được chiết xuất như cordycepin, polysaccharides, ergosterol,  adenosine… với các tác dụng quý như chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa,…

Theo dược lý hiện đại có thể kể tên được các tác dụng của đông trùng hạ thảo như sau:

Hỗ trợ điều trị chống ung thư

Các nghiên cứu lâm sàng được tiến hành tại Trung Quốc đã cho kết quả rất khả quan về tác dụng chống ung thư của đông trùng hạ thảo.

Những bệnh nhân ung thư sử dụng kết hợp 6g đông trùng hạ thảo mỗi ngày cùng với hóa trị trong khoảng 2 tháng đã làm kích thước khối u giảm đáng kể. Trong khi đó, nếu chỉ điều trị đơn thuần bằng phương pháp hóa trị liệu thì tình trạng bệnh rất ít thuyên chuyển. Đó là bởi có khá nhiều thành phần có hoạt tính chống ung thư trong đông trùng hạ thảo đã được chứng minh tác dụng như cordycepin, adenosine, EPSF, cordyglucans và sapnin monosaccharide,…

Một điều tuyệt vời là khi mà hầu hết các thuốc điều trị ung thư theo cơ chế diệt cả tế bào ung thư và tế bào lành, gây nhiều tác dụng phụ đối với gan, thận thì đông trùng hạ thảo chỉ tác động đến tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến tế bào lành tính khác.

Tác dụng đông trùng hạ thảo trong điều trị ung thư

Tăng cường khả năng miễn dịch

Một số hoạt chất điều hòa miễn dịch trong đông trùng hạ thảo đã được chứng minh lâm sàng Cordycepin, EPSF, APS,… Vì vậy đông trùng hạ thảo nổi danh là loại thảo dược được sử dụng giúp kích thích và ức chế hệ miễn dịch. Giúp bảo vệ cơ thể thoát khỏi sự xâm nhập của các mầm bệnh và các chất gây hại trong cơ thể. Đặc biệt với các bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cáy ghép nội tạng, sử dụng đông trùng hạ thảo giúp trasnhc ơ thể đào thải đối với tạng mới ghép.

Điều hòa đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Một tín hiệu tốt cho những bệnh nhân tiểu đường là các kết quả thử nghiệm cho thấy nếu sử dụng 3g đông trùng hạ thảo mỗi ngày thì có tới 95% số người bị bệnh tiểu đường có sự giảm đáng kể đường huyết; còn khi điều trị bằng các phương pháp khác thì chỉ có 54% người có thay đổi. Cordymin và CS-F10 là một trong những thành phần của đông trùng hạ thảo mang lại tác dụng này.

Chống oxy hóa

Với nhiều thành phần có hoạt tính chống oxy hóa (EPSF, APS, CPS-1, CPS-2, CME-1, Cordycepic acid, Adenosin…), đông trùng hạ thảo làm tăng nồng độ ATP và các acid amin – nguồn năng lương cho tất cả hoạt động sống của tế bào. Do đó, giúp cho cơ thể luôn linh hoạt, sáng tạo; tăng cường khả năng ghi nhớ của não bộ; kéo dài tuổi xuân, cải thiện tuần hoàn lớp biểu bì, tăng cường độ đàn hồi của da, khắc phục các hiện tượng lão hóa da, tóc bạc sớm,…

Được sử dụng như vị thuốc quý trong tăng cường sinh lý ở nam giới

Một số nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy đông trùng hạ thảo có tác dụng làm tăng trọng lượng và tăng quá trình tổng hợp hormone adrenocortical của tuyến vỏ thượng thận –  một hormon có tác dụng tương tự như hormon nam tính (androgen) và làm tăng trọng lượng tinh hoàn. Thêm vào đó, với tác dụng làm tăng sinh ATP giúp cơ bắp hoạt động dẻo dai, nâng cao đời sống tình dục cho nam giới. 5 nghiên cứu ở Trung Quốc tiến hành trên 1.000 người, cả nam và nữ; sử dụng 3.000 mg đông trùng hạ thảo mỗi ngày đưa đến kết quả đều kích thích ở những người suy giảm khả năng tình dục.

Giảm lượng cholesterol trong máu

Có thể tìm thấy ở rất nhiều loài thực vật nhưng chỉ đông trùng hạ thảo là có hàm lượng diosmol trong mannitol cao nhất. Đây là thành phần mang lại hiệu quả giảm cholesterol máu, làm tăng sức bền thành mạch và hỗ trợ điều trị các bệnh sơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,…Theo một thử nghiệm lâm sàng, sử dụng 3.000 mg/ngày khi bị rối loạn lipid máu làm giảm lượng cholesterol toàn bộ và tăng HDL-cholesterol.

Hỗ trợ, tăng cường chức năng thận

Kết quả nghiên cứu công bố trên Tập San Nấm Dược Liệu Quốc Tế: với tác dụng làm tăng nồng độ 17-hydroxy-corticosteroid và 17-ketosteroid  nên có thể sử dụng đông trùng hạ thảo trong hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng thận trong đa số bệnh thận: suy thận, tổn thương thận,…

Cải thiện chức năng tim mạch

Trong đông trùng hạ thảo có chứa adenosine, deoxy-adenosin và các loại nucleotid khác có tác dụng làm ổn định nhịp tim. Như đã nói ở trên, với hàm lượng lớn D-manitol giúp giãn mạch máu, giảm cholesterol nên dử dụng đông trùng hạ thảo mang đến tác dụng tích cực đối với hệ tim mạch. Ngoài ra, trong đông trùng hạ thảo còn chứa  digoxin, hydroclothiasid, dopamine, dobutamin giúp những bệnh nhân suy tim mãn tính cải thiện chức năng tim mạch, nâng cao đời sống tình dục.

3. Sử dụng đông trùng hạ thảo như thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu?

Hiện nay, đông trùng hạ thảo được sử dụng chủ yếu dưới 2 dạng: đông trùng hạ thảo nguyên con, đông trùng hạ thảo đã bào chế (dạng viên và nước). Mỗi loại đều có hàm lượng hoạt chất khác nhau do đó sử dụng loại đông trùng hạ thảo nào và cách dùng nào để mang lại giá trị sử dụng tốt nhất?

Sử dụng đông trùng hạ thảo nguyên con

Một cách logic từ ngay quá trình hình thành đông trùng hạ thảo, phần sâu non nuôi dưỡng nấm, nấm dần trưởng thành và vắt cạn chất dinh dưỡng từ sâu non và chuyển hết những dưỡng chất quý giá sang cho nấm. Do đó, phần nấm mới là nơi tập trung các hoạt chất sinh học, mang lại tác dụng đáng quý của đông trùng hạ thảo. Và các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh điều này.

Để ăn sống nguyên con cần rửa sạch và ngâm vào nước ấm 50-60oC trong 3-5 phút, chỉ nên sử dụng 2-3 lần/ tuần.

Ngoài ra, có thể kết hợp với các thực phẩm như chim bồ câu (sự kết hợp tốt cho trí nhớ, tăng cường chức năng thận) hay chim cút (trị ho, hen, đau lưng mỏi gối) …để có thể dễ dàng sử dụng đối với những người không muốn ăn sống đông trùng hạ thảo.

Pha trà uống hằng ngày cũng là 1 cách được nhiều người sử dụng. Khi thêm 1-2 thìa bột nhân sâm với 2 con trùng thảo giúp thức uống ngon và thơm hơn.

Sử dụng đông trùng hạ thảo dạng viên

Để bồi bổ thể lực, giảm stress hoặc ngăn ngừa xơ vữa động mạch, các bệnh tim mạch, tai biến: mỗi ngày sử dụng liều tương đương 1000 mg đông trùng hạ thảo nguyên chất, chia 2 lần.

Để tăng cường trí lực cho cơ thể suy nhược, người già yếu hay mới ốm dậy: mỗi ngày uống liều tương đương 2000 mg đông trùng hạ thảo nguyên chất, chia 2 lần.

4. Các trường hợp không nên sử dụng đông trùng hạ thảo

Không phải tự nhiên mà người ta tung hô là thần dược, với những tác dụng mà đông trùng hạ thảo mang lại nó hoàn toàn xứng đáng với điều đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng bất chấp hiệu quả quý báu của nó. Những đối tượng nào không nên dùng đông trùng hạ thảo?

Không dùng đông trùng hạ thảo cho trẻ em

Theo quan điểm của y học cổ truyền: nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng. Do đó, cơ thể trẻ thường nóng nên không sử dụng các vị thuốc có tính ấm nóng vì không những bệnh không được điều trị mà còn làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Tương tự như thế những người ốm sốt cũng không nên dùng loại thảo dược này.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Hiện nay, chưa có những nghiên cứu cũng như các báo cáo về sự an toàn của đông trùng hạ thảo đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Do đó, chỉ sử dụng dưới sự cho phép của thầy thuốc.

Những người mắc bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,…)

Do tác dụng kích thích hệ miễn dịch nên hoạt động miễn dịch có thể trở nên mạnh hơn. Điều này làm trầm trọng hơn các triệu chứng của các bệnh tự miễn. Do đó, nên tránh sử dụng đông trùng hạ thảo ở những bệnh nhân này.

Những người bị rối loạn đông máu

CSP – một thành phần của đông trùng hạ thảo có tác dụng tiêu sợi huyết. Vì thế, đông trùng hạ thảo có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn đông máu.

Người chuẩn bị phẫu thuật

Cũng do tác dụng làm chậm quá trình đông máu nên những người chuẩn bị phẫu thuật nên ngưng sử dụng đông trùng hạ thảo ít nhất là 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Tác dụng của đông trùng hạ thảo không còn gì để bàn cãi, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhiều tác dụng truyền thống của đông trùng hạ thảo trên cơ sở dược lý hiện đại. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích phần nào đó trong việc sử dụng đúng cách để phát huy hết tác dụng của đông trùng hạ thảo một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: https://kingfucoidan.vn/dong-trung-ha-thao

Xem thêm: Bị trào ngược dạ dày khi mang thai – Bà bầu cần lưu ý

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!