Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát
Ung thư vú là một căn bệnh phổ biến ở Việt Nam nhưng tỷ lệ chữa khỏi là rất cao nếu như bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy người bệnh cần ăn thực phẩm gì để ngăn ngừa ung thư vú tái phát sau khi đã chữa khỏi bệnh thành công?
Ung thư vú là một căn bệnh phổ biến ở Việt Nam nhưng tỷ lệ chữa khỏi là rất cao nếu như bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy người bệnh cần ăn thực phẩm gì để ngăn ngừa ung thư vú tái phát sau khi đã chữa khỏi bệnh thành công?
Theo thống kê từ Bệnh viện K (Hà Nội), mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 15.000 ca ung thư vú mới, ước tính cả nước có khoảng 45.000 phụ nữ đang sống chung với căn bệnh này. Đây là một trong 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới song tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú là rất cao nếu bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn 1, 2. Trường hợp ung thư vú tiến triển sang giai đoạn 3 thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh là 60%.
Sau khi chữa khỏi ung thư vú, bệnh nhân nên tái khám định kỳ và có chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp để ngăn chặn ngừa ung thư vú tái phát. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú không những tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng ngăn ngừa ung thư vú hoặc tiêu diệt tế bào ung thư.
Bạn hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát mà bạn nên bổ sung và một số loại thực phẩm cần hạn chế nhé.
Những thực phẩm bạn nên bổ sung
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa ung thư tái phát, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật, thảo mộc, gia vị, caffeine và cá béo.
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Đa số các chuyên gia nghiên cứu ung thư đều khuyến khích chế độ ăn có nguồn gốc thực vật để ngăn ngừa ung thư vú tái phát. Thực phẩm như rau, củ, quả sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Ngoài ra, các thực phẩm này cũng cung cấp các hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật như polyphenol. Polyphenol có thể giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư qua hai cơ chế:
• Cơ chế trực tiếp: Polyphenol có thể điều khiển hoạt động của nhiều quá trình trong tế bào.
• Cơ chế oxy hóa: Polyphenol giúp giảm các tổn thương do stress oxy hóa gây ra.
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy chế độ ăn giàu polyphenol có thể giúp giảm viêm hiệu quả cho những bệnh nhân mắc ung thư vú. Vai trò của chất xơ trong những sản phẩm thực vật cũng giúp loại bỏ estrogen dư thừa và cải thiện độ nhạy insulin. Hàm lượng insulin cao có liên quan tới ung thư vú (các mô vú có mức biểu hiện thụ thể insulin cao).
Chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau, đậu, hạt, trái cây sẽ giúp cân bằng hàm lượng đường trong máu và duy trì cân nặng cân đối. Cân nặng càng cao thì hàm lượng estrogen lưu thông trong cơ thể sẽ càng lớn nên càng làm tăng cân và tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Theo đại học Y khoa John Hopkins, những người bị thừa cân và béo phì có nguy cơ bị tái phát ung thư vú cao hơn so với những người có cơ thể cân đối.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên bổ sung ít nhất 2,5 bát (chén) rau và 2 bát trái cây mỗi ngày nhưng chia làm nhiều bữa như bữa ăn chính, bữa sáng và bữa ăn nhẹ. Những loại sản phẩm từ thực vật chứa nhiều hợp chất tự nhiên giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát là các loại rau, trái cây có màu đỏ sẫm, màu tím, màu vàng tươi, màu cam và màu xanh đậm.
1. Rau họ cải
Mặc dù mỗi loại rau có giá trị dinh dưỡng riêng và đều tốt cho sức khỏe nhưng một số loại rau thuộc họ cải đặc biệt có lợi cho việc ngăn ngừa ung thư. Các loại rau trong họ cải (Brassica) chứa hợp chất lưu huỳnh nên có các đặc tính chống ung thư.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất sulforaphane có chủ yếu trong các loại rau họ cải có khả năng nhắm tới các tế bào gốc ung thư vú (breast cancer stem cells) nên có thể ngăn ngừa ung thư vú tái phát.
Các loại rau có chứa hợp chất sulforaphane bao gồm:
- Súp lơ
- Cải bắp
- Cải xoăn
- Cải thìa
- Cải mầm
- Cải xoong
- Bông cải xanh
- Bắp cải Brussel
- Rau arugula (xà lách rocket)
2. Đậu nành và các loại cây họ đậu
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành được xem là thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Thế nhưng, nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nutrients 2017 cho thấy nhóm người khi dùng đậu nành trước tuổi dậy thì có thể ngăn ngừa ung thư vú do sản phẩm này có chứa chất isoflavones (một dạng estrogen thực vật).
Nhóm người dùng đậu nành trước tuổi dậy thì khi tiêu thụ sản phẩm này trong một thời gian dài sẽ giúp điều chỉnh hấp thụ estrogen trong cơ thể. Đặc biệt, một loại isoflavone có tên là genistein hoạt động như một chất chống oxy hóa sẽ có khả năng chống ung thư.
Tuy nhiên, nếu một người trưởng thành hoặc một người trước đây từng mắc ung thư có thụ thể estrogen dùng quá nhiều genistein (ví dụ từ các sản phẩm bổ sung) có t
hể kích hoạt sự phát triển của khối u. Vì vậy, nếu bạn là một bệnh nhân ung thư vú đã chữa khỏi bệnh thì tốt nhất là nên tránh dùng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành để giảm nguy cơ ung thư vú tái phát. Ngoài đậu nành thì hạt lanh cũng chứa nhiều isoflavone nên bạn cũng cần lưu ý khi dùng hạt lanh.
Thay vì dùng đậu nành, bạn có thể sử dụng các loại đậu khác chứa ít chất béo mà giàu dinh dưỡng, protein, chất chống oxy hóa và saponin. Mặc dù các chất này không có vai trò đặc biệt trong việc giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát nhưng vẫn có thể giúp bạn duy trì chế độ ăn đa dạng, lành mạnh và giúp tăng cường sức khỏe.
Theo thống kê từ Bệnh viện K (Hà Nội), mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 15.000 ca ung thư vú mới, ước tính cả nước có khoảng 45.000 phụ nữ đang sống chung với căn bệnh này. Đây là một trong 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới song tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú là rất cao nếu bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn 1, 2. Trường hợp ung thư vú tiến triển sang giai đoạn 3 thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh là 60%.
Sau khi chữa khỏi ung thư vú, bệnh nhân nên tái khám định kỳ và có chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp để ngăn chặn ngừa ung thư vú tái phát. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú không những tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng ngăn ngừa ung thư vú hoặc tiêu diệt tế bào ung thư.
Bạn hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát mà bạn nên bổ sung và một số loại thực phẩm cần hạn chế nhé.
Những thực phẩm bạn nên bổ sung
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa ung thư tái phát, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật, thảo mộc, gia vị, caffeine và cá béo.
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Đa số các chuyên gia nghiên cứu ung thư đều khuyến khích chế độ ăn có nguồn gốc thực vật để ngăn ngừa ung thư vú tái phát. Thực phẩm như rau, củ, quả sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Ngoài ra, các thực phẩm này cũng cung cấp các hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật như polyphenol. Polyphenol có thể giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư qua hai cơ chế:
• Cơ chế trực tiếp: Polyphenol có thể điều khiển hoạt động của nhiều quá trình trong tế bào.
• Cơ chế oxy hóa: Polyphenol giúp giảm các tổn thương do stress oxy hóa gây ra.
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy chế độ ăn giàu polyphenol có thể giúp giảm viêm hiệu quả cho những bệnh nhân mắc ung thư vú. Vai trò của chất xơ trong những sản phẩm thực vật cũng giúp loại bỏ estrogen dư thừa và cải thiện độ nhạy insulin. Hàm lượng insulin cao có liên quan tới ung thư vú (các mô vú có mức biểu hiện thụ thể insulin cao).
Chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau, đậu, hạt, trái cây sẽ giúp cân bằng hàm lượng đường trong máu và duy trì cân nặng cân đối. Cân nặng càng cao thì hàm lượng estrogen lưu thông trong cơ thể sẽ càng lớn nên càng làm tăng cân và tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Theo đại học Y khoa John Hopkins, những người bị thừa cân và béo phì có nguy cơ bị tái phát ung thư vú cao hơn so với những người có cơ thể cân đối.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên bổ sung ít nhất 2,5 bát (chén) rau và 2 bát trái cây mỗi ngày nhưng chia làm nhiều bữa như bữa ăn chính, bữa sáng và bữa ăn nhẹ. Những loại sản phẩm từ thực vật chứa nhiều hợp chất tự nhiên giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát là các loại rau, trái cây có màu đỏ sẫm, màu tím, màu vàng tươi, màu cam và màu xanh đậm.
1. Rau họ cải
Mặc dù mỗi loại rau có giá trị dinh dưỡng riêng và đều tốt cho sức khỏe nhưng một số loại rau thuộc họ cải đặc biệt có lợi cho việc ngăn ngừa ung thư. Các loại rau trong họ cải (Brassica) chứa hợp chất lưu huỳnh nên có các đặc tính chống ung thư.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất sulforaphane có chủ yếu trong các loại rau họ cải có khả năng nhắm tới các tế bào gốc ung thư vú (breast cancer stem cells) nên có thể ngăn ngừa ung thư vú tái phát.
Các loại rau có chứa hợp chất sulforaphane bao gồm:
- Súp lơ
- Cải bắp
- Cải xoăn
- Cải thìa
- Cải mầm
- Cải xoong
- Bông cải xanh
- Bắp cải Brussel
- Rau arugula (xà lách rocket)
2. Đậu nành và các loại cây họ đậu
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành được xem là thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Thế nhưng, nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nutrients 2017 cho thấy nhóm người khi dùng đậu nành trước tuổi dậy thì có thể ngăn ngừa ung thư vú do sản phẩm này có chứa chất isoflavones (một dạng estrogen thực vật).
Nhóm người dùng đậu nành trước tuổi dậy thì khi tiêu thụ sản phẩm này trong một thời gian dài sẽ giúp điều chỉnh hấp thụ estrogen trong cơ thể. Đặc biệt, một loại isoflavone có tên là genistein hoạt động như một chất chống oxy hóa sẽ có khả năng chống ung thư.
Tuy nhiên, nếu một người trưởng thành hoặc một người trước đây từng mắc ung thư có thụ thể estrogen dùng quá nhiều genistein (ví dụ từ các sản phẩm bổ sung) có t
hể kích hoạt sự phát triển của khối u. Vì vậy, nếu bạn là một bệnh nhân ung thư vú đã chữa khỏi bệnh thì tốt nhất là nên tránh dùng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành để giảm nguy cơ ung thư vú tái phát. Ngoài đậu nành thì hạt lanh cũng chứa nhiều isoflavone nên bạn cũng cần lưu ý khi dùng hạt lanh.
Thay vì dùng đậu nành, bạn có thể sử dụng các loại đậu khác chứa ít chất béo mà giàu dinh dưỡng, protein, chất chống oxy hóa và saponin. Mặc dù các chất này không có vai trò đặc biệt trong việc giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát nhưng vẫn có thể giúp bạn duy trì chế độ ăn đa dạng, lành mạnh và giúp tăng cường sức khỏe.
Các loại đậu bạn có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng bao gồm:
- Đậu lăng
- Lạc (đậu phộng)
- Đậu Hà Lan
- Các loại đậu như đậu đen, đậu thận…
3. Hành và tỏi
Một số lượng lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng hương thơm của các loại cây thuộc họ hành như hành và tỏi có thể giúp tiêu diệt nhiều loại tế bào ung thư đặc biệt là ung thư ruột, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư thận và có thể là ung thư phổi.
Một nghiên cứu năm 2019 ở Iran và vài nghiên cứu khác cũng cho thấy hành và tỏi có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả. Các nhà khoa học giả thuyết rằng các hợp chất như organo-sulfides có trong các loại cây họ hành có khả năng khiến một số quá trình nội bào quan trọng bị gián đoạn, nhờ đó giúp ngăn ngừa sự lan rộng của các tế bào ung thư.
4. Quả mọng và cam quýt
Nhiều loại trái cây, đặc biệt là các loại quả mọng giàu chất xơ và cam quýt cũng có nhiều tính năng chống ung thư. Các loại trái cây này chứa một hàm lượng cao các chất như folate, vitamin C, polyphenol và các chất chống oxy hóa. Do đó, chúng giúp ngăn ngừa ung thư và giảm nguy cơ tái phát ung thư.
Đặc biệt, một nghiên cứu chỉ ra rằng các loại quả mọng chứa nhiều hợp chất chống viêm như resveratrol, quercetin và axit ellagic. Các hợp chất có nguồn gốc thực vật này có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư đang nhân lên một cách nguy hiểm.
Những thực phẩm tốt nhất cho chế độ ăn giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát bao gồm:
- Táo
- Đào
- Bưởi
- Chanh
- Dâu tây
- Quả mâm xôi đen
- Quả việt quất (Blueberries)
- Nam việt quất (Cranberries)
- Quả mâm xôi đỏ (Raspberries)
Các loại thảo mộc và gia vị
Các loại gia vị rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng chống ung thư. Tuy nhiên, bạn không nên xem các loại thảo mộc, gia vị là liệu pháp điều trị ung thư đầu tay. Ung thư tiến triển rất nhanh chóng trong khi đa số các loại thảo dược hiện có phát huy hiệu quả rất chậm.
Vì vậy, người bệnh đang điều trị hay điều trị ung thư đã khỏi nên tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn muốn sử dụng các loại thảo dược và gia vị trong chế độ ăn thì chỉ nên sử dụng kết hợp với điều trị y tế chuẩn cũng như nên hỏi ý kiến tư vấn của những người có chuyên môn.
Một số loại thảo mộc và gia vị giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát bạn có thể tham khảo là:
• Bột quế: Một số nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu công bố trên tạp chí Ethnopharmacol năm 2018 cho thấy một số loại hợp chất có trong chiết xuất quế có khả năng khiến tế bào ung thư chết theo chương trình.
• Bột nghệ: Từ lâu, hiệu quả ngăn chặn sự phát triển khối u của bột nghệ đã được xem xét. Một bài tổng quan năm 2016 đã khái quát cơ chế ảnh hưởng của chất curcumin. Cụ thể, curcumin ảnh hưởng tới các quá trình phân tử phức tạp bằng cách tăng cường làm chết tế bào ung thư vú, đồng thời cũng làm biến đổi hoạt động của các gene trong tế bào ung thư.
• Tiêu đen: Theo một nghiên cứu năm 2019 đăng tải trên tạp chí Cancer, các hợp chất thực vật từ tiêu đen có tác dụng chống ung thư và đang được nghiên cứu để sử dụng kết hợp với các liệu pháp điều trị ung thư khác.
• Gừng: Một bài tổng quan trên tạp chí Nutrients năm 2017 tóm tắt gừng giúp ức chế sự hình thành khối u và tăng sinh tế bào ung thư vú.
Caffeine giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát
cà phê và trà xanh giúp ngăn ngừa ung thư vú” width=”750″ height=”500″ srcset=”2020/06/ngan-ngua-ung-thu-vu-7-e1591343145762.jpg 750w, 2020/06/ngan-ngua-ung-thu-vu-7-e1591343145762-300×200.jpg 300w, 2020/06/ngan-ngua-ung-thu-vu-7-e1591343145762-90×60.jpg 90w, 2020/06/ngan-ngua-ung-thu-vu-7-e1591343145762-45×30.jpg 45w, 2020/06/ngan-ngua-ung-thu-vu-7-e1591343145762-701×467.jpg 701w” sizes=”(max-width: 750px) 100vw, 750px” />
Một số nghiên cứu cho thấy caffeine trong cà phê và trà xanh có tác dụng chống ung thư vú. Mặc dù caffeine là chất đóng vai trò chính nhưng một số chất chống oxy hóa mạnh như axit chlorogenic tìm thấy trong trà xanh và epigallocatechin gallate tìm thấy trong cà phê cũng có công dụng thúc đẩy quá trình chống ung thư trong cơ thể.
Ví dụ, bột trà xanh nguyên chất matcha có thể giúp tăng cường miễn dịch và ức chế sự hình thành của khối u. Theo một nghiên cứu năm 2018, bột trà xanh nguyên chất có khả năng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư vú.
Các loại đậu bạn có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng bao gồm:
- Đậu lăng
- Lạc (đậu phộng)
- Đậu Hà Lan
- Các loại đậu như đậu đen, đậu thận…
3. Hành và tỏi
Một số lượng lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng hương thơm của các loại cây thuộc họ hành như hành và tỏi có thể giúp tiêu diệt nhiều loại tế bào ung thư đặc biệt là ung thư ruột, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư thận và có thể là ung thư phổi.
Một nghiên cứu năm 2019 ở Iran và vài nghiên cứu khác cũng cho thấy hành và tỏi có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả. Các nhà khoa học giả thuyết rằng các hợp chất như organo-sulfides có trong các loại cây họ hành có khả năng khiến một số quá trình nội bào quan trọng bị gián đoạn, nhờ đó giúp ngăn ngừa sự lan rộng của các tế bào ung thư.
4. Quả mọng và cam quýt
Nhiều loại trái cây, đặc biệt là các loại quả mọng giàu chất xơ và cam quýt cũng có nhiều tính năng chống ung thư. Các loại trái cây này chứa một hàm lượng cao các chất như folate, vitamin C, polyphenol và các chất chống oxy hóa. Do đó, chúng giúp ngăn ngừa ung thư và giảm nguy cơ tái phát ung thư.
Đặc biệt, một nghiên cứu chỉ ra rằng các loại quả mọng chứa nhiều hợp chất chống viêm như resveratrol, quercetin và axit ellagic. Các hợp chất có nguồn gốc thực vật này có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư đang nhân lên một cách nguy hiểm.
Những thực phẩm tốt nhất cho chế độ ăn giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát bao gồm:
- Táo
- Đào
- Bưởi
- Chanh
- Dâu tây
- Quả mâm xôi đen
- Quả việt quất (Blueberries)
- Nam việt quất (Cranberries)
- Quả mâm xôi đỏ (Raspberries)
Các loại thảo mộc và gia vị
Các loại gia vị rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng chống ung thư. Tuy nhiên, bạn không nên xem các loại thảo mộc, gia vị là liệu pháp điều trị ung thư đầu tay. Ung thư tiến triển rất nhanh chóng trong khi đa số các loại thảo dược hiện có phát huy hiệu quả rất chậm.
Vì vậy, người bệnh đang điều trị hay điều trị ung thư đã khỏi nên tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn muốn sử dụng các loại thảo dược và gia vị trong chế độ ăn thì chỉ nên sử dụng kết hợp với điều trị y tế chuẩn cũng như nên hỏi ý kiến tư vấn của những người có chuyên môn.
Một số loại thảo mộc và gia vị giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát bạn có thể tham khảo là:
• Bột quế: Một số nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu công bố trên tạp chí Ethnopharmacol năm 2018 cho thấy một số loại hợp chất có trong chiết xuất quế có khả năng khiến tế bào ung thư chết theo chương trình.
• Bột nghệ: Từ lâu, hiệu quả ngăn chặn sự phát triển khối u của bột nghệ đã được xem xét. Một bài tổng quan năm 2016 đã khái quát cơ chế ảnh hưởng của chất curcumin. Cụ thể, curcumin ảnh hưởng tới các quá trình phân tử phức tạp bằng cách tăng cường làm chết tế bào ung thư vú, đồng thời cũng làm biến đổi hoạt động của các gene trong tế bào ung thư.
• Tiêu đen: Theo một nghiên cứu năm 2019 đăng tải trên tạp chí Cancer, các hợp chất thực vật từ tiêu đen có tác dụng chống ung thư và đang được nghiên cứu để sử dụng kết hợp với các liệu pháp điều trị ung thư khác.
• Gừng: Một bài tổng quan trên tạp chí Nutrients năm 2017 tóm tắt gừng giúp ức chế sự hình thành khối u và tăng sinh tế bào ung thư vú.
Caffeine giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát
cà phê và trà xanh giúp ngăn ngừa ung thư vú” width=”750″ height=”500″ srcset=”2020/06/ngan-ngua-ung-thu-vu-7-e1591343145762.jpg 750w, 2020/06/ngan-ngua-ung-thu-vu-7-e1591343145762-300×200.jpg 300w, 2020/06/ngan-ngua-ung-thu-vu-7-e1591343145762-90×60.jpg 90w, 2020/06/ngan-ngua-ung-thu-vu-7-e1591343145762-45×30.jpg 45w, 2020/06/ngan-ngua-ung-thu-vu-7-e1591343145762-701×467.jpg 701w” sizes=”(max-width: 750px) 100vw, 750px” />
Một số nghiên cứu cho thấy caffeine trong cà phê và trà xanh có tác dụng chống ung thư vú. Mặc dù caffeine là chất đóng vai trò chính nhưng một số chất chống oxy hóa mạnh như axit chlorogenic tìm thấy trong trà xanh và epigallocatechin gallate tìm thấy trong cà phê cũng có công dụng thúc đẩy quá trình chống ung thư trong cơ thể.
Ví dụ, bột trà xanh nguyên chất matcha có thể giúp tăng cường miễn dịch và ức chế sự hình thành của khối u. Theo một nghiên cứu năm 2018, bột trà xanh nguyên chất có khả năng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư vú.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí International Journal of Cancer cho thấy những phụ nữ uống từ 3-5 tách cà phê mỗi ngày có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn so với những người uống 2 cốc hoặc ít hơn. Cơ chế tác động của trà xanh và cà phê vẫn chưa được hiểu rõ nhưng axit phenolic có trong cà phê có thể giúp giải độc, sửa chữa DNA, đồng thời giúp giảm viêm và tăng cường nhạy cảm với insulin.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho thấy uống cà phê có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tình trạng này có thể là do những người phụ nữ có thói quen uống nhiều cà phê cũng có xu hướng uống rượu và hút thuốc. Rượu và thuốc lá là hai thói quen nguy hại làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ. Tuy nhiên, chúng ta cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để làm rõ vai trò và ảnh hưởng của trà và cà phê ở bệnh nhân ung thư vú trong từng trường hợp cụ thể.
Cá béo giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát
Axit béo omega-3 là chất chống ung thư có khả năng ức chế sự phát triển của khối u vú. Nghiên cứu công bố trên tạp chí The Journal of Nutritional Biochemistry năm 2018 cho thấy omega-3 với nguồn gốc từ dầu cá có khả năng ngăn ngừa ung thư vú tốt hơn là dạng omega-3 có nguồn gốc thực vật. Đa số các chuyên gia đồng ý với phương pháp bổ sung cá béo 3 lần mỗi tuần hiệu quả hơn sử dụng các sản phẩm bổ sung.
Bạn nên tăng cường bổ sung các loại cá giàu axit béo omega-3 như: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi.
Những thực phẩm bạn cần hạn chế
Một số thực phẩm có tác động trực tiếp đến nguy cơ mắc ung thư, một số thực phẩm khác có thể khiến tăng cân, qua đó gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên tránh hoặc hạn chế sử dụng.
1. Thịt đỏ
Một số nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa có trong thịt đỏ và các sản phẩm phụ từ động vật có thể dẫn đến tăng sinh ung thư vú. Do đó, bạn nên hạn chế khẩu phần thịt đỏ và thịt chế biến, ví dụ như xúc xích trong bữa ăn hàng ngày. Thay vào đó, bạn nên nấu các món rau, củ và chỉ cho một lượng thịt nhỏ vào món ăn.
Nếu bạn là người thích ăn thịt nấu ở nhiệt độ cao như chiên, nướng thì nên hạn chế ăn thịt bằng cách chỉ thưởng thức chúng vào một số dịp đặc biệt. Thịt được chế biến ở nhiệt độ cao có thể tạo ra các sản phẩm phụ độc hại (ví dụ như sản phẩm glycat hóa bền vững (advanced glycation end products) có thể gây ung thư.
2. Đường và soda
Đường tinh luyện (refined sugar) có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng insulin và cân nặng. Đây là hai yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ tiến triển ung thư vú hoặc tăng nguy cơ tái phát ung thư vú. Mặc dù các chất tạo ngọt nhân tạo như sucralose, aspartame, and saccharin không trực tiếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư nhưng chế độ dinh dưỡng có soda có thể khiến bạn tăng cân và thay đổi chức năng miễn dịch.
Để ngăn ngừa ung thư vú tái phát, bạn nên tránh sử dụng đường tinh luyện và các chất tạo ngọt nhân tạo. Bạn cũng hãy tạo thói quen dùng một lượng vừa phải các sản phẩm làm ngọt tự nhiên như mật ong, siro phong (maple syrup), cỏ mật (stevia), la hán quả (monk fruit).
3. Muối
Thói quen tiêu thụ nhiều muối hoặc ăn thực phẩm được bảo quản bằng muối có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ung thư vòm họng và họng. Vì thế, bạn nên giảm tiêu thụ muối mỗi ngày từ các loại thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn để giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
4. Rượu
Rượu là một chất gây ra ung thư. Vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là không uống rượu và đồ uống có cồn để ngăn ngừa ung thư vú tái phát. Rượu có thể làm tăng nguy cơ lưu thông estrogen trong cơ thể, qua đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen. Các chuyên gia khuyên những người đã chiến thắng ung thư vú nói không với rượu hoặc hạn chế tối đa, tốt nhất là chỉ nên uống vài ly nhỏ mỗi tuần.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp bạn ngăn ngừa mà còn giảm tối đa tái phát lại ung thư vú để sống khỏe hơn. Vì vậy, sau khi điều trị ung thư vú thành công, bạn hãy trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng để có những lời khuyên hữu ích giúp xây dựng chế độ ăn phù hợp nhé.
Hồng Nhung HELLO BACSI
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí International Journal of Cancer cho thấy những phụ nữ uống từ 3-5 tách cà phê mỗi ngày có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn so với những người uống 2 cốc hoặc ít hơn. Cơ chế tác động của trà xanh và cà phê vẫn chưa được hiểu rõ nhưng axit phenolic có trong cà phê có thể giúp giải độc, sửa chữa DNA, đồng thời giúp giảm viêm và tăng cường nhạy cảm với insulin.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho thấy uống cà phê có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tình trạng này có thể là do những người phụ nữ có thói quen uống nhiều cà phê cũng có xu hướng uống rượu và hút thuốc. Rượu và thuốc lá là hai thói quen nguy hại làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ. Tuy nhiên, chúng ta cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để làm rõ vai trò và ảnh hưởng của trà và cà phê ở bệnh nhân ung thư vú trong từng trường hợp cụ thể.
Cá béo giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát
Axit béo omega-3 là chất chống ung thư có khả năng ức chế sự phát triển của khối u vú. Nghiên cứu công bố trên tạp chí The Journal of Nutritional Biochemistry năm 2018 cho thấy omega-3 với nguồn gốc từ dầu cá có khả năng ngăn ngừa ung thư vú tốt hơn là dạng omega-3 có nguồn gốc thực vật. Đa số các chuyên gia đồng ý với phương pháp bổ sung cá béo 3 lần mỗi tuần hiệu quả hơn sử dụng các sản phẩm bổ sung.
Bạn nên tăng cường bổ sung các loại cá giàu axit béo omega-3 như: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi.
Những thực phẩm bạn cần hạn chế
Một số thực phẩm có tác động trực tiếp đến nguy cơ mắc ung thư, một số thực phẩm khác có thể khiến tăng cân, qua đó gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên tránh hoặc hạn chế sử dụng.
1. Thịt đỏ
Một số nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa có trong thịt đỏ và các sản phẩm phụ từ động vật có thể dẫn đến tăng sinh ung thư vú. Do đó, bạn nên hạn chế khẩu phần thịt đỏ và thịt chế biến, ví dụ như xúc xích trong bữa ăn hàng ngày. Thay vào đó, bạn nên nấu các món rau, củ và chỉ cho một lượng thịt nhỏ vào món ăn.
Nếu bạn là người thích ăn thịt nấu ở nhiệt độ cao như chiên, nướng thì nên hạn chế ăn thịt bằng cách chỉ thưởng thức chúng vào một số dịp đặc biệt. Thịt được chế biến ở nhiệt độ cao có thể tạo ra các sản phẩm phụ độc hại (ví dụ như sản phẩm glycat hóa bền vững (advanced glycation end products) có thể gây ung thư.
2. Đường và soda
Đường tinh luyện (refined sugar) có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng insulin và cân nặng. Đây là hai yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ tiến triển ung thư vú hoặc tăng nguy cơ tái phát ung thư vú. Mặc dù các chất tạo ngọt nhân tạo như sucralose, aspartame, and saccharin không trực tiếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư nhưng chế độ dinh dưỡng có soda có thể khiến bạn tăng cân và thay đổi chức năng miễn dịch.
Để ngăn ngừa ung thư vú tái phát, bạn nên tránh sử dụng đường tinh luyện và các chất tạo ngọt nhân tạo. Bạn cũng hãy tạo thói quen dùng một lượng vừa phải các sản phẩm làm ngọt tự nhiên như mật ong, siro phong (maple syrup), cỏ mật (stevia), la hán quả (monk fruit).
3. Muối
Thói quen tiêu thụ nhiều muối hoặc ăn thực phẩm được bảo quản bằng muối có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ung thư vòm họng và họng. Vì thế, bạn nên giảm tiêu thụ muối mỗi ngày từ các loại thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn để giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
4. Rượu
Rượu là một chất gây ra ung thư. Vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là không uống rượu và đồ uống có cồn để ngăn ngừa ung thư vú tái phát. Rượu có thể làm tăng nguy cơ lưu thông estrogen trong cơ thể, qua đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen. Các chuyên gia khuyên những người đã chiến thắng ung thư vú nói không với rượu hoặc hạn chế tối đa, tốt nhất là chỉ nên uống vài ly nhỏ mỗi tuần.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp bạn ngăn ngừa mà còn giảm tối đa tái phát lại ung thư vú để sống khỏe hơn. Vì vậy, sau khi điều trị ung thư vú thành công, bạn hãy trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng để có những lời khuyên hữu ích giúp xây dựng chế độ ăn phù hợp nhé.
Hồng Nhung HELLO BACSI
Xem thêm: Mách bạn cách chế biến thực phẩm an toàn
Tin mới nhất
- Đau bụng dưới âm ỉ ở nữ là dấu hiệu của bệnh gì?
- 12 lợi ích không ngờ từ việc uống nước ấm
- [SỰ THẬT] Vương Lực Khang có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Sự thật về đột quỵ mà tất cả chúng ta đều không biết?!
- Viêm thận mủ
- Thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa cột sống
- 10 Dấu Hiệu Cảnh Báo Mắc Ung Thư Giai Đoạn Đầu
- Dấu hiệu ung thư vòm họng
- Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn
- Viêm loét dạ dày là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Video
- Nấm lim xanh Quảng Nam Nấm lim xanh Quảng Nam chữa bệnh viêm gan hiệu quả thế nào
- TIN TỨC UNG THƯ Phẫu thuật ung thư vú: Tái tạo vú với túi độn và vạt ghép mô tự thân
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Nâng mông bằng mỡ tự thân là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 6 cách hết đau bụng bạn có thể thực hiện tại nhà