Nổi mề đay ở tay (khuỷu, cánh, bàn.. tay): Điều cần biết

Nổi mề đay ở tay thường khởi phát do căng thẳng thần kinh kéo dài, tiếp xúc với côn trùng, dị ứng với thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc hoặc thời tiết đột ngột thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể xảy ra do các bệnh nhiễm trùng ở da. Để lựa chọn và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh cần thực hiện một số kiểm tra nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây nổi mề đay.

Nên đọc: Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm chữa khỏi mề đay nhờ bài thuốc quý

Tìm hiểu nguyên nhân gây nổi mề đay ở tay (khuỷu, cánh, bàn.. tay), dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay ở tay

Nổi mề đay là một dạng tổn thương da xảy ra phổ biến. Đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của nhiều đốm đỏ hoặc hồng, có kích thước lớn nhỏ khác nhau, thường kèm theo biểu hiện ngứa da. nóng và khó chịu.

Những đặc trưng và triệu chứng đi kèm của bệnh nổi mề đay có thể xảy ra ở lòng bàn tay, mu bàn tay, cánh tay hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Những dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng nổi mề đay ở tay gồm:

  • Xuất hiện những đốm nhỏ có màu đỏ hoặc màu hồng ở lòng bàn tay, canh tay, một số ít ở khuỷu tay và mu bàn tay
  • Có cảm giác ngứa ngáy dữ dội
  • Ở một số trường hợp, nổi mề đay có thể đi kèm với biểu hiện phù mạch và sưng
  • Có thể xuất hiện đồng thời với một số biểu hiện khác như đau họng, sưng môi, sưng mí mắt…

Tình trạng viêm sưng và phù mạch nghiêm trọng có thể tác động và làm ảnh hưởng nặng nề đến công việc và chất lượng cuộc sống. Tình trạng nhiễm trùng thường dễ để lại sẹo và rất khó khắc phục. Bên cạnh đó những đốm đỏ cùng với biểu hiện ngứa ngáy có thể nhanh chóng lan rộng sang những vùng da khác hay thậm chí xuất hiện tại đường thở. Ở nhiều trường hợp, nổi mề đay gây nghẹt thở và sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay lập tức.

Chính vì những điều trên, dù là nổi mề đay ở chân, ở tay hay ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng cần được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và sớm áp dụng các phương pháp điều trị để đảm bảo an toàn.

Nổi mề đay ở tay xảy ra do đâu?

Nổi mề đay ở tay được xác định là một phản ứng của cơ thể khi bị kích thích bởi các tác nhân. Những nguyên nhân được liệt kê dưới đây có thể khiến tình trạng này xuất hiện, cụ thể:

1. Nổi mề đay do dị ứng

Mề đay và các biểu hiện đi kèm có thể dễ dàng xảy ra ở tay khi bạn bị dị ứng. Khi phản ứng dị ứng bị kích thích, quá trình giải phóng những hoạt chất trung gian của cơ thể sẽ bị thúc đẩy. Điều này làm phát sinh nhiều triệu chứng khó chịu trên bề mặt da.

Đối với những trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng, tình trạng nổi mề đay ở tay có thể xuất hiện đồng thời với nhiều biểu hiện khó chịu khác. Cụ thể như sưng cổ họng, chảy nước mắt, sưng mắt, nghẹt mũi…

Những nguyên nhân dưới đây có thể khiến bạn dễ dàng bị dị ứng:

  • Tiếp xúc với côn trùng, mỹ phẩm, hóa chất
  • Hít phải khói thuốc lá, mạt bụi hoặc phấn hoa
  • Sự ma sát liên tục giữa da và quần áo
  • Thường xuyên tiếp với ánh nắng có cường độ cao hoặc tiếp xúc trong một thời gian dài
  • Dị ứng thực phẩm (dị ứng hải sản, thịt gà, đậu phộng, mè đen)
  • Dị ứng với không khí, nguồn nước…
Nổi mề đay ở tay phát sinh do dị ứng với thực phẩm

2. Nổi mề đay ở tay khởi phát do căng thẳng thần kinh

Những phản ứng xuất hiện trên bề mặt da có thể là hệ quả của stress, lo lắng, căng thẳng thần kinh kéo dài. Căng thẳng, stress tác động xấu lên hệ thần kinh trung ương và tạo áp lực khiến hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho những triệu chứng trên da bùng phát một cách mạnh mẽ. Điển hình như chàm, mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, vảy nến…

Tuy nhiên nếu phát sinh do stress, căng thẳng thần kinh, những tổn thương trên da sẽ mau chóng thuyên giảm nếu người bệnh giữ cho đầu óc thư giãn, nghỉ ngơi và kiểm soát căng thẳng.

Ngược lại nếu tình trạng căng thẳng thần kinh không được kiểm soát, xảy ra kéo dài sẽ khiến các triệu chứng ở tay nhanh chóng lan rộng ra vùng lưng, ngực, thậm chí lan xuống phần chi dưới.

3. Nổi mề đay là hệ quả của nhiễm trùng

Những bệnh nhiễm trùng cấp như viêm họng cấp, bệnh sởi, sốt phát ban… có thể làm tăng thân nhiệt, đồng thời khiến tình trạng nổi mề đay ở tay hoặc nổi mề đay ở toàn cơ thể xuất hiện.

Tuy nhiên nổi mề đay và những biểu hiện đi kèm xảy ra do nhiễm trùng thường nhanh chóng thuyên giảm khi các bệnh lý nguyên nhân được kiểm soát. Bên cạnh đó nổi mề đay do bệnh nhiễm trùng thường ít gây ngứa ngáy hay đau rát.

4. Thay đổi thời tiết đột ngột khiến da bị nổi mề đay

Thời tiết đột ngột thay đổi, chuyển từ mùa lạnh sang mùa nóng có thể khiến bệnh nhân bị nổi mề đay, phát ban ở tay, chân. Đối với trường hợp này, người bệnh sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường tình trạng trên da có xu hướng bùng phát mạnh mẽ ở từng thời điểm cụ thể trong năm, khi thời tiết ổn định trở lạnh, tình trạng này sẽ thuyên giảm.

Thời tiết và môi trường được xác định là nguyên nhân gây nổi mề đay khó cải thiện nhất. Chính vì thế nếu bạn bị nổi mề đay ở tay do thời tiết đột ngột thay đổi, bạn cần kiểm soát bệnh lý và ngăn ngừa các đợt bùng phát khác bằng cách nâng cao hệ miễn dịch thông qua chế độ dinh dưỡng khoa học và chế độ luyện tập hợp lý.

5. Nổi mề đay ở tay là tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Sử dụng những loại thuốc giảm đau gây nghiện (Morphine, Oxycodon…), thuốc chống viêm không steroid (Diclofenac, Aspirin, Ibuprofen…), thuốc kháng sinh (Penicillin, Cephalosporin…) có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay và phát ban trên da.

Thông thường những biểu hiện do dị ứng thuốc chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu sử dụng thuốc, đồng thời có xu hướng thuyên giảm trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày tiếp theo.

Tuy nhiên nếu nổi mề đay trên da khởi phát muộn và xảy ra đồng thời với nhiều biểu hiện nghiêm trọng khác, người bệnh cần ngừng ngay việc dùng thuốc, sau đó liên hệ và thông báo tình trạng với bác sĩ chuyên khoa.

Nổi mề đay ở tay và những triệu chứng khó chịu đi kèm là tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

6. Những nguyên nhân gây nổi mề đay ở tay khác

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, tình trạng nổi mề đay ở tay (cánh tay, khuỷu tay, lòng bàn tay, mu bàn tay) có thể bùng phát do những nguyên nhân khác. Cụ thể:

  • Bệnh tuyến giáp
  • Không dung nạp rượu bia
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1
  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Hội chứng Sjogren
  • Bệnh Celiac. Bệnh lý này xuất hiện khi đường ruột có dấu hiệu phản ứng với thành phần protein trong lúa mì.

Nổi mề đay ở tay – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nổi mề đay ở tay chính là phản ứng da cấp tính. Bệnh và các triệu chứng thường có xu hướng cải thiện sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, tình trạng nổi mề đay có thể là dấu hiệu nhận biết của sốc phản vệ.

Chính vì thế người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau”

  • Nôn mửa
  • Khó thở
  • Sưng môi
  • Buồn nôn
  • Sưng cổ họng
  • Choáng váng
  • Nhịp tim bất thường
  • Mất thăng bằng
  • Chóng mặt.
Người bệnh nên gặp bác sĩ khi nổi mề đay ở tay là triệu chứng của tình trạng sốc phản vệ

Biện pháp chẩn đoán nổi mề đay ở tay

Tình trạng nổi mề đay ở tay thường được chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng dựa trên biểu hiện lâm sàng, tổn thương thực thể, phạm vi lan rộng và tiền sử của bệnh nhân. Đối với những trường hợp bị nghi ngờ nguyên nhân gây nổi mề đay là do bệnh lý, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Cụ thể:

  • Sinh thiết da
  • Kiểm tra radioallergosorbent (RAST) hoặc thử nghiệm dị ứng với côn trùng, thuốc hay thực phẩm
  • Kiểm tra thể chất.

Phương pháp điều trị nổi mề đay ở tay

Nổi mề đay nói chung và nổi mề đay ở tay nói riêng có thể tự thuyên giảm và không cần phải áp dụng các biện pháp điều trị. Tuy nhiên ở những trường hợp khác, tình trạng nổi mề đay và các triệu chứng đi kèm có thể xuất hiện dai dẳng, chuyển sang mề đay mãn tính.

Chính vì thế ngay khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh khởi phát, bệnh nhân nên chủ động thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị để làm kiểm soát bệnh lý và phòng ngừa tổn thương da chuyển sang thể mãn tính.

1. Điều trị nổi mề đay nhẹ bằng biện pháp tại nhà

Đối với những trường hợp nổi mề đay xuất hiện ở bàn tay, khuỷu tay và cánh tay với mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng dưới đây:

  • Giảm ngứa, giảm viêm sưng và làm co mạch máu bằng cách tắm nước mát hoặc chườm l
    ạnh

Để cải thiện tình trạng nổi mề đay, người bệnh có thể tắm nước mát hoặc chườm lạnh. Nhiệt độ lạnh có thể kích thích và làm co mạch máu tồn tại ở các mô da và cải thiện tình trạng nổi mề đay. Ngoài ra việc áp dụng biện pháp này còn giúp người bệnh hạn chế ngứa ngáy và làm giảm triệu chứng viêm sưng.

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cải thiện tình trạng nổi mề đay ở tay

Dưỡng ẩm da là một giải pháp xử lý hiệu quả cho những vấn đề xảy ra trên bề mặt da. Việc kiên trì thoa kem dưỡng ẩm lên những khu vực có da bị tổn thương mỗi ngày 2 lần sẽ giúp cấp ẩm, làm dịu da, giảm đau rát, ngứa ngáy và cải thiện tình trạng nổi mề đay.

  • Ức chế quá trình giải phóng histamine, giảm nổi mề đay bằng cách tăng cường bổ sung vitamin C

Tác dụng chính của vitamin C là nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch, giúp ổn định sức khỏe. Chính vì thế việc dung nạp đủ lượng vitamin C cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn ức chế quá trình giải phóng histamine. Từ đó giúp phòng ngừa và làm giảm tình trạng nổi mề đay.

Ức chế quá trình giải phóng histamine, giảm nổi mề đay bằng cách tăng cường bổ sung vitamin C thông qua thực phẩm
  • Uống nhiều nước duy trì độ ẩm của da, giảm viêm và giảm cảm giác ngứa ngáy

Người bệnh nên bổ sung cho cơ thể từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo hoạt động của các cơ quan, duy trì độ ẩm trong da, giảm viêm và làm dịu cảm giác ngứa ngáy. Ngoài ra việc bổ sung đủ nước cho cơ thể còn giúp bạn đào thải độc tố và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.

  • Đắp bột yến mạch khắc phục nổi mề đay ở tay

Bột yến mạch giàu vitamin và chất chống oxy hóa có tác dụng cải thiện tốt tình trạng ngứa ngáy cho những vùng da bị nổi mề đay. Đồng thời cấp ẩm, bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho da, đẩy nhanh quá trình làm lành các mô đang bị tổn thương.

Để cải thiện tình trạng, bạn có thể đắp bột yến mạch lên vùng da bệnh với những bước như sau:

    • Trộn yến mạch cùng với sữa chua và mật ong nguyên chất saO cho tạo thành một hỗn hợp hơi sệt
    • Đợi khoảng 2 phát để bột yến mạch nở đều, thêm một ít sữa chua, khuấy đều
    • Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị nổi mề đay sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ

Kiên trì dùng bột yến mạch mỗi ngày 1 lần để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

  • Bôi giấm táo lên vùng da bị nổi mề đay giúp làm dịu cơn ngứa và cải thiện mẩn đỏ trên da

Nhờ chứa axit axetic, giấm táo có tác dụng tiêu viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Đồng thời giúp làm dịu cơn ngứa và cải thiện tình trạng trên da.

Trước khi bôi giấm táo lên vùng da bị nổi mề đay, bạn pha giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Bôi trực tiếp giấm táo lên da và rửa lại bằng nước ấm sau 10 phút.

Bôi giấm táo lên vùng da bị nổi mề đay giúp làm dịu cơn ngứa và cải thiện mẩn đỏ trên da
  • Dùng nha đam làm giảm mẩn đỏ, dịu da và chống ngứa ngáy

Trong thành phần của nha đam gồm nhiều nước cùng các vitamin, khoáng chất, axit amin… Những thành phần này có tác dụng cung cấp độ ẩm trên da, làm mềm da, kháng khuẩn, chống viêm và giảm dị ứng hiệu quả.

Bên cạnh đó nha đam còn có tác dụng làm dịu những vết mẩn đỏ, chống ngứa ngáy, làm lành và phòng ngừa tổn thương da lan rộng.

Cách dùng nha đam làm giảm mẩn đỏ, dịu da và chống ngứa ngáy như sau:

  • Nạo lấy phần thịt của một nhánh nha đam
  • Vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ và lau khô
  • Đắp trực tiếp nha đam lên vùng da đang bị nổi mề đay
  • Đợi nha đam khô lại hoặc dùng nước ấm vệ sinh da sau 60 phút

Để nhanh chóng cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa, người bệnh cần kiên trì đắp nha đam mỗi ngày 1 lần.

  • Dùng gừng kháng viêm và hạn chế tổn thương lan rộng

Gừng có đặc tính ấm cùng khả năng chống viêm và sát khuẩn cao. Vì thế nếu nổi mề đay có kèm theo tình trạng viêm nhiễm, người bệnh có thể dùng một vài lát gừng thoa nhẹ lên những khu vực có da đang bị tổn thương. Điều này sẽ giúp bạn kháng viêm, chống khuẩn và hạn chế tổn thương lan rộng.

  • Giảm ngứa do nổi mề đay bằng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có tác dụng làm mát da, cải thiện ngứa ngáy và những nốt đỏ do tình trạng nổi mề đay gây ra. Chính vì thế người bệnh có thể dùng tinh dầu bạc hà thoa lên vùng da bệnh để cải thiện triệu chứng, thoa 2 lần mỗi ngày.

Giảm ngứa do nổi mề đay bằng tinh dầu bạc hà

2. Điều trị nổi mề đay nặng bằng thuốc

Đối với những trường hợp bị nổi mề đay ở tay lan rộng lên vùng lưng, ngực, hai chi dưới hoặc nổi mề đay đi kèm với những biểu hiện nghiêm trọng, ngứa ngáy dữ dội, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được kiểm tra và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị với thuốc.

Những loại thuốc thường được chỉ định để làm giảm tình trạng nổi mề đay:

  • Thuốc kháng histamin H1

Việc sử dụng thuốc kháng histamin H1 có thể giúp người bệnh ức chế hoạt động giải phóng histamin của cơ thể, đồng thời cải thiện tình trạng ngứa ngáy và những triệu chứng do tình trạng nổi mề đay, dị ứng gây ra.

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc kháng histamin H1, người bệnh có thể mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ, giảm tập trung… Fexofenadine, Cetirizine, Loratadine, Desloratadine là những loại thuốc kháng histamin H1 thường được sử dụng.

  • Thuốc chống viêm chứa corticoid

Những loại thuốc chống viêm chứa corticoid đường uống hoặc đường tiêm có thể được bác sĩ xem xét và chỉ định với mục đích giảm viêm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và sưng đỏ. Loại thuốc này phù hợp với những bệnh nhân bị nổi mề đay có kèm theo biểu hiện phù mạch.

Tuy nhiên nhóm thuốc chống viêm chứa corticoid có thể làm phát sinh nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng nhóm thuốc này khi bác sĩ yêu cầu.

  • Thuốc chống trầm cảm

Đối với những bệnh nhân bị nổi mề đay ở tay kéo dài do căng thẳng thần kinh, trầm cảm, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê toa chứa nhóm thuốc chống trầm cảm để cải thiện.

Bệnh nhân cũng có thể mắc một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc chống trầm cảm. Thường gặp nhất là cảm giác buồn ngủ và chóng mặt.

  • Thuốc ức chế miễn dịch

Đối với những trường hợp bị nổi mề đay dai dẳng, các triệu chứng tiếp tục phát triển, người bệnh có thể sử dụng Tacrolimus và Cyclosporine hoặc một số loại thuốc ức chế miễn dịch khác. Việc sử dụng nhóm thuốc này sẽ giúp bạn ngăn chặn quá trình giải phóng histamin của cơ thể. Đồng thời làm giảm các triệu chứng khó chịu đang xảy ra trên da.

Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch điều trị nổi mề đay nặng, kiểm soát nhanh triệu chứng

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị DỨT ĐIỂM nổi mề đay ở tay từ thảo dược thiên nhiên

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc chắt lọc tinh hoa của bài thuốc chữa ngứa da của người Mường – Hòa Bình, hành trình 3 năm “đãi cát tìm vàng” từ hơn 100 bài thuốc cổ phương bí truyền kết hợp cùng y pháp bậc thầy của Hải Thượng Lãn Ông.

Bài thuốc áp dụng hoàn chỉnh nguyên tắc điều trị mề đay trong Đông y: Điều trị mề tay từ căn nguyên gây bệnh, giải độc, tiêu viêm, tiêu ban ngứa, ổn định cơ địa, ngăn ngừa bệnh tái phát qua hai nhóm thuốc Giải độc hoàn (Thuốc đặc trị) và Bình can hoàn (Thuốc bổ, ổn định cơ địa) CÔNG HIỆU GẤP ĐÔI trong một liệu trình. Sự kết hợp “2 trong 1” giúp cho bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang có ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI, hiệu quả điều trị rộng với những công dụng sau:

  • Giải độc, thanh nhiệt, thông mật, mát gan, lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương.
  • Tiêu viêm, tiêu sưng, loại bỏ các triệu chứng mẩn ngứa, sẩn phù, nổi mề đay, điều trị tận gốc căn nguyên mề đay, mẩn ngứa.
  • Bồi bổ dưỡng chất từ sâu bên trong, phục hồi làn da, ổn định cơ địa, tăng cường chức năng gan – thận, nâng cao vinh vệ, chống dị ứng, chống tái phát mề đay.
  • Đặc trị mề đay cấp và mãn tính, mẩn ngứa, dị ứng da, dị ứng thời tiết, ngứa da do nóng gan, chứng vàng da do gan, lang ben, viêm túi mật…

Tiêu ban Giải độc thang phối kết hơn 30 thảo dược “khắc tinh bệnh mề đay”, sạch 100% từ vườn thuốc Nam, đạt chuẩn GACP-WHO, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ. Một số vị thuốc chính được sử dụng trong bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang gồm: Bồ công anh, kim ngân hoa, tang bạch bì, phòng phong, xuyên khung, ngải cứu, đơn đỏ, cúc tần… 

Bài thuốc mề đay Tiêu ban Giải độc thang cá nhân hóa điều trị qua tính linh hoạt trong phép trị. Mề đay ở trẻ em, phụ nữ sau sinh, người có chức năng gan yếu… đều có an tâm sử dụng. Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc sẵn thuốc dưới dạng cao tinh chất dễ dàng sử dụng và dịch vụ gửi thuốc tận nhà tiện lợi.

Bài thuốc đặc trị mề đay Tiêu ban Giải độc thang được kiểm định bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc. Bài thuốc được VTV2 giới thiệu, đưa tin là giải pháp điều trị mề đay hoàn chỉnh nhất hiện nay sau nhiều bước thẩm định. [Xem chi tiết phóng sự VTV2 TẠI ĐÂY] 

Xem chi tiết phóng sự qua video dưới đây:

Với những ưu điểm về thành phần, công dụng, bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang mang lại hiệu quả vượt trội. Hàng ngàn bệnh nhân khỏi hẳn mề đay, mẩn ngứa, dị ứng sau khi sử dụng thuốc. 95% trong số đó khỏi hẳn mề đay sau 1-3 tháng và không có dấu hiệu tái phát sau nhiêu năm.

Hiệu quả của bài thuốc được Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc kiểm định. Nhà văn Hạc Xanh, Diễn viên Khánh Linh cùng hàng ngàn người bệnh đã điều trị thành công các chứng mề đay mẩn ngứa, dị ứng.

XEM CHI TIẾT: VTV2 Phỏng Vấn Bệnh Nhân Điều Trị Mề Đay Thành Công Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

LIÊN HỆ NGAY TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC
TIẾP TỪ ĐỘI NGŨ BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH

ĐỌC THÊM: Kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc thảo dược đặc trị

Lưu ý khi dùng thuốc

  • Tình trạng nổi mề đay ở tay cùng các triệu chứng đi kèm như sẩn mề đay, ngứa da… có thể được kiểm soát bằng việc sử dụng thuốc Tây. Tuy nhiên việc điều trị triệu chứng và ức chế quá trình sản sinh histamin thường không được duy trì và không có hiệu quả lâu dài. Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa có thể tái phát bất kỳ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi.
  •  Việc sử dụng thuốc Tây dưới dạng viên uống tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Điển hình như làm ảnh hưởng đến thận, gan, làm phát sinh tình trạng nóng trong sinh huyết nhiệt khiến tổn thương da nặng hơn.
  • Sử dụng thuốc chữa mề đay dạng bôi có thể gây giãn mạch, rạn da, teo da….
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh bị nổi mề đay.

Những điều cần lưu ý khi bị nổi mề đay ở tay

Tình trạng nổi mề đay ở tay có thể nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh chăm sóc không đúng cách. Do đó trong suốt thời gian điều trị, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Hạn chế ma sát da bằng cách mặc những bộ phần áo rộng rãi, thoáng mát, được làm bằng chất liệu có khả năng thấm hút tốt mồ hôi.
  • Không cào, không gãi hoặc tác động mạnh lên vùng da bị tổn thương để phòng ngừa tổn thương da và cơn ngứa lan rộng.
  • Trong trường hợp nổi mề đay do thời tiết, khí hậu thay đổi, thời tiết lạnh, người bệnh nên giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo ấm và tránh tham gia vào những hoạt động ngoài trời.
  • Trước khi hoạt động hoặc di chuyển dưới ánh nắng mặt trời, bạn nên thoa kem chống nắng.
  • Để làm giảm nguy cơ nổi mề đay bùng phát, lây lan trên diện rộng và tránh tình trạng khô da, người bệnh nên đặt máy tạo độ ẩm trong nhà giúp điều hòa không khí.
  • Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích như lông chó mèo, phấn hoa, thuốc lá, nấm mốc, mạt bụi…
  •  Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Không cào, gãi hoặc tác động mạnh lên vùng da bệnh để phòng ngừa tổn thương da và cơn ngứa lan rộng

Nổi mề đay ở tay xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể được khắc phục bằng các biện pháp tại nhà như dưỡng ẩm da, chườm lạnh, dùng nguyên liệu thiên nhiên. Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng, nổi mề đay xảy ra dai dẳng và có mức độ nghiêm trọng cao, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế uy tín, tiến hành chẩn đoán và can thiệp điều trị. Ở những trường hợp dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tác dụng phụ.

Bài viết liên quan:

  • Nổi Mề Đay Trên Mặt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Chữa Trị An Toàn
  • Top 15 Cách Chữa Trị Bệnh Nổi Mề Đay Tại Nhà Bằng Dân Gian Nên Biết
  • Bị nổi mề đay quanh năm cần chú ý gì?
  • Nhà văn trẻ thoát khỏi mề đay sau sinh bằng bài thuốc thảo dược lành tính

Xem thêm: Đau nhức toàn thân: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!