Bệnh ù tai: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Ù tai là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, có rất nhiều loại bệnh ù tai mà người bệnh không biết đến. Trường hợp mắc bệnh trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Hiểu rõ về nguyên nhân và các triệu chứng là cách nhanh nhất để chữa trị bệnh.

Bị ù tai là bệnh gì? Phân loại bệnh

Tai bị ù là khi người bệnh cảm thấy và nghe thấy những tiếng kêu hoặc những âm thanh lạ ở trong tai. Thường chỉ có người mắc bệnh mới cảm nhận được các âm thanh này. 

Những âm thanh này tạo ra tiếng ồn, mang âm lượng khác nhau. Có những âm thanh nghe rất êm dịu nhưng cũng có những âm thanh rất chói tai. Người bệnh có thể thể bất chợt nghe thấy trong tai và tự biến mất ngay sau đó, tùy vào tình trạng của bệnh. 

Ù tai xuất hiện ở một hoặc cả hai tai. Nếu bệnh xuất hiện thường xuyên và trong một thời gian dài có thể gây ra cho người bệnh cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhất là trong các hoạt động nghe và nói.

Tai bị ù là khi người bệnh cảm thấy và nghe thấy những âm thanh lạ ở trong tai

Các loại bệnh có thể phân loại như sau:

  • Chứng ù tai khách quan: Là kiểu ù tai mà khi làm các bài kiểm tra bác sĩ có thể nghe được âm thanh của người bệnh. Tuy nhiên, đây là chứng bệnh rất ít gặp, chủ yếu gây ra bởi các vấn đề về mạch máu trong cơ thể, các cơn co thắt cơ bắp hoặc người bệnh bị viêm tai trong.
  • Chứng ù tai chủ quan: Là kiểu ù tai mà chỉ bản thân người bệnh mới có thể nghe được. Chứng bệnh này khá phổ biến khi bị các vấn đề về tai ngoài, tai giữa. Ngoài ra, dây thần kinh thính giác của người bệnh gây ảnh hưởng đến tín hiệu thần kinh cũng có thể khiến người bệnh mắc chứng ù tai. 

Các đối tượng thường hay mắc bệnh bao gồm người già, người hay tiếp xúc với tiếng ồn, người phải làm việc liên quan đến nghe nhiều. Ngoài ra người mắc các bệnh lý liên quan đến huyết áp và tim mạch, người hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu điển hình của bệnh ù tai

Biểu hiện ban đầu là khi người bệnh nghe được các âm thanh ở ngay trong tai mà các âm thanh đó không có ở bên ngoài, chỉ có người bệnh mới cảm nhận được. 

Các âm thanh hoặc tiếng ồn có thể nghe thấy được như tiếng reo, tiếng gầm, tiếng ù ù, lạch cạch, tiếng huýt sáo, tiếng la hét, tiếng gió thổi, tiếng ve kêu,…

Đi kèm với các âm thanh trên, người bệnh có thể cảm nhận được các triệu chứng khác là:

  • Hoa mắt, đau đầu và chóng mặt.
  • Cảm nhận ù tai rõ hơn vào ban đêm hoặc trong những lúc yên tĩnh.
  • Xuất hiện hiện tượng ở một bên tai hoặc xuất hiện ở cả hai tai.

Thời gian bị ù tai có thể rất nhanh rồi tự biến mất, hoặc cũng có thể diễn ra trong một thời gian dài, tần suất thường xuyên. Điều này tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh đang ở mức nặng hay nhẹ.

Các nguyên nhân ù tai phổ biến hiện nay

Bị ù tai trái, phải phản ánh rằng cơ quan thính giác của người bệnh đang gặp vấn đề nào đó. Ngoài ra, người bệnh có thể đang mắc một căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng nghe của mình. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:

Nguyên nhân ù tai phổ biến

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ù tai đó là:

  • Tuổi tác: Những người trên 60 tuổi sẽ bị suy giảm các chức năng của cơ thể, trong đó có chức năng nghe. Khi đó, tai thường gặp các triệu chứng khiến cho việc nghe lại càng khó khăn hơn. Lâu ngày, người mắc bệnh sẽ mất dần thính lực.
  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Một số những âm thanh lớn như tiếng nhạc, tiếng máy bay, tiếng còi xe, tiếng súng,… gây ảnh hưởng tới màng nhĩ. Khi gặp tiếng ồn càng to, màng nhĩ rung càng mạnh và có thể bị tổn thương. Đến khi tiếng ồn giảm đi có thể nghe thấy tiếng động đó bên trong tai. Đặc biệt với người có thói quen đeo tai nghe mở với âm lượng lớn sẽ dễ bị ù tai hơn. 
  • Tắc nghẽn ráy tai: Ráy tai có tác dụng giúp tai giảm bớt những bụi bẩn đi vào trong ống tai và khiến vi khuẩn chậm phát triển hơn. Nhưng nếu có quá nhiều ráy tai tích tụ, không thể thoát ra ngoài như tự nhiên sẽ khiến tai bị tắc nghẽn. Lúc đó, những âm thanh ảo bên trong tai có thể xuất hiện gây ra ù tai. 
Tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên là nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân ít phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh ít phổ biến trong các trường hợp mắc bệnh bao gồm:

  • Thay đổi ở xương tai giữa (otosclerosis): Vị trí xương tai giữa có chức năng dẫn truyền các âm thanh trong tai. Khi xương tai giữa bị biến đổi như tăng trưởng bất thường hay cứng lại (hệ thống không rung được). Việc dẫn truyền âm thanh trong tai bị ảnh hưởng, dẫn đến tai bị ù.
  • Tai bị nhiễm trùng: Tai có những bất thường như nhiều dịch, gây ra nhiễm trùng trong tai sẽ ảnh hưởng đến chức năng nghe.
  • Nhiễm độc: Người bệnh dùng thuốc như aspirin liều cao, thuốc kháng sinh (chloramphenicol, gentamycin, vancomycin,…), thuốc quinine (thuốc điều trị sốt rét), streptomycin, thuốc điều trị ung thư. Ngoài ra việc lạm dụng các thuốc chống viêm giảm đau hoặc sử dụng với liều cao có thể tạo ra một số tác dụng phụ, trong đó có ù tai.
  • Có khối u chèn ép ở đầu và cổ: Đây là nguyên nhân thường ít xảy ra gây ù tai.
  • U dây thần kinh liên quan đến chức năng nghe: Tên gọi khác là u bao sợi thần kinh tiền đình hay schwannoma tiền đình. Đây là một khối u lành tính, được hình thành và phát triển tại các dây thần kinh sọ, nối từ não đến tai. Khi có khối u, khả năng nghe có thể bị hạn chế và xuất hiện ù tai.
  • Bệnh nhân bị chấn thương: Vùng đầu, cổ nếu bị chấn thương sẽ dễ tích tụ máu đông, chèn ép lên các dây thần kinh, đặc biệt là những dây thần kinh có chức năng truyền dẫn âm thanh. Các chấn thương này cũng có thể làm tổn thương gây rách màng nhĩ, khiến bệnh nhân bị ù tai và mất thính lực.

Nguyên nhân bệnh lý

Các nguyên nhân bệnh lý khiến cho bệnh ù tai xuất hiện nhiều hơn, cụ thể:

  • Mắc các bệnh lý tai mũi họng: Người bệnh mắc bệnh lý liên quan đến tai mũi họng như viêm tai giữa, xoang mũi, nấm ống tai, viêm họng, đặc biệt là ung thư vòm họng. Các bệnh này sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận trong tai như màng nhĩ, ống tai gây bệnh.
  • Bệnh Meniere (rối loạn thính lực): Do áp lực của các chất lỏng bên trong tai khiến cho tai có thể nghe thấy tiếng ù. Trong trường hợp này, nếu ù tai kéo dài tức dịch bên trong tai người bệnh đã tăng lên bất thường, người bệnh mắc rối loạn thính lực và có thể không còn khả năng nghe vĩnh viễn.
  • Rối loạn TMJ (rối loạn khớp tạm thời): Liên quan đến các khớp gần với tai như khớp thái dương hàm, khớp trước tai ở hai bên đầu (nơi mà xương hàm tiếp cận được với xương sọ). Ù tai sẽ xảy ra nếu các khớp xương trên bất thường hoặc bị thương.
  • Rối loạn chức năng ống Eustachian: Nếu chức năng ống Eustachian bị rối loạn, sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận quanh ống.
  • Xơ vữa động mạch: Thường xảy ra với người lớn tuổi hoặc người có sự tích tụ của cholesterol trong mạch máu (gần tai) cao. Điều này khiến ảnh hưởng đến quá trình lưu thông và tuần hoàn của máu. Đó có thể là nguyên nhân gây chảy máu, tai nghe thấy các nhịp đập bất thường.
  • Dị tật trong mao mạch (AVM): Xảy ra dị dạng trong các kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch, gây ra ù 1 tai.
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây chảy máu, tai nghe thấy các nhịp đập bất thường

Ngoài các nguyên nhân trên, một số nguyên nhân khiến ù tai trầm trọng hơn như bệnh nhân bị rối loạn nội tiết, ăn uống không điều độ, bị stress, trầm cảm và môi trường làm việc quá nhiều áp lực. 

Bị ù tai có nguy hiểm không?

Có thể thấy, ù tai không chỉ là một bệnh lý mà còn có thể là dấu hiệu để nhận biết các bệnh khác có trong cơ thể người bệnh. Bị ù tai thông thường sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, ù tai một phần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Ảnh hưởng trong cuộc sống và sinh hoạt thường ngày:

  • Ngủ không ngon giấc do thường nghe thấy các âm thanh bên trong tai.
  • Tâm lý e dè, tự ti khi nói chuyện cùng mọi người xung quanh do không thể nghe rõ lời nói của mọi người.
  • Người bệnh sẽ cảm thấy stress và khó tập trung làm việc do các âm thanh bên trong tai ảnh hưởng.

Ảnh hưởng tới sức khỏe:

  • Có thể bị đau đầu, chóng mặt, đau nửa đầu.
  • Mất ngủ nhiều ngày do ù tai, tâm trạng lo lắng, căng thẳng sẽ dễ khiến cho người bệnh bị suy nhược cơ thể.
  • Tình trạng ù tai kéo dài có thể bị suy giảm thính lực và mất thính lực vĩnh viễn. Người bệnh không nên chủ quan mà nên đến các cơ sở y tế để xác định đúng nguyên nhân và cách chữa trị của bệnh.

ĐỌC THÊM: Rò luân nhĩ là bệnh gì? Phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Chẩn đoán bệnh ù tai

Ù tai liên quan đến chức năng nghe của cơ thể. Bác sĩ sẽ có những bài kiểm tra hoặc các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh cần thiết để đưa ra chính xác về tình hình của bệnh. 

Chẩn đoán lâm sàng

Trước đó, bác sĩ cũng sẽ cần một số bài kiểm tra lâm sàng như:

  • Xác định thời gian bắt đầu bị ù tai, tiền sử bệnh của bệnh nhân và các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu nếu có.
  • Xác định tai bị ù một bên hay ù cả 2 bên, có tiếng âm thanh phát ra như thế nào.
  • Kiểm tra ráy tai hoặc các chấn thương ở vùng đầu, cổ.
  • Bài kiểm tra di chuyển các vùng mắt, nghiến chặt răng, hay các bộ phận như cổ, tay. Bài kiểm tra này giúp các bác sĩ cơ bản xác định được những rối loạn bên trong cơ thể ảnh hưởng đến tai.

Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh ù tai

Một số phương pháp chẩn đoán ù tai là:

Kiểm tra khả năng nghe bằng thử nghiệm Audiological

Đây là thử nghiệm có thể đánh giá được khi nào người bệnh sẽ nghe thấy âm thanh. Bằng cách để người bệnh ngồi trong phòng cách âm và đeo tai nghe. 

Âm thanh sẽ được phát ra vào một thời điểm cụ thể để kiểm tra khả năng nghe và so sánh kết quả của người bệnh với các chỉ số của người bình thường. Phương pháp kiểm tra này cũng loại trừ được một số nguyên nhân của ù tai.

Cách chẩn đoán bệnh ù tai chính xác

Kiểm tra mức độ tổn thương tai

  • Tiếng chuông Low-pitched: Nếu người bệnh nghe được các âm thanh trong tai có cường độ thấp, kèm theo đó là các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt thì có thể đó là bệnh Meniere.
  • Tiếng chuông nghe the thé: Người bệnh tiếp xúc với tiếng ồn hoặc thổi vào tai. Trong tai có thể cảm nhận được các tiếng ù, tiếng chuông the thé ở cường độ cao hơn liên tục sau vài giờ đồng hồ mới biến mất. Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân là do tiếp xúc với tiếng ồn hoặc bị u thần kinh thính giác.
  • Các âm thanh khác: Nếu âm thanh nghe được là những âm thanh khác thì các bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân do xương bên trong tai bất thường hoặc do ráy tai tích tụ.

Kiểm tra bằng hình ảnh 

Khi nghi ngờ nguyên nhân gây ù tai là do liên quan đến các dây thần kinh, u dây thần kinh hoặc chấn thương tại vùng đầu, cổ thì có thể thực hiện các kiểm tra sau:

  • Chụp CT: Chụp cắt lớp vi sọ não để nhìn rõ các tổn thương trên dây thần kinh nối với tai hoặc các khối u.
  • Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ giúp các bác sĩ nhìn thấy rõ hơn các tổn thương cũng như xác định được mức độ tổn thương của tai.

Cách chữa ù tai phổ biến hiện nay

Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ gây ra c
ác âm thanh khác nhau và có cách điều trị riêng. Cũng từ đó, bác sĩ đưa ra chẩn đoán và có một số cách điều trị bệnh như sau:

Điều trị từ nguyên nhân gây bệnh

Các phương pháp điều trị trong trường hợp này đó là:

Xử lý ráy tai 

Ráy tai tích tụ nhiều là nguyên nhân phổ biến gây ù tai. Chính vì vậy, sử dụng các dụng cụ loại bỏ ráy tai sẽ giúp các triệu chứng của ù tai giảm đi.

Xử lý về tiếng ồn bằng các liệu pháp

Khoa học hiện đại đã giúp cho các bệnh nhân bị ù tai có những thiết bị hỗ trợ, giúp cho tình trạng được giảm bớt, cụ thể:

  • Sử dụng trợ thính: Trợ thính có thể giúp cho khả năng nghe của người bệnh trở nên dễ dàng hơn, kết nối và không làm các âm thanh trong tai bị hỗn loạn. Người bệnh sẽ cảm thấy bớt ù tai và đây là thiết bị được đánh giá vô cùng hữu ích với người bệnh.
  • Sử dụng mặt nạ chuyên dụng: Thiết bị mặt nạ dùng cho người bị ù tai cũng có các chức năng tương tự như máy trợ thính, làm giảm các triệu chứng ù tai hiệu quả.
  • Sử dụng máy giảm tiếng ồn hoặc các thiết bị phát âm thanh wearable, tabletop: Máy sẽ phát ra các âm thanh mô phỏng các môi trường tự nhiên như mưa, sóng, với tần số cụ thể để điều trị ù tai và giúp người bệnh có giấc ngủ sâu hơn.
  • Ngoài ra, liệu pháp ù tai thích nghi kích thích thần kinh acoustic, tức người bệnh được nghe các chương trình với tín hiệu âm thanh có tần số phát riêng. Từ đó kích thích sự thay đổi của các dây thần kinh trong não. Lâu dần sẽ cải thiện tình trạng ù tai.

Điều trị ù tai bằng các thuốc Tây y

Điều trị bằng Tây y sẽ tập trung làm giảm các triệu chứng bệnh bằng việc sử dụng thuốc. Các loại thuốc Tây phổ biến điều trị ù tai đó là:

  • Thuốc điều trị rối loạn chức năng của vòi nhĩ như thuốc kháng histamin, thuốc giảm phù nề.
  • Thuốc điều trị về các cơ và các dây thần kinh liên quan đến tai như các vitamin. Một số loại thuốc an thần, meprobamate, magnesi sulfat,… sẽ giảm đi sự ức chế trên các dây thần kinh.
  • Tiêm tĩnh mạch các chất thuộc nhóm amino acrylamide hoặc dẫn xuất của para-aminobenzoic acid. Thuốc tác động vào các mô thần kinh, giúp chúng bớt nhạy cảm với các âm thanh ù tai bên trong.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng nortriptyline, amitriptyline.
  • Thuốc Alprazolam như Niravam hay Xanax.Thuốc này chỉ dùng cho những đối tượng bị chứng ù tai nghiêm trọng và dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Ngoài ra, các loại thuốc trên cũng có nhiều tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, buồn ngủ, buồn nôn, mờ mắt và thậm chí là gây ra các vấn đề liên quan đến tim. Các loại thuốc điều trị ù tai trên đây cần phải sử dụng theo đơn của bác sĩ, không tự ý sử dụng tại nhà.

Điều trị bằng Tây y sẽ tập trung làm giảm các triệu chứng bệnh

Liệu pháp điều trị thần kinh

Ngoài ra, liệu pháp điều trị thần kinh TMS (sử dụng kích thích từ xuyên sọ) cũng giúp làm giảm các triệu chứng ù tai hiệu quả. Hiện tại, biện pháp này chỉ được sử dụng phổ biến tại các nước phát triển như ở Châu Âu hay Mỹ.

Phương pháp điều trị ngoại khoa

Người bệnh mắc ù tai do các nguyên nhân liên quan đến chấn thương vùng đầu, cổ hoặc trong đầu có khối u. Nếu uống thuốc không cải thiện tình hình, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. 

Các phương pháp phẫu thuật để điều trị ù tai là:

  • Phẫu thuật loại bỏ khối u: Các khối u ở thùy thái dương hoặc u choán chỗ góc cầu tiểu não sẽ được bác sĩ sử dụng phương pháp phẫu thuật thích hợp với tình trạng bệnh để loại bỏ.
  • Phẫu thuật tai: Thực hiện cho các bệnh nhân điếc cùng 1 bên tai bằng các phương pháp phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật schwannoma tiền đình.
  • Phẫu thuật cắt hạch: Đây là phương pháp giúp cải thiện chức năng nghe.
  • Phẫu thuật giảm áp tai túi nội dịch: Thực hiện bằng cách dùng nhiệt để hủy ống bán khuyên ngoài. Sau đó dùng muối để đặt vào cửa sổ hình tròn. 

Điều trị ù tai bằng bài thuốc Đông y

Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc để điều trị cũng như hỗ trợ người bị ù tai. Mỗi một trường hợp và triệu chứng lại có một bài thuốc khác nhau.

Người bệnh có thể tùy vào tình trạng của bệnh mà sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Dướ
i đây là một số bài thuốc Đông y mà người bệnh ù tai có thể tham khảo:

Bài thuốc 1

Đây là bài thuốc điều trị ù tai với tiếng ve kêu bên trong, kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Sơn thù, trư linh và phục linh 8g mỗi loại, 6g cam thảo, 10g cát lâm, đương quy, thục địa, xuyên khương, bạch thược mỗi loại 12g, 16g hoàng kỳ, 20g sát căn.
  • Cách sử dụng: Sắc thuốc với lửa nhỏ, ngày uống 1-2 lần, uống 10 ngày liên tiếp.
Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc để điều trị cũng như hỗ trợ người bị ù tai

Bài thuốc 2

Bài thuốc này điều trị ù tai do đàm hỏa cản trở khiến người bệnh bị mất ngủ thường xuyên, miệng đắng, lưỡi vàng nhạt:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: 10g quả lâu bì, 12g liên kiều, 12g tang điệp, 8g mỗi loại mẫu đơn bì, xuyên tiêu, cúc hoa, chi tử.
  • Cách dùng: Sắc lên uống hàng ngày, uống trong 10 ngày liên tiếp.

Phòng tránh bệnh ù tai và một số lưu ý cho người bệnh

Ù tai không chỉ liên quan đến các tác nhân từ bên trong của cơ thể mà còn liên quan đến các thói quen sinh hoạt của người bệnh. 

Để phòng tránh ù tai, cần thực hiện các lưu ý sau:

  • Vệ sinh tai đúng cách: Không nên để quá lâu mới vệ sinh và cũng không vệ sinh tai hàng ngày. Vì khi vệ sinh tai không đúng cách, ráy tai có thể ùn ứ lại, không thoát ra ngoài được. Nếu vệ sinh quá thường xuyên thì tai sẽ có nguy cơ bị tổn thương cao, dễ bị viêm nhiễm hơn.
  • Tránh những nơi có tiếng ồn quá lớn: Tiếng ồn lớn có thể khiến người bị ù tai sẽ bị nặng hơn.
  • Không đeo tai nghe trong một thời gian dài: Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến màng nhĩ. Tai nghe cũng cần phải được vệ sinh thường xuyên để tai không bị nhiễm bẩn.
  • Sinh hoạt, ăn uống điều độ, lành mạnh: Không nên sử dụng chất kích thích, uống quá nhiều bia rượu, cafe bởi những chất này sẽ khiến cho ù tai nặng hơn. Mặt khác, việc sinh hoạt điều độ, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giảm áp lực công việc cũng có thể phòng tránh ù tai.
  • Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe: Việc sớm phát hiện ra những bất thường ở đầu, cổ sẽ giúp phát hiện được sự bất thường của cơ xương và các khối u. Mặt khác, việc này cũng hỗ trợ cho các bác sĩ xác định chính xác tình hình sức khỏe để đưa ra phác đồ điều trị.
  • Sử dụng thuốc theo đúng đơn: Không nên tự ý mua thuốc sử dụng tiếp mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu trong quá trình uống thuốc có bất thường nào cần liên lạc với bác sĩ điều trị hoặc đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời xử lý.

Ù tai là một bệnh lý phổ biến, dù không nguy hại đến tính mạng nhưng cũng khiến cho cuộc sống của người bệnh khó khăn. Nguyên nhân gây ù tai cũng có rất nhiều và có các cách điều trị riêng. Khi người bệnh bị ù tai lâu mà không cảm thấy đỡ, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được xác định tình trạng bệnh và điều trị đúng cách.

ĐỪNG BỎ QUA:

  • Thủng màng nhĩ: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
  • Viêm tai ngoài là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Nguồn: https://trungtamduoclieu.com/u-tai.html

Xem thêm: Xuyên tâm liên

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!