Vi Khuẩn Hp Là Gì Có Lây Không Triệu Chứng Điều Trị 2019

Bạn có biết có đến hơn 80% người bị nhiễm vi khuẩn HP và không có những triệu chứng nào rõ ràng để phát hiện được bệnh đau dạ dày.

Vì thế mà vi khuẩn HP được mặc định là một trong những nguyên nhân nguy hiểm trong việc hình thành nên bệnh đau dạ dày.

Vi khuẩn HP là gì

Vi khuẩn HP là từ gọi tắt của helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này được phát hiện vào năm 1982 có khả năng tồn tại được trong niêm mạc dạ dày

HP là từ gọi tắt của helicobacter pylori, một loại xoắn khuẩn gram âm, có khả năng tồn tại được trong niêm mạc dạ dày.

Loại vi khuẩn này được phát hiện vào năm 1982 bởi Robin Warren và Barry Marshall.

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại được trong môi trường axit đậm đặc như dạ dày.

Chúng sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh ra rất nhiều chất làm phá hủy niêm mạc, gây ra tổn thương hình thành nên tình trạng viêm loét dạ dày.

Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP

Ở các nước đang phát triển có điều kiện vệ sinh tốt thì tỷ lệ vì viêm nhiễm vi khuẩn HP chiếm khoảng từ 25 đến 35%.

Trong khi đó tại những nước đang phát triển với điều kiện vệ sinh còn kém, thì tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP đạt từ 40 đến 75%.

Đây là một con số đáng báo động và cũng minh chứng cho nguyên nhân chủ yếu khiến cho vi khuẩn HP có cơ hội xâm nhập.

Và dưới đây là một số những nguyên nhân điển hình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển:

Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP là gì? Câu trả lười sẽ được giải đáp ngay sau đây

Do ăn uống sinh hoạt chung với người bị nhiễm bệnh

Bạn có biết, nếu như một người trong gia đình đang bị nhiễm vi khuẩn HP thì có thể lây sang những người khác.

Bởi theo các chuyên gia cho biết, vi khuẩn HP có khả năng lây lan qua đường nước bọt, do gắp thức ăn cho nhau hay những cử chỉ thân mật.

Do sử dụng nguồn nước thức ăn bị nhiễm khuẩn

Việc vệ sinh không đúng cách hay sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm chính là nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay.

Do việc dùng nước sinh hoạt từ sông, hồ, ao, suối chưa qua xử lý sẽ làm cho nhiều người bị mắc bệnh mà không hề biết.

Cũng như sử dụng những loại thực phẩm chưa được chế biến kỹ, thực phẩm có chất bảo quản,… cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho vi khuẩn HP phát triển.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn có thể bắt gặp ở bất kỳ một đối tượng nào dù lớn hay nhỏ.

Và mỗi đối tượng đều có những triệu chứng riêng biệt khác nhau.

Đối với người lớn

Và một số những triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở người lớn thường gặp như:

  • Cảm giác đầu và bỏng rát ở vùng bụng trên
  • Cơn đau sẽ tăng lên khi cảm thấy đói bụng.
  • Nhiều người bệnh sẽ kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng mỗi khi thức dậy.
  • Bệnh nhân cảm thấy chán ăn, ăn không ngon.
  • Có các dấu hiệu như ợ nóng, chướng bụng, ợ hơi thường xuyên.
  • Có cảm giác đầy bụng, khó tiêu và chướng bụng gây khó chịu.
  • Cân nặng bị sụt giảm không rõ nguyên nhân.

Đối với trẻ em

Đối với trẻ em khi bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ có phát hiện hơn rất nhiều vì không có dấu hiệu đặc trưng rõ rệt.

Vi khuẩn HP ở trẻ em thường gây ra các bệnh về dạ dày như người lớn.

Nhưng theo y khoa thế giới thì vẫn chưa ghi nhận được vi khuẩn HP có gây ra ung thư dạ dày ở trẻ em hay không?

Vì vậy đây được xem là một điểm khác biệt về triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ so với người lớn.

Và khi bị nhiễm khuẩn HP trẻ thường có những triệu chứng như:

  • Đau quanh rốn, cảm giác đau vùng thượng vị nằm giữa rốn và xương ức.
  • Một số trẻ còn có biểu hiện ợ chua, ợ hơi khó chịu.
  • Những trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng do HP sẽ gây ra hiện tượng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen.
  • Trẻ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, xanh xao và thiếu máu không rõ nguyên nhân.

Xét nghiệm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP chính là nguyên nhân khiến cho bệnh lý dạ dày trở nên dai dẳng, khó điều trị.

Vì vậy mà y học hiện đại để cho ra rất nhiều phương pháp nhằm xét nghiệm vi khuẩn HP chuẩn xác như:

Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày giúp chuẩn đoán được chính xác tình trạng nhiễm khuẩn HP trong dạ dày của bệnh nhân như thế nào

Nội soi dạ dày là một kỹ thuật lấy một mẫu bệnh ở dạ dày qua nội soi, sau đó làm test urease, nhằm xác định tình trạng nhiễm HP của mô dạ dày.

Phương pháp này bác sĩ sử dụng một ống nội soi nhỏ, xâm nhập vào dạ dày qua ống thực quản tới dạ dày.

Sau đó bác sĩ sẽ lấy một mảnh sinh thiết quanh vị trí có tổn thương để làm xét nghiệm.

Quá trình xét nghiệm này sẽ chuẩn đoán được chính xác tình trạng nhiễm khuẩn HP trong dạ dày của bệnh nhân như thế nào.

Test thử Ure

Đây là phương pháp dùng một thiết bị và thở vào đó.

Sau đó hơi thở sẽ được đánh giá trên thiết bị phân tích có chỉ số, đánh giá xem có kết quả dương tính với HP hay không.

Nếu cho ra kết quả dương tính tức là bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP, âm tính là ngược lại.

Phương pháp thở này sẽ cho ra kết quả rất chính xác và đang được khuyến khích sử dụng khá nhiều.

Vì nó không hề có bất kỳ một xâm lấn, can thiệp nào nên rất phù hợp với trẻ em.

Xét nghiệm phân

Vi khuẩn HP nếu tồn tại trong dạ dày sẽ được đào thải thường xuyên qua phân.

Vì vậy khi xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang sẽ cho ra được kết quả về việc có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.

Đây cũng là một trong những phương pháp xét nghiệm đưa ra kết quả chính xác, và được ưu tiên sử dụng trong việc đánh giá nhiễm khuẩn HP.

Vì phương pháp thực hiện dễ dàng đưa ra kết quả chính xác và chi phí khá hợp lý nên phù hợp với mọi đối tượng.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu để đánh giá được kết quả chính xác

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP cơ thể sẽ sinh ra kháng thể kháng lại HP.

Loại kháng thể này được lưu hành trong máu, vì vậy mà có thể tiến hành xét nghiệm máu để đánh giá được kết quả chính xác.

Phương pháp này có mặt hầu hết tại các cơ sở khám và chữa bệnh từ cấp tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nhưng đây không phải loại xét nghiệm được ưu tiên, bởi vi khuẩn HP có thể tồn tại ở một số khu vực khác như khoang miệng, xoang, đường ruột sẽ không gây nên bệnh.

Vi khuẩn HP có lây không

Vi khuẩn HP có khả năng lây từ người này sang người khác qua rất nhiều con đường khác nhau.

Vì vậy mà không chỉ riêng người bệnh mà tất cả chúng ta đều có khả năng bị nhiễm vi khuẩn HP khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Vi khuẩn HP có lây không? là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay

Vi khuẩn HP lây qua đường nào

Vi khuẩn HP được tìm thấy ở niêm mạc dạ dày trong nước bọt của bệnh nhân.

Vì vậy mà việc lây lan từ người này sang người khác rất dễ dàng qua bằng đường tiêu hóa.

Cụ thể là:

Lây nhiễm từ đường miệng qua miệng

Khi sử dụng đồ vệ sinh cá nhân chung như bát, đũa, bàn chải đánh răng và hôn nhau cũng khiến cho vi khuẩn HP có điều kiện lây từ người này sang người khác.

Bởi vi khuẩn HP có thể được tìm thấy ở khoang miệng, mảng bám của cao răng.

Lây nhiễm từ dạ dày qua miệng

Đối với những người bị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP thì rất dễ gặp phải tình trạng này.

Khi cơn đau dạ dày xuất hiện sẽ kèm theo các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi,…

Lúc này vi khuẩn HP có trong dạ dày sẽ được đẩy lên trên khoang miệng khiến cho chúng có thể lây sang những người xung quanh.

Lây nhiễm từ dạ dày qua dạ dày

Việc lây nhiễm này có thể xảy ra do các dụng cụ xét nghiệm vi khuẩn của cơ sở y tế không được vệ sinh sạch sẽ.

Và vô tình vừa mới xét nghiệm cho một bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP. Sau đó xét nghiệm cho một bệnh nhân không bị nhiễm, nên vi khuẩn HP có cơ hội chui sang người không bị nhiễm.

Vi khuẩn HP sống được bao lâu

Trên thực tế cho biết, thời gian sống của vi khuẩn HP sẽ phụ thuộc vào môi trường mà nó sinh sống.

Vi khuẩn HP sống được bao lâu? sẽ còn tùy thuộc vào môi trường mà nó đang tồn tại

Thời gian sống trong môi trường không khí

Theo các chuyên gia cho biết, ở môi trường không khí vi khuẩn HP vẫn được cung cấp dưỡng chất để sinh tồn.

Nhưng những dưỡng chất này lại không đủ để cho chúng phát triển và duy trì.

Do đó ở môi trường không khí vi khuẩn HP chỉ có thể sống được trong khoảng từ 60 phút tới 4 giờ đồng hồ.

Thời gian sống trong môi trường nước

Tùy vào nhiệt độ của môi trường nước mà vi khuẩn HP có thời gian tồn tại khác nhau.

Nếu vi khuẩn HP biến đổi cấu trúc ở dạng coccoid, thì nó có thể tồn tại lên tới 1 năm trong môi trường nước.

Và vi khuẩn HP sẽ chết đi ngay lập tức nếu như nước được đun sôi ở 100 độ C.

Thời gian sống trong môi trường đất

Đối với môi trường đất, thì vi khuẩn HP có thể tồn tại ít nhất vài giờ đồng hồ.

Và khi chúng biến đổi cấu trúc sẽ được tồn tại lâu hơn.

Vi khuẩn HP có nguy hiểm không

Bạn có biết 90% dân số bị viêm dạ dày có bị tác động của vi khuẩn HP. Và chiếm tỷ lệ khoảng từ 75 đến 85% bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khi có sự can thiệp của vi khuẩn HP.

Và điều đáng nói hơn đó chính là vi khuẩn HP có khả năng lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Vi khuẩn HP phát triển mà không gây ra bất kỳ một biểu hiện đặc biệt nào với sự tồn tại suốt đời của nó trong cơ thể con người.

Hơn thế, nó còn gây ra những tổn thương khác như loét và một số trường hợp gây ung thư dạ dày, một căn bệnh ung thư đứng thứ 2 tại Việt Nam.

Vì vậy chúng ta có thể thấy được rằng, vi khuẩn HP rất nguy hiểm.

90% dân số bị viêm dạ dày có bị tác động của vi khuẩn HP. Vậy vi khuẩn HP có nguy hiểm hay không?

Vi khuẩn HP có chữa được không

Câu trả lời là có.

Cách điều trị vi khuẩn HP

Trên thực tế cho biết, vi khuẩn HP rất dễ bị tiêu diệt vì chúng là một loại vi khuẩn dễ kháng thuốc.

Do đó, bạn chỉ cần áp dụng phác đồ điều trị cụ thể kết hợp với việc dùng nhiều dược liệu khác nhau sẽ có thể loại bỏ được loại vi khuẩn này.

Trong quá trình điều trị thì bạn cần phải có từ 3 đến 4 tác nhân chống viêm và tiêu diệt chúng.

Và một trong những nhóm thuốc đau dạ dày đang được sử dụng phổ biến nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP gồm:

  • Nhóm amoxicilline
  • Nhóm tinidazol
  • Nhóm metronidazol
  • Nhóm ornidazale
  • Nhóm Clarithromycin

Ăn gì để diệt vi khuẩn HP

Đối với việc tiêu diệt vi khuẩn HP thì tốt bạn cần phải chú ý đến những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của bệnh đau dạ dày như:

Các loại thực phẩm hỗ trợ cho việc tiêu hóa dễ dàng

Các loại thực phẩm hỗ trợ cho việc tiêu hóa dễ dàng sẽ hạn chế được những tổn thương cho dạ dày

Khi bị đau dạ dày, thì vấn đề tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn.

Bởi dạ dày đã bị tổn thương nghiêm trọng làm cho chức năng làm việc bị suy yếu.

Do đó cần lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và có lợi cho dạ dày.

Bạn có thể sử dụng các món luộc, om, hấp, thức ăn dạng lỏng như súp và cháo.

Ngoài ra nên bổ sung sữa chua sau mỗi bữa ăn để giúp cho hệ tiêu hóa được dễ dàng hơn.

Những loại thực phẩm giúp hút axit trong dạ dày

Các loại bánh chứa nhiều tinh bột chính là một trong những thực phẩm có thể hỗ trợ hút axit trong dạ dày hiệu quả.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng các món ăn từ gạo nếp, bột sắn cũng rất tốt cho dạ dày.

Khi sử dụng những loại thực phẩm này, sẽ làm cho lượng axit trong dạ dày giảm dần, từ đó hạn chế những tổn thương do axit gây ra.

Những loại thực phẩm giúp chữa lành vết loét

Các vết loét dạ dày khiến cho các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều hơn, khiến cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi.

Vì vậy trong quá trình sử dụng những loại thực phẩm giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, bạn cần chú ý những loại thực phẩm giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.

Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm như bắp cải, củ cải, các loại rau xanh, cung cấp vitamin A,B, C để hỗ trợ cải thiện dạ dày tốt hơn.

Những loại thực phẩm giúp chữa lành vết loét, chứa nhiều vitamin A, B, C

Những loại thực phẩm giúp trung hòa axit

Ngoài ra, bạn cần phải sử dụng những loại thực phẩm như trứng rán, trứng hấp, sữa nóng để giúp trung hòa axit trong dạ dày.

Từ đó có thể làm hạn chế đi những tổn thương, giúp các vết loét được chữa lành.

Xem thêm: đau dạ dày nên ăn gì tốt nhất [chi tiết 2019]

Những loại thực phẩm như trứng rán, trứng hấp,… giúp trung hòa axit trong dạ dày

Những hiểu lầm phổ biến về vi khuẩn HP

Sự có mặt của vi khuẩn HP là có hại

Hiện nay vi khuẩn HP có hại cho con người hay không thì vẫn chưa có khẳng định chính xác

Để có thể đánh giá được vi khuẩn HP có hại cho con người hay không thì vẫn chưa có khẳng định chính xác.

Bởi trên thực tế cho thấy có một số trường hợp vi khuẩn HP tồn tại không hẳn là có hại cho con người.

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, nếu như cơ thể không có bất kỳ một dấu hiệu nào nào thì lúc này nó được xem là một vi khuẩn cộng sinh, và đôi khi lại có lợi rất nhiều đối với cơ thể của người bệnh.

Cụ thể như người bị nhiễm HP rất ít khi bị nhiễm trùng đường ruột, một số trường hợp còn làm giảm đi triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản và những bệnh lý dị ứng rất hiệu quả.

Nên việc đánh giá về sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày có chắc chắn là có hại hay không. Thì có lẽ chúng ta phải xét đến rất nhiều trường hợp mới đưa ra được kết luận chính xác.

Ai nhiễm vi khuẩn HP thì cũng bị ung thư dạ dày

Có phải ai nhiễm vi khuẩn HP thì cũng bị ung thư dạ dày? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Không phải những ai bị nhiễm vi khuẩn HP cũng gây ra tình trạng ung thư dạ dày.

Bởi theo nghiên cứu cho biết, có hơn 200 loại vi khuẩn HP khác nhau và chỉ có một loại mang gen CagA mới làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Vì vậy để xác định được nguy cơ mắc bệnh ung thư, bạn nên tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc loại nào thì mới có phương hướng kết luận và đưa ra điều trị chính xác.

  • Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Tỏi Hiệu Quả Không Ngờ [Cập Nhật 2019]
Nguồn: https://nilp.vn/vi-khuan-hp/

Xem thêm: Ngộ độc cấp Paracetamol: Biểu hiện và cách xử trí để không nguy hiểm đến tính mạng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!