Các Phương Pháp Chữa Viêm Phế Quản Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Chữa viêm phế quản có nhiều phương pháp, phác đồ khác nhau, bao gồm Tây y, Đông y và thuốc nam. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm và phù hợp với từng giai đoạn bệnh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể từng phương pháp và đưa ra những lưu ý giúp người bệnh điều trị viêm phế quản an toàn, hiệu quả.

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm, phù nề ở ống phế quản trong phổi gây ra các triệu chứng ho, khó thở, khạc đờm, mệt mỏi. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn cả là trẻ em và người lớn tuổi. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, viêm phế quản có thẻ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng và độ tuổi, người bệnh có thể được áp dụng một trong số các phác đồ sau:

Có nhiều cách chữa viêm phế quản tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của mỗi người

Phác đồ điều trị viêm phế quản trong Tây y

Phác đồ điều trị viêm phế quản bằng thuốc Tây bao gồm điều trị căn nguyên, điều trị triệu chứng kết hợp điều chỉnh sinh hoạt và vật lý trị liệu. Cụ thể:

Thuốc điều trị nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản được xác định là do virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân môi trường. Để điều trị nguyên nhân bệnh viêm phế quản, các thuốc có thể được sử dụng là:

  • Thuốc kháng virus: Thường sử dụng thuốc kháng virus cúm A như oseltamivir, zanamivir… Nên sử dụng thuốc kháng virus trong 36 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng.
  • Thuốc kháng sinh: Phổ biến là nhóm beta lactam, macrolid và quinolon…. Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng do vi khuẩn như sốt kéo dài, khạc đờm xanh, đờm vàng, hoặc đờm mủ, thể trạng yếu…

Hơn 90% các trường hợp viêm phế quản là do virus và không cần dùng kháng sinh điều trị.  Do đó, khi bị viêm phế quản, người bệnh nên đi khám để được xác định nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp. 

Thuốc điều trị triệu chứng

Tùy thuộc vào mức độ biểu hiện và các triệu chứng kèm theo, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể:

  • Sốt: Phổ biến là acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao (từ 38,5 độ trở lên). Tuyệt đối không tự ý dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em, người bị hen, người bị loét dạ dày – tá tràng…. 
  • Ho: Các thuốc giảm ho chủ yếu là Dextromethorphan, Terpin codein… được sử dụng trong các trường hợp ho nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ… Người bệnh không nên lạm dụng thuốc ho vì có thể làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể. Đặc biệt, không khuyến khích dùng thuốc ho cho trẻ dưới 18 tuổi vì có thể gây ức chế hô hấp.
  • Đờm: Thuốc loãng đờm thường được sử dụng là acetylcystein, bromhexin, carbocystein… 
  • Khó thở, co thắt phế quản: Dùng thuốc giãn phế quản như Theophyllin, Salbutamol… dạng khí dung.
  • Sổ mũi, ngạt mũi: Dùng thuốc kháng histamin H1 như Chloramphenicol, Loratadin… và các thuốc chống sung huyết mũi, làm thông mũi dạng xịt như corticoid, Otilin…
Sử dụng thuốc tây y chữa viêm phế quản cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng và tác dụng phụ

Các thuốc tây điều trị viêm phế quản có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, gây suy gan, thận, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nhịp tim và huyết áp… nếu sử dụng không đúng liều lượng. Do vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng hoặc ngừng thuốc.

Điều trị hỗ trợ và chăm sóc

Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ có thể cải thiện triệu chứng bệnh viêm phế quản và hạn chế việc dung nạp quá nhiều thuốc tây. Tùy thuộc vào triệu chứng đi kèm, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp điều trị hỗ trợ dưới đây:

  • Lau mát, chườm lạnh để hạ sốt
  • Uống nhiều nước để làm loãng đờm
  • Vỗ rung, dẫn lưu tư thế với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý
  • Hít thở không khí ẩm bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc xông hơi.

Các mẹo dân gian chữa viêm phế quản tại nhà

Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, sẵn có như nước muối, tỏi, nghệ, mật ong… để làm giảm các triệu chứng. Một số mẹo dân gian chữa viêm phế quản người bệnh có thể áp dụng tại nhà gồm:

Sử dụng nước muối

Nước muối có khả năng chống viêm, sát khuẩn, làm sạch đường hô hấp, làm dịu cổ họng, đặc biệt là trong trường hợp ho nhiều.

  • Cách dùng: Hòa tan hoàn toàn 1 thìa cà phê muối vào cốc nước ấm. Dùng nước này súc họng sâu nhiều lần trong ngày. Không nên dùng nước muối quá mặn vì có thể gây khô họng, nóng rát cổ họng.

Dùng mật ong chữa viêm phế quản

Mật ong có tác dụng chống viêm, sát khuẩn và làm sạch đường hô hấp. Một số hoạt chất trong mật ong còn có tác dụng giảm ho và làm lành các tổn thương niêm mạc đường hô hấp rất hiệu quả.

Có nhiều cách sử dụng mật ong để chữa viêm phế quản như:

  • Mật ong – giấm táo: Chuẩn bị một cốc giấm táo, 1 muỗng mật ong và 1 cốc nước lọc. Khuấy đều giấm táo và mật ong vào cốc nước ấm. Uống hỗn hợp này mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng ho, đờm, đau rát họng.
  • Mật ong – chanh: Trộn 1 muỗng mật ong và 1 muỗng nước cốt chanh. Ngậm và nuốt từ từ hỗn hợp này ít nhất 2 lần mỗi ngày giúp điều trị bệnh viêm phế quản tốt hơn.
  • Mật ong – tỏi: Chuẩn bị 1 củ tỏi, bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Trộn đều tỏi băm với 1 muỗng mật ong, ngậm nuốt từ từ mỗi ngày 2 lần.
Mật ong kết hợp chanh có thể cải thiện rất nhiều triệu chứng bệnh viêm phế quản

Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi để tránh gây ngộ độc Bostilism – một tình trạng ít gặp nhưng có thể gây tử vong nhanh chóng.

Trị viêm phế quản tại nhà bằng lá trầu không

Hoạt chất Phenolic và tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, chống viêm mạnh, đặc biệt là với các loại vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp.

Các bài thuốc dân gian trị viêm phế quản từ lá trầu không gồm:

  • Dùng lá trầu không nguyên chất: Chuẩn bị 4 – 8 lá trầu không, rửa sạch, xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt. Uống nước cốt lá trầu không mỗi ngày 2 lần, sau các bữa ăn chính.
  • Lá trầu không – mật ong: Giã nhuyễn 10 lá trầu không đã rửa sạch, cho vào cốc nước nóng (250ml), ngâm trong khoảng 20 phút. Lọc lấy nước ngâm và cho mật ong vào, khuấy đều. Uống mỗi ngày 2 lần.
  • Lá trầu không – Gừng: Làm tương tự như với mật ong. Sau khi thu được nước trầu không ngâm, cho thêm vài lát gừng vào là có thể dùng được, Uống mỗi ngày 2 lần, sau bữa ăn chính 15 phút.

Lưu ý: Không sử dụng lá trầu không cho các trường hợp bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày.

Cách chữa viêm phế quản tại nhà với tỏi

Hàm lượng lớn chất kháng sinh tự nhiên Allicin trong tỏi giúp tỏi thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản. Ngoài ra, tỏi cũng giàu vitamin A, B, C và các khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch của đường hô hấp, phòng ngừa bệnh tật. 

Tùy theo cơ địa, người bệnh viêm phế quản có thể sử dụng một số bài thuốc chữa viêm phế quản từ tỏi sau:

  • Tỏi nguyên chất: Ăn 1 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày
  • Tỏi – giấm táo – mật ong: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập, ngâm cùng giấm táo, mật ong và đường đỏ. Sau 15 ngày lấy ra sử dụng.
  • Tỏi – chanh- cà chua: Trộn nước áp tỏi, cà chua và nước cốt mật ong lại với nhau. Sử dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần để cải thiện bệnh.
Tỏi chứa chất kháng sinh tự nhiên, rất tốt trong điều trị viêm phế quản

Lưu ý: Không sử dụng tỏi cho người mắc bệnh gan, bệnh mắt. Người đang sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV, bệnh nhân tiêu chảy không sử dụng tỏi sống.

Các phương pháp dân gian trị viêm phế quản tại nhà có ưu điểm lành tính và an toàn. Tuy nhiên, hiệu quả của những cách chữa này còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Người bệnh chỉ nên sử dụng cách chữa này trong trường hợp bệnh nhẹ để hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Không sử dụng chúng để thay thế các phương pháp điều trị bệnh chính thống, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nặng. 

Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng và cách dùng. Lạm dụng các mẹo dân gian chữa viêm phế quản tại nhà khổng chỉ không khỏi mà có thể khiến bệnh nặng hơn.

Điều trị viêm phế quản bằng thuốc Đông y

Y học cổ truyền đưa viêm phế quản vào phạm vi chứng Khái thấu và Đàm ẩm. Theo các ghi chép trong YHCT, nguyên nhân bên trong gây bệnh viêm phế quản là do suy nhược tạng can, phế, thận, làm hao tổn tân dịch, phế khí ngưng trệ. Nguyên nhân bên ngoài là do cảm thụ tà khí lục dâm như ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt. Kết hợp 2 căn nguyên này sẽ hình thành bệnh viêm phế quản với các triệu chứng ho nhiều, khạc đờm, sổ mũi, ngạt mũi, khó thở…

Nguyên tắc điều trị viêm phế quản theo Đông y thường là sơ phong, tán hàn, bổ chính, khu tà, tuyên tán phong hàn, phong nhiệt.

Một số bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản gồm:

Bài thuốc Hạnh tô tán gia giảm

  • Công dụng: Điều trị chứng viêm phế quản thể phong hàn, thường gặp ở giai đoạn đầu của bệnh với các triệu chứng: ho, đờm trong, sổ mũi, ngạt mũi, sốt, đau đầu…
  • Thành phần: Hạnh nhân, tiền hồ mỗi vị 12g, tô diệp 10g, trần bì, bán hạ chế, chỉ xác mỗi vị 8g, cát cánh 10g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát, phục linh 16g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia 2 lần sáng – chiều sau ăn.

Bài thuốc Tang cúc ẩm gia giảm

  • Công dụng: Điều trị viêm phế quản thể phong nhiệt với triệu chứng: ho nặng, đờm đặc, vàng, đau họng, sốt cao, mệt mỏi toàn thân.
  • Thành phần: Tang diệp, cúc hoa, tiền hồ, hạnh nhân, ngưu bàng tử mỗi vị  12g, liên kiều 16g, bạc hà 6g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, lô căn 8g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia 2 lần sáng – chiều sau ăn.

Bài thuốc tang bạch thang gia giảm

  • Công dụng: Điều trị viêm phế quản thể khí táo với các triệu chứng: ho khan, ít đờm, họng khô, lưỡi khô, sốt.
  • Thành phần: Tang diệp, tiên hồ, đậu xị, hạnh nhân mỗi vị 12g, sa sâm 2g, xuyên bối mẫu 6g, chi tử 8g, cát cánh 10g, cam thảo 6g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia 2 lần sáng – chiều sau ăn.
Các bài thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng

Bài thuốc Tiểu thanh long gia giảm

  • Công dụng: Điều trị thể hàn ẩm với các triệu chứng ho kéo dài, khó thở, đờm lỏng trắng.
  • Thành phần: Ma hoàng 8g, quế chi  8g, tế tân 6g, can khương 6g, bán hạ chế 12g, ngũ vị tử 8g, bạch thược 12g, cam thảo 6g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia 2 lần sáng – chiều sau ăn.

Bài thuốc Lục quân tử thang và Bình vị tán gia vị

  • Công dụng: Chữa bệnh viêm phế quản thể đàm thấp với các triệu chứng: ho, khạc đờm nhiều, mệt mỏi, đầy tức ngực bụng.
  • Thành phần: Đẳng sâm, thương truật, hậu phác, ngưu bàng tử, hạnh nhân mỗi vị 12g, bạch truật, phục linh, ý dĩ mỗi vị 16g, cam thảo  4g, trần bì 8g, bán hạ chế 10g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 quả. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia 2 lần sáng – chiều sau ăn.

Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc được nghiên cứu độc quyền bởi Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Đây là một trong những đơn vị tiên phong trong ứng dụng nghiên cứu  YHCT vào khám và điều trị bênh. 

Bài thuốc được xây dựng theo nguyên tắc BỔ CHÍNH KHU TÀ, tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, loại bỏ triệu chứng và dự phòng tái phát. Cụ thể:

  • Bổ chính: Điều hòa và phục hồi công năng của các tạng phế, tỳ, thận, phù trợ chính khí, nuôi dưỡng vệ khí từ bên trong.
  • Khu tà: Dùng phép thanh nhiệt, giải độc, thanh trừ tà khí, đẩy lùi phong hàn… nhằm cải thiện và loại bỏ các triệu chứng bên ngoài. 
  • Nâng cao đề kháng: Bên cạnh công dụng điều trị căn nguyên và triệu chứng bệnh viêm phế quản, bài thuốc còn giúp tăng cường chính khí, điều hòa âm dương, nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Từ đó, cải thiện thể trạng yếu kém, phòng chống bệnh tật và ngừa bệnh viêm phế quản tái phát.
Thanh hầu bổ phế thanh sử dụng nguồn dược liệu sạch, đảm bảo an toàn cho người bệnh viêm phế quản

Để đảm bảo các công dụng vượt trội trong phòng và điều trị viêm phế quản, Thanh hầu bổ phế thang sử dụng kết hợp hơn 50 vị nam dược quý. Điển hình là kiết cánh, bạc hà, xích thược, liên kiều, quất hồng bì, bạch cương tàm, bạch truật…. Quan trọng hơn, các vị thuốc này đều được chính trung tâm Đông y Việt Nam trồng và thu hái tại các vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO lớn hàng đầu phía Bắc. Nhờ vậy, bài thuốc không chỉ phát huy tối đa hiệu quả chữa và ngừa viêm phế quản vượt trội mà còn luôn đảm bảo tính an toàn, không gây tác dụng phụ cho người bệnh.

Thời gian điều trị viêm phế quản bằng bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang phụ thuộc vào thể trạng và mức độ nặng của bệnh. Thông thường, liệu trình thường kéo dài khoảng 1 tháng với các bệnh nhẹ và 2 – 3 tháng với các trường hợp nặng hơn. 

Chữa viêm phế quản bằng Đông y mang lại hiệu quả triệt để, lâu dài, đảm bảo tính an toàn và lành tính. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả tối đa. Có thể kết hợp châm cứu trong quá trình điều trị để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Chữa viêm phế quản người bệnh cần lưu ý gì?

Viêm phế quản là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm, trong đó có tử vong. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình chữa viêm phế quản, người bệnh cần lưu ý:

  • Tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị về liều lượng, cách dùng và thời gian dùng thuốc của chuyên gia, bác sĩ.
  • Không hút thuốc lá và tránh xa các môi trường có nhiều khói thuốc lá
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày, tùy thuộc vào thể trạng mỗi người. Nên uống nước ấm hoặc nước trái cây thay vì nước lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng, súc họng hằng ngày và thường xuyên
  • Nhỏ mũi, rửa mũi bằng các dung dịch chuyên dụng, thường là nước muối sinh lý.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không dùng tay ngoáy mũi trong bất kỳ trường hợp nào.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài
  • Giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh, đặc biệt là vùng cổ ngực và bàn chân
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, ô nhiễm, hóa chất…
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa các thực phẩm cần kiêng khem như thức ăn dầu mỡ, chiên xào, bia rượu, đồ ngọt, đồ uống có gas…
  • Tập luyện, vận động thích hợp để nâng cao sức đề kháng, rút ngắn thời gian điều trị
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đặc biệt là các loại vắc xin cúm hàng năm.
  • Trong quá trình điều trị nếu có dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh nên liên hệ chuyên gia hoặc đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Hiệu quả chữa viêm phế quản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng, thể trạng và tuổi tác. Do vậy, khi mắc bệnh, người bệnh nên tiến hành thăm khám, đánh giá mức độ để được các bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Quan trọng nhất là cần chú ý sử dụng đúng thuốc, thực hiện nghiêm chỉnh các hướng dẫn điều trị kèm theo về chế độ ăn uống, sinh hoạt của bác sĩ.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

  • Phương pháp chẩn đoán và phác đồ điều trị viêm phế quản CHUẨN 2020
  • Viêm phế quản uống thuốc gì? Có cần uống kháng sinh không?

Xem thêm: Viêm khớp ngón tay cái là gì? Có chữa khỏi không? Cách điều trị

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!