Bệnh trĩ kiêng gì trong sinh hoạt, ăn uống? Muốn khỏi phải biết
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ là do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học. Do đó, ngoài việc điều trị theo phác đồ, chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần nắm được bệnh trĩ nên kiêng gì trong ăn uống và sinh hoạt nếu muốn nhanh khỏi bệnh.
Bệnh trĩ kiêng gì trong ăn uống?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục của người bệnh. Nếu cứ khăng khăng sử dụng các thực phẩm dưới đây, các triệu chứng bệnh trĩ của bạn không chỉ không thuyên giảm mà còn ngày một nghiêm trọng hơn. Danh sách thực phẩm người bệnh trĩ cần hạn chế thậm chí tuyệt đối không nên sử dụng bao gồm:
1. Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng đặc biệt là các gia vị nóng không chỉ là khắc tinh của người bệnh trĩ mà còn nằm trong danh sách các thực phẩm nên kiêng kị hàng đầu của tất cả các bệnh. Mặc dù chúng kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng nhưng lại gây kích ứng đường ruột và hậu môn khiến cảm giác khó chịu, sưng tấy thêm nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, các thực phẩm này còn có thể gây chảy máu ở búi trĩ, kích thích màng trực tràng dẫn đến xuất huyết trực tràng làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
Bao gồm: gừng, tiêu, ớt, tỏi, hành, các món ăn nóng…
2.Thức ăn nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm giàu mỡ, có chứa hàm lượng chất béo cao, nhiều dầu mỡ béo ngậy. Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất béo không bão hóa làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Từ đó làm việc tiêu hóa trở nên chậm chạp, gây nóng trong, rối loạn tiêu hóa, làm người bệnh có nguy cơ táo bón cao.
Các thực phẩm này bao gồm: Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ…
Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ cho người hiện đại bằng bài thuốc YHCT hàng ngàn người đã khỏi
3. Thức ăn quá mặn
Ăn quá mặn đặc biệt là ăn nhiều muối sẽ khiến các tế bào và mạch trương lên gây khó chịu cho người bệnh trĩ. Không chỉ vậy, khi đi vào cơ thể, muối sẽ khử nước làm phân bị khô cứng dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc đi đại tiện ảnh hưởng đến các búi trĩ. Không chỉ vậy, ăn nhiều muối cũng làm đường ruột đau đớn, làm chậm hoạt động của hệ tiêu hóa. Do đó tốt nhất nếu đang điều trị bệnh trĩ người bệnh nên hạn chế ăn mặn, hãy chế biến các món ăn nhạt hơn bình thường để hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi.
4. Kiêng những thực phẩm từ sữa
Sữa và các thực phẩm làm từ sữa (trừ sữa chua) khiến cho tình trạng táo bón và các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, nó còn là thủ phạm gây đau đớn cho người bệnh khi bệnh trĩ tái phát. Uống hoặc dùng các sản phẩm làm từ sữa quá nhiều trong ngày sẽ tăng cường việc sản xuất khí, gây chuột rút, đau bụng khi táo bón. Vì vậy, chỉ nên dùng sữa ở một lượng cho phép, tốt nhất nên chọn các sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa,
5. Ngũ cốc tinh chế
Các loại ngũ cốc tinh chế không nên sử dụng là bột kem, bánh mì, bánh bông lan… Do ít chất xơ cùng dưỡng chất, chỉ có tác dụng làm đầy bụng, dễ đọng lại bên trong dạ dày gây đau dạ dày, táo bón khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
6. Bánh kẹo ngọt
Bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường, là tác nhân gây táo bón, kích thích phản ứng sưng viêm ở búi trĩ và gây ngứa hậu môn mỗi khi đi ngoài. Do đó, khi bị trĩ, tốt nhất không nên ăn bánh kẹo ngọt đặc biệt là socola để tránh kích ứng hậu môn.
7. Thức ăn đông lạnh, ít chất xơ
Việc sử dụng thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn rất ít dinh dưỡng, gây khó tiêu dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng táo bón triền miên làm bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, cũng không nên dung nạp các thực phẩm ít chất xơ vì chúng không đủ dưỡng chất, dễ gây táo bón và làm bệnh trĩ thêm tồi tệ.
8. Rượu bia, chất kích thích, thuốc lá
Rượu bia làm mất năng, tăng nguy cơ táo bón. Sử dụng rượu bia nhiều còn khiến cấu trúc của dạ dày mất đi sự cân bằng vốn có. Ngoài ra, nước ngọt đồ uống có gas cũng cần nằm trong danh sách kiêng cữ vì gây áp lực cho khung ruột.
Đặc biệt, người bệnh trĩ phải tuyệt đối kiêng kỵ chất kích thích và thuốc lá. Chúng gây nóng trong, làm suy giảm hệ miễn dịch, kích thích các tĩnh mạch trĩ căng phồng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiêng cả cà phê và trà đặc.
Bệnh trĩ nên kiêng gì trong sinh hoạt
Không chỉ cần kiêng cữ trong ăn uống mà trong thói quen sinh hoạt người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Không tùy ý ăn uống theo sở thích
Như đã đề cập, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị. Hơn nữa đây còn là một trong những nguyên nhân gây bệnh chính. Do đó, người bệnh không nên ăn uống thất thường bạ đâu ăn đó. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa dễ gây táo bón.
Khi ăn uống, người bệnh cần:
- Ăn đúng giờ đủ bữa
- Tránh vừa ăn vừa nói hoặc vừa làm việc
- Không ăn xong nằm ngay
- Bổ sung nhiều chất xơ giúp kích thích tiêu hóa
2. Không nhịn đại tiện
Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh thường sợ đi vệ sinh. Không chỉ vậy, đôi khi do nhà vệ sinh ở xa, bận công việc mà người bệnh ngồi ráng không muốn đi vệ sinh. Thói quen này cực kỳ không tốt với cả người chưa mắc lẫn người đang mắc bệnh trĩ. Nó khiến phân tích tụ, khuôn phân to hơn bình thường, làm tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn. Lúc này hậu môn và trực tràng phải chịu áp lực lớn, dễ gây bệnh trĩ với người chưa mắc bệnh. Đồng thời với người đang mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến búi trĩ dễ gây viêm nhiễm.
Chữa khỏi bệnh trĩ sau vài tháng sử dụng Đông y – Mẹ sau sinh chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết
3. Không được lười uống nước
Nhiều người rất lười uống nước thậm chí uống cực ít nước trong một ngày. Tuy nhiên họ lại không biết rằng, nước có chức năng hỗ trợ tiêu hóa, kích thích tiêu hóa làm mềm phân, chống táo bón. Uống ít nước sẽ khiến triệu chứng bệnh trĩ ngày một nghiêm trọng do táo bón thường xuyên.
Do đó, tốt nhất nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, uống nhiều người còn giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện sức khỏe, tăng cường đào thải chất độc trong cơ thể.
4. Kiêng quan hệ qua ngã sau
Nhiều cặp đôi thường xuyên quan hệ tình dục bằng cửa sau (hậu môn). Tuy nhiên, khi mắc trĩ để tránh làm cho tình trạng viêm nhiễm, tổn thương các tĩnh mạch thì tốt nhất nên kiêng quan hệ bằng cửa sau trong thời gian điều trị.
Tìm hiểu thêm:Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh về bài thuốc chữa bệnh trĩ được lựa chọn nhiều nhất hiện nay
5. Một số thói quen khác
Khi mắc trĩ, người bệnh cũng cần loại bỏ một số thói quen không tốt sau:
- Đứng, ngồi, đặc biệt là ngồi xổm quá lâu
- Không ngồi nhà vệ sinh quá 10 phút, tránh rặn khi đi vệ sinh
- Không ăn quá no, đặc biệt không ăn thức ăn khó tiêu để tránh ảnh hưởng các tĩnh mạch trĩ
- Không nên suy nghĩ, lo lắng quá nhiều
Làm gì khi mắc bệnh trĩ?
Khi có dấu hiệu của bệnh trĩ, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị bằng phương pháp phù hợp.
Bên cạnh việc nắm được bệnh trĩ kiêng gì, để cải thiện các triệu chứng do trĩ gây ra, người bệnh cần:
- Tăng cường ăn rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa như đậu phụ, táo, lê, đu đủ, chuối, bơ, bông cải xanh, mâm xôi, bí ngô, cam, cải bắp..
- Uống đủ nước, nên tăng cường bổ sung các loại nước mát như nước ép rau má, cà rốt, nước ép rau diếp cá…
- Tăng cường các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, bưởi, quýt, rau mồng tơi, rau diếp cá, rau đay, rau dền, rau lang…
- Nếu công việc phải ngồi hoặc đứng nhiều thì cứ 1 – 2 tiếng đứng dậy đi lại trong 5 phút
- Hạn chế các công việc nặng nhọc, suy nghĩ nhiều
- Tập thể dục đều đặn, tốt nhất nên dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya.
Điều trị nhanh – Khỏi bệnh sớm với hướng dẫn từ chuyên gia đầu ngành
Tóm lại, nếu muốn các triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm, để việc điều trị có hiệu quả thì người mắc bệnh trĩ nhất định phải nắm được bệnh trĩ kiêng gì trong sinh hoạt, ăn uống. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống tốt hơn cho bệnh mau khỏi.
VTC2 Góc nhìn người tiêu dùng – Bác sĩ Tuyết Lan đánh giá bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay
Có thể bạn quan tâm
- Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Giải pháp hoàn hảo cho bệnh trĩ nhờ bí kíp của người H’Mông
- Các Loại Thuốc Tây Chữa Bệnh Trĩ – Cầm máu, giảm đau tốt nhất
Xem thêm: 10 loại trái cây trị táo bón cực đỉnh có đầy ngoài chợ
Tin mới nhất
- Bệnh tuyến giáp
- Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì ?
- Nhận biết dấu hiệu thiếu canxi ở người lớn tuổi và cách khắc phục
- Hiểu rõ chỉ số kem chống nắng để có lựa chọn phù hợp nhất
- Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn là gì? Cách điều trị
- Stress gây đau dạ dày – Lý do khiến bệnh ngày càng tăng
- Đo mật độ xương (BMD)
- Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng mới nhất
- Điều trị ung thư tuyến giáp ở đâu tốt nhất hiện nay?
- Lao thanh quản là bệnh gì? Hình ảnh, chẩn đoán và điều trị