Bệnh gút cấp dùng thuốc giảm đau gì?
Bệnh gút cấp mô tả các đợt viêm và đau dữ dội, khởi phát đột ngột tại khớp do các tinh thể urat lắng đọng gây ra. Nếu không được điều trị, một đợt gút cấp có thể kéo dài từ vài giờ đến vài tuần và trở thành mạn tính, dẫn đến hủy hoại khớp. (1)
Bệnh gút cấp mô tả các đợt viêm và đau dữ dội, khởi phát đột ngột tại khớp do các tinh thể urat lắng đọng gây ra. Nếu không được điều trị, một đợt gút cấp có thể kéo dài từ vài giờ đến vài tuần và trở thành mạn tính, dẫn đến hủy hoại khớp. (1)
Một đợt bùng phát bệnh gút cấp thường gây đau dữ dội và viêm giới hạn tại một khớp nhưng cũng có khi gây ảnh hưởng đến hai hoặc nhiều khớp. Và mục tiêu khi điều trị cơn gút là giảm đau và các triệu chứng khác một cách nhanh chóng, an toàn. (2)
Để điều trị bệnh gút cấp hiệu quả, các thuốc sử dụng phải vừa có tác dụng giảm đau vừa có thể kháng viêm. Do đó, những loại thuốc thường được dùng bao gồm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs), colchicine và corticosteroid. (1)
Tần suất xuất hiện các đợt gút cấp
Khi không được điều trị, một đợt gút cấp thường biến mất hoàn toàn trong vòng một vài ngày đến vài tuần, nhất là khi mới mắc bệnh. Sau đó, bạn sẽ có khoảng thời gian không có triệu chứng. Thế nhưng, cơn gút cấp bùng phát trở lại ở đa số bệnh nhân, thường xuyên hơn, nghiêm trọng và kéo dài hơn, rút ngắn khoảng thời gian không có triệu chứng. (2)
Thời gian đầu, các đợt gút cấp có thể ít khi xảy ra, có thể chỉ một hoặc vài lần mỗi năm. Sau đó, các đợt bùng phát có khả năng diễn ra thường xuyên, gây ra nhiều đợt gút cấp trong một năm. Khi tái phát, chúng có thể xảy ra lại ở cùng một khớp hoặc ảnh hưởng đến khớp khác. (3)
Về sau, cơn gút có thể gây ảnh hưởng đến nhiều khớp với các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài hơn. Tình trạng này xuất hiện thường xuyên có thể gây hư hại các khớp. Sự lắng đọng các tinh thể urat sẽ tạo nên các hạt tophi ở gần khớp, trong da hoặc ăn vào xương. (3)
Do đó, việc điều trị cơn gút cấp nên được bắt đầu sớm ngay khi có thể, tốt nhất là sau vài giờ nhận thấy các triệu chứng. (2, 4)
Các thuốc giảm đau cho bệnh gút cấp
Các triệu chứng sưng và đau thường trở nên tệ nhất sau 6–12 giờ từ khi cơn gút cấp bắt đầu khởi phát. Lúc này, sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm hoặc corticosteroid ngắn hạn sẽ hữu ích cho người bệnh. Các thuốc này thường bắt đầu có tác dụng trong vòng 1 giờ. (5)
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)
Về khả năng giảm đau, các bằng chứng khoa học cho thấy các thuốc NSAIDs và corticosteroid toàn thân đều mang lại hiệu quả tương đương như nhau. (4) Liên đoàn chống thấp khớp châu Âu (EULAR) cũng khuyến cáo một trong những lựa chọn đầu tiên để trị cơn gút cấp là NSAIDs. (6)
Ở liều dùng bình thường, NSAIDs có tác dụng giảm đau và kháng viêm kéo dài, mang lại hiệu quả cho những trường hợp bị đau liên tục hoặc thường xuyên do viêm. (7) Các thuốc NSAIDs thích hợp dùng cho người bệnh trẻ tuổi (dưới 60 tuổi) và không có vấn đề trên thận, tim mạch hay đường tiêu hóa. (2)
Một đợt bùng phát bệnh gút cấp thường gây đau dữ dội và viêm giới hạn tại một khớp nhưng cũng có khi gây ảnh hưởng đến hai hoặc nhiều khớp. Và mục tiêu khi điều trị cơn gút là giảm đau và các triệu chứng khác một cách nhanh chóng, an toàn. (2)
Để điều trị bệnh gút cấp hiệu quả, các thuốc sử dụng phải vừa có tác dụng giảm đau vừa có thể kháng viêm. Do đó, những loại thuốc thường được dùng bao gồm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs), colchicine và corticosteroid. (1)
Tần suất xuất hiện các đợt gút cấp
Khi không được điều trị, một đợt gút cấp thường biến mất hoàn toàn trong vòng một vài ngày đến vài tuần, nhất là khi mới mắc bệnh. Sau đó, bạn sẽ có khoảng thời gian không có triệu chứng. Thế nhưng, cơn gút cấp bùng phát trở lại ở đa số bệnh nhân, thường xuyên hơn, nghiêm trọng và kéo dài hơn, rút ngắn khoảng thời gian không có triệu chứng. (2)
Thời gian đầu, các đợt gút cấp có thể ít khi xảy ra, có thể chỉ một hoặc vài lần mỗi năm. Sau đó, các đợt bùng phát có khả năng diễn ra thường xuyên, gây ra nhiều đợt gút cấp trong một năm. Khi tái phát, chúng có thể xảy ra lại ở cùng một khớp hoặc ảnh hưởng đến khớp khác. (3)
Về sau, cơn gút có thể gây ảnh hưởng đến nhiều khớp với các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài hơn. Tình trạng này xuất hiện thường xuyên có thể gây hư hại các khớp. Sự lắng đọng các tinh thể urat sẽ tạo nên các hạt tophi ở gần khớp, trong da hoặc ăn vào xương. (3)
Do đó, việc điều trị cơn gút cấp nên được bắt đầu sớm ngay khi có thể, tốt nhất là sau vài giờ nhận thấy các triệu chứng. (2, 4)
Các thuốc giảm đau cho bệnh gút cấp
Các triệu chứng sưng và đau thường trở nên tệ nhất sau 6–12 giờ từ khi cơn gút cấp bắt đầu khởi phát. Lúc này, sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm hoặc corticosteroid ngắn hạn sẽ hữu ích cho người bệnh. Các thuốc này thường bắt đầu có tác dụng trong vòng 1 giờ. (5)
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)
Về khả năng giảm đau, các bằng chứng khoa học cho thấy các thuốc NSAIDs và corticosteroid toàn thân đều mang lại hiệu quả tương đương như nhau. (4) Liên đoàn chống thấp khớp châu Âu (EULAR) cũng khuyến cáo một trong những lựa chọn đầu tiên để trị cơn gút cấp là NSAIDs. (6)
Ở liều dùng bình thường, NSAIDs có tác dụng giảm đau và kháng viêm kéo dài, mang lại hiệu quả cho những trường hợp bị đau liên tục hoặc thường xuyên do viêm. (7) Các thuốc NSAIDs thích hợp dùng cho người bệnh trẻ tuổi (dưới 60 tuổi) và không có vấn đề trên thận, tim mạch hay đường tiêu hóa. (2)
Dù không khác biệt đáng kể về hoạt tính kháng viêm nhưng từng thuốc NSAIDs có khả năng đáp ứng ở bệnh nhân và tỷ lệ gây ra tác dụng phụ không giống nhau. (7)
Một trong những tác dụng không mong muốn phổ biến của NSAIDs là gây ra các biến cố trên toàn bộ đường tiêu hóa, từ nhẹ (khó tiêu) đến nghiêm trọng (như thủng, loét và chảy máu đường tiêu hóa). (8) Thế nhưng, các NSAIDs thế hệ mới chỉ ức chế chọn lọc COX-2 (như nhóm coxib) đã được chứng minh là an toàn trên toàn bộ đường tiêu hóa (bao gồm cả đường tiêu hóa trên và dưới) hơn so với nhóm NSAIDs cổ điển ức chế không chọn lọc. (9)
Colchicine
Colchicine có hoạt tính kháng viêm mạnh nhưng tác dụng giảm đau trong điều trị những tình trạng khác ngoài gút vẫn còn hạn chế. Do đó, colchicine không được xem là một loại thuốc giảm đau và cũng không có tác động làm giảm nồng độ axit uric máu. (10)
Đây là một lựa chọn thay
thế cho các thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs hay corticosteroid khi bệnh nhân không dung nạp hoặc chống chỉ định với các thuốc này. (2, 5) Hiện nay, colchicine không còn được sử dụng nhiều do có thể cần đến 24h sau khi uống, thuốc mới có hiệu quả tối đa. (5)
Tổng liều dùng của colchicine vào ngày đầu tiên không được vượt quá 1,8mg, uống 1–2 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm bớt. (2) Các hướng dẫn điều trị gút cũng khuyến cáo sử dụng colchicine ở liều thấp vì liều cao có thể gây ra độc tính trên đường tiêu hóa như tiêu chảy nặng. (4)
Khi sử dụng colchicine, cần thận trọng ở người bệnh bị suy giảm chức năng thận, gan hay đang dùng một số thuốc có khả năng gây ra tương tác nguy hiểm. (2)
Corticosteroid
Các thuốc corticosteroid có thể được dùng ở đường uống hoặc tiêm vào khớp bị ảnh hưởng để giúp giảm đau và sưng nhanh chóng trong các cơn gút cấp. (11)
Corticosteroid đường uống cũng có hiệu quả tương tự như các thuốc khác. Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường không được ưu tiên lựa chọn như NSAIDs và colchicine ở người bệnh có các đợt gút cấp thường xuyên tái phát để tránh dùng quá tổng liều theo thời gian. Đồng thời, bác sĩ cũng cân nhắc trước khi chỉ định cho người bệnh có một số yếu tố rủi ro như nhiễm trùng, đái tháo đường, sau phẫu thuật… (2)
Việc tiêm corticosteroid vào khớp có thể mang lại hiệu quả, đặc biệt đối với trường hợp bệnh gút ảnh hưởng đến một khớp hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị khác. (4)
Đối với người bệnh không đáp ứng với đơn trị liệu trong điều trị bệnh gút cấp, bác sĩ có thể sẽ phối hợp thuốc NSAIDs với corticosteroid tiêm nội khớp/đường uống hoặc colchicine. (4)
Những lưu ý trong lựa chọn thuốc giảm đau trong bệnh gút cấp
Các tác nhân giúp giảm đau được đề cập ở trên đều có khả năng mang lại hiệu quả trong điều trị các cơn gút cấp hoặc các đợt tái bùng phát. Thế nhưng, không có một loại thuốc nhất định nào là tốt nhất cho tất cả bệnh nhân. (2)
Dù không khác biệt đáng kể về hoạt tính kháng viêm nhưng từng thuốc NSAIDs có khả năng đáp ứng ở bệnh nhân và tỷ lệ gây ra tác dụng phụ không giống nhau. (7)
Một trong những tác dụng không mong muốn phổ biến của NSAIDs là gây ra các biến cố trên toàn bộ đường tiêu hóa, từ nhẹ (khó tiêu) đến nghiêm trọng (như thủng, loét và chảy máu đường tiêu hóa). (8) Thế nhưng, các NSAIDs thế hệ mới chỉ ức chế chọn lọc COX-2 (như nhóm coxib) đã được chứng minh là an toàn trên toàn bộ đường tiêu hóa (bao gồm cả đường tiêu hóa trên và dưới) hơn so với nhóm NSAIDs cổ điển ức chế không chọn lọc. (9)
Colchicine
Colchicine có hoạt tính kháng viêm mạnh nhưng tác dụng giảm đau trong điều trị những tình trạng khác ngoài gút vẫn còn hạn chế. Do đó, colchicine không được xem là một loại thuốc giảm đau và cũng không có tác động làm giảm nồng độ axit uric máu. (10)
Đây là một lựa chọn thay
thế cho các thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs hay corticosteroid khi bệnh nhân không dung nạp hoặc chống chỉ định với các thuốc này. (2, 5) Hiện nay, colchicine không còn được sử dụng nhiều do có thể cần đến 24h sau khi uống, thuốc mới có hiệu quả tối đa. (5)
Tổng liều dùng của colchicine vào ngày đầu tiên không được vượt quá 1,8mg, uống 1–2 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm bớt. (2) Các hướng dẫn điều trị gút cũng khuyến cáo sử dụng colchicine ở liều thấp vì liều cao có thể gây ra độc tính trên đường tiêu hóa như tiêu chảy nặng. (4)
Khi sử dụng colchicine, cần thận trọng ở người bệnh bị suy giảm chức năng thận, gan hay đang dùng một số thuốc có khả năng gây ra tương tác nguy hiểm. (2)
Corticosteroid
Các thuốc corticosteroid có thể được dùng ở đường uống hoặc tiêm vào khớp bị ảnh hưởng để giúp giảm đau và sưng nhanh chóng trong các cơn gút cấp. (11)
Corticosteroid đường uống cũng có hiệu quả tương tự như các thuốc khác. Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường không được ưu tiên lựa chọn như NSAIDs và colchicine ở người bệnh có các đợt gút cấp thường xuyên tái phát để tránh dùng quá tổng liều theo thời gian. Đồng thời, bác sĩ cũng cân nhắc trước khi chỉ định cho người bệnh có một số yếu tố rủi ro như nhiễm trùng, đái tháo đường, sau phẫu thuật… (2)
Việc tiêm corticosteroid vào khớp có thể mang lại hiệu quả, đặc biệt đối với trường hợp bệnh gút ảnh hưởng đến một khớp hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị khác. (4)
Đối với người bệnh không đáp ứng với đơn trị liệu trong điều trị bệnh gút cấp, bác sĩ có thể sẽ phối hợp thuốc NSAIDs với corticosteroid tiêm nội khớp/đường uống hoặc colchicine. (4)
Những lưu ý trong lựa chọn thuốc giảm đau trong bệnh gút cấp
Các tác nhân giúp giảm đau được đề cập ở trên đều có khả năng mang lại hiệu quả trong điều trị các cơn gút cấp hoặc các đợt tái bùng phát. Thế nhưng, không có một loại thuốc nhất định nào là tốt nhất cho tất cả bệnh nhân. (2)
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc điều trị gút là (2):
- Yếu tố y tế liên quan đến người bệnh: bao gồm các bệnh đang đồng mắc, tiền sử bệnh, các thuốc đang sử dụng và một số vấn đề như nhiễm trùng, dị ứng hay đang mang thai/cho con bú.
- Tiền sử mắc bệnh gút: tần suất tái bùng phát các đợt gút cấp, khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị trước đó.
- Đặc điểm của cơn gút cấp: thời gian cơn bùng phát kéo dài, số lượng khớp bị ảnh hưởng, các dấu hiệu và triệu chứng khác nghi ngờ có liên quan đến nguyên nhân viêm khớp khác (như có nhiễm trùng)…
- Các yếu tố khách quan và chủ quan: có thể liên quan đến chi phí điều trị, các thuốc hiện đang có tại khu vực khám chữa bệnh, chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ, sở thích của bệnh nhân.
Tóm lại, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về tất cả triệu chứng, tình trạng sức khỏe, các thuốc đang dùng cho dù đã từng trải qua cơn gút cấp trước đây. Mỗi lần bùng phát cơn gút cấp có thể không giống nhau và việc lựa chọn thuốc giảm đau để có tác dụng nhanh, an toàn, hiệu quả cần phải được cân nhắc, đánh giá kỹ càng.
Và trong lúc dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, mọi người được khuyến khích hạn chế đi ra ngoài khi không cần thiết thì việc chuẩn bị một số thuốc giảm đau, kháng viêm để phòng khi cơn gút cấp bùng phát là vô cùng cần thiết. Do đó, bạn nên thảo luận với bác sĩ để lựa chọn các thuốc điều trị phù hợp.
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
PP-CEL-VNM-0318
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc điều trị gút là (2):
- Yếu tố y tế liên quan đến người bệnh: bao gồm các bệnh đang đồng mắc, tiền sử bệnh, các thuốc đang sử dụng và một số vấn đề như nhiễm trùng, dị ứng hay đang mang thai/cho con bú.
- Tiền sử mắc bệnh gút: tần suất tái bùng phát các đợt gút cấp, khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị trước đó.
- Đặc điểm của cơn gút cấp: thời gian cơn bùng phát kéo dài, số lượng khớp bị ảnh hưởng, các dấu hiệu và triệu chứng khác nghi ngờ có liên quan đến nguyên nhân viêm khớp khác (như có nhiễm trùng)…
- Các yếu tố khách quan và chủ quan: có thể liên quan đến chi phí điều trị, các thuốc hiện đang có tại khu vực khám chữa bệnh, chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ, sở thích của bệnh nhân.
Tóm lại, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về tất cả triệu chứng, tình trạng sức khỏe, các thuốc đang dùng cho dù đã từng trải qua cơn gút cấp trước đây. Mỗi lần bùng phát cơn gút cấp có thể không giống nhau và việc lựa chọn thuốc giảm đau để có tác dụng nhanh, an toàn, hiệu quả cần phải được cân nhắc, đánh giá kỹ càng.
Và trong lúc dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, mọi người được khuyến khích hạn chế đi ra ngoài khi không cần thiết thì việc chuẩn bị một số thuốc giảm đau, kháng viêm để phòng khi cơn gút cấp bùng phát là vô cùng cần thiết. Do đó, bạn nên thảo luận với bác sĩ để lựa chọn các thuốc điều trị phù hợp.
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
PP-CEL-VNM-0318
Xem thêm: Nhân sâm
Tin mới nhất
- Polyp xoang hàm là gì? Có nguy hiểm không?
- Những đối tượng không nên sử dụng hoa đậu biếc
- U não
- CÁC SẢN PHẨM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ
- CÁC LOẠI SIRO HO
- Điều trị kháng virus viêm gan virus B
- Mua nấm lim xanh ở đâu Lâm Đồng và nấm lim rừng trị ung thư gan
- 6 nguy cơ tiềm ẩn mắc ung thư vú đến từ lối sống
- Bị đau dạ dày có nên uống sữa bột không? Loại nào phù hợp?
- Cách chữa bệnh viêm phụ khoa hiệu quả – 99% người đã khỏi bệnh