Tê chân, tê tay – Biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, đừng coi thường
Bệnh tê chân, tê tay tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở bất kỳ đối tượng nào, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh tê chân tay, từ đó tìm được phương pháp điều trị và phòng tránh phù hợp.
Tê chân, tay là bệnh gì?
Chân, tay đều là những bộ phận quan trọng thực hiện tất cả những hoạt động của con người dưới sự điều khiển của hệ thần kinh từ não bộ. Với người bình thường, khi chạm vào những đồ vật nóng hoặc lạnh, chân tay sẽ xuất hiện cảm giác và các phản xạ tự nhiên.
Tuy nhiên, người bị tê chân tay thường sẽ mất đi cảm giác hoặc phản xạ đó, đôi khi có cảm giác như kiến bò hoặc châm chích tại khớp tay, khớp chân. Tình trạng bệnh phát triển hơn sẽ xuất hiện những biểu hiện lan sang đến phần cổ tay, bàn tay, dọc cánh tay, cổ chân và bàn chân.
Đối tượng mắc bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên người già và phụ nữ đang mang thai sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ hơn cả. Người bệnh nên cảnh giác với bệnh này do đây có thể chính là những biểu hiện ban đầu của những bệnh lý nguy hiểm khác.
Triệu chứng khi bị tê chân, tê tay
Khi bị tê chân hay bị tê tay người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
- Chân tay đôi khi bị mất đi cảm giác khi chạm vào đồ vật, lâu dần cảm giác tay chân sẽ mất đi.
- Toàn bộ vị trí vai gáy bị đau mỏi, có thể xảy ra ở một hoặc hai bên vai, cơn đau dần lan xuống nửa người bên dưới kèm theo triệu chứng cứng khớp và tê nhức ở một bên chi.
- Ngồi lâu một chỗ hoặc nằm nguyên về một phía khiến khi đứng lên xuất hiện tê nhức, cảm giác âm ỉ như có kiến bò, sần dần lan xuống đến các ngón tay, người bệnh bắt đầu xuất hiện có hiện tượng tê chân trái, tê chân phải thậm chí cả hai chân.
- Khi chạm vào vị trí bị tê có cảm giác nóng rát do bị tổn thương ở rễ thần kinh.
- Tê buốt dọc cánh tay, ngón tay, cẳng chân và lan sang các vùng lân cận
- Đôi khi có hiện tượng chuột rút, cơn co thắt đột ngột xuất hiện gây đau nhức ở bắp chân, bắp tay
- Có sự thay đổi về hình dáng đi, thường xuyên chóng mặt, đau đầu, khó thở, hay quên và tê giật
- Mất kiểm soát đường ruột và bàng quang
Nguyên nhân gây tê chân, tê tay
Người bệnh trước hết cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh thì mới có phương pháp điều trị hiệu quả được. Trong thực tế, các bác sĩ đã chỉ ra 2 nguyên nhân điển hình dẫn tới bệnh tê chân, tê tay đó là nguyên nhân tê chân bệnh lý và cơ học (sinh lý).
Nguyên nhân bệnh lý
Theo thống kê của Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia, 75% nguyên nhân của bệnh tê chân tay xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm bao gồm:
- Thoái hóa cột sống: Đây là hiện tượng phần cột sống dần bị bào mòn gây ra sự cọ xát ở mô sụn dẫn đến tổn thương. Người bệnh thường có cảm giác đau nhức và tê bì xung quanh các chi nhất là mỗi khi về đêm hoặc thay đổi thời tiết.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Thoái hóa cột sống là căn nguyên gây ra thoát vị đĩa đệm. Mỗi khi người bệnh hoạt động hay di chuyển đều khó khăn do đĩa đệm bị bào mòn, chèn ép dây thần kinh lên vị trí đau nhức. Từ đó làm tê nhức phần cánh tay và lan xuống các chi dưới.
- Thoái hóa khớp: Xương khớp tay, khớp chân khi bị tổn thương đều làm xuất hiện hiện tượng tê bì, ảnh hưởng tới người bệnh mỗi khi vận động hoặc di chuyển.
- Viêm khớp dạng thấp: Khi các khớp bị viêm hay tổn thương gây ra tình trạng đau nhức, tê bì khiến khớp cử động khó khăn. Ngoài ra, bệnh viêm khớp làm người bệnh đau nhức, lười vận động làm cho cứng khớp, tê chân tê tay.
- Hẹp ống sống: Đây là bệnh do bẩm sinh khiến phần xương cột sống bị biến dạng, cột sống hẹp hơn bình thường, từ đó làm các rễ thần kinh bị chèn ép gây ra hiện tượng tê nhức.
- Đa xương cứng: Đa xương cứng làm rối loạn tự miễn, làm tác động mạnh tới hệ thần kinh trung ương, tổn thương màng bọc Myelin khiến nhức mỏi cơ bắt, tê chan tay.
- Viêm đa rễ thần kinh: Rễ thần kinh chi phối hoạt động của các chi, khi rễ thần kinh bị viêm làm rối loạn vận động các chi, rối loạn cảm giác.
- Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường làm phát triển thêm tổn thương hệ thần kinh khác là thần kinh tiểu đường. Đây là loại bệnh gây tê, ngừa và đay ở lòng bàn chân. Trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ làm liệt toàn bộ chi dưới.
- Khối u: U nang, u xơ có thể gây ra những áp lực lên não và tủy sống, tác động lên chân và cả lòng bàn chân. Do có áp lực sẽ khiến hoạt động tuần hoàn máu ở chân bị rối loạn, gây đau và tê chân.
Nguyên nhân cơ học
- Chấn thương, tai nạn: Những va chạm dù nặng hay nhẹ cũng khiến dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương làm cho chân tay tê bì, khó hoạt động.
- Tính chất công việc: Người thường xuyên phải bê vác các vật nặng, làm việc văn phòng hoặc ngồi đúng một tư thế trong nhiều giờ có thể gây tê chân, tê tay và làm cơ thể yếu đi.
- Tư thế ngủ sai: nằm nghiêng người hoặc kê gối quá cao
- Thường xuyên đi giày cao gót
- Các tác nhân thời tiết, chuyển mùa gây tê tay, chân
- Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc hoặc điều trị vật lý trị liệu
- Tâm lý căng thẳng, lo lắng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Chẩn đoán, điều trị tê chân chính xác, hiệu quả
Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, người bệnh nên tới những bệnh viện lớn hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán bằng những công nghệ hiện đại nhất. Các xét nghiệm được bác sĩ thường xuyên chỉ định đó là:
- Chụp X – quang
- Chụp cộng hưởng từ MRI
- Chụp cắt lớp vi tính CT
- Điện cơ đo mức độ cơ bắp.
Điều trị bệnh tê tay, tê chân dứt điểm không phải là vấn đề khó khăn nếu như người bệnh phát hiện sớm từ lúc bệnh mới chớm. Nếu để lâu ngày mà không có biện pháp điều trị sẽ làm xuất hiện những bệnh lý khác gây nguy hiểm đến chính bản thân người bệnh.
Có nhiều phương pháp điều trị từ dùng thuốc đến không cần dùng thuốc, người bệnh có thể tham khảo một số cách hiệu quả dưới đây:
Điều trị tê chân bằng Tây Y
Thuốc Tây y có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn. Ở giai đoạn nhẹ và trung bình, thuốc còn giúp ngăn ngừa tình trạng tê bì chân tay tái phát.
Một số loại thuốc điều trị tê chân tay hữu hiệu như:
- Thuốc giảm đau thông thường Acetaminophen và Paracetamol giảm tê nhức và đẩy lùi cơn đau sau 15 phút sử dụng.
- Thuốc chống viêm không steroid: có tác dụng ức chế phản ứng viêm, giảm tê cứng chân tay như Aspirin, Diclofenac,…
- Thuốc chống trầm cảm: giúp cải thiện những cơn đau tê bì do đau cơ xơ hóa
- Thuốc giảm viêm: Hai loại thuốc thường xuyên được sử dụng đó là Gabapentin và pregabalin có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm tê do nguyên nhân bệnh thần kinh tiểu đường, do đau xương hóa cột sống.
- Thuốc tiêm chống viêm corticosteroid: giảm viêm, tê nhức do xơ cứng.
- Thuốc bôi ngoài da, bôi trực tiếp vào vị trí tê bì
Điều trị bằng Y học cổ truyền
Trong Y học cổ truyền, các bài thuốc nam từ nguyên liệu tự nhiên luôn có tác dụng hiệu quả trong chữa tê chân, tê tay. Do đều là các thảo dược thiên nhiên nên tương đối lành tính khi sử dụng và hầu như không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Người bệnh hoàn toàn có thể tận dụng để điều trị bằng các bài thuốc dưới đây:
- Đu đủ: Chuẩn bị 1 quả đu đủ và 30 gram mễ nhân sống. Đu đủ rửa sạch, lấy phần hạt. Mễ nhân sống rửa sạch đun cùng với đường trắng và hạt đu đủ đến khi mễ nhân chín thì tắt bếp.
- Ngải cứu trắng: Sử dụng 30 gram ngải cứu, 30 gram cỏ xước, 30 gram lá lốt đem rửa sạch. Cho tất cả các nguyên liệu đun lấy nước uống uống trong ngày. Ngoài ra người bệnh có thể tận dụng ngải cứu làm bài thuốc chườm đắp, đắp lên vị trí chân tay bị tê bì giúp thông kinh hoạt lạc tốt
- Lá lốt: Dùng 20 gram lá lốt rửa sạch, thái nhỏ sau đó sao vàng hạ thổi. Sắc lá lốt cùng 3 bát nước đun đến khi nước còn sâm sấp thì tắt bếp, uống trong ngày.
- Gừng tươi: Gừng tươi rửa sạch, dập dập. Ngâm cùng 2 thìa muối trắng và rượu sau đó xoa trực tiếp lên vị trí chân tay bị tê bì.
- Cây xấu hổ: Cây xấu hổ có vị ngọt tính hàn làm giảm cơn tê tay chân hiệu quả. Sử dụng 30 gram rễ cây trinh nữ sắc lấy nước uống trong ngày.
Điều trị bệnh tại nhà
Người bệnh hoàn toàn có thể điều trị bệnh tại nhà bằng các phương pháp đơn giản như:
- Nghỉ ngơi: Người bệnh mắc bệnh tê chân, tay cần được nghỉ ngơi để giảm áp lực thần kinh mỗi khi căng thẳng
- Massage: Thường xuyên massage bấm huyệt chân tay giúp kích thích lưu thông máu trong cơ thể. Động tác massage người bệnh có thể dễ dàng thực hiện nhất là massage từ cổ chân lên đùi và từ cổ tay lên vai. Người bệnh nên massage nhẹ nhàng vào thời điểm trước 20 – 30 phút trước khi đi ngủ hoặc vào sáng sớm khi mới thức dậy. Đây là phương pháp không chỉ giúp giảm tê chân, tê tay mà còn khiến các khớp xương không còn bị co cứng, giúp người bệnh có giấc ngủ thoải mái hơn.
- Đi bộ: Việc đi bộ nhẹ nhàng chính là cách điều trị đơn giản mà hiệu quả. Hầu hết người mắc bệnh xương khớp đều rất khó khăn khi vận động khiến ảnh hưởng không nhỏ tiến độ điều trị bệnh. Nên duy trì tốc độ đi bộ vừa phải, tránh gắng sức gây ảnh hưởng đến xương khớp. Bác sĩ khuyến khích nên đi vào buổi sáng hoặc chiều tối để đảm bảo sức khỏe người bệnh.
- Tập yoga: Yoga chính là hình thức tập luyện quen thuộc vừa có tác dụng giúp cơ thể dẻo dai, gân cốt thư giãn mà còn là phương pháp điều trị cho kết quả không ngờ. Tập yoga điều trị bệnh, người bệnh nên đến các lớp học yoga có người hướng dẫn chuyên nghiệp để được điều chỉnh tư thế và có lộ trình bài bản. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cũng rất cần sự kiên trì trong một thời gian dài của người bệnh.
- Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng đẩy lùi cơn đau và tê nhức ngay tại chỗ, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Cách thực hiện cũng khá đơn giản khi người bệnh chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn hoặc miếng vải mỏng nhúng vào nước nóng và chườm lên vị trí tê trong vòng 10 phút. Chườm đến khi các cơn tê nhức hết hẳn.
- Điều chỉnh tư thế khi làm việc, ngủ đúng giờ giấc
Các bài tập điều trị tê chân, tay
Để hỗ trợ trong việc điều trị bệnh, người bệnh nên kết hợp với các động tác đơn giản tại nhà mỗi khi các cơn đau nhức xuất hiện như sau:
- Bóp và xát chân liên tục: Người bệnh ngồi trên giường hoặc mặt sàn, duỗi thẳng chân, hai bàn tay nắm lấy phần cổ chân phải sao cho ngón tay cái hướng ra phía trước. Lần lượt xoa bóp từ phần gót chân lên đùi, sau đó từ cổ chân lại xát mạnh lên phía đùi trong khoảng 5 lần. Thực hiện tương tự với chân phải.
- Day và xoa đầu gối: Dùng lòng bàn tay úp vào phần xương bánh chè, xoa liên tục trong 20 lần
- Động tác quay bàn chân: Để chân duỗi thẳng, người hỗ trợ cầm lấy bàn chân sau đó thực hiện xoay bàn chân theo hướng kim đồng hồ trong 10 lần rồi đảo chiều ngược lại. Làm tương tự với bàn chân còn lại.
- Xát gan hai bàn chân: Đặt lòng bàn chân trái lên đùi chân phải, dùng tay trái kéo căng gan bàn chân, tay phải xát nhẹ từ 30 – 50 lần sau đó đổi bên.
- Vận động hai vai, cổ tay: Xoay vai và tay theo chiều kim đồng hồ 10 vòng sau đó làm ngược lại.
- Xát mu bàn tay: Lấy tay trái xát mạnh vào mu bàn tay phải trong 10 lần rồi làm tương tự với tay trái.
- Tiến hành bóp và xát tay: Tay trái nắm lấy cổ tay phải rồi từ từ bóp dần lên vai, thực hiện 3 lần sau đó xát mạnh phần trong cổ tay lên nách, từ vai xuống bên ngoài cổ tay. Thực hiện 5 lần rồi đổi bên. Động tác này hỗ trợ các cơn tê tay phải, tê tay trái hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng phòng bệnh
Chế độ dinh dưỡng nắm vai trò cực kỳ quan trọng giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh tê chân tay hiệu quả. Nếu không nắm chắc điều này, bệnh có thể biến chuyển xấu hơn. Do đó, người bệnh tê chân, tay cần cung cấp những chất dinh dưỡng sau:
- Canxi: Bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho cơ thể rất tốt cho sự phát triển của hệ cơ xương khớp. Các loại thực phẩm giàu canxi phổ biến như hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa, chuối,… cần được bổ sung hàng ngày trong thực đơn của người bệnh.
- Vitamin D và vitamin K: Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân mắc bệnh tê bì tay chân. Vitamin D có tác dụng giúp tăng cường hấp thu canxi, tiền đề cho sự phát triển xương khớp. Vitamin D và K thường có nhiều trong các loại rau xanh đậm, trứng, cá, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành,…
- Chất chống oxy hóa: Loại sản phẩm này giúp giảm quá trình lão hóa cơ thể và khả năng hấp thụ canxi. Các thực phẩm như ớt chuông, cherry, việt quất đều chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao.
- Magie: Thiếu magie là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tê mỏi chân tay. Nếu cung cấp đầy đủ có thể giúp hệ thần kinh vận hàng tốt hơn, giảm cảm giác tê mỏi, lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn. Magie thường có nhiều trong các loại hạt, socola, bơ đậu phộng,…
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh tê chân, tê tay để có phương pháp phòng ngừa cho bản thân. Nếu người bệnh thường xuyên gặp các cơn tê nhức chân tay, cần đến ngay với cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán. Không nên chủ quan trước bất kỳ hiện tượng khác thường nào của cơ thể.
Xem thêm: Chấm dứt VIÊM DẠ DÀY sau 60 NGÀY – Bí quyết ĐẶC TRỊ của nhiều người bệnh MÃN TÍNH
Tin mới nhất
- Công dụng nấm lim xanh trong ngăn ngừa và chữa trị mỡ máu cao
- Hệ thống miễn dịch: Cơ chế phòng bệnh tự nhiên của cơ thể
- Bà bầu có uống được nấm lim xanh không lưu ý khi sử dụng nấm lim
- Bệnh ung thư lưỡi có lây hay di truyền không?
- Bệnh viện quận Thủ Đức
- Nấm lim xanh Tiên Phước trả lời uống nấm lim xanh có tác dụng gì
- 10 cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh luôn tươi ngon
- Đau dạ dày có nên uống sữa không và những lưu ý khi uống sữa cho bệnh nhân bị đau dạ dày
- TOP cách chữa bệnh á sừng ở tay hiệu quả tốt nhất hiện nay
- Viêm họng mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị an toàn và hiệu quả