Bệnh trĩ nên ăn gì tốt? Top 12 + nhóm thực phẩm nhất định phải biết
Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì là điều bạn nhất định phải biết khi bị tình trạng này. Bởi vì dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển cũng như điều trị bệnh trĩ. Cùng với các phương pháp điều trị, chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ sẽ cải thiện các triệu chứng và búi trĩ.
Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến bệnh trĩ?
Bị trĩ nên ăn uống như thế nào mới thực sự đúng cách? Thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của bộ phận tiêu hóa, đặc biệt là trực tràng – hậu môn.
Khi bị trĩ, nếu xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp, bạn sẽ giảm được các áp lực lên búi trĩ. Từ đó mức độ đau, rát, ngứa sẽ giảm, bệnh chậm phát triển.
Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì? Theo các chuyên gia, có một số nguồn thực phẩm nếu dùng nhiều sẽ gây táo bón thường xuyên. Do đó làm búi trĩ ngày càng bị sa nặng, giảm khả năng điều trị. Ngược lại, việc phối hợp điều trị và thức ăn tốt phù hợp sẽ giúp búi trĩ co dần. Người bệnh sẽ ít bị chảy máu hơn và hạn chế được nguy cơ gặp phải biến chứng.
Thêm vào đó, sức khỏe và hệ miễn dịch của bạn cũng được cải thiện ngay cả khi các triệu chứng của trĩ không còn. Cho nên, biết quan tâm bệnh trĩ nên ăn gì và thực hiện đúng còn giúp bạn ngăn ngừa bệnh tái phát sau trị liệu.
Ngược lại, nếu bạn thường xuyên sử dụng các thực phẩm không phù hợp sẽ dẫn đến táo bón. Từ đó tăng áp lực lên búi trĩ trong và ngoài hậu môn. Đồng thời làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Vậy, nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ là:
- Tăng thực phẩm giàu chất xơ, sắt và hỗ trợ tiêu hóa.
- Giảm đồ uống, thức ăn khó tiêu, kích thích tiết dịch vị dạ dày.
- Chú ý: Ăn đúng giờ, cân bằng dinh dưỡng, không ăn quá nhanh, bội thực hoặc giữa đêm.
Bệnh trĩ nên ăn gì tốt? Top 8+ thực phẩm cần bổ sung ngay
Dinh dưỡng cung cấp năng lượng, hỗ trợ độ bền cho thành mạch, cải thiện hoạt động của nhu động đường ruột và chống oxy hóa rất tốt cho người bệnh trĩ. Để bổ sung các loại thực phẩm đem lại công dụng trên, bạn cần chú ý đến những thức ăn sau:
1. Bệnh trĩ nên ăn gì nhằm hỗ trợ điều trị? Rau nhiều chất xơ
Như chúng ta đã biết, táo bón chính là yếu tố tác động mạnh, khiến hệ thống mạch máu bị ma sát, tổn thương, làm hình thành búi trĩ. Một số tác dụng của rau xanh đối với hệ tiêu hóa và bệnh trĩ phải kể đến là:
- Việc sử dụng nhiều rau xanh chứa chất xơ giúp điều hòa nhu động đường ruột, từ đó ngăn ngừa táo bón. Do đó, hệ thống mạch máu ở trực tràng – hậu môn hoạt động trơn tru hơn, ít đau rát.
- Bệnh trĩ nên ăn rau gì? Nhiều loại rau xanh còn giúp bạn làm sạch hệ tiêu hóa, trung hòa axit trong dạ dày và ngăn nhiễm trùng.
- Một số loại rau như lá diếp cá, rau má và cải xanh còn giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời tăng độ bền của thành mạch và hỗ trợ phục hồi các mô niêm mạc.
- Ngoài ra, còn một số rau nhuận tràng, rất tốt cho người bệnh trĩ là mồng tơi, rau dền, lá khoai lang, rau ngót…
Bị trĩ, đặc biệt là khi mang thai rất khó chịu, khổ sở. Nhiều người muốn biết bà bầu bị bệnh trĩ nên ăn gì? Nhiều nghiên cứu cho rằng các loại rau xanh chứa chất xơ cùng với diếp cá, hoa mướp rất tốt cho người bị bệnh trĩ khi mang thai. Nếu chẳng may mắc phải tình trạng này khi có mang, bạn đừng quên sử dụng.
2. Bị trĩ ăn gì tốt? Bổ sung dinh dưỡng từ các loại củ
Bên cạnh rau xanh, một số loại củ cũng rất có lợi cho tiêu hóa của người bệnh trĩ. Không chỉ có chất xơ, trong các loại củ còn chứa nguồn tinh bột giúp tăng năng lượng và giảm áp lực khi đi cầu. Một số loại củ người bị trĩ nên ăn là khoai lang, củ dền, cải trắng. Chúng có tác dụng:
- Ngăn ngừa táo bón và tăng sức bền của thành mạch, giảm tổn thương búi trĩ. Ngoài ra, vi lượng magie trong củ khoai còn giúp điều hòa nhu động đường ruột. Nhờ đó người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn mà ít bị ra máu.
- Cung cấp các polyphenol, beta-carotene, vulgaxanthin, betanin và những chất chống oxy hóa khác như selen, flavonoid, giúp bạn chống viêm, ngừa tổn thương thành mạch…
3. Bị trĩ nên ăn những quả gì?
Tương tự như rau, củ, một số trái cây cũng rất hữu ích trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ.
- Bị trĩ sử dụng các loại quả có chứa nhiều khoáng chất, vitamin và các axit amin.
- Trái cây tốt cho tiêu hóa, ngừa táo bón, giảm viêm ở đường ruột, hậu môn.
- Các loại quả có chứa chất chống oxy hóa, hỗ trợ lưu thông máu và chống nhiễm trùng.
- Một số loại có khả năng giảm triệu chứng, hỗ trợ tĩnh mạch và ngăn các biến chứng tụ máu đông trong trực tràng, vỡ búi trĩ.
- Có thể kể đến những quả sau: Nho khô không hạt, quả bơ, mơ, dâu tây, cam, bưởi, mận, dưa hấu, mít, nhãn…
4. Bệnh trĩ nên ăn những gì? Chất béo có thực sự tốt?
Nhiều người cho rằng khi bị bệnh trĩ rất cần bổ sung chất béo cho cơ thể. Thực chất, chỉ có một số chất béo lành mạnh là thích hợp trong trường hợp này. Có thể kể ra:
- Các axit béo như Omega 3 và 6, vitamin E: Giúp phân mềm hơn, tăng độ trơn của ống tiêu hóa. Nhờ đó khi đi cầu bạn dễ dàng đẩy chất thải ra ngoài, ít phải rặn.
- Các nguồn chất béo giúp làm bền thành mạch, ngừa viêm loét dạ dày, tá tràng, chống viêm.
- Một số loại thực phẩm thuộc nhóm này có thể kể đến là dầu oliu, cá hồi, hạt hướng dương, dầu gan cá tuyết, đậu nành, hạt chia, óc chó…
- Bổ sung các loại thức ăn giàu chất béo tốt có thể giúp người bệnh trĩ giảm hiện tượng đau, ngứa và chảy máu khi đại tiện, đồng thời tiêu hóa tốt hơn.
5. Thực phẩm cung cấp sắt tốt cho người bệnh trĩ
Triệu chứng thường thấy nhất ở người bệnh trĩ là tình trạng ra máu khi đại tiện. Xuất huyết, kèm theo hiện tượng đau rát không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng có thể gây thiếu máu. Nếu mất máu quá lâu, người bị trĩ dễ suy nhược, giảm khả năng đề kháng…
- Việc bổ sung chất sắt trong bữa ăn hàng ngày sẽ kích thích cơ thể tăng sinh hồng cầu. Có đủ hàm lượng sắt, cơ thể sẽ được nâng cao sức đề kháng và phòng bệnh tốt hơn.
- Một số loại thực phẩm giúp bạn bổ sung sắt là: Các loại gan, hạt bí, củ dền, nấm mèo, thịt gà tây, hạt điều, hạnh nhân, lựu, mật ong…
6. Bị trĩ nên ăn uống như thế nào thì tốt? Bổ sung sữa chua chứa men Probiotic
Bạn chưa biết bị trĩ nên ăn uống gì thì tham khảo ngay về các loại sữa chua chứa Probiotic. Theo Trung tâm Y tế Maryland, chế phẩm sinh học Probiotic trong sữa chua rất có lợi cho tiêu hóa và miễn dịch.
Loại men này còn làm tăng cường nhu động ruột, giúp phân mềm ra. Từ đó làm dứt hiện tượng táo bón, giảm áp lực thành mạch gây bệnh trĩ.
Tuy nhiên Probiotic không có ở tất cả các loại sữa chua. Thông thường, ở các sản phẩm có chứa các thành phần như Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium và các Lactobacillus paracasei là loại có men này.
Để đảm bảo uống sữa chua chứa Probiotic đem lại hiệu quả hỗ trợ điều bệnh trĩ, bạn nên sử dụng men sống. Có nghĩa là cần khi sữa chưa qua thanh trùng. Thông thường, cứ 100g sữa chua sẽ chứa tới vài tỉ men Probiotic. Cho nên mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng 1 hộp 100g là đủ.
7. Gia vị tốt cho người bệnh trĩ
Các chuyên gia khuyên rằng người bị bệnh trĩ không nên ăn các món tẩm ướp nhiều gia vị. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm chuyên dùng làm gia vị lại có tác dụng tốt trong việc kháng khuẩn, viêm, tốt cho người bệnh trĩ. Cụ thể:
- Nghệ: Cung cấp curcumin chống oxy hóa, giảm sưng, viêm và hỗ trợ co búi trĩ.
- Bạc hà: Hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, giảm đau khi đại tiện, ngừa tiêu chảy, táo bón. Ăn bạc hà sẽ giúp tĩnh mạch trực tràng hoạt động tốt hơn, ít chịu áp lực.
- Gừng: Kích thích vị giác và giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi khi tiêu hóa. Đồng thời sử dụng gừng giúp người bệnh trĩ kiểm soát tốt hơn các cơn đau.
- Tỏi: Chứa các allicin chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn, virus gây viêm ở hậu môn – trực tràng. Đồng thời tỏi giúp giảm cholesterol và hỗ trợ tuần hoàn máu. Mặc dù có nhiều công dụng nhưng bạn chỉ nên sử dụng 1 lượng nhỏ mỗi ngày vì tỏi có thể làm dạ dày nóng rát.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn một số loại rau thơm, gia vị khác tốt cho tiêu hóa và cải thiện bệnh trĩ như lá hương nhu, đới xác khấu, hoa hồi, lá xô thơm…
8. Bổ sung đủ nước
Thiếu nước chính là một lý do quan trọng khiến nhu động ruột hoạt động kém. Việc bổ sung nước mỗi ngày rất quan trọng đối với người bệnh trĩ. Không đơn thuần là phải uống đủ lượng nước cần thiết, bạn cần dùng đúng loại.
Nước trung tính hoặc nước ion kiềm sẽ giúp bạn giải khát nhanh hơn, điều hòa thân nhiệt và trung hòa dịch vị. Ngoài ra nó còn giúp cơ thể cân bằng điện giải, làm cho phần mềm hơn, dễ dàng đào thải.
Bên cạnh nước lọc và nước điện giải, bạn còn có thể sử dụng nước ép từ các loại trái cây, rau củ tạo kiềm. Chúng sẽ hỗ trợ sức khỏe, tốt cho trực tràng và thanh lọc cơ thể.
Các loại thực phẩm nên ăn khi bị trĩ kể trên rất đa dạng, phong phú. Người bệnh có thể thường xuyên thay đổi, tạo thành nhiều món để ăn uống ngon miệng và góp phần điều trị bệnh trĩ tại nhà.
Một số món ăn bài thuốc tốt cho người bệnh trĩ
Y học cổ truyền và dân gian thường kết hợp thức ăn làm bài thuốc. Dưới đây là những món ăn tốt cho người bệnh:
Bị bệnh trĩ nên ăn gì để nhuận tràng?
Có một số món sau có tác dụng giảm viêm, nhuận tràng, thanh lọc cơ thể sau bạn nên ăn:
- Các món canh: Nấu từ rau đay, riêu cua nấu mồng tơi, canh mướp đậu phụ.
- Món xào: Tỏi xào rau lang, đậu xanh nấm mèo, cải xoong xào tỏi, cà tím…
- Món ăn sống: Rau diếp cá, húng bạc hà, rau má. Với rau ăn sống, bạn cần ngâm rửa thật kỹ với nước muối loãng để khử trùng, loại bỏ độc tố.
- Đồ luộc: Đậu bắp, rau dền, đậu đũa, chuối xanh…
- Sinh tố: Dâu tây, nha đam, đu đủ, hồng xiêm…
Hầu hết các món ăn này đều nhuận tràng, giảm sa búi trĩ. Nếu bổ sung thường
xuyên, người bệnh sẽ giảm hẳn được nguy cơ bị táo bón.
Bệnh trĩ nên ăn gì nhuận táo?
Trường hợp bị táo bón nặng, người bệnh mệt mỏi, rặn nhiều khi đi cầu, bị hàn táo, khí hư thì nên bổ khí nhuận táo bằng các món:
- Gạo lứt ăn với muối vừng.
- Hoa thiên lý xào với rau hẹ.
- Hầm đu đủ xanh với xương lợn.
- Kho cá rô với mộc nhĩ…
Ngoài ra, người bệnh có thể cho thêm mật ong, mè đen vào một số món ăn tùy thích. Hoặc sử dụng thêm các loại rau thơm vào những món ăn này để cải thiện tình trạng bệnh.
Món nhuận trường, ích khí huyết
Chế độ dinh dưỡng này tốt cho người bị trĩ mãn tính hoặc rối loạn tiêu hóa lâu ngày.
- Trà vừng đen: Sao chín vừng đen rồi tán bột, mỗi lần uống pha khoảng 30g với nước ấm.
- Canh thiên lý: Nấu kèm thịt đỏ, ăn nóng với cơm. Hoặc bạn cũng có thể nấu với đậu phụ nếu muốn ăn thanh đạm.
- Bổ sung các loại rau làm gia vị như: Kinh giới, tía tô, hành, hẹ…
Bệnh trĩ kiêng ăn gì? Top 5 nhóm thực phẩm cần tránh
Nếu các món ăn tốt cho người bệnh trĩ làm giảm triệu chứng ở trực tràng – hậu môn thì cũng có một số loại nếu không kiêng sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Cụ thể là:
1. Những món ăn trước đó bạn dị ứng
Thức ăn gây dị ứng không chỉ khiến cơ thể bạn nổi mề đay, ngứa, đỏ ở da. Nó còn làm việc tiêu hóa trở nên khó khăn. Nhiều trường hợp bị đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Sau vài ngày sẽ gây đau rát hậu môn, chảy máu và tăng kích thước búi trĩ.
Thông thường, khi ăn phải thức ăn gây dị ứng, cơ thể bạn sẽ giải phóng Histamin. Chúng phóng thích vào cả các ống hậu môn, gây ngứa và viêm ở niêm mạch, tĩnh mạch.
Tuy nhiên, mỗi người lại dị ứng với một số thức ăn khác nhau có người dị ứng với hải sản, người thì dị ứng thịt gà, nhiều một vài trường hợp lại không ăn được các động vật trên 6 chân… Do đó, bạn nên nhận biết và tránh xa các loại thực phẩm gây kích ứng cho mình.
2. Gia vị cay nóng, món ăn nhiều đường, muối
Người bệnh trĩ không nên ăn gì là điều rất cần được quan tâm. Bên cạnh một số gia vị tốt cho người bị trĩ, bạn nên tránh dùng:
- Món ăn cay nóng, nhiều tiêu, ớt, mắc khén, mù tạt…
- Các món ăn nhiều đường hoặc muối: Mứt, ô mai, thịt gác bếp, cá khô…
Mặc dù món ăn cay nóng, nhiều đường, muối rất kích thích ngon miệng nhưng bạn nhất định phải kiêng bởi vì:
- Chúng làm tăng nguy cơ táo bón, khiến bạn đại tiện đau. Bạn thường cảm thấy nóng rát, ngứa ở hậu môn.
- Tăng tiết dịch axit trong dạ dày, làm đau thượng vị, ợ hơi, ợ nóng. Bên cạnh đó cũng khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn.
- Tăng khả năng bị bệnh huyết áp, khiến khả năng lưu thông máu đến hậu môn. Đồng thời làm quá trình hồi huyết về tĩnh mạch chủ khó khăn.
3. Tránh thực phẩm gây táo bón
Táo bón là yếu tố chính, trực tiếp khiến bệnh trĩ khởi phát. Đồng thời, nó thường xuyên xảy ra khiến các triệu chứng của bệnh ngày càng biểu hiện nặng. Do đó, để giảm áp lực lên thành mạch, ngừa đau rát, ngứa, bạn cần tránh:
- Thức ăn chứa chất béo no.
- Đồ đóng hộp ăn nhanh.
- Nhóm thực phẩm và món ăn cung cấp nhiều đạm.
- Bánh mì và các sản phẩm nhiều đường như kẹo ngọt, so cô la, kem…
Nếu sử dụng nhóm này, không chỉ các búi trĩ bị ma sát gây tổn thương. Cơ thể bạn còn bị kích ứng gây ngứa và viêm ở hậu môn. Hơn nữa, đa phần những thực phẩm này thường khó tiêu hóa. Chúng được chiên rán bằng dầu mỡ tái sử dụng hoặc chứa chất bảo quản, phụ gia.
4. Bị trĩ kiêng những gì? Thức uống gây mất nước
Đó chính là các loại cà phê, bia, rượu mà bạn thường rất hay uống. Mặc dù được xếp vào ẩm thực nhưng chúng lại khiến cơ thể bạn mất nước. Do đó, nếu sử dụng nhiều và thường xuyên, cơ thể bạn sẽ đứng trước nguy cơ bị táo bón. Cho nên việc đi cầu sau khi uống bia, rượu sẽ khiến người bệnh trĩ cảm thấy đau rát.
Ngoài ra, do thức uống này có tính axit cao nên khi sử dụng, dạ dày của bạn sẽ tăng tiết dịch vị. Điều này khiến nhu động ruột hoạt động quá sức và hiện tượng trào ngược xảy ra. Nếu hạn chế dùng các nhóm đồ uống này, người bệnh trĩ sẽ giảm được rất nhiều phiền toái.
5. Bệnh trĩ nên ăn gì, rau nào cần kiêng?
Hầu hết rau xanh đều chứa nhiều chất xơ tốt cho người bệnh trĩ. Tuy nhiên, bạn cần chú ý tránh một số loại sau vì nó có thể làm bệnh trĩ tiến triển xấu.
- Rau muống: Chứa cách madecassol làm tăng sự ngứa ngáy, tăng kích thước sẹo lồi ở các vết loét. Hoạt chất này làm cho hiện tượng sa búi trĩ trầm trọng hơn.
- Măng tây: Loại rau chứa rất nhiều nguồn dinh dưỡng này lại có glucozit. Đây là độc tố gây ngộ độc tiêu hóa, khiến bạn bị đầy bụng và táo bón.
- Rau dưa muối: Do xảy ra quá trình nên men nên kim chi, dưa, cà, măng chua… dễ tăng sinh axit, làm người bệnh khó tiêu. Sử dụng loại thực phẩm này thường không tốt cho đại tràng, làm tăng áp lực lên hệ thống thành, mạch máu.
Trên đây là các loại thực phẩm người bị bệnh trĩ nên kiêng. Bạn nên chú ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng tốt nhất.
Một số lưu ý khi điều trị bệnh trĩ
Trĩ là bệnh có khả năng biến chuyển thành mãn tính lại dễ tái phát. Khi bị bệnh trĩ, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn để giảm triệu chứng, bạn cần:
- Tập thể dục để hỗ trợ tiêu hóa, chuyển hóa, cải thiện tình trạng táo bón.
- Sử dụng thuốc trị bệnh trĩ hoặc biện pháp trị liệu phù hợp với cấp độ sa búi trĩ mà bạn đang gặp phải.
- Không tự ý sử dụng bất cứ hình thức chữa trị nào nếu chưa thao khảm ý kiến của chuyên gia.
- Ăn chín, uống sôi để đảm bảo hỗ trợ hệ tiêu hóa. Tránh dùng các nguồn thực phẩm nhiễm độc, chứa chất bảo quản hoặc các phụ gia…
- Thay đổi các thói quen nhịn đi vệ sinh, ngồi xổm, thức khuya, ăn uống không đúng bữa.
- Thường xuyên thư giãn đầu óc để giải tỏa các căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc sách, báo.
- Tránh vận động nặng hoặc mang vác đồ quá sức nhằm giảm sức ép lên thành mạch.
- Đi bộ hoặc tập yoga, thiền hành để tăng sức dẻo dai, cải thiện lưu thông máu.
- Kiểm soát cân nặng, điều hòa nhu động ruột thường xuyên bằng các biện pháp kiểm tra định kỳ và điều chỉnh hợp lý.
- Không quan hệ tình dục qua đường hậu môn trong khi bị bệnh trĩ. Trong quá trình điều trị, bạn cũng tuyệt đối tránh làm điều này.
- Nếu bị trĩ đồng thời cũng mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp cao, hay là gout; cần gặp chuyên gia dinh dưỡng để tham khảo ý kiến về một chế
độ ăn chuyên biệt tốt cho sức khỏe hiện thời. - Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp vấn đề bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Từ đó xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng tốt nhất để giảm thiểu tối đa triệu chứng đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh dứt hẳn.
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị
Tin mới nhất
- Sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không?
- Vị trí đau dạ dày nằm ở đâu, bên nào trên cơ thể người?
- Kỳ lạ cà phê than, thức uống độc nhất vô nhị ở Indonesia
- Cảnh báo các triệu chứng nhiễm HIV ở nam giới bạn không nên bỏ qua
- Viêm phổi có lây không, lây nhiễm qua đường nào và có dễ lây không?
- Cây xạ đen wekipedia nói gì về chúng? Những tác dụng của xạ đen
- Sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng gì mới tốt?
- [Infographic] Ăn gì để tinh trùng khỏe và nhiều?
- Bệnh vảy nến thể mảng: Nguyên nhân triệu chứng và hướng điều trị đúng
- Hay bị đau mũi là bệnh gì? Cách nhận biết