Bệnh lao phổi có dễ lây không? Bệnh lây như thế nào và cách phòng ngừa
Lao phổi là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn gây ra. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến tử vong. Vì đây là một căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, không ít người tự hỏi “Liệu bệnh lao phổi có dễ lây không và đường lây nhiễm như thế nào?”.
Lao phổi là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn gây ra. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến tử vong. Vì đây là một căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, không ít người tự hỏi “Liệu bệnh lao phổi có dễ lây không và đường lây nhiễm như thế nào?”.
Có thể bạn chưa biết, không phải ai bị nhiễm vi khuẩn lao phổi cũng chắc chắn mắc bệnh. Cùng Hello Bacsi giải đáp thắc mắc bệnh lao phổi có dễ lây không, bệnh lây như thế nào, cũng như cách phòng bệnh hiệu quả trong bài viết này nhé!
Bệnh lao phổi là gì và đường lây nhiễm?
Bệnh lao phổi là gì?
Lao phổi là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (M tuberculosis) gây ra. Loại vi khuẩn này thường tấn công phổi nhưng cũng có thể tác động đến các bộ phận khác trên cơ thể như thận, cột sống và não.
Trong một số trường hợp, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, được gọi là lao tiềm ẩn. Đối với lao tiềm ẩn, bệnh nhân thường không biết mình đang bị bệnh. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm vi khuẩn lao phổi cũng có thể bắt đầu gây ra các triệu chứng sau vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm, được gọi là lao hoạt động. Các triệu chứng lao phổi phổ biến như ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, thở khò khè, tức ngực, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, mệt mỏi, sốt,…
Có khoảng 10% số người mắc bệnh lao tiềm ẩn cuối cùng phát triển thành lao hoạt động sau nhiều năm kể từ lần nhiễm vi khuẩn đầu tiên. Tình trạng này thường xảy ra trong khoảng 1-2 năm sau khi nhiễm vi khuẩn hoặc khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Bệnh lao phổi có dễ lây không và đường lây nhiễm của bệnh là gì?
Bệnh lao phổi dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua đường hô hấp. Khi người bị lao phổi ho, hắt hơi, nói chuyện, cười hoặc hát có thể làm phát tán các giọt bắn chứa vi khuẩn lao vào không khí. Người bình thường nếu ở gần, tiếp xúc hoặc hít phải những giọt bắn này có nguy cơ khiến vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp và dễ bị nhiễm bệnh.
Bệnh lao phổi có dễ lây không? Những người có nguy cơ cao mắc bệnh
Trong khi người mắc bệnh lao tiềm ẩn thường không thể lây nhiễm bệnh cho người khác, những người mắc bệnh lao hoạt động có xuất hiện triệu chứng sẽ dễ lây truyền bệnh hơn. Khả năng lây bệnh thường hết sau khi họ dùng thuốc điều trị lao ít nhất hai tuần. Sau đó, họ phải tiếp tục điều trị trong nhiều tháng và bệnh sẽ không còn khả năng lây nhiễm nữa.
Bất kỳ ai cũng có thể tiếp xúc với giọt bắn có chứa vi khuẩn từ người bệnh. Tuy nhiên, việc bệnh lao phổi có dễ lây hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo, những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh lao phổi rất cao và nên được sàng lọc để phát hiện nhiễm lao tiềm ẩn càng sớm càng tốt:
Có thể bạn chưa biết, không phải ai bị nhiễm vi khuẩn lao phổi cũng chắc chắn mắc bệnh. Cùng Hello Bacsi giải đáp thắc mắc bệnh lao phổi có dễ lây không, bệnh lây như thế nào, cũng như cách phòng bệnh hiệu quả trong bài viết này nhé!
Bệnh lao phổi là gì và đường lây nhiễm?
Bệnh lao phổi là gì?
Lao phổi là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (M tuberculosis) gây ra. Loại vi khuẩn này thường tấn công phổi nhưng cũng có thể tác động đến các bộ phận khác trên cơ thể như thận, cột sống và não.
Trong một số trường hợp, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, được gọi là lao tiềm ẩn. Đối với lao tiềm ẩn, bệnh nhân thường không biết mình đang bị bệnh. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm vi khuẩn lao phổi cũng có thể bắt đầu gây ra các triệu chứng sau vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm, được gọi là lao hoạt động. Các triệu chứng lao phổi phổ biến như ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, thở khò khè, tức ngực, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, mệt mỏi, sốt,…
Có khoảng 10% số người mắc bệnh lao tiềm ẩn cuối cùng phát triển thành lao hoạt động sau nhiều năm kể từ lần nhiễm vi khuẩn đầu tiên. Tình trạng này thường xảy ra trong khoảng 1-2 năm sau khi nhiễm vi khuẩn hoặc khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Bệnh lao phổi có dễ lây không và đường lây nhiễm của bệnh là gì?
Bệnh lao phổi dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua đường hô hấp. Khi người bị lao phổi ho, hắt hơi, nói chuyện, cười hoặc hát có thể làm phát tán các giọt bắn chứa vi khuẩn lao vào không khí. Người bình thường nếu ở gần, tiếp xúc hoặc hít phải những giọt bắn này có nguy cơ khiến vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp và dễ bị nhiễm bệnh.
Bệnh lao phổi có dễ lây không? Những người có nguy cơ cao mắc bệnh
Trong khi người mắc bệnh lao tiềm ẩn thường không thể lây nhiễm bệnh cho người khác, những người mắc bệnh lao hoạt động có xuất hiện triệu chứng sẽ dễ lây truyền bệnh hơn. Khả năng lây bệnh thường hết sau khi họ dùng thuốc điều trị lao ít nhất hai tuần. Sau đó, họ phải tiếp tục điều trị trong nhiều tháng và bệnh sẽ không còn khả năng lây nhiễm nữa.
Bất kỳ ai cũng có thể tiếp xúc với giọt bắn có chứa vi khuẩn từ người bệnh. Tuy nhiên, việc bệnh lao phổi có dễ lây hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo, những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh lao phổi rất cao và nên được sàng lọc để phát hiện nhiễm lao tiềm ẩn càng sớm càng tốt:
- Người có hệ miễn dịch suy yếu như bị HIV / AIDS
- Sử dụng thuốc dạng tiêm tĩnh mạch (IV)
- Tiếp xúc lâu với những người bị nhiễm bệnh
- Đến từ các quốc gia có tỷ lệ bệnh lao cao, chẳng hạn như một số nước ở châu Mỹ Latinh, châu Phi hoặc châu Á
- Sống hoặc làm việc ở các khu vực phổ biến bệnh lao, chẳng hạn như nhà tù hoặc viện dưỡng lão
- Làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và điều trị cho những người có nguy cơ mắc bệnh lao cao
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Người mắc một số các bệnh lý như đái tháo đường, ung thư đầu hoặc cổ, bệnh thận nặng…
Ngoài ra, nguy cơ bị lây nhiễm của bạn cũng sẽ tăng lên nếu:
- Xung quanh bạn có người bị lao phổi thể hoạt động
- Bạn sống trong điều kiện đông đúc hoặc ô nhiễm
- Bạn có một chế độ dinh dưỡng kém khoa học
Những trường hợp ít khả năng bị lây và mắc bệnh lao phổi
Không phải tất cả bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lao phổi đều có thể lây truyền bệnh. Bên cạnh những bệnh nhân mắc lao thể tiềm ẩn, trẻ em bị lao hoặc những người bị nhiễm trùng lao xảy ra bên ngoài phổi (lao ngoài phổi) sẽ không lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, hầu hết những người mắc bệnh lao phổi thể hoạt động đã được điều trị bằng thuốc thích hợp trong ít nhất hai tuần sẽ không còn lây nhiễm bệnh cho người khác nữa.
Dù câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh lao phổi có dễ lây không?” là rất rõ ràng nhưng không phải ai nhiễm vi khuẩn lao phổi cũng mắc bệnh. Bởi vì ở hầu hết những người có thể trạng khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch có khả năng tự tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh lao phổi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Vì vậy, bạn sẽ phải mất đến vài giờ tiếp xúc gần gũi với người bệnh để bị lây và mắc bệnh. Bạn có nhiều khả năng bị lây vi khuẩn lao phổi từ người thân hoặc đồng nghiệp hơn là từ người lạ. Ngược lại, bạn sẽ rất ít khả năng bị lây và mắc bệnh lao phổi trong trường hợp:
- Chỉ ngồi cạnh người bệnh trên xe buýt hoặc xe lửa
- Chia sẻ thức ăn hoặc nước uống với người bệnh
- Thông qua việc ôm người bệnh
- Tiếp xúc da, chẳng hạn như bắt tay người bệnh
- Dùng chung quần áo với người bệnh
Cách phòng ngừa sự lây lan của bệnh lao phổi
- Người có hệ miễn dịch suy yếu như bị HIV / AIDS
- Sử dụng thuốc dạng tiêm tĩnh mạch (IV)
- Tiếp xúc lâu với những người bị nhiễm bệnh
- Đến từ các quốc gia có tỷ lệ bệnh lao cao, chẳng hạn như một số nước ở châu Mỹ Latinh, châu Phi hoặc châu Á
- Sống hoặc làm việc ở các khu vực phổ biến bệnh lao, chẳng hạn như nhà tù hoặc viện dưỡng lão
- Làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và điều trị cho những người có nguy cơ mắc bệnh lao cao
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Người mắc một số các bệnh lý như đái tháo đường, ung thư đầu hoặc cổ, bệnh thận nặng…
Ngoài ra, nguy cơ bị lây nhiễm của bạn cũng sẽ tăng lên nếu:
- Xung quanh bạn có người bị lao phổi thể hoạt động
- Bạn sống trong điều kiện đông đúc hoặc ô nhiễm
- Bạn có một chế độ dinh dưỡng kém khoa học
Những trường hợp ít khả năng bị lây và mắc bệnh lao phổi
Không phải tất cả bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lao phổi đều có thể lây truyền bệnh. Bên cạnh những bệnh nhân mắc lao thể tiềm ẩn, trẻ em bị lao hoặc những người bị nhiễm trùng lao xảy ra bên ngoài phổi (lao ngoài phổi) sẽ không lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, hầu hết những người mắc bệnh lao phổi thể hoạt động đã được điều trị bằng thuốc thích hợp trong ít nhất hai tuần sẽ không còn lây nhiễm bệnh cho người khác nữa.
Dù câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh lao phổi có dễ lây không?” là rất rõ ràng nhưng không phải ai nhiễm vi khuẩn lao phổi cũng mắc bệnh. Bởi vì ở hầu hết những người có thể trạng khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch có khả năng tự tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh lao phổi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Vì vậy, bạn sẽ phải mất đến vài giờ tiếp xúc gần gũi với người bệnh để bị lây và mắc bệnh. Bạn có nhiều khả năng bị lây vi khuẩn lao phổi từ người thân hoặc đồng nghiệp hơn là từ người lạ. Ngược lại, bạn sẽ rất ít khả năng bị lây và mắc bệnh lao phổi trong trường hợp:
- Chỉ ngồi cạnh người bệnh trên xe buýt hoặc xe lửa
- Chia sẻ thức ăn hoặc nước uống với người bệnh
- Thông qua việc ôm người bệnh
- Tiếp xúc da, chẳng hạn như bắt tay người bệnh
- Dùng chung quần áo với người bệnh
Cách phòng ngừa sự lây lan của bệnh lao phổi
Sau khi biết được “Bệnh lao phổi có dễ lây không?”, điều bạn cần làm là tìm cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Thật không may, nếu trong gia đình có người mắc bệnh lao phổi thì nguy cơ nhiễm bệnh của bạn sẽ tăng cao. Bệnh nhân thường phải mất vài tuần điều trị bằng thuốc trước khi hết khả năng lây bệnh. Vì vậy, bạn và người thân hãy thực hiện theo các cách sau đây để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh lao phổi:
- Ở nhà: Người bệnh không nên đi làm, đi học hoặc ngủ chung phòng với người khác trong vài tuần đầu điều trị.
- Thông gió cho căn phòng: Vi trùng lao dễ lây lan hơn trong những không gian nhỏ khép kín, nơi không khí không được lưu thông. Nếu ngoài trời không quá lạnh, hãy mở cửa sổ và dùng quạt để thổi không khí trong nhà ra bên ngoài.
- Che miệng lại: Dùng khăn giấy để che miệng khi cười, hắt hơi hoặc ho. Cho khăn giấy bẩn vào túi, buộc kín và xử lý phù hợp.
- Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang khi ở gần người khác hoặc đến nơi đông đúc giúp giảm nguy cơ lây bệnh.
- Tiêm phòng: Ở các quốc gia nơi bệnh lao phổ biến hơn, trẻ sơ sinh thường được tiêm phòng bằng vắc-xin Bacille Calmette-Guerin (BCG).
Bệnh lao phổi có dễ lây không? Bệnh dễ lây nhưng không phải ai bị nhiễm vi khuẩn lao phổi cũng mắc bệnh. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có được cho mình những thông tin thật bổ ích, qua đó, có biện pháp phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.
Sau khi biết được “Bệnh lao phổi có dễ lây không?”, điều bạn cần làm là tìm cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Thật không may, nếu trong gia đình có người mắc bệnh lao phổi thì nguy cơ nhiễm bệnh của bạn sẽ tăng cao. Bệnh nhân thường phải mất vài tuần điều trị bằng thuốc trước khi hết khả năng lây bệnh. Vì vậy, bạn và người thân hãy thực hiện theo các cách sau đây để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh lao phổi:
- Ở nhà: Người bệnh không nên đi làm, đi học hoặc ngủ chung phòng với người khác trong vài tuần đầu điều trị.
- Thông gió cho căn phòng: Vi trùng lao dễ lây lan hơn trong những không gian nhỏ khép kín, nơi không khí không được lưu thông. Nếu ngoài trời không quá lạnh, hãy mở cửa sổ và dùng quạt để thổi không khí trong nhà ra bên ngoài.
- Che miệng lại: Dùng khăn giấy để che miệng khi cười, hắt hơi hoặc ho. Cho khăn giấy bẩn vào túi, buộc kín và xử lý phù hợp.
- Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang khi ở gần người khác hoặc đến nơi đông đúc giúp giảm nguy cơ lây bệnh.
- Tiêm phòng: Ở các quốc gia nơi bệnh lao phổ biến hơn, trẻ sơ sinh thường được tiêm phòng bằng vắc-xin Bacille Calmette-Guerin (BCG).
Bệnh lao phổi có dễ lây không? Bệnh dễ lây nhưng không phải ai bị nhiễm vi khuẩn lao phổi cũng mắc bệnh. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có được cho mình những thông tin thật bổ ích, qua đó, có biện pháp phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm: Danh sách 12 loại thuốc trị nấm da tiện dụng, tác dụng nhanh
Tin mới nhất
- Hạt mắc ca: Món ăn vặt bổ dưỡng nhiều tác dụng không ngờ
- Viêm da cơ địa ở mặt, môi: Dấu hiệu và cách điều trị không để lại sẹo?
- Tự chế 13 mặt nạ trắng da mờ vết thâm mụn tại nhà
- Cách thức điều trị núm vú bị thụt hiệu quả và an toàn
- 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ và lưu ý cần biết
- Nam giới bị yếu sinh lý bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
- Đặt ống nuôi ăn sau khi bị đột quỵ
- Bất ngờ với những dấu hiệu ung thư đại trực tràng bạn không ngờ tới
- 7 sự thật đáng sợ mà bạn nên biết nếu là một “cú đêm”
- Phương pháp chế biến bảo quản và cách sắc nấm lim xanh hiệu quả