Mề đay mãn tính là gì? Có nguy hiểm không ?
Mề đay mãn tính là tình trạng da nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần. So với mề đay cấp, mề đay trong giai đoạn mãn tính thường có tính chất kéo dài, dễ tái phát và đáp ứng kém với các phương pháp điều trị. Chính vì vậy nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng như thâm nhiễm da, chàm hóa và tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác.
Mề đay mãn tính là gì?
Mề đay mãn tính (mày đay mãn tính) là một dạng tổn thương da kéo dài hơn 6 tuần, đặc trưng bởi tình trạng da nổi phát ban, sẩn ngứa có màu hồng, đỏ, trắng nhạt kèm theo triệu chứng ngứa và nóng rát.
Mề đay là một trong những bệnh da liễu phổ biến xảy ra ở khoảng 10 – 20% dân số thế giới, tuy nhiên phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều thuyên giảm trong vòng 6 tuần. Chỉ khoảng 5% trường hợp mề đay kéo dài hoặc tái đi tái lại hơn 6 tuần.
Tương tự như mề đay cấp tính, mày đay mãn tính chủ yếu gây tổn thương và triệu chứng ở da nên hiếm khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên do tính chất kéo dài và tái phát nhiều lần nên triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, làm giảm mức độ tập trung, ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể.
Nguyên nhân gây mề đay mãn tính
Chỉ có khoảng 20 – 30% trường hợp mề đay mãn tính có nguyên nhân rõ ràng, trong đó chủ yếu là các yếu tố ngoại cảnh như:
- Mề đay do áp lực (ma sát với quần áo, giày dép và một số vật dụng cá nhân khác)
- Mề đay do nhiệt độ (nhiệt độ quá lạnh, quá nóng ẩm hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột)
- Mề đay giao cảm (mề đay xảy ra sau khi tắm, sau khi tập thể thao hoặc thay đổi cảm xúc đột ngột)
- Mề đay do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh
- Mề đay do nước
- Mề đay do dị ứng (các dị nguyên gây mề đay mãn tính thường là phấn hoa, thời tiết, nấm mốc,…)
Có khoảng 70 – 80% trường hợp mề đay mãn không thể xác định được nguyên nhân – được gọi là mề đay mãn tính vô căn/ mề đay mãn tính tự phát. Ngoài ra có một số ít trường hợp bị mày đay mãn tính do ảnh hưởng của một số bệnh lý tiềm ẩn như:
- Nhiễm trùng mãn tính
- Nhiễm ký sinh trùng (giun sán)
- Nhiễm xoắn khuẩn Helicobacter pylori
- Do ung thư
- Suy giảm chức năng gan
- Vấn đề về tuyến giáp và các bệnh tự miễn khác (trường hợp này được gọi là mề đay mãn tính tự miễn)
Nhận biết bệnh mày đay mãn tính
Hình thái tổn thương của mề đay mãn tính không quá khác biệt so với mề đay trong giai đoạn cấp. Tuy nhiên trong giai đoạn mãn tính, tổn thương da thường tiến triển chậm, ít lan tỏa và chỉ gây ngứa âm ỉ.
Một số triệu chứng điển hình của mày đay mãn tính:
- Da xuất hiện sẩn ngứa và phát ban kéo dài hơn 6 tuần
- Tổn thương da gây ngứa nhẹ và ngứa âm ỉ (rất ít khi triệu chứng ngứa bùng phát mạnh như mề đay cấp tính)
- Mày đay mãn tính có xu hướng gặp nhiều ở người trưởng thành, đặc biệt là ở nữ giới.
Tổn thương da do mề đay mãn tính là hệ quả khi hệ miễn dịch tạo ra kháng thể IgE. Sau đó IgE kích thích giải phóng chất trung gian gây dị ứng (histamine) vào trong da, niêm mạc và làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng.
Bệnh mề đay mãn tính có nguy hiểm không?
Mặc dù có đặc tính dai dẳng và dễ tái phát nhưng mề đay mãn tính ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngược lại mề đay cấp dễ thuyên giảm, tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng có thể gây phù mạch và sốc phản vệ.
Tuy nhiên mày đay mãn có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngoại hình, làm giảm chất lượng cuộc sống và tạo tâm lý tự ti trong hoạt động giao tiếp.
Ngoài ra nếu không kiểm soát và điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Thâm nhiễm da: Do đặc tính kéo dài và gây ngứa âm ỉ nên người bệnh thường có xu hướng chà xát và gãi lên các vùng da tổn thương. Tình trạng kéo dài có thể khiến da dày sừng và thâm nhiễm.
- Chàm hóa da: Chàm hóa là hiện tượng tổn thương da do nổi mề đay có dấu hiệu dày sừng, khô ráp và nứt nẻ tương tự như biểu hiện của bệnh chàm. Chàm hóa da có thể khiến da mất thẩm mỹ, để lại thâm sẹo và tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Phát triển các bệnh dị ứng khác: Mày đay mãn tính không được điều trị có thể kích thích hệ miễn dịch sản sinh nhiều kháng nguyên IgE. Nồng độ IgE trong huyết thanh tăng lên có thể kích thích các bệnh lý dị ứng phát sinh như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da cơ địa, bệnh chàm,…
Bị nổi mề đay mãn tính phải làm sao?
Điều trị mày đay mãn tính gặp rất nhiều bất lợi do bệnh có khả năng tái phát cao, đáp ứng kém và phần lớn đều không thể xác định được nguyên nhân rõ ràng. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cần kiểm soát bệnh thông qua việc loại trừ các yếu tố thuận lợi và chăm sóc đúng cách.
1. Sử dụng thuốc làm giảm triệu chứng
Không có thuốc điều trị dứt điểm mề đay mãn tính, các loại thuốc được chỉ định chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ bệnh tái phát. Một số loại thuốc chữa mày đay mãn tính thường được chỉ định, bao gồm:
– Thuốc kháng histamine
Histamine là thành phần trung gian kích thích mề đay phát sinh. Chính vì vậy điều trị ưu tiên đối với mề đay cấp – mãn tính là sử dụng thuốc kháng histamine H1. Hiện nay bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng histamine H1 thế hệ II để giảm nguy cơ buồn ngủ và an thần khi sử dụng.
Trong trường hợp thuốc kháng histamine H1 không đem lại đáp ứng tốt, bác sĩ có thể đề nghị phối hợp thuốc kháng histamine H2. Nhóm thuốc này thường được dùng trong điều trị các bệnh tiêu hóa do tăng tiết dịch vị. Tuy nhiên trước khi được phóng thích vào da và niêm mạc, chất trung gian – histamine cần phải đi qua thụ thể H1 và H2.
Vì vậy phối hợp 2 loại nhóm thuốc này có thể tăng tác dụng chống dị ứng và kiểm soát hoàn toàn triệu chứng của mề đay mãn tính.
– Thuốc corticoid
Corticoid là nhóm thuốc nội tiết, có tác dụng chống viêm và chống dị ứng mạnh. Tuy nhiên do hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch nên nhóm thuốc này có thể gây ra các rủi ro và biến chứng nguy hiểm như loãng xương, tăng huyết áp, suy tuyến thượng thận và viêm loét dạ dày.
Chính vì vậy bác sĩ thường chỉ định corticoid trong điều trị ngắn ngày khi bệnh không có đáp ứng với thuốc kháng histamine. Hiệu quả điều trị của nhóm thuốc này khá rõ rệt – đặc biệt là với những trường hợp mề đay mãn tính tự miễn và vô căn.
– Thuốc kháng leukotrien
Ngoài histamine, leukotrien cũng là hoạt chất trung gian kích thích phản ứng viêm do dị ứng. Vì vậy với những trường hợp không có đáp ứng tốt với thuốc kháng histamine, bác sĩ có thể phối hợp đồng thời với nhóm thuốc này.
– Thuốc ức chế miễn dịch
Thuốc ức chế miễn dịch thường được chỉ định trong điều trị mề đay mãn tính vô căn và mề đay do các bệnh tự miễn. Nhóm thuốc này có tác dụng phụ rất nghiêm trọng nên chỉ được sử dụng trong trường hợp không có đáp ứng với thuốc kháng leukotrien, histamine và trường hợp có phụ thuộc corticoid.
Một số thuốc ức chế miễn dịch được chỉ định trong điều trị mày đay mãn tính, bao gồm Cyclosporine, Cyclophosphamide và Methotrexate.
– Thuốc Omalizumab
Omalizumab thường được chỉ định trong điều trị hen suyễn và mề đay vô căn mãn tính không có đáp ứng tốt với thuốc kháng histamine H1. Loại thuốc này có tác dụng ức chế kháng thể IgE, từ đó giảm phóng thích histamine và giảm triệu chứng của bệnh.
2. Thuốc Đông y điều trị mề đay mãn tính toàn diện
Cùng với xu hướng quay trở về với thiên nhiên ngày càng nhiều người lựa chọn thuốc Đông y có nguồn gốc thảo dược để điều trị các căn bệnh mãn tính, trong đó có bệnh mề đay mãn tính. Khác với Tây y chú trọng cắt giảm triệu chứng, đối tượng chính của đông y là “con người”, tức là điều trị từ nguyên nhân gây bệnh bên trong nhằm mang lại hiệu quả về lâu dài.
Cụ thể, Đông y quan điểm rằng bệnh là do sự suy yếu của can, thận, khí huyết ứ trệ, cơ thể nhiễm phong nhiệt, phong hàn gây ngứa rát, sẩn phù. Để xử lý bệnh hiệu quả cần tác động vào căn nguyên, sau đó mới triệt tiêu triệu chứng rồi tăng cường thể trạng và ngăn ngừa tái phát.
Tiếp thu trọn vẹn nguyên tắc điều trị bệnh của Đông y, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã tạo nên bài thuốc Mề đay Đỗ Minh mang lại hiệu quả chữa bệnh hoàn hảo. Bài thuốc là sự kết hợp “3 trong 1”, gồm:
- Thuốc đặc trị mề đay, mẩn ngứa
- Thuốc bổ gan, giải độc
- Thuốc bổ thận dưỡng huyết
Sự kết hợp của 3 phương thuốc nhỏ giúp đẩy lùi bệnh từ gốc, chấm dứt cơn ngứa mề đay vĩnh viễn đồng thời giúp tăng cường chức năng hệ bài tiết, chức năng thải độc của gan thận giúp cơ thể khỏe mạnh, tạo nên tâm “khiên chắn” ngăn ngừa ngoại nhân xâm nhập.
Đó là lý do vì sao chỉ sau 2 tháng điều trị mề đay tại Đỗ Minh Đường diễn viên Nguyệt Hằng đã có thể nói lời “tạm biệt” vĩnh viễn với căn bệnh mề đay mãn tính sau sinh, chị chia sẻ:
“Khi mang bầu là mình đã thấy người có hiện tượng ngứa râm ran, xuất hiện các mảng đỏ nhỏ nhưng lúc đó chỉ nghĩ là cơ thể thay đổi nội tiết tố nên không đáng ngại. Cho tới lúc sinh con tình trạng bệnh còn nặng hơn nhưng vì lo sợ ảnh hưởng tới chất lượng sữa nên không dám uống thuốc tây chỉ uống vài loại lá thuốc dân gian mà các bà mách là mát gan thải độc, kết quả là cũng không khỏi. May mắn gần đây mình tìm được Đỗ Minh Đường, qua thăm khám lương y Tuấn đã “đọc” ngay ra bệnh của mình và kê thuốc uống 2 tháng.
Hiện tại mình đã dùng hết liệu trình thuốc mà lương y Tuấn đưa ra và đã dứt hẳn tình trạng ngứa râm ran và không còn cảm thấy bứt rứt khó chịu nữa. Nhưng sẽ sử dụng nốt liệu trình còn lại để ngăn ngừa bệnh tái phát”.
Được biết, Đỗ Minh Đường là nhà thuốc đồng hành cùng nhiều chương trình truyền hình sức khỏe uy tín, trong đó có thể kể tới Khỏe thật đơn giản, Sống khỏe mỗi ngày – VTV2, Bản tin kinh tế số – Góc nhìn người tiêu dùng – VTC2, Vì sức khỏe của bạn – Đài truyền hình Hà Nội.
Nhờ những đóng góp cho sức khỏe cộng đồng năm 2017, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm tin cậy – dịch vụ hoàn hảo – nhãn hiệu ưa dùng” do Tạp chí sở hữu trí tuệ trao tặng.
Để tìm hiểu chi tiết về bài thuốc chữa nổi mề đay và nhà thuốc Đỗ Minh Đường, phụ huynh có thể liên hệ theo số điện thoại 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội) hoặc 0938 449 768 – 028 3899 1677 (Hồ Chí Minh); truy cập vào website Nhà thuốc Đỗ Minh Đường Hoặc nhắn tin tới Fanpage Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường.
3. Điều trị các bệnh lý tiềm ẩn
Mày đay mãn tính có thể là biểu hiện của một số bệnh lý mãn tính như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, giun sán, nhiễm trùng mãn tính, suy giảm chức năng gan và các vấn đề về tuyến giáp. Trong trường hợp này, mề đay thường có xu hướng kéo dài và không có đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị triệu chứng.
Do đó nếu nghi ngờ mề đay xuất phát từ các bệnh tiềm ẩn, bạn nên chủ động thăm khám để được sàng lọc bệnh lý nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Cách chăm sóc bệnh mề đay mãn tính
Mày đay mãn tính có đặc tính kéo dài và tái phát nhiều lần. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên hỗ trợ quá trình chữa trị và kiểm soát triệu chứng bằng các biện pháp chăm sóc sau:
- Tẩy giun sán định kỳ – đặc biệt là với trẻ nhỏ.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có cường độ mạnh (ánh nắng trong thời gian từ 9:00 – 16:00). Khi phải hoạt động ngoài trời, bạn nên dùng kem chống nắng, đeo khẩu trang và đội mũ để giảm ảnh hưởng của tia UV đối với làn da.
- Dừng sử dụng thuốc, hóa mỹ phẩm và các loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng.
- Tránh chà xát và gãi lên vùng da tổn thương. Thay vào đó có thể làm dịu da và giảm ngứa bằng cách áp khăn lạnh hoặc tắm nước mát.
- Không nên tắm nước quá nóng, đồng thời nên tránh tiếp xúc với các nguồn nước lạ.
- Mặc quần áo có chất liệu cotton và kích cỡ tương ứng với cân nặng.
- Hạn chế tập các bộ môn gây đổ nhiều mồ hôi và làm tăng thân nhiệt, thay vào đó có thể bơi lội hoặc ngồi thiền để giải tỏa căng thẳng và nâng cao sức khỏe.
- Giảm stress và lo lắng quá mức bằng cách nghỉ ngơi và ăn uống điều độ.
Mề đay mãn tính thường tái đi tái lại nhiều lần, vì vậy bạn nên thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăm sóc và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu nghi ngờ nổi mề đay do các bệnh lý tiềm ẩn, cần chủ động thăm khám tổng quát để kịp thời chẩn đoán và điều trị.
Tham khảo thêm:
- Mẹo dân gian chữa mề đay bằng cây thuốc nam quanh nhà
Hàng ngàn người thoát được biến chứng do mề đay gây ra nhờ bài thuốc bí truyền này!
Xem thêm: Ăn thơm có tác dụng gì? 11 lợi ích của quả thơm khiến bạn bất ngờ
Tin mới nhất
- Nổi mẩn đỏ ở bao quy đầu: Cảnh báo những bệnh nguy hiểm
- Nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ nấm lim xanh
- Cùng uống trà nghệ để cơ thể khỏe hơn mỗi ngày
- Ung thư ruột – những kiến thức cần biết
- Sa búi trĩ là gì? Nguyên nhân, hình ảnh và cách điều trị
- 10 cách chữa trị bệnh liệt dương tại nhà không cần thuốc hiệu quả
- Uống nghệ với mật ong có giảm cân không?
- Bị bầm tím không rõ nguyên nhân: Những nguy hiểm mà bạn chưa biết!
- Đau đầu phía trước là biểu hiện của bệnh lý gì? Cách chữa trị tốt nhất
- Mách bạn cách làm siro dưa hấu mát lạnh cho bé yêu