Sa búi trĩ là gì? Nguyên nhân, hình ảnh và cách điều trị

Sa búi trĩ là một trong những triệu chứng đặc trưng mà người bệnh trĩ có thể gặp phải. Búi trĩ khi phát triển lớn về kích thước sẽ lộ rõ ra ngoài ống hậu môn khiến người bệnh đau đớn dữ dội. Nếu không sớm điều trị, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh.

Sa búi trĩ là gì?

Sa búi trĩ là tình trạng diễn biến theo chiều hướng nặng của bệnh trĩ. Lúc này, các búi trĩ phát triển kích thước lớn, lòi ra ngoài hậu môn, nhất là khi người bệnh đi đại tiện, vận động mạnh. Người mắc bệnh trĩ mức độ 3 – 4 là những đối tượng thường gặp tình trạng này.

Sa búi trĩ là gì?

Theo đó, bệnh trĩ hình thành khi đám rối trực tràng – hậu môn phình giãn quá mức do chịu áp lực lâu ngày, làm xuất hiện các kết cấu dạng búi nằm bên ngoài hoặc bên trong ống hậu môn. Búi trĩ lúc này có kích thước nhỏ, nếu phát hiện và can thiệp sớm có thể kiểm soát bệnh dễ dàng.

Ngược lại, trường hợp người bệnh không điều trị hoặc áp dụng các biện pháp không phù hợp khiến búi trĩ phát triển to dần, phình giãn quá mức lòi ra ngoài hậu môn, xuất hiện sau khi hậu môn bị chảy máu do bệnh trĩ một thời gian.

Sa búi trĩ lúc này gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Điển hình là tình trạng khó khăn khi đi đại tiện, gây đau rát, ngứa ngáy hậu môn dữ dội. Nếu không sớm điều trị, sa búi trĩ lâu ngày có thể dẫn đến viêm nhiễm, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.

Nguyên nhân gây sa búi trĩ

Theo các chuyên gia, tình trạng sa búi trĩ xuất hiện chủ yếu do nguyên nhân người bệnh không nạp đủ chất xơ cho cơ thể, ít uống nước và lười vận động. Các yếu tố này khiến hệ tiêu hóa không hoạt động tối da, dễ gây táo bón dẫn đến tình trạng người bệnh gặp khó khăn khi đi nặng. Ngoài ra còn có một số yếu tố gây sa búi trĩ khác như:

Có nhiều yếu tố tác động làm búi trĩ phát triển to về kích thước và lòi ra ngoài hậu môn
  • Rặn mạnh khi đại tiện: Người bệnh bị căng thẳng khi đi đại tiện, rặn mạnh dễ tác động đến các búi trĩ ở hậu môn. Trường hợp này có thể xảy ra ở người bị táo bón và cả bệnh nhân bị tiêu chảy cấp.
  • Do mang thai: Phụ nữ mang thai nhất là những tháng cuối thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Nguyên nhân do tử cung giãn nỡ theo kích thước của thai nhi gây áp lực xuống thành mạch trực tràng – hậu môn. Có đến 40% phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ nhưng không điều trị, điều này dẫn đến nguy cơ sa búi trĩ ở thai phụ.
  • Béo phì, thừa cân: Cân nặng không cân đối khiến cho tĩnh mạch trực tràng chịu thêm nhiều áp lực. Điều này không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cho người thừa cân, béo phì mà còn tạo điều kiện cho búi trĩ phát triển sa ra ngoài hậu môn.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu khiến cho tĩnh mạch trực tràng – hậu môn bị tác động, kích thích sự tăng sinh búi trĩ gây hại cho sức khỏe.

Sa búi trĩ là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị sớm. Bởi nếu không chăm sóc đúng cách, búi trĩ dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và phát sinh các biến chứng khó lường khác. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu của bệnh trĩ, bạn nên thăm khám và điều trị ngay từ giai đoạn đầu để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Cách nhận biết và hình ảnh sa búi trĩ

Ở mỗi dạng trĩ khác nhau tình trạng sa búi trĩ sẽ có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung người bệnh lúc này đều có triệu chứng chung là đau rát, ngứa ngáy hậu môn dữ dội, đồng thời các búi trĩ lớn lòi ra ngoài và phát triển dần kích thước. Cụ thể như sau:

Đối với bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là bệnh thường gặp, có tỷ lệ người mắc cao. Các búi trĩ nằm bên ngoài ống hậu môn do đó dễ phát hiện và quan sát sự phát triển của chúng. Người bệnh có thể cảm nhận bất thường khi búi trĩ mới hình thành. Theo các giai đoạn hiện tượng sa búi trĩ ở bệnh trĩ ngoại như sau:

Trĩ ngoại phát triển theo các cấp độ
  • Mức độ nhẹ: Búi trĩ hình thành kích thước nhỏ chủ yếu nằm bên ngoài viền hậu môn. Người bệnh có thể quan sát và sờ được búi trĩ khi ngồi xổm.
  • Mực độ nặng: Búi trĩ phình giãn to hơn về kích thước gây chèn ép hậu môn. Lúc này chúng không thể tự trở về
    vị trĩ cũ, tụt ra ngoài hơn khiến nếp nhăn ở hậu môn dần mất đi. Tình trạng diễn biến nặng có thể gây tắt hậu môn hoặc nhiễm trùng nguy hiểm.

Đối với bệnh trĩ nội

Trị nội hình thành các búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn, do đó người bệnh khó nhận biết từ giai đoạn khởi phát. Thông thường người bệnh chỉ phát hiện bệnh vào giai đoạn 2 khi búi trĩ đã phát triển kích thước đáng kể, phát sinh nhiều triệu chứng hơn. Hiện tượng sa búi trĩ sẽ xuất hiện tương ứng theo mức độ bệnh, cụ thể:

Búi trĩ nội phát triển lớn lòi ra khỏi ống hậu môn gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm
  • Mức độ 2: Đây là thời gian búi trĩ bắt đầu có hiện tượng sa ra ngoài ống hậu môn. Búi trĩ phình to, tuy nhiên kích thước vẫn còn nhỏ. Người bệnh lúc này sẽ nhận thấy các triệu chứng điển hình là đau rát, ngứa ngáy hậu môn, khi đại tiện thấy có máu. Người bệnh có thể quan sát thấy máu dính vào phân hoặc trên giấy vệ sinh. Búi trĩ khi sa ra ngoài có thể tự thụt vào trong do kích thước không quá lớn.
  • Mức độ 3: So với giai đoạn trên, ở giai đoạn này búi trĩ đã phát triển hơn về kích thước. Khi sa ra ngoài chúng không còn khả năng tự thụt về bên trong mà cần người bệnh dùng tay tác động để trở về vị trí cũ. Điều này khiến cho người bệnh có cảm giác vô cùng khó chịu, ngoài ra còn có nguy cơ gây nứt hậu môn khi bị búi trĩ cọ xát thường xuyên, tăng cảm giác khó chịu, đau rát nhất là khi đi đại tiện.
  • Mức độ 4: Các búi trĩ lúc này đã gần như sa ra ngoài hậu môn hoàn toàn, không thể đẩy vào trong ngay cả khi tác động bằng tay. Lỗ hậu môn bị búi trĩ chèn ép nghiêm trọng, gây khó khăn khi đi vệ sinh, triệu chứng đau đớn nặng nề hơn và kèm theo nhiều vấn đề khác ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Tình trạng sa búi trĩ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Các cơn đau rát hậu môn, ngứa ngáy dữ dội khi đi đại tiện gây mệt mỏi, khó chịuư. Không chỉ ảnh hưởng về mặt thể chất, sa búi trĩ còn tác động đến tâm sinh lý. Do đó, người bệnh được khuyến khích thăm khám và điều trị sớm.

Sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Những trường hợp chậm trễ, sa búi trĩ nặng có thể phát sinh nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, chẳng hạn:

  • Gây thiếu máu: Kích thước búi trĩ càng lớn càng tác động đến vấn đề đại tiện của người bệnh. Đặc biệt hiện tượng sa búi trĩ có nguy cơ gây nứt kẽ hậu môn khiến tình trạng xuất huyết ngày càng nghiêm trọng hơn. Lượng máu mất đi ngày càng nhiều dẫn đến nguy cơ thiếu máu. Do đó, người mắc bệnh trĩ mức độ nặng thường trông xanh xao, thiếu sức sống, cơ thể suy nhược nhanh dẫn đến tình trạng mất tập trung trong công việc, học tập.
  • Gây tắc mạch: Sự phát triển quá mức của búi trĩ tăng sức ép lên mạch máu làm cản trở quá trình lưu thông máu. Tình trạng ứ đọng diễn ra trong thời gian dài dẫn đến hiện tượng tắc tĩnh mạch, tăng nguy cơ búi trĩ bị hoại tử hoặc ung thư hậu môn.
  • Rối loạn đại, tiểu tiện: Búi trĩ sa ra ngoài lâu ngày ảnh hưởng đến chức năng hậu môn. Người bệnh gặp phải tình trạng rối loạn chức nặng đại, tiểu tiện, không còn kiểm soát được nhu cầu như bình thường.
  • Nhiễm trùng máu: Phân không được tống ra ngoài dễ dẫn đến tình trạng vi khuẩn trong phân ngược dòng vào trong gây nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm. Đây là biến chứng khó lường, có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh.

Trên đây là một số trường hợp biến chứng do sa búi trĩ gây ra, bạn đọc nên thận trọng. Bởi, búi trĩ được nuôi dưỡng từ nguồn máu trong cơ thể, chúng có tốc độ phát triển nhanh, do đó người bệnh phải kịp thời kiểm soát bệnh trĩ ngay từ giai đoạn đầu.

Cách điều trị sa búi trĩ

Sa búi trĩ là tình trạng bệnh trĩ phát triển theo chiều hướng ngày càng nặng nề. Lúc này, để kiểm soát tốc độ phát triển của búi trĩ, người bệnh cần áp dụng các biện pháp y khoa nhằm làm teo búi trĩ và triệt tiêu chứng, phòng ngừa nguy cơ. Bác sĩ sẽ chỉ định hướng can thiệp phù hợp sau khi thăm khám chẩn đoán. Dưới đây là những biện pháp điều trị cơ bản:

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc tân dược giúp kiểm soát các triệu chứng sa búi trĩ nhanh chóng, xoa dịu cảm giác khó chịu cho người bệnh. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ, đồng thời hỗ trợ làm teo búi trĩ, phòng nguy cơ biến chứng. Một số loại như:

Điều trị sa búi trĩ bằng thuốc tân dược
  • Thuốc kháng sinh: Tác dụng chống nhiễm trùng, viêm nhiễm hậu môn khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc bôi, đặt hoặc thuốc uống để điều trị, chẳng hạn loại framycetin, neomycin,…
  • Thuốc giảm ngứa, kích ứng: Một số loại thường dùng như hydrocortison, dung dịch ephedrin sungat, phenylephrin,…
  • Thuốc teo búi trĩ dạng bôi: Có tác dụng hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ, thường dùng vào giai đoạn đầu mới khởi phát bệnh. Các loại như preparation H ointment, hemorrhostop, thuốc bôi chữ A,…
  • Thuốc giảm đau, chống phù nề: Thường dùng cho đối tượng nặng, đau nhức kèm theo hiện tượng sốt. Một số loại như paracetamol, NSAIDsn, glucocorticoid,…

Ngoài những loại kể trên, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc tăng độ bền thành mạch, chống phình giãn tĩnh mạch và một số thuốc bổ sung sắt, tránh mất nước,… Tùy từng trường hợp thuốc sẽ được kê theo toa riêng phù hợp, giúp kiểm soát bệnh trĩ, phòng tránh các biến chứng do sa búi trĩ gây ra.

Dùng thuốc tân dược có hiệu quả nhanh, tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuần thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua, sử dụng thuốc Tây y bừa bãi để tránh tương tác thuốc và các tác dụng phụ nguy hại sức khỏe.

Vận dụng phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian áp dụng cho tình trạng sa búi trĩ có tác dụng xoa dịu tổn thương, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Tuy nhiên chúng sẽ không có khả năng điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Do đó, nếu áp dụng, người bệnh vẫn được khuyến khích thăm khám y tế để theo dõi tình trạng bệnh được tốt nhất.

Dùng biện pháp dân gian xoa dịu triệu chứng khó chịu do sa búi trĩ gây ra

Một số mẹo chữa dân gian khắc phục tạm thời các triệu chứng sa búi trĩ như:

  • Chườm lạnh giảm đau: Sử dụng đá sạch chườm hậu môn giúp giảm đau rát khó chịu, ngoài ra còn hỗ trợ làm teo búi trĩ nhờ tác dụng của nhiệt độ thấp. Lúc này, các mạch máu bị co lại, hại chế lượng máu nuôi búi trĩ khiến kích thước của búi trĩ dần thu nhỏ lại. Biện pháp này có thể áp dụng khi người bệnh cảm thấy khó chịu hậu môn, tuy nhiên không nên lạm dụng. Ngoài ra, khi chườm nên bọc đá bằng khăn sạch, tránh tiếp xúc đá trực tiếp có thể gây tổn thương búi trĩ, đồng thời vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi chườm.
  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm. Sử dụng lá trầu không đắp, nấu nước xông hơi, ngâm rửa hậu môn giúp sát trùng, cầm máu và giảm sưng viêm hiệu quả. Cách này còn giúp kích thích đại tiện, làm niêm mạc hậu môn mềm hơn giúp tống phân ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Thoa dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt, đặc biệt còn có khả năng làm mềm da hậu môn, tránh nguy cơ nứt hậu môn dưới tác hại của tình trạng sa búi trĩ. Theo đó, bạn có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất, vệ sinh hậu môn và thoa dầu dừa trực tiếp lên búi trĩ.

Ngoài các biện pháp kể trên, người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên khác như lá diếp ca, nghệ, quả sung,… chữa sa búi trĩ tại nhà. Tuy nhiên bạn nên lưu ý, các biện pháp dân gian có tác dụng chậm, chỉ thích hợp cho đối tượng sa búi trĩ mức độ nhẹ, có thể kiểm soát.

Trường hợp người bệnh có búi trĩ lớn, sa ra ngoài nguy cơ bít tắc, nứt hậu môn nguy hiểm cần có sự can thiệp y tế chuyên sâu. Các phương pháp dân gian lúc này áp dụng chỉ có tính chất xoa dịu triệu chứng, không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị và các thủ thuật chuyên môn.

Điều trị ngoại khoa

Với những trường hợp búi trĩ phát triển lớn, sa ra ngoài hậu môn nghiêm trọng cần can thiệp ngoại khoa điều trị để tránh các biến chứng xuất huyết, viêm nhiễm hậu môn,… Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Dưới đây là một số thủ thuật:

Điều trị can thiệp ngoại khoa cho tình trạng nặng
  • Phương pháp Longo:

Bác sĩ sẽ sử dụng máy chuyên dụng cắt búi trĩ kết hợp khâu nối. Phương pháp được chỉ định áp dụng cho bệnh nhân sa búi trĩ mức độ trung bình đến nặng. Thực hiện dựa trên nguyên lý đưa búi trĩ trở lại vị trí cũ, sau đó cắt và khâu trực tiếp mạch máu để tránh tình trạng máu đổ về khu vực này.

Thông thường vết cắt nằm ở vị trí ít cảm giác, do đó người bệnh sẽ không gặp nhiều đau đơn khi thực hiện phương pháp này. Ngoài ra, thời gian thực hiện nhanh chóng, giai đoạn hậu phẫu không tốn quá nhiều công sức chăm sóc. Tuy nhiên chi phí thực hiện Longo khá cao, cần thực hiện ở cơ sở y tế có máy móc và bác sĩ giỏi.

  • Phẫu thuật siêu âm Doppler THD:

Phương pháp được chỉ định cho đối tượng bệnh nhân sa búi trĩ mức độ vừa đến trung bình. Thông qua máy Doppler, bác sĩ sẽ xác định động mạch trĩ chính, sau đó tiến hành khâu thắt để ngưng cung cấp máu cho búi trĩ. Mũi khâu thường có kích thước từ 2cm – 3cm nằm trên đường lược, cố định búi trĩ vào ống hậu môn.

Thông qua phẫu thuật siêu âm Doppler người bệnh có thể điều trị chứng sa búi trĩ nhanh và hiệu quả, hạn chế tình trạng xuất huyết. Thời gian người bệnh phục hồi sau điều trị nhanh, không gây đau đơn và ít phát sinh biến chứng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ hiệu quả với trĩ ngoại, tình trạng trĩ nội thường không mang lại hiệu quả tốt.

  • Phương pháp HCPT:

Phương pháp này áp dụng sóng cao tần sản sinh nhiệt để làm đông tế bào, sau đó thắt nút mạch máu hậu môn. Bác sĩ sẽ xác định vị trí búi trĩ, tiến hành kéo niêm mạc xuống và cắt bỏ phần búi trĩ sa ra ngoài bằng da điện. Phương pháp HCPT không gây đau đớn trong và sau khi thực hiện, an toàn cho người bệnh.

Thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật nhanh chóng, chỉ 2 – 3 ngày người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Mặc dù vậy, phương pháp này cũng còn một số điểm hạn chế. Đặc biệt đòi hỏi người bệnh phải chi trả phí điều trị cao, cần thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề giỏi tại bệnh viện trang bị thiết bị đầy đủ, hiện đại.

  • Phương pháp PPH:

Sử dụng máy khâu vô trùng điều trị sa búi trĩ. Theo đó, phương pháp hoạt động dựa trên cơ chế mở lỗ hậu môn, cắt niêm mạc búi trĩ sa ra ngoài trên đường lược, sau đó khâu và tạo hình hậu môn phía ngoài. Với cách này, người bệnh tránh được tình trạng viêm nhiễm, són phân, rút ngắn thời gian phục hồi sau điều trị.

Đồng thời, phương pháp này cũng giúp người bệnh hạn chế tình trạng đau đớn, xuất huyết, ít phát sinh tai biến hậu phẫu. Tuy nhiên, khi thực hiện người bệnh cần được gây mê, sau phẫu thuật thường gặp tình trạng bí tiểu, táo bón trong thời gian ngắn. Ngoài ra, nguy cơ tái phát bệnh trĩ khá cao, không phù hợp cho bệnh nhân mắc trị nội hoặc trĩ tổng hợp.

Phương pháp ngoại khoa nào cũng có ưu điểm và nhược điểm nhất định

Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp nào cũng sẽ có các ưu điểm và nhược điểm riêng. Người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn thận trọng trước khi lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp điều trị và chăm sóc cơ thể thật tốt từ sinh hoạt đến chế độ ăn uống để giảm thiểu rủi ro tái phát bệnh sau điều trị.

Chăm sóc khi bị sa búi trĩ

Sa búi trĩ là tình trạng diễn biến nặng mà người bệnh trĩ có thể gặp phải. Can thiệp điều trị sớm giúp bệnh nhân phòng tránh được các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, song song với quá trình điều trị, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề về chế độ chăm sóc người bệnh như sau:

  • Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm búi trĩ. Không vận động mạnh, tránh làm việc quá sức gây áp lực lên hậu môn ảnh hưởng đến tình trạng sa búi trĩ.
  • Trong thời gian điều trị nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Tránh các món cứng, khó tiêu, đặc biệt là đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt,… có thể gây táo bón, đau rát hậu môn khi đi đại tiện.
  • Uống nhiều nước giúp phân mềm, dễ đi đại tiện. Tránh dùng rượu bia, đồ uống có gas, chứa chất kích thích. Sử dụng nước lọc và bổ sung thêm các loại nước ép trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Không mặc quần bó sát, lựa chọn chất liệu mềm để tránh làm trầy xước búi trĩ nguy hiểm.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, làm việc vừa sức, chú ý giấc ngủ. Xây dựng thói quen đại tiện, ăn uống hợp lý, không nên ngồi quá lâu, nên vận động cơ thể thường xuyên để máu huyết lưu thông, tránh táo bón.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ theo dõi tình trạng sa búi trĩ. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp can thiệp để sớm kiểm soát bệnh, phòng nguy cơ biến chứng.

Sa búi trĩ là tình trạng nguy hại không chỉ sức khỏe, sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tâm lý người bệnh. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

  • 11 Thuốc chữa bệnh trĩ (Nội, Ngoại…) tốt nhất hiện nay
  • Top 10 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ chọn lọc hay nhất
  • Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam và những cây thuốc quý
  • Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả

Xem thêm: Tiểu không tự chủ ở nam giới do đâu? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!