Các loại dầu gội trị vẩy nến da đầu – Giá bán & cách dùng
Vẩy nến da đầu là căn bệnh da liễu rất phổ biến có tính đặc thù bởi xuất hiện ở vùng chân tóc. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc lựa chọn dầu gội trị vẩy nến da đầu sẽ tác động không nhỏ đến quá trình chữa trị bệnh.
Theo nhận định chung, các loại dầu gội trị vẩy nến da đầu có hiệu quả tốt sẽ có các hoạt chất như Coal tar, axit salicylic hay Selenium sulfide. Đây đều là những chất có tác dụng chống nấm, giảm triệu chứng kích ứng và cải thiện tình trạng ngứa da đầu. Đồng thời dầu gội tác dụng trực tiếp lên da đầu sẽ ngăn chặn nhanh chóng sự hình thành các lớp vảy, lớp sừng bong tróc đặc trưng ở bệnh lý này.
Các loại dầu gội trị vẩy nến da đầu hiệu quả
Bệnh nhân bị vẩy nến da đầu cần thăm khám da liễu trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả dầu gội. Bởi vì da đầu có chứa các nang tóc nên việc sử dụng thuốc/sản phẩm bôi/dầu gội không phù hợp có thể gây kích ứng rụng tóc. Những loại dầu gội dược liệu thường được chỉ định tại các bệnh viện da liễu lớn là:
Dầu gội Acid salicylic trị vẩy nến da đầu
Dầu gội trị vẩy nến da đầu Acid salicylic là một trong những lựa chọn hàng đầu của bác sĩ da liễu trong việc điều trị bệnh vảy nến da đầu. Bên cạnh đó, loại dầu gội này còn được sử dụng cho mục đích điều trị triệu chứng viêm da tiết bã ở đầu, mụn trứng cá.
Thành phần Acid salicylic được biết đến với khả năng chống viêm tốt, đồng thời giúp ức chế sự phát triển của các vi sinh vật, vi khuẩn gây viêm nhiễm ngoài da. Vì thế sản phẩm không chỉ có hiệu quả loại bỏ dầu nhờ, cải thiện tình trạng tiết bã mà còn mang lại hiệu quả điều trị vảy nến rất tốt.
Khi sử dụng, dầu gội sẽ nhanh chóng cân bằng môi trường acid ở da đầu và làm mềm lớp biểu bì. Từ đó, kích thích quá trình loại bỏ tế bào chết của lớp vảy sừng. Vì thế nếu kiên trì sử dụng thường xuyên thì Acid salicylic sẽ loại bỏ triệt để được những triệu chứng bong tróc, gàu và vảy nến da đầu.
Cách dùng đúng: Lấy lượng dầu gội vừa đủ bôi lên tóc ướt, xoa nhẹ trong 3 – 5 phút, sau đó xả bằng nước sạch. Điều trị vẩy nến, khô da, nấm da đầu Dùng 3 lần/tuần, liên tục trong 2 – 4 tuần. Để dự phòng tái phát nên sử dụng 1 lần/tuần hoặc 1 lần/tuần.
Tác dụng phụ: Nếu sử dụng Acid salicylic với liều lượng cao có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Cụ thế như tình trạng kích ứng da hoặc gây rụng tóc. Vì thế bạn nên sử dụng dầu gội đầu trị vảy nến da đầu Acid salicylic theo đúng liều lượng được nhà sản xuất lưu ý.
*Lưu ý: Acid salicylic là chất hóa học có đặc tính tác dụng mạnh nên sản phẩm này chống chỉ định cho đối tượng phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Không sử dụng Acid salicylic dưới bất kỳ hình thức nào cho trẻ em dưới 12 tuổi. Đồng thời bạn không nên để dầu gội Acid salicylic dính vào mắt, miệng hoặc mũi. Đảm bảo xả tóc với nước thật sạch sau khi gội đầu với Acid salicylic.
Người bệnh có thể tham khảo sản phẩm dầu gội Neutrogena T/Sal Therapeutic Shampoo-Scalp Build với 3% Acid salicylic. Mức giá trung bình của sản phẩm là 295.000 VNĐ/ chai 133ml.
Dầu gội trị bệnh vẩy nến da đầu Redwin Coal Tar Fragrance
Bên cạnh Acid salicylic thì Coal tar cũng được biết đến như một dẫn xuất có tác dụng điều trị vẩy nến trong các loại dầu gội thuốc chữa bệnh. Dầu gội Redwin Coal Tar Fragrance có thành phần được chiết xuất từ than đá, không chỉ được dùng điều trị vẩy nến mà còn được sử dụng để chữa chấy rận, trị gàu.
Aloe vera là một thành phần quan trọng trong dầu gội Redwin Coal Tar Fragrance, với tác dụng chính là kháng khuẩn, kháng nấm và đồng thời giúp ngừa kích ứng da đầu. Sản phẩm cũng cung cấp lượng vitamin, chất khoáng cùng với 19 loại acid amin, enzym đa dạng giúp hồi phục tổn thương da đầu. Dầu gội Redwin Coal Tar Fragrance ức chế hoạt động của những tế bào tăng sinh do vảy nến gây ra, từ đó ngăn chặn được tình trạng da đầu bị tróc vảy.
Những công dụng chủ yếu của dầu gội này là điều trị các bệnh như chàm, vẩy nến, viêm da tiết bã, bệnh nấm da đầu, gàu mạn tính… Đồng thời giúp làm sạch, cân bằng độ ẩm cho da đầu. Ngăn ngừa hình thành gàu, giúp kiểm soát tốt bã nhờn và làm mượt tóc, giúp tóc chắc khỏe.
Cách dùng đúng: Cho khoảng 5ml dầu gội Redwin Coal Tar Fragrance bôi lên tóc ướt, sau đó massage da đầu trong vòng 3 – 5 phút và xả lại với nước sạch. Dùng 2 lần/tuần, liên tục trong 2 – 4 tuần. Để phòng tái phát nên sử dụng dự phòng mỗi tuần một lần.
Tác dụng phụ: Dẫn xuất than đá có trong dầu gội Redwin Coal Tar Fragrance đem lại nhiều công dụng điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên nếu dùng với liều lượng cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Cụ thể như tình trạng viêm nang lông, viêm nang tóc, viêm da ở ngón tay, hội chứng xơ cứng bì và teo da cục bộ, tình trạng viêm da tróc vảy, ung thư biểu mô tế bào vảy.
*Lưu ý: Chống chỉ định sử dụng Redwin Coal Tar Fragrance cho đối tượng trẻ em dưới 15 tuổi và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Để bảo đảm an toàn, người bệnh cần đảm bảo dùng dầu gội chữa bệnh vảy nến Coal tar đúng liều lượng.
Giá bán của dầu gội Redwin Coal Tar Fragrance là khoảng 200.000vnđ/chai 250ml
Dầu gội trị vẩy nến da đầu Snow Clear
Dầu gội Snow Clear được sản xuất dưới dạng gói và được chỉ định cho những bệnh nhân bị vảy nến nặng hoặc điều trị bằng những loại dầu gội trên không đem lại hiệu quả. Sản phẩm có thể điều trị chứng gàu, viêm da tiết bã nhờn và ngứa da đầu, bong tróc da đầu do vẩy nến gây ra.
Trong mỗi gram của dầu gội này có chứa 2 thành phần hoạt chất chính gồm 15mg Kentoconazole và 0.25mg Clobetasol Propionate. Đây là những thành phần hoạt chất này có tác dụng điều trị gàu, ngứa và khô da do Pityrosporum gây ra. Trong đó Clobetasol Propionate thuộc nhóm kháng viêm steroid, tác dụng chính là loại trừ gốc gây viêm nhiễm đi kèm với vi nấm. Công dụng của Ketoconazole là tiêu diệt nấm phổ rộng, tác động trên nhiều chủng nấm và đặc biệt là loại nấm bám dai dẳng như Pityrosporum.
Cách sử dụng: Lấy khoảng 5ml SnowClear bôi lên tóc ướt, xoa nhẹ trong 3 – 5 phút, sau đó xả bằng nước sạch. Clobetasol Propionate khoảng 4 lần/tuần. Khi thấy các triệu chứng giảm xuống thì hãy duy trì sử dụng 1 – 2 lần/tuần.
*Lưu ý: Chống chỉ định sử dụng SnowClear cho bệnh nhân dị ứng bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân chỉ dùng ngoài da, không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với mắt. Trường hợp bị dính vào mắt cần rửa ngay bằng nước sạch.
Dầu gội Dermoskin Keratolytic chữa vảy nến da đầu
Bệnh nhân bị vẩy nến da đầu cơ bản đến trung bình có thể sử dụng dầu gội Dermoskin Keratolytic hỗ trợ điều trị bệnh. Trong dầu gội Keratolytic có chứa những hoạt chất giúp tẩy da chết, từ đó giúp làm sạch da đầu sạch và thúc đẩy những tế bào da mới mau phục hồi. Đối với trường hợp bị vảy nến da đầu nặng, bệnh nhân nên lựa chọn những cách điều trị mạnh hơn.
Các nghiên cứu đã nhận định dầu gội Ke
ratolytic có chứa những thành phần mạnh hơn Axit salicylic. Vì thế hiệu quả của Dermoskin Keratolytic giúp giảm nhẹ những triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu trong thời gian ngắn. Trong đó thành phần keratolytic và lipofilic giúp thúc đẩy bã nhờn quy định và giúp ngăn ngừa cơn ngứa, bong vảy, tróc da, tiết bã nhờn, giảm tình trạng kích ứng của da đầu.
Cách sử dụng: Sử dụng dầu gội Dermoskin Keratolytic 3 lần/tuần, xoa đều dầu gội lên da đầu và massage nhẹ trong 3 – 5 phút. Sử dụng dầu gội lên tóc hai lần trong mỗi lần rửa. Để da đầu thư giãn trong 2-3 phút trước khi rửa hoặc áp dụng theo khuyến cáo của bác sĩ.
Cách chữa vẩy nến da đầu tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên
Bên cạnh những loại dầu gội trị vẩy nến da đầu dạng thuốc kể trên, người bệnh có thể tự thực hiện chăm sóc da đầu bằng những nguyên liệu tự nhiên như sả, giấm, dầu dừa… Các phương pháp dân gian tuy đơn giản nhưng có thể đáp ứng hiệu quả điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh.
Cách 1: Sử dụng tinh dầu sả, giấm táo ủ tóc
Chuẩn bị
- 2 – 3 giọt tinh dầu sả
- 1/2 ly giấm táo
- 2 – 3 giọt tinh dầu hương thảo.
Cách thực hiện
- Đem tất cả các nguyên liệu trộn đều và bạn cần làm ướt tóc trước khi sử dụng hỗn hợp này bôi đều lên tóc và da đầu.
- Để da đầu thư giãn trong khoảng 10 phút, massage nhẹ nhàng rồi gội lại với nước sạch (không cần sử dụng dầu gội đầu).
- Áp dụng ủ tóc bằng cách này 2 lần/tuần sẽ giúp da đầu được khỏe mạnh, tình trạng vẩy nến được cải thiện và đồng thời thúc đẩy mọc tóc.
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như sả hay tinh dầu hương thảo có tính kháng khuẩn mạnh mẽ, từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ tình trạng bong tróc do vẩy nến da đầu gây ra. Cần lưu ý, do tinh dầu sả có tính kháng khuẩn cao, nếu lạm dụng thường xuyên có thể khiến da đầu bị khô và gây xơ tóc.
Cách 2: Gội đầu với dầu dừa kết hợp tinh dầu sả
Chuẩn bị
- 1 chén dầu dừa (hoặc dầu hạnh nhân)
- 3 – 4 giọt tinh dầu sả.
Cách thực hiện
- Đem cho tất cả nguyên liệu vào trộn đều, sau đó bạn làm ướt da đầu bằng nước ấm trước tiên.
- Bôi đều hỗn hợp dầu dừa và sả lên da đầu rồi thực hiện massage nhẹ nhàng cho dưỡng chất ngấm vào da đầu.
- Trong khoảng 2 – 3 phút sau bạn xả sạch lại với nước ấm nhiều lần.
- Nên áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ và để qua đêm, gội đầu lại vào sáng hôm sau.
Các nghiên cứu đã chứng minh tính kháng khuẩn của tinh dầu dừa và sả. Nếu áp dụng thường xuyên sẽ loại bỏ được lớp gàu, các mảng da bong tróc và đồng thời cung cấp dưỡng chất thiết yếu giúp da đầu chắc khỏe, ngăn chặn tình trạng rụng tóc và thúc đẩy mọc tóc.
Cách gội đầu khi bị vẩy nến giúp bệnh nhanh khỏi
Một số người bệnh có khuynh hướng gội đầu thường xuyên với suy nghĩ việc này có thể loại bỏ các mảng da do vẩy nến gây ra. Tuy nhiên thực chất điều này chỉ khiến các nang tóc yếu và da đầu bạn dễ tổn thương hơn. Ngược lại các chuyên gia da liễu đã đưa ra một số nguyên tắc gội đầu dành cho người bệnh vẩy nến là:
-
Mỗi tuần chỉ nên gội đầu từ 3-4 lần để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, các mảng da chết trên da đầu để da đầu được sạch sẽ thoáng mát. Việc gội đầu liên tục nhiều lần có thể gây bong tró
c và làm mất đi lớp ceramide giúp bảo vệ cho da đầu. -
Bạn cũng không nên sử dụng các loại dầu gội đầu có chứa hóa chất tẩy rửa mạnh, chúng sẽ gây kích ứng, khiến da đầu tiết bã và dễ bị bám bẩn. Đồng thời tình trạng khô da đầu cũng làm lớp vảy bong tróc nhiều hơn, da đầu mất đi độ ẩm tự nhiên.
-
Không nên dùng nước nóng gội đầu mà chỉ nên sử dụng nước ấm vừa phải, bạn cũng không nên dùng nước quá lạnh để gội đầu.
-
Người bệnh không nên chà sát, hay gãi quá mạnh cũng có thể làm tổn thương da đầu. Chỉ nên sử dụng các đầu ngón tay massage da đầu nhẹ nhàng, vừa phải để tạo cảm giác thoải mái, da đầu hấp thu các chất tốt hơn.
Da đầu bị vẩy nến dễ bị kích thích từ các tác động môi trường, mồ hôi nên bạn cần đảm bảo sau khi gội đầu xong để da đầu khô tự nhiên. Tránh sử dụng máy sấy có nhiệt độ cao hoặc trùm kín đầu sau khi gội. Trong tình trạng da đầu đổ mồ hôi nên tránh các tác nhân kích thích gây bệnh như khói bụi, bụi bẩn,… Khi bị bệnh vẩy nến da đầu, bạn tuyệt đối không nhuộm, uốn hay xử lý tóc bằng chất hóa học. Những thành phần này sẽ gây hại cho da đầu, làm yếu xơ tóc và tổn thương nang tóc nhanh chóng.
Người bệnh vẩy nến cần bổ sung các dưỡng chất để tăng cường sức khỏe da đầu và nang tóc. Đặc biệt là các vitamin và chất khoáng chất như vitamin H, A, D, C, kẽm và protein,… Bệnh nhân nên đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể để duy trì độ ẩm cho da và đồng thời hạn chế sử dụng những loại thực phẩm tăng kích thích gàu như các chất kích thích, cà phê, chất béo, thức ăn đóng hộp,…
Bài viết đã tổng hợp các loại dầu gội trị vẩy nến da đầu, cũng như mức giá tham khảo và cách sử dụng của từng loại sản phẩm. Tuy nhiên để nhận được lời khuyên tốt nhất thì bệnh nhân nên tới bác sĩ da liễu để khám bệnh và nhận được phương hướng điều trị phù hợp. Bệnh vẩy nến da đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân tiến hành thăm khám sớm và tuân thủ phác đồ chữa bệnh.
Bài viết liên quan: 5 cách chữa vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả từ thảo dược và dầu gội
Xem thêm: Xuất huyết bao tử nên ăn gì để cải thiện bệnh? Tìm hiểu ngay
Tin mới nhất
- Khám cơ xương khớp ở đâu tốt nhất? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]
- Bí quyết giúp bạn giảm cân không lo giảm vòng 1
- U vú lành tính
- Viêm khớp ngón tay cái là gì? Có chữa khỏi không? Cách điều trị
- Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
- Giải đáp nghi vấn: Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?
- Nên khám viêm cổ tử cung ở đâu chất lượng?
- 23 công dụng Baking Soda và cách sử dụng
- Viêm họng hạt có mủ: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả
- Nấm lim xanh ngâm rượu và công dụng bất ngờ sức khỏe sinh lực
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bệnh vảy nến có tự khỏi không? Bác sĩ chuyên khoa tư vấn
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm da cơ địa đối xứng: Nguyên nhân và chữa trị hiệu quả
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Chứng khát nước liên tục là do đâu? Cách điều trị hiệu quả là gì?
- TIN TỨC UNG THƯ Tổng quan vệ bệnh ung thư mũi xoang và cách điều trị