Nhận diện triệu chứng sớm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để điều trị hiệu quả
Nhận biết được các yếu tố nguy cơ và triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là chìa khóa chính giúp điều trị bệnh hiệu quả. Từ đó, tiên lượng của người bệnh cũng được cải thiện đáng kể.
Nhận biết được các yếu tố nguy cơ và triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là chìa khóa chính giúp điều trị bệnh hiệu quả. Từ đó, tiên lượng của người bệnh cũng được cải thiện đáng kể.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một căn bệnh tiến triển dần theo thời gian và có thể đe dọa đến tính mạng. Tại Việt Nam, các ca bệnh COPD chiếm 7,1% dân số nam và 1,9% dân số nữ trong độ tuổi trên 40.
Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do hút thuốc lá, thuốc lào (kể cả chủ động và thụ động), môi trường ô nhiễm. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá và già hóa dân số hiện nay cùng với sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới. Đến năm 2030, ước tính sẽ có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do có liên quan đến căn bệnh này.
Để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, nhận biết được các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cùng với yếu tố nguy cơ là điều quan trọng nhất.
4 triệu chứng sớm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Ở giai đoạn đầu, căn bệnh này thường không gây ra nhiều triệu chứng đáng chú ý nên người bệnh dễ lờ đi, không quan tâm đến. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người là khác nhau nhưng chúng sẽ luôn tiến triển nặng dần theo thời gian nếu không can thiệp điều trị.
Những triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đầu tiên xuất hiện thường là:
1. Ho dai dẳng, kéo dài
Một trong những triệu chứng sớm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là có những cơn ho dai dẳng hay mạn tính. Lúc đầu, người bệnh có thể chỉ ho ngắt quãng, sau đó ho kéo dài, hàng ngày. Cơn ho kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và xảy ra 2 năm liên tiếp.
Bình thường, ho là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể để phản ứng lại các tác nhân gây kích thích phổi. Tuy nhiên, khi triệu chứng ho diễn ra liên tục, không hết thì có khả năng là phổi của bạn đã gặp vấn đề.
2. Tăng tiết đờm, chất nhầy
Cơn ho ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường đi kèm với tình trạng khạc đờm, thường vào buổi sáng. Lý do là vì phổi có cơ chế tăng sản xuất chất nhầy để bẫy và giữ lại các chất kích thích bị hít vào phổi. Sau đó, ho như một phản ứng tự nhiên để “tống” các chất này ra bên ngoài.
Thế nhưng, khói thuốc lá và các chất độc hại khác (như khói, bụi hóa chất, chất gây ô nhiễm, khí thải …) có thể khiến lượng chất nhầy được sản xuất ra nhiều gấp 3 lần bình thường.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một căn bệnh tiến triển dần theo thời gian và có thể đe dọa đến tính mạng. Tại Việt Nam, các ca bệnh COPD chiếm 7,1% dân số nam và 1,9% dân số nữ trong độ tuổi trên 40.
Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do hút thuốc lá, thuốc lào (kể cả chủ động và thụ động), môi trường ô nhiễm. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá và già hóa dân số hiện nay cùng với sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới. Đến năm 2030, ước tính sẽ có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do có liên quan đến căn bệnh này.
Để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, nhận biết được các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cùng với yếu tố nguy cơ là điều quan trọng nhất.
4 triệu chứng sớm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Ở giai đoạn đầu, căn bệnh này thường không gây ra nhiều triệu chứng đáng chú ý nên người bệnh dễ lờ đi, không quan tâm đến. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người là khác nhau nhưng chúng sẽ luôn tiến triển nặng dần theo thời gian nếu không can thiệp điều trị.
Những triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đầu tiên xuất hiện thường là:
1. Ho dai dẳng, kéo dài
Một trong những triệu chứng sớm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là có những cơn ho dai dẳng hay mạn tính. Lúc đầu, người bệnh có thể chỉ ho ngắt quãng, sau đó ho kéo dài, hàng ngày. Cơn ho kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và xảy ra 2 năm liên tiếp.
Bình thường, ho là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể để phản ứng lại các tác nhân gây kích thích phổi. Tuy nhiên, khi triệu chứng ho diễn ra liên tục, không hết thì có khả năng là phổi của bạn đã gặp vấn đề.
2. Tăng tiết đờm, chất nhầy
Cơn ho ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường đi kèm với tình trạng khạc đờm, thường vào buổi sáng. Lý do là vì phổi có cơ chế tăng sản xuất chất nhầy để bẫy và giữ lại các chất kích thích bị hít vào phổi. Sau đó, ho như một phản ứng tự nhiên để “tống” các chất này ra bên ngoài.
Thế nhưng, khói thuốc lá và các chất độc hại khác (như khói, bụi hóa chất, chất gây ô nhiễm, khí thải …) có thể khiến lượng chất nhầy được sản xuất ra nhiều gấp 3 lần bình thường.
3. Khó thở
Đường thở bắt đầu thu hẹp lại khiến người bệnh có cảm giác khó thở. Lúc đầu, triệu chứng này có thể chỉ xảy ra sau khi tập thể dục hay hoạt động gắng sức, sau đó tiến triển nặng dần theo thời gian. Người bệnh phải cố gắng để thở, cảm thấy khó thở, nặng ngực, cảm giác như bị hụt hơi, thở hổn hển, khò khè ngay cả khi nghỉ ngơi.
4. Mệt mỏi
Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường hay cảm thấy mệt mỏi, uể oải hơn so với trước đây. Nguyên do là vì họ cần gắng sức hơn để thở, dẫn đến tiêu hao năng lượng khiến dễ cảm thấy mệt mỏi hơn.
Bệnh càng tiến triển, phổi bị tổn thương càng nhiều thì các triệu chứng sẽ càng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Ví dụ, ho kèm theo đờm mủ là một dấu hiệu cho thấy tình trạng bội nhiễm ở đợt cấp COPD.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này gồm:
- Độ tuổi trung niên, trên 40 tuổi
- Hút thuốc lá, thuốc lào (bao gồm cả chủ động và bị động)
- Có tiền sử nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn, lao phổi hay tăng tính phản ứng đường thở (hen suyễn hoặc viêm phế quản co thắt)
- Tiếp xúc với khói bụi, hơi hóa chất thời gian dài do nghề nghiệp
- Tiếp xúc với khói từ chất đốt (trong nấu ăn, sưởi ấm) hay ô nhiễm không khí
- Liên quan yếu tố di truyền thiếu alpha-1-trypsin (ít gặp)
Trong đó, tác nhân chính làm tăng khả năng bị COPD là hút thuốc. Có đến 75% người bệnh đang hoặc đã từng hút thuốc lá. Nếu người thân trong gia đình mắc phải căn bệnh này thì xu hướng phát bệnh cũng cao hơn khi bạn có hút thuốc.
Lợi ích khi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sớm
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một căn bệnh không t
hể chữa khỏi hoàn toàn, gây ra các tổn thương không thể hồi phục ở đường hô hấp. Tuy vậy, thuốc điều trị và các biện pháp hỗ trợ có thể giảm nhẹ triệu chứng, tăng khả năng vận động và cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ tử vong. Đặc biệt, kết quả điều trị sẽ tốt nhất khi người bệnh được chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời.
3. Khó thở
Đường thở bắt đầu thu hẹp lại khiến người bệnh có cảm giác khó thở. Lúc đầu, triệu chứng này có thể chỉ xảy ra sau khi tập thể dục hay hoạt động gắng sức, sau đó tiến triển nặng dần theo thời gian. Người bệnh phải cố gắng để thở, cảm thấy khó thở, nặng ngực, cảm giác như bị hụt hơi, thở hổn hển, khò khè ngay cả khi nghỉ ngơi.
4. Mệt mỏi
Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường hay cảm thấy mệt mỏi, uể oải hơn so với trước đây. Nguyên do là vì họ cần gắng sức hơn để thở, dẫn đến tiêu hao năng lượng khiến dễ cảm thấy mệt mỏi hơn.
Bệnh càng tiến triển, phổi bị tổn thương càng nhiều thì các triệu chứng sẽ càng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Ví dụ, ho kèm theo đờm mủ là một dấu hiệu cho thấy tình trạng bội nhiễm ở đợt cấp COPD.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này gồm:
- Độ tuổi trung niên, trên 40 tuổi
- Hút thuốc lá, thuốc lào (bao gồm cả chủ động và bị động)
- Có tiền sử nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn, lao phổi hay tăng tính phản ứng đường thở (hen suyễn hoặc viêm phế quản co thắt)
- Tiếp xúc với khói bụi, hơi hóa chất thời gian dài do nghề nghiệp
- Tiếp xúc với khói từ chất đốt (trong nấu ăn, sưởi ấm) hay ô nhiễm không khí
- Liên quan yếu tố di truyền thiếu alpha-1-trypsin (ít gặp)
Trong đó, tác nhân chính làm tăng khả năng bị COPD là hút thuốc. Có đến 75% người bệnh đang hoặc đã từng hút thuốc lá. Nếu người thân trong gia đình mắc phải căn bệnh này thì xu hướng phát bệnh cũng cao hơn khi bạn có hút thuốc.
Lợi ích khi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sớm
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một căn bệnh không t
hể chữa khỏi hoàn toàn, gây ra các tổn thương không thể hồi phục ở đường hô hấp. Tuy vậy, thuốc điều trị và các biện pháp hỗ trợ có thể giảm nhẹ triệu chứng, tăng khả năng vận động và cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ tử vong. Đặc biệt, kết quả điều trị sẽ tốt nhất khi người bệnh được chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh ít khi phải nhập viện hay gặp biến chứng nghiêm trọng gây tử vong nên mục tiêu điều trị thường tập trung vào:
- Làm giảm các triệu chứng
- Làm chậm tiến triển bệnh
- Giảm thiểu nguy cơ đợt cấp và các vấn đề về tim mạch, ung thư phổi
Đợt cấp COPD là tình trạng bùng phát một loạt các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng hơn. Mỗi người bệnh có thể trải qua những đợt cấp khác nhau, thế nhưng dấu hiệu cảnh báo thường là cảm thấy rất khó thở. Đợt cấp có thể kéo dài nhiều ngày hay có khi là vài tuần, thậm chí khiến người bệnh phải nhập viện.
Điều quan trọng nhất là người bệnh phải ngừng hút thuốc lá càng sớm càng tốt để làm chậm tiến triển bệnh. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy việc điều trị bằng thuốc giãn phế quản ngay từ giai đoạn đầu sẽ hạn chế suy giảm chức năng phổi và cải thiện tình trạng sức khỏe nói chung.
Khi nào bạn cần đăng ký khám tầm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có một vài dấu hiệu dưới đây, nhất là khi trên 40 tuổi, hãy suy nghĩ đến khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
- Ho vài lần trong ngày
- Ho có đờm
- Khó thở
- Đã hoặc đang hút thuốc lá
Để chắc chắn bạn có mắc COPD không, hãy làm kiểm tra các dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở phía trên.
Lưu ý, vì bệnh hay gặp ở những người trung niên, từ 40 tuổi trở lên nên thường hạn chế về việc tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn. Do đó, nếu bạn nhận thấy người thân trong gia đình có nguy cơ và triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được đề cập ở trên, hãy cùng họ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nội dung được thực hiện bởi Hội Hô Hấp Việt Nam với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Novartis Việt Nam.
VN2011135436
Ở giai đoạn đầu, người bệnh ít khi phải nhập viện hay gặp biến chứng nghiêm trọng gây tử vong nên mục tiêu điều trị thường tập trung vào:
- Làm giảm các triệu chứng
- Làm chậm tiến triển bệnh
- Giảm thiểu nguy cơ đợt cấp và các vấn đề về tim mạch, ung thư phổi
Đợt cấp COPD là tình trạng bùng phát một loạt các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng hơn. Mỗi người bệnh có thể trải qua những đợt cấp khác nhau, thế nhưng dấu hiệu cảnh báo thường là cảm thấy rất khó thở. Đợt cấp có thể kéo dài nhiều ngày hay có khi là vài tuần, thậm chí khiến người bệnh phải nhập viện.
Điều quan trọng nhất là người bệnh phải ngừng hút thuốc lá càng sớm càng tốt để làm chậm tiến triển bệnh. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy việc điều trị bằng thuốc giãn phế quản ngay từ giai đoạn đầu sẽ hạn chế suy giảm chức năng phổi và cải thiện tình trạng sức khỏe nói chung.
Khi nào bạn cần đăng ký khám tầm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có một vài dấu hiệu dưới đây, nhất là khi trên 40 tuổi, hãy suy nghĩ đến khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
- Ho vài lần trong ngày
- Ho có đờm
- Khó thở
- Đã hoặc đang hút thuốc lá
Để chắc chắn bạn có mắc COPD không, hãy làm kiểm tra các dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở phía trên.
Lưu ý, vì bệnh hay gặp ở những người trung niên, từ 40 tuổi trở lên nên thường hạn chế về việc tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn. Do đó, nếu bạn nhận thấy người thân trong gia đình có nguy cơ và triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được đề cập ở trên, hãy cùng họ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nội dung được thực hiện bởi Hội Hô Hấp Việt Nam với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Novartis Việt Nam.
VN2011135436
Xem thêm: 5 giai đoạn phát triển bệnh về gan mà bạn nên biết
Tin mới nhất
- Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? Phác đồ nào tốt nhất?
- Sự thật về nước uống ion kiềm trên thị trường: Tác dụng và nhận biết
- Sự tiến triển bệnh tiểu đường type 2: Bạn cần biết những gì?
- Chỉ sau 2 tháng điều trị thành công xung huyết hang vị dạ dày nhờ Sơ can Bình vị tán khi Tây y phải bó tay
- Uống nước lá sen có công dụng gì? Uống thế nào đúng cách?
- Bà bầu ăn bạch tuộc được không và những lưu ý dành cho mẹ
- Insulin dạng hít – Những điều bạn cần biết về phương pháp điều trị này
- Chữa Đau Dạ Dày Ở Bệnh Viện Nào Tốt [Cập Nhật Chi Tiết 2019]
- Đau Thượng Vị [2019] Triệu Chứng Cách Chữa Chi Tiết A-Z
- CÁC SẢN PHẨM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG