Định lượng glucose sau khi ăn
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn (PPG)
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn (PPG)
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn là gì?
Xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn là một xét nghiệm được dùng để đo lượng đường sau khi bạn ăn. Nồng độ đường sau ăn của bạn sẽ phụ thuộc vào bạn ăn cái gì. Ví dụ như nếu bữa ăn của bạn có quá nhiều tinh bột, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng cao rất nhanh và sau đó giảm nhanh. Nếu bữa ăn của bạn giàu đạm hoặc chất béo, lượng đường sẽ cao lên chậm hơn nhưng sẽ ở mức độ cao trong khoảng thời gian lâu hơn.
Đây không phải là xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, mà chỉ có tác dụng xem thử liều thuốc insulin được dùng cho bạn đã phù hợp chưa.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn?
Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm nếu bạn mắc tiểu đường hay những rối loạn khác liên quan đến insulin, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng như:
- Tiểu nhiều
- Khát nước thường xuyên
- Giảm thị lực
- Mệt mỏi
- Nhiễm trùng tái phát
- Vết thương lâu lành.
Nếu bạn đang mang thai, xét nghiệm này có thể dùng để tầm soát tiểu đường thai kỳ. Điều trị sớm tiểu đường thai kỳ sẽ giảm biến chứng cho bạn và con bạn.
Xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn là gì?
Xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn là một xét nghiệm được dùng để đo lượng đường sau khi bạn ăn. Nồng độ đường sau ăn của bạn sẽ phụ thuộc vào bạn ăn cái gì. Ví dụ như nếu bữa ăn của bạn có quá nhiều tinh bột, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng cao rất nhanh và sau đó giảm nhanh. Nếu bữa ăn của bạn giàu đạm hoặc chất béo, lượng đường sẽ cao lên chậm hơn nhưng sẽ ở mức độ cao trong khoảng thời gian lâu hơn.
Đây không phải là xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, mà chỉ có tác dụng xem thử liều thuốc insulin được dùng cho bạn đã phù hợp chưa.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn?
Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm nếu bạn mắc tiểu đường hay những rối loạn khác liên quan đến insulin, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng như:
- Tiểu nhiều
- Khát nước thường xuyên
- Giảm thị lực
- Mệt mỏi
- Nhiễm trùng tái phát
- Vết thương lâu lành.
Nếu bạn đang mang thai, xét nghiệm này có thể dùng để tầm soát tiểu đường thai kỳ. Điều trị sớm tiểu đường thai kỳ sẽ giảm biến chứng cho bạn và con bạn.
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn?
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn?
Bạn nên nhớ một số nguyên nhân sau đây có thể làm sai lệch xét nghiệm đường huyết:
♦ Căng thẳng về thể chất và thần kinh (ví dụ như gây mê, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim) có thể làm tăng nồng độ glucose huyết thanh.
♦ Hầu hết các dịch truyền tĩnh mạch chứa dextrose, mà dextrose nhanh chóng chuyển đổi thành glucose. Vì vậy, hầu hết các bệnh nhân được truyền tĩnh mạch chất lỏng sẽ có sự gia tăng nồng độ glucose.
♦ Những thuốc có thể gây tăng nồng độ đường bao gồm thuốc chống trầm cảm (tricyclics), thuốc chống loạn thần, thuốc chẹn beta adrenergic, corticosteroid, cyclosporine, dextrose tiêm truyền tĩnh mạch, dextrothyroxine, diazoxide, lợi tiểu, epinephrine, estrogen, glucagon, isoniazid, lithium, niacin, phenothiazin, phenytoin, salicylat (ngộ độc cấp tính) và triamterene.
♦ Những thuốc có thể gây ra giảm nồng độ đường bao gồm acetaminophen, rượu, thuốc ức chế alpha-glucosidase, steroid đồng hóa, biguanide, clofibrate, disopyramide, gemfibrozil, mimetics incretin, insulin, meglitinides, thuốc ức chế monoamine oxidase, pentamidine, propranolol, sulfonylurea và thiazolidinedione.
♦ Nếu bệnh nhân không thể ăn toàn bộ bữa ăn thử nghiệm hoặc ói mửa một số hoặc tất cả các bữa ăn, nồng độ sẽ bị giảm, làm xét nghiệm bị sai lệch.
♦ Trước khi tiến hành xét nghiệm này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Bạn nên nhớ một số nguyên nhân sau đây có thể làm sai lệch xét nghiệm đường huyết:
♦ Căng thẳng về thể chất và thần kinh (ví dụ như gây mê, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim) có thể làm tăng nồng độ glucose huyết thanh.
♦ Hầu hết các dịch truyền tĩnh mạch chứa dextrose, mà dextrose nhanh chóng chuyển đổi thành glucose. Vì vậy, hầu hết các bệnh nhân được truyền tĩnh mạch chất lỏng sẽ có sự gia tăng nồng độ glucose.
♦ Những thuốc có thể gây tăng nồng độ đường bao gồm thuốc chống trầm cảm (tricyclics), thuốc chống loạn thần, thuốc chẹn beta adrenergic, corticosteroid, cyclosporine, dextrose tiêm truyền tĩnh mạch, dextrothyroxine, diazoxide, lợi tiểu, epinephrine, estrogen, glucagon, isoniazid, lithium, niacin, phenothiazin, phenytoin, salicylat (ngộ độc cấp tính) và triamterene.
♦ Những thuốc có thể gây ra giảm nồng độ đường bao gồm acetaminophen, rượu, thuốc ức chế alpha-glucosidase, steroid đồng hóa, biguanide, clofibrate, disopyramide, gemfibrozil, mimetics incretin, insulin, meglitinides, thuốc ức chế monoamine oxidase, pentamidine, propranolol, sulfonylurea và thiazolidinedione.
♦ Nếu bệnh nhân không thể ăn toàn bộ bữa ăn thử nghiệm hoặc ói mửa một số hoặc tất cả các bữa ăn, nồng độ sẽ bị giảm, làm xét nghiệm bị sai lệch.
♦ Trước khi tiến hành xét nghiệm này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn?
Bác sĩ sẽ giải thích rõ quy trình với bạn.Việc có nhịn ăn hay không trước khi xét nghiệm phụ thuộc vào kỹ thuật và quy trình xét nghiệm. Vì vậy bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn?
Bác sĩ sẽ giải thích rõ quy trình với bạn.Việc có nhịn ăn hay không trước khi xét nghiệm phụ thuộc vào kỹ thuật và quy trình xét nghiệm. Vì vậy bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Ngày đi lấy máu xét nghiệm, bạn nên mặc áo thun tay ngắn để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu.
Quy trình thực hiện xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn như thế nào?
Đối với xét nghiệm glucose sau ăn 2 tiếng, bạn sẽ được hướng dẫn ăn hết một bữa ăn (ít nhất 75g carbohydrate) và sau đó không ăn gì thêm cho đến khi lấy máu.
Đối với theo dõi glucose 1 giờ tầm soát tiểu đường thai kỳ, bác sĩ cho bạn uống 50g glucose đường uống.
Bạn không nên hút thuốc trong thời gian xét nghiệm. Hút thuốc có thể làm tăng nồng độ glucose.
Bạn nên nghỉ ngơi trong vòng 1 đến 2 tiếng.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn?
Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau khi lấy máu. Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ cho bạn biết thời gian lấy kết quả cũng như hẹn tư vấn chẩn đoán nếu cần thiết.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Ngày đi lấy máu xét nghiệm, bạn nên mặc áo thun tay ngắn để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu.
Quy trình thực hiện xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn như thế nào?
Đối với xét nghiệm glucose sau ăn 2 tiếng, bạn sẽ được hướng dẫn ăn hết một bữa ăn (ít nhất 75g carbohydrate) và sau đó không ăn gì thêm cho đến khi lấy máu.
Đối với theo dõi glucose 1 giờ tầm soát tiểu đường thai kỳ, bác sĩ cho bạn uống 50g glucose đường uống.
Bạn không nên hút thuốc trong thời gian xét nghiệm. Hút thuốc có thể làm tăng nồng độ glucose.
Bạn nên nghỉ ngơi trong vòng 1 đến 2 tiếng.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn?
Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau khi lấy máu. Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ cho bạn biết thời gian lấy kết quả cũng như hẹn tư vấn chẩn đoán nếu cần thiết.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường
Xét nghiệm đường sau ăn 2 giờ:
- 0-50 tuổi: < 140 mg/dl hoặc < 7,8 mmol (đơn vị SI)
- 50-60 tuổi: < 150 mg/dl
- 60 tuổi trở lên: < 160 mg/dl
- Xét nghiệm theo dõi glucose 1 giờ cho bệnh tiểu đường thai kỳ < 140 mg/dL
Kết quả bất thường
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường
Xét nghiệm đường sau ăn 2 giờ:
- 0-50 tuổi: < 140 mg/dl hoặc < 7,8 mmol (đơn vị SI)
- 50-60 tuổi: < 150 mg/dl
- 60 tuổi trở lên: < 160 mg/dl
- Xét nghiệm theo dõi glucose 1 giờ cho bệnh tiểu đường thai kỳ < 140 mg/dL
Kết quả bất thường
Nồng độ tăng có thể là do:
- Bệnh tiểu đường
- Tiểu đường thai kỳ
- Suy dinh dưỡng
- Cường giáp
- Phản ứng stress cấp tính
- Hội chứng Cushing
- U tế bào ưa crôm
- Suy thận mãn tính
- U tiết glucagon
- Điều trị lợi tiểu
- Điều trị corticosteroid
- Bệnh to đầu chi
- Gan to.
Nồng độ giảm có thể là do:
- U tiết insulin
- Suy giáp
- Suy tuyến yên
- Bệnh Addison
- Sử dụng insulin quá liều
- Kém hấp thu hoặc kém tiêu hóa.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Nồng độ tăng có thể là do:
- Bệnh tiểu đường
- Tiểu đường thai kỳ
- Suy dinh dưỡng
- Cường giáp
- Phản ứng stress cấp tính
- Hội chứng Cushing
- U tế bào ưa crôm
- Suy thận mãn tính
- U tiết glucagon
- Điều trị lợi tiểu
- Điều trị corticosteroid
- Bệnh to đầu chi
- Gan to.
Nồng độ giảm có thể là do:
- U tiết insulin
- Suy giáp
- Suy tuyến yên
- Bệnh Addison
- Sử dụng insulin quá liều
- Kém hấp thu hoặc kém tiêu hóa.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới
Tin mới nhất
- Các thực phẩm chữa rối loạn cương dương tốt nhất cho nam giới
- 30 phút đạp xe mỗi ngày giúp bạn sống thọ hơn 5 năm!
- 10 lợi ích của đậu thận đối với sức khỏe bà bầu
- Ung thư vú có chữa được không?
- Top Điều Cần Biết Về Đông Trùng Hạ Thảo Thương Hiệu Anh Phương
- Ung thư phổi có di truyền không? Hãy khám phá sự thật!
- Nấm lim xanh cổ truyền và hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư
- Nhiễm ký sinh trùng đường ruột qua thức ăn
- Cách chế biến nấm lim rừng và uống nấm lim bao lâu có hiệu quả
- Cách chữa bệnh dạ dày bằng quả sung mang lại hiệu quả bất ngờ
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Clomiphene: Thuốc hỗ trợ sinh sản dành cho các chị em
- TIN TỨC UNG THƯ 9 bí mật về thủ dâm bạn thắc mắc nhưng không dám hỏi
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị bệnh
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Biến chứng bệnh tiểu đường: đau và loét chân