Nấm Ngọc Cẩu: Dược tính, tác dụng chữa bệnh và cách dùng
Thời gian gần đây, nấm Ngọc Cẩu trở thành vị thuốc quý được nhiều đối tượng săn lùng với hy vọng lấy lại bản lĩnh chốn phòng the. Chưa hết, nấm còn có công dụng tuyệt vời trong nhiều trường hợp bệnh lý. Thực hư dược tính của loài nấm dược liệu này như thế nào? Công dụng và cách chữa bệnh bằng Ngọc Cẩu như thế nào? Theo dõi bài viết để tìm được lời giải đáp tận tình!
Thông tin chung về nấm Ngọc Cẩu
Ngọc Cẩu là nấm dược liệu khá quen thuộc trong nhiều bài thuốc lưu truyền. Nấm còn được gọi với cái tên dân giã là củ pín, củ gió đất, tỏa dương… Dù được gọi là nấm nhưng thực chất Ngọc Cẩu vốn dĩ không được xếp trong danh sách họ nhà nấm. Ngọc Cẩu là cây phát triển bằng cách ký sinh trên rễ của các loại cây cổ thụ trong rừng. Tên gọi nấm bởi thực vật mọc chồi lên mặt đất và có hình dạng tương tự nấm.
Nấm Ngọc Cẩu là dược liệu quen thuộc của người dân Việt
Thảo dược Ngọc Cẩu trông giống các loài nấm. Thực vật này không có lá, thân màu đỏ sẫm. Hoa Ngọc Cẩu được bọc bằng mo nhỏ màu tím có mùi hôi khó chịu đặc trưng. Ngọc Cẩu trồi lên khỏi mặt đất và mọc thành từng đám nhỏ chứ không phát triển đơn lẻ.
Phân loại nấm Ngọc Cẩu
Nấm Ngọc Cẩu được phân thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm nhận dạng hoặc màu sắc của ruột nấm. Dưới đây là các loại Ngọc Cẩu được tìm thấy phổ biến nhất:
Có nhiều cách phân loại dược liệu Ngọc Cẩu
Phân loại dược liệu Ngọc Cẩu theo hình dáng sinh trưởng
Nấm Ngọc Cẩu được chia thành hai loại chính là Ngọc Cẩu đực và Ngọc Cẩu cái. Dựa vào những đặc điểm sinh trưởng này chúng ta có thể phân biệt dễ dàng:
- Ngọc Cẩu đực: Phát triển với chiều cao từ 10 đến 15 cm. Cụm hoa li ti được bao bọc bởi mo tím sẫm. Mùi hương Ngọc Cẩu đực thơm dịu và dễ ngửi thấy hơn Ngọc Cẩu cái.
- Ngọc Cẩu cái: Chiều cao phát triển chỉ 2 – 3 cm. Phần thân Ngọc Cẩu có chứa lượng chất xơ ít hơn Ngọc Cẩu đực.
Phân loại dược liệu Ngọc Cẩu theo màu sắc của ruột nấm
Phân loại theo màu sắc ruột nấm, dược liệu Ngọc Cẩu được chia làm hai loại. Cụ thể như sau:
- Ngọc Cẩu ruột vàng có mùi thơm nhẹ
- Ngọc Cẩu ruột đỏ sẫm, tím có đường kính ruột nhỏ hơn Ngọc Cẩu ruột vàng.
Nấm Ngọc Cẩu được tìm thấy nhiều ở đâu?
Dược liệu Ngọc Cẩu phát triển tốt ở điều kiện rừng rậm có độ ẩm cao. Nhất là dưới bóng cây trên rừng cao trên 1500 mét. Ở Việt Nam, nấm Ngọc Cẩu được phát hiện mọc nhiều ở địa bàn vùng núi phía bắc như Cao Bằng, Tam Đảo, Ba Vì, Sa Pa, Lào Cai…
Thu hoạch và sơ chế nấm Ngọc Cẩu vào mùa nào trong năm?
Thời điểm thu hoạch nấm Ngọc Cẩu tốt nhất là vào mùa khô từ tháng 9 đến tháng 12 mỗi năm. Khoảng thời gian này là lúc Ngọc Cẩu đạt kích thước tốt nhất và tinh chất có trong nấm không bị phai nhạt như mùa mưa. Những cây nấm đạt đủ kích thước sẽ được người dân hái về làm thuốc. Một số cây nấm còn lại sẽ lụi tàn và chìm xuống dưới lòng đất trước khi sinh sôi trở lại vào năm sau.
Thu hái Ngọc Cẩu mùa nào tốt nhất?
Sau khi được thu hoạch, dược liệu Ngọc Cẩu được ngâm nước và rửa sạch đất bẩn. Sau đó, nấm được dùng tươi hoặc cát lát mỏng sấy khô để làm thuốc. Với Ngọc Cẩu khô, người sơ chế chỉ cần cắt lát theo chiều dọc và phơi trong bóng râm để tránh làm thất thoát dược tính của nấm.
Dược tính của nấm Ngọc Cẩu đối với sức khỏe
Nấm Ngọc Cẩu là dược liệu quen thuộc của Đông y cổ truyền. Loại thảo dược có công dụng tuyệt vời trong chữa trị yếu sinh lý nam, bổ dương thận, tăng cường lưu thông máu… Bên cạnh đó, Y khoa hiện đại cũng đã phân tích và phát hiện nấm Ngọc Cẩu chứa nhiều thành phần quý giá tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, hàm lượng Testosterone tự nhiên có trong dược liệu giúp nam giới thoát khỏi các bệnh sinh lý.
Dược tính Ngọc Cẩu có lợi cho sức khỏe nam nữ
Công dụng của nấm Ngọc Cẩu là gì?
Nấm Ngọc Cẩu từ lâu đời đã được người dân tộc thiểu số Dao đỏ tìm thấy và dùng như một loại tiên dược cho phái mạnh. Đồng thời, Ngọc Cẩu là vị thuốc khắc phục đau nhức xương khớp, đau mỏi lưng, gối rất linh nghiệm. Những bệnh lý xuất tinh sớm, mộng tinh, di tinh, rối loạn cương dương được đẩy lùi và khỏi hẳn sau thời gian dùng nấm Ngọc Cẩu.
Ngọc Cẩu là vị thuốc tuyệt vời cho phái mạnh
Theo nghiên cứu của Đông y, Ngọc Cẩu có tính ôn, vị chát, khi đi vào thận, tỳ giúp cường dương, bổ thận, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh. Còn với y học hiện đại, dưỡng chất có tên NO được phát hiện trong nấm Ngọc Cẩu có khả năng làm giãn tĩnh mạch ở “cậu bé”. Nhờ vậy mà khả năng lưu thông máu đến “cậu bé” tốt hơn, thời gian lâm trận được kéo dài.
Ngoài những tác dụng tuyệt vời cho sinh lý nam, Ngọc Cẩu còn mang đến hiệu quả bất ngờ cho phái đẹp. Nấm Ngọc Cẩu rất tốt trong việc làm mờ vết nám, đồi mồi và lấy lại sức khỏe nhanh chóng sau sinh. Lý do là bởi trong nấm có thành phần kích thích sản sinh Estrogen – nội tiết tố cho cơ thể nữ.
Mách bạn 4 bài thuốc chữa yếu sinh lý bằng nấm Ngọc Cẩu
Nam giới lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười yếu sinh lý thường rất ái ngại trong chuyện chăn gối. Bạn tình không được thỏa mãn gây rạn nứt tình cảm, hạnh phúc gia đình. Tin vui cho phái mạnh gặp trường hợp chưa đi đến chợ đã hết tiền, có nhiều bài thuốc được bào chế từ dược liệu Ngọc Cẩu.
Bỏ túi 4 bài thuốc từ dược liệu Ngọc Cẩu
Bài thuốc chữa liệt dương bằng Ngọc Cẩu
Liệt dương là tình trạng cậu nhỏ không thể cương cứng hoặc cương cứng trong thời gian ngắn ngủi. Dược liệu Ngọc Cẩu bổ sung testosterone và các axit amin giúp tăng cường khả năng cương cứng của cậu nhỏ.
Chuẩn bị:
- Ngọc Cẩu 5g;
- Nhục Thung Dung 5g;
- Thịt dê tươi 50g;
- Bột mì 200g.
Cách làm:
- Ngọc Cẩu và Nhục Thung Dung cho vào nồi và sắc chung rồi lấy nước cốt để trộn bột mì.
- Dùng bột mì đã trộn cán nhỏ rồi cắt thành sợi mì.
- Nấu mì cùng thịt dê tươi để ăn mỗi ngày, nam giới sẽ cải thiện khả năng cương cứng của cậu nhỏ.
Rượu Ngọc Cẩu chữa yếu sinh lý
Rượu Ngọc Cẩu là phương án dễ dàng để nam nhân sớm lấy lại tự tin trước bóng hồng của mình. Chỉ bằng vài bước đơn giản, bạn đã có ngay món rượu thần thánh:
Chuẩn bị:
- Ngọc Cẩu tươi 1kg;
- Mật ong nguyên chất 200ml;
- Rượu nếp 4 lít;
- Bình thủy tinh sạch.
Cách làm:
- Nấm tươi được sơ chế để loại sạch bùn đất.
- Dùng dao cắt lát mỏng rồi cho dược liệu vào bình.
- Đổ rượu nếp, mật ong vào ngập phần dược liệu trong bình.
Bài thuốc chữa xuất tinh sớm
Sẽ ra sao nếu bạn vừa xung trận đã bị “hạ gục”? Xuất tinh sớm khiến bạn tình mất hứng, tụt cảm xúc. Hãy áp dụng bài thuốc từ dược liệu Ngọc Cẩu để cải thiện sức khỏe chăn gối.
Chuẩn bị:
- Ngọc Cẩu 20g;
- Địa Hoàng Tháng 30g;
- Đỗ Trọng 30g;
- Táo Tàu 8 quả;
- Gừng tươi 15g;
- Đuôi lợn 150-200g.
Cách làm:
- Đuôi lợn làm sạch lông, chặt thành khúc nhỏ vừa miệng.
- Gừng tươi đem rửa sạch, giã nát.
- Bỏ toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị và sơ chế vào nồi hầm trong vòng 2 tiếng.
- Nêm thêm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp khi đuôi lợn đã mềm.
Bài thuốc bổ thận, chữa tinh trùng yếu
Tinh trùng yếu ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ thai và phát triển của thai. Nếu rơi vào tình cảnh này, nam giới hãy áp dụng ngay công thức sau đây:
Nấm Ngọc Cẩu nấu với thận lợn bổ dưỡng
Chuẩn bị:
- 2 quả thận lợn;
- Gừng tươi và hành lá;
- Nấm Ngọc Cẩu khô hoặc tươi đều được.
Cách làm:
- Thận lợn được xẻ dọc, lược bỏ phần màng hôi bên trong.
- Gừng giã nát đổ thêm nước để rửa thận lợn cho sạch mùi hôi.
- Nấm ngọc câu tươi thái lát cho vào giữa thận lợn.
- Dùng hành lá cố định thận lợn để không làm dược liệu Ngọc Cẩu rơi vãi ra ngoài.
- Đem hấp cách thủy thận lợn và ăn nóng khi vừa chín mềm.
Dược liệu quý nấm Ngọc Cẩu có tác dụng phụ hay không?
Hiện tại, khoa học chưa phát hiện ra Ngọc Cẩu có chứa bất kỳ thành phần độc hại nào cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số đối tượng không nên dùng dược liệu này gồm có:
- Bệnh nhân mắc huyết áp cao.
- Bệnh nhân rối loạn tiêu hóa.
- Người chữa ung thư bằng cách xạ trị.
- Bệnh nhân từng dị ứng với nấm Ngọc Cẩu.
- Người có các bệnh lý liên quan đến gan, thận.
Nấm Ngọc Cẩu giá bao nhiêu? Làm cách nào để phân biệt nấm thật và giả?
Công dụng hiếm có khó tìm của nấm Ngọc Cẩu đã khiến thị trường dược liệu nhiễu loạn. Có rất nhiều địa chỉ bán dược liệu Ngọc Cẩu làm người mua khó lòng phân biệt thật giả. Mỗi cân nấm tươi bán với giá từ 200 đến 300 ngàn đồng. Nấm khô bán với giá 500 đến 700 ngàn đồng. Vì có giá bán cao ngất ngưởng nên nhiều đơn vị hám lợi đã trộn lẫn thuốc giả để bán. Vậy làm thế nào để phân biệt Ngọc Cẩu giả và thật?
Phân biệt Ngọc Cẩu thật và giả bằng cách nào?
Ngọc Cẩu được sơ chế bằng cách sấy khô nguyên cây hoặc thái lát mỏng phơi trong bóng râm. Dù sơ chế ra sao thì dược liệu vẫn giữ nguyên những tính chất sau đây:
- Mùi dược liệu thơm nhẹ, không có mùi hôi của ẩm mốc.
- Nấm màu nâu sẫm, không có đốm mốc.
- Nấm không bị vụn nát dù được lát mỏng phơi khô.
Mua phải Ngọc Cẩu giả không chỉ làm bạn thiệt hại kinh tế. Nấm giả còn ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người sử dụng. Vì thế, bạn hãy cẩn thận lựa chọn để tránh xa sản phẩm kém chất lượng:
- Mùi vị: Không có hương thơm, thậm chí có mùi ẩm mốc.
- Màu sắc: Nấm màu đen và có hiện tượng mốc trắng bám trên thuốc.
- Hình dạng: Nấm bị vụn nát, không còn nguyên lát cắt.
Đối với dược liệu Ngọc Cẩu tươi, người mua sẽ dễ dàng lựa chọn được sản phẩm chất lượng. Loại nấm đạt chuẩn có ruột màu tím sẫm. Nấm còn nguyên vẹn không bị dập nát và thối. Ông bà ta thường khuyên nên dùng nấm đực vì loại nấm này có dược tính mạnh hơn nấm cái.
Hy vọng bài chia sẻ đã giúp bạn có được thông tin hữu ích về loại dược liệu thiên nhiên nấm Ngọc Cẩu. Hãy bỏ túi và áp dụng những bài thuốc “thần kỳ” để nam giới có được sức khỏe tốt nhất, tự tin lâm trận!
Xem thêm: Củ sâm đất: Hình hài xấu xí nhưng lợi ích tuyệt vời!
Tin mới nhất
- Công dụng của lá xạ đen trong điều trị bệnh. Cách dùng lá xạ đen
- VAI TRÒ BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA CÂY MƯỚP
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng như thế nào là đủ dưỡng chất?
- Đi tiểu rắt và buốt ở phụ nữ: Nguyên nhân & cách chữa trị
- Tác động của các phương pháp chữa trị ung thư vú
- Nong mạch vành: lợi ích, rủi ro và những điều bạn chưa biết
- Trị ngủ ngáy bằng tinh dầu thiên nhiên có hiệu quả không?
- 8 loại cây trong vườn giúp bạn xua đuổi muỗi tự nhiên
- Cách hầm chim bồ câu cho bà bầu với 5 món ăn bổ dưỡng dễ làm
- Thuốc Dạ Dày Mộc Hoa có tốt không? Cách dùng và lưu ý
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Đau khớp gối ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả cao
- TIN TỨC UNG THƯ Các thuốc tiểu đường thế hệ mới [Cập nhật 2020]
- TIN TỨC UNG THƯ Hội chứng tái dưỡng là gì? Những điều người ăn kiêng không nên bỏ qua
- TIN TỨC UNG THƯ Chuyên gia giải đáp: Ung thư đại tràng là gì mức độ nguy hiểm của bệnh