Hói đầu có chữa được không khi chủ yếu do di truyền?

Hói đầu là triệu chứng sinh lý phát sinh nhiều nguyên nhân, trong đó xuất phát chính từ cơ địa và tác động từ bên ngoài. Mái tóc thưa, mái đầu hói ảnh hưởng đến tự tin trong giao tiếp, điều này khiến nhiều người quan tâm tìm hiểu hỏi đầu có chữa được không. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin được chuyên gia nhận định để giải đáp khúc mắc về vấn đề này.

Tình trạng hói đầu chủ yếu xảy ra ở đối tượng nam giới

Hói đầu (alopecia, baldness) là tình trạng rụng tóc thành từng mảng trên da đầu. Rụng tóc là một bệnh tự miễn dịch, tương tự như các bệnh tự miễn khác khi các kháng thể tự tấn công vào chính chủ thể. Lúc này hệ miễn dịch tấn công các nang lông trên da đầu và gây viêm, dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều và rụng thành mảng gây hói.

Bệnh rụng tóc có di truyền không?

Theo nhận định của BS.CKII Nguyễn Thị Nhuần, nguyên Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện YHCT Trung ương cho biết: Hói di truyền là một vấn đề phức tạp. Nếu như trong gia đình có người thân. đặc biệt là bố hoặc mẹ bị rụng tóc, hói đầu thì con cái có nguy cơ hói rất cao trong tương lai. Ban đầu tóc sẽ rụng trong phạm vi những mảng nhỏ trên da đầu. đến khi số lượng tóc rụng khoảng 1/4 thì người đó bước vào giai đoạn hói đỉnh đầu.

Rụng tóc gây hòi đầu là bệnh tự miễn, và bệnh cũng được xếp vào dạng da liễu do sự suy yếu cùng lúc các nang tóc. Nhiều người có thể bị rụng tóc toàn đầu hoặc rụng lông toàn thân cũng là 1 dạng tự miễn không phổ biến.  Một nghiên cứu thống kê cho biết, có đến 20% số người mang gen rụng tóc từ người thân và bắt đầu rụng tóc từ năm 20 tuổi. Trong đó nam giới bị hói đầu thường là do lượng Dihydrotestosterone trong máu tồn tại ở mức rất cao.  Dihydrotestosterone là một hormone gây suy yếu tế bào mầm tóc, làm hại nang tóc và khiến tóc rụng nhiều.

Tuy nhiên chúng ta không thể đổ lỗi cho một gen đơn lẻ gây ra chứng hói đầu. Bởi thực tế, nguy cơ bị mất tóc của thường được xác định bởi một loạt các gen di truyền ở cả bố lẫn mẹ của bạn, cùng với sự tác động từ một số yếu tố môi trường. Trong đó có một số gen xác định chứng hói đầu ở nam giới có thể được thực hiện trên nhiễm sắc thể X của người mẹ. Vì thế nam giới có nguy cơ di truyền hói đầu cao hơn nữ giới do ảnh hưởng từ Dihydrotestosterone.

Gen rụng tóc di truyền tiềm ẩn nguy cơ hói đầu ở nam giới cao hơn nữ giới

Tuy nhiên không hẳn tất cả nam giới đều bị hói đầu do 100% di truyền. Vẫn có những người có bố bị hói đầu nhưng họ vẫn có mái tóc hoàn toàn khỏe mạnh. Bởi việc rụng tóc còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý. Không giống như nhiều người nghĩ, nam giới thậm chí phải đối mặt với stress nhiều hơn nữ giới. Họ thường không dễ rơi vào trầm cảm, nhưng những căng thẳng trong công việc sẽ làm cho thần kinh phải ứng phó bằng cơ chế tiết ra Dihydrotestosterone, khiến tóc rụng nhiều và thậm chí gây bạc tóc.

Ngoài ra, nam giới cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng từ lối sống như hút thuốc, rượu bia, thức khuya. Việc lạm dụng các chất này khiến tóc dễ rụng và tình trạng hói đầu đến sớm hơn

Nói tóm lại rụng tóc di truyền,  stress, rối loạn nội tiết hay những thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe đều là những yếu tố nguy cơ khiến tóc rụng, lâu dài dẫn đến hói đầu. Và nếu gia đình bạn có người bị hói đầu, điều này chỉ cho thấy nguy cơ di truyền ở bạn chứ chưa phải là nguyên nhân gây hói đầu duy nhất.

Nguyên nhân bệnh hói đầu?

Phụ nữ hay đàn ông đều có thể bị hói đầu nhưng ở nam giới thì tỷ lệ này cao hơn. Trong đó có nhiều nguyên nhân gây bệnh hói đầu, như đã đề cập ở trên. Bạn có thể bị rụng tóc kéo dài từ độ tuổi 10 và nang tóc không cho phép
tóc mọc lại, cho đến độ tuổi trung niên thì các dấu hiệu của hói mới bắt đầu hiện rõ. Cụ thể các tác nhân chính gây ra rụng tóc gồm có:

Stress 

Hormone có thể ảnh hưởng đến hoạt động mọc tóc của bạn, và tâm lý lại là yếu tố quyết định sự tăng giảm, hoặc hài hòa về hormone. Nếu như bạn căng thẳng nghiêm trọng thì cơ thể sẽ tự động sản sinh ra các hormone đặc biệt làm rối loạn quá trình luân chuyển máu. Dihydrotestosterone là một trong số những hormon ảnh hưởng xấu đến hoạt động mọc lông, tóc và móng, chúng thường tăng cao khi bạn bị stress và làm chậm quá trình phát triển của tóc gây nên rụng tóc hói đầu.

Nội tiết

Những ảnh hưởng của nội tiết quyết định mọi hoạt động của cơ thể, trong đó là hoạt động mọc tóc. Đối với nam giới tuổi trung niên, lượng Testosterone suy giảm sẽ khiến cơ thể tăng cường sản xuất Dihydrotestosterone gây rụng tóc nhiều . Ngoài ra phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh hoặc thời kỳ tiền mãn kinh, sau khi sinh con đều là những thời điểm mà nội tiết tố trong cơ thể làm thay đổi nhiều nhất. Sự mất cân bằng giữa Dihydrotestosterone và estrogen là nguyên nhân phát sinh hiện tượng rụng tóc nhiều trong thời gian này.

Phụ nữ bị rụng tóc chủ yếu do thay đổi nội tiết sau sinh nở

Hơn 80% những trường hợp rụng tóc, hói đầu sớm xảy ra do sự mất cân bằng Dihydrotestosterone và Testosterone trong cơ thể gây ra. Điều này cũng giải đáp nguyên nhân vì sao việc sử dụng các sản phẩm chức năng cung cấp vitamin, tinh chất trị rụng tóc, hói đều đều không mang lại kết quả như mong đợi.

Ảnh hưởng của thuốc 

Những loại thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh,… khi được dùng với liều lượng quá mức khiến cơ thể rối loạn nội tiết. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy khác liên quan đến tiêu hóa, da liễu, và rụng tóc nói chung. Trong đó xúc tác từ các loại thuốc chứa nhiều vitamin A, thuốc chữa bệnh gout, thuốc điều trị bệnh ung thư, hóa trị, xạ trị gây rụng tóc nhanh nhất và gây ra hói đầu.

Một số nguyên nhân gây hói đầu khác không phổ biến như thói quen bứt tóc, bệnh nấm da đầu diễn biến nặng, cũng có thể bị hói đầu dùng sai dầu gội. Ở nữ giới, lạm dụng thuốc tránh thai cũng có thể là tác nhân khiến tóc mỏng và yếu ớt hơn.

Bệnh rụng tóc hói đầu di truyền có chữa được không?

Theo BS. Nhuần, việc người bệnh bị rụng tóc hói đầu do di truyền vẫn có thể phòng tránh và điều trị cải thiện được. Tuy nhiên việc điều trị thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người bệnh, bởi nguyên nhân quyết định chủ yếu là do nội tiết của bản thân người bệnh. Trước tiên, cần có giải pháp ngăn chặn kịp thời các yếu tố làm ức chế sự tồn tại các nang tóc, từ đó mặc dù rụng tóc nhưng khả năng tóc mọc lại vẫn còn hi vọng. Điều trị rụng tóc nhằm mục đích ngăn chặn rụng tóc song song thúc đẩy mọc tóc trở lại, từ đó người bệnh mới không bị hói.

Trong trường hợp rụng tóc do bệnh lý nền gây ra, chỉ cần điều trị dứt điểm nguyên nhân đó là được. Với bệnh nhân rụng tóc do sử dụng thuốc điều trị, sau khi hết liệu trình dùng thuốc mới bắt đầu điều trị hỗ trợ mọc tóc. Bạn có thể hạn chế tình trạng hói đầu đến sớm bằng nguyên tắc cơ bản là cân bằng thần kinh nội tiết, bảo vệ và tăng trưởng hoạt động của tế bào mầm tóc. Từ nền tảng này mới ngăn ngừa được sự teo mỏng của nang tóc và sợi tóc. 

Hói đầu di truyền có thể phòng tránh và điều trị bằng nhiều phương pháp hiện đại

Song song sự tiến bộ của khoa học, công nghệ sinh học phân tử thì phương pháp điều trị rụng tóc gây hói đầu do di truyền bằng cách cấy tế bào mầm tóc. Phương pháp này đảm bảo cho sợi tóc phát triển khỏe, ngừa gãy rụng từ nền tảng cũ. Bằng cách khôi phục những tổn thương ở nang tóc và tái sinh các tế bào mầm tóc nhờ công thức CLI-α cho nam sẽ giúp hạn chế tăng sinh Dihydrotestosterone ở da đầu của nam giới. Phương pháp giúp bồi đắp sự thiếu hụt cho tóc, sau đó phục hồi những nang tóc bị teo mỏng, yếu ớt và giúp cho sợi tóc khỏe hơn.

Tuy nhiên, để chữa rụng tóc do di truyền thì song song với điều trị chuyên môn tác động vào tế bào mầm tóc thì bạn nên có chế độ sinh hoạt khoa học để điều hòa  nội tiết. Duy trì trạng thái tinh thần phấn chấn, lạc quan sẽ giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe và dày mượt.

Rụng tóc do gen di truyền cần điều trị trong thời gian lâu dài và đòi hỏi sự phối hợp chủ động của người bệnh. Ngoài ra những ảnh hưởng từ nội tiết, stress, căng thẳng kéo dài, dinh dưỡng thiếu hụt… cũng gây hại cho tế bào mầm tóc. Để điều trị rụng tóc, đầu tiên phải ngăn cản sự tăng sinh Dihydrotestosterone – nguyên nhân gây vô hiệu hóa chức năng của nang tóc. Các biện pháp điều trị rụng tóc do tác động từ bên ngoài bao gồ
m sử dụng thuốc và phẫu thuật:

  • Thuốc ức chế rụng tóc: Sử dụng minoxidil (dạng thuốc không kê đơn, dành cho cả nam và nữ) và finasteride (dạng thuốc kê đơn, dành cho nam), dutasteride (dùng cho nam), thuốc tránh thai đường uống và spironolactone (dành cho nữ).
  • Phương pháp phẫu thuật cấy tóc: được áp dụng với những bệnh nhân ở giai đoạn rụng tóc thành mảng và có yêu cầu cấy tóc.
  • Liệu pháp laser liều thấp: Phương pháp được thông qua Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration – FDA) Hoa Kỳ đưa vào điều trị, nhưng còn cần nhiều nghiên cứu về hiệu quả lâu dài.

Làm thế nào để ngăn ngừa rụng tóc hói đầu do di truyền?

Rụng tóc hói đầu do di truyền có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nếu trong gia đình có tiền sử hói đầu. Để hạn chế tình trạng rụng tóc hói đầu, bạn nên chủ động thay đổi lối sống tích cực, lành mạnh với nhiều phương pháp phòng trị rụng tóc kết hợp. Cụ thể là:

 Gội đầu và dưỡng tóc khoa học: Bạn cần chọn loại dầu gội phù hợp với cơ địa, nếu nhận thấy dấu hiệu dị ứng hoặc rụng tóc nhiều khi dùng dầu gội đó thì phải dừng lại ngay. Lưu ý rằng, khi sử dụng dầu gội đầu nên tránh để dầu gội đầu tiếp xúc trực tiếp với da dầu, trước đó bạn cần tạo bọt và phải gội thật sạch không để dầu gội còn sót lại trên đầu. Da đầu bết dính dễ khiến bụi bẩn bám vào làm tắc lỗ chân lông và ảnh hưởng đến nang tóc. Khi bạn gội đầu cũng nên massage tóc để kích thích lưu thông máu đến chân tóc thúc đẩy tóc nhanh mọc.

Chải đầu cũng phải đúng cách: Chải đầu đúng cách sẽ giúp kích thích chân tóc mọc nhanh,  thúc đẩy nuôi dưỡng các mầm tóc mới. Cách chải đầu đúng là bạn nên chải đầu theo hướng ngược lại với hướng tóc chứ không phải xuôi theo chiều rủ xuống của tóc. Khi chải tóc ở đỉnh đầu và tóc phía sau nên cúi đầu thấp đầu và chải từ chân tóc, điều này giúp bảo vệ chân tóc và không gây hư tóc, đồng thời kích thích da đầu làm tóc mọc nhanh và mịn hơn. 

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất:  Việc tăng cường nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể có đủ lượng máu tuần hoàn đến tóc cũng như da đầu. Trong chế độ ăn uống, bạn cần uống đủ nước, đảm bảo đủ dinh dưỡng, đồng thời bổ sung đầy đủ các loại vitamin và nguyên tố vi lượng. Nước chiếm đến 15 – 20% trọng lượng của tóc, và quyết định độ mềm, mịn của tóc. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung đầy đủ canxi, quan trọng là các sinh tố nhóm B, B5, H, lipid rất cần thiết cho hoạt động tái tạo da và tóc.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp bổ sung dưỡng chất cho nang tóc khỏe mạnh

Hạn chế chất hóa học tiếp xúc với tóc:  Thường xuyên nhuộm, duỗi hay uốn tóc khiến cho tóc dòn, dễ gãy và làm tăng gánh nặng cho tóc. Trong đó các loại thuốc uốn tóc có tính kiềm rất mạnh gây đóng vón chất protein và gây khô tóc. Đồng thời khi tạo kiểu tóc ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy tế bào tầng, chuyển màu tóc từ đen thành vàng, từ dày sang thưa, yếu, dễ gãy.

Hạn chế stress: Tâm lý có ảnh hưởng quan trọng đến sự điều chỉnh nội tiết. Do đó để ngăn chặn sản sinh thêm hormone gây hại đến tóc và nang tóc, bạn cần duy trì tâm lý thoải mái, vui vẻ để não bộ được thư giãn. Cần loại bỏ phiền muộn, ngủ đủ giấc, thường xuyên chơi thể thao để tạo thói quen và tinh thần tốt cũng góp phần làm cho mái tóc khỏe, đẹp hơn.

Bài viết đã giải đáp phần nào những thắc mắc xoay quanh vấn đề hói đầu di truyền có chữa được không. Để được giải đáp các thắc mắc chi tiết hơn, bạn có thể tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết liên quan: Bị rụng tóc nhiều là thiếu chất gì? Cách bổ sung

Xem thêm: Ngón chân hình búa

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!