Chứng nuốt đau: Nguyên nhân và cách điều trị
Chứng nuốt đau là tình trạng đau đớn khi nuốt thức ăn hoặc nước uống. Nuốt đau kéo dài có thể liên quan đến nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng.
Chứng nuốt đau là tình trạng đau đớn khi nuốt thức ăn hoặc nước uống. Nuốt đau kéo dài có thể liên quan đến nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết sau.
Chứng nuốt đau là gì?
Nuốt đau (odynophagia) là một thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng đau khi nuốt. Bạn có thể cảm nhận được tình trạng đau ở miệng, cổ họng hoặc thực quản xuất hiện khi ăn hoặc uống.
Nuốt đau có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, không có nguyên nhân cụ thể hay cách điều trị đặc hiệu nào được chỉ định riêng cho căn bệnh này.
Phân biệt chứng nuốt đau và chứng khó nuốt
Nuốt đau vẫn thường bị nhầm lẫn với chứng khó nuốt. So với chứng nuốt đau, khó nuốt xảy ra thường xuyên và phổ biến hơn ở người lớn tuổi.
Tương tự như chứng nuốt đau, khó nuốt cũng liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào vấn đề sức khỏe tiềm ẩn mà bạn đang mắc phải. Tình trạng khó nuốt có thể nghiêm trọng đến mức bạn không thể nuốt bất cứ thứ gì.
Chứng nuốt đau và khó nuốt có thể xảy ra đồng thời. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp khó khăn khi nuốt mà không cảm thấy đau. Trong trường hợp này, khả năng cao là bạn chỉ mắc chứng khó nuốt. Ngược lại, chứng nuốt đau chỉ gây ra cảm giác đau đớn chứ không gây khó khăn khi nuốt.
Nguyên nhân gây ra chứng nuốt đau
Chứng nuốt đau có thể liên quan đến một vấn đề nhỏ về sức khỏe, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường. Trong những trường hợp như vậy, tình trạng nuốt đau sẽ tự khỏi sau một thời gian.
Nuốt đau mãn tính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây ra chứng nuốt đau bao gồm:
Ung thư
Nuốt đau kéo dài có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh ung thư thực quản. Nguyên nhân gây đau là do các khối u phát triển bên trong thực quản của người bệnh. Ung thư thực quản thường xuất phát từ việc nghiện thuốc lá, rượu, chứng ợ nóng kéo dài hoặc do di truyền.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết sau.
Chứng nuốt đau là gì?
Nuốt đau (odynophagia) là một thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng đau khi nuốt. Bạn có thể cảm nhận được tình trạng đau ở miệng, cổ họng hoặc thực quản xuất hiện khi ăn hoặc uống.
Nuốt đau có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, không có nguyên nhân cụ thể hay cách điều trị đặc hiệu nào được chỉ định riêng cho căn bệnh này.
Phân biệt chứng nuốt đau và chứng khó nuốt
Nuốt đau vẫn thường bị nhầm lẫn với chứng khó nuốt. So với chứng nuốt đau, khó nuốt xảy ra thường xuyên và phổ biến hơn ở người lớn tuổi.
Tương tự như chứng nuốt đau, khó nuốt cũng liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào vấn đề sức khỏe tiềm ẩn mà bạn đang mắc phải. Tình trạng khó nuốt có thể nghiêm trọng đến mức bạn không thể nuốt bất cứ thứ gì.
Chứng nuốt đau và khó nuốt có thể xảy ra đồng thời. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp khó khăn khi nuốt mà không cảm thấy đau. Trong trường hợp này, khả năng cao là bạn chỉ mắc chứng khó nuốt. Ngược lại, chứng nuốt đau chỉ gây ra cảm giác đau đớn chứ không gây khó khăn khi nuốt.
Nguyên nhân gây ra chứng nuốt đau
Chứng nuốt đau có thể liên quan đến một vấn đề nhỏ về sức khỏe, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường. Trong những trường hợp như vậy, tình trạng nuốt đau sẽ tự khỏi sau một thời gian.
Nuốt đau mãn tính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây ra chứng nuốt đau bao gồm:
Ung thư
Nuốt đau kéo dài có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh ung thư thực quản. Nguyên nhân gây đau là do các khối u phát triển bên trong thực quản của người bệnh. Ung thư thực quản thường xuất phát từ việc nghiện thuốc lá, rượu, chứng ợ nóng kéo dài hoặc do di truyền.
Nấm Candida
Nấm Candida là một loại nấm gây nhiễm trùng có thể sinh sôi và phát triển bên trong khoang miệng. Loại nấm này thường lây lan và gây ra các triệu chứng liên quan đến thực quản, chẳng hạn như nuốt đau.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản là do cơ thắt dưới của thực quản đóng mở không đúng cách. Kết quả là axit dạ dày rò rỉ trở lại vào thực quản. GERD có thể gây ra chứng nuốt đau và nhiều triệu chứng khác, chẳng hạn như ợ nóng hoặc đau tức ngực.
HIV
Theo Healthline, các vấn đề về thực quản xảy ra khá phổ biến ở những người nhiễm HIV. Một số loại thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị HIV có thể gây trào ngược axit. Sau đó, trào ngược sẽ dẫn đến các triệu chứng khác, chẳng hạn như chứng nuốt đau.
Vết loét
Các vết loét xuất hiện bên trong miệng, cổ họng, thực quản và dạ dày. Tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ trào ngược dạ dày thực quản kéo dài và không được điều trị. Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống viêm, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB) cũng có thể làm tăng nguy cơ lở loét ở các vị trí trên.
Điều trị y tế
Một số phương pháp điều trị y tế cũng là tác nhân gây ra chứng nuốt đau, chẳng hạn như xạ trị ung thư. Ngoài ra, một vài loại thuốc theo toa cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Chẩn đoán chứng nuốt đau
Chứng nuốt đau thường được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi. Bác sĩ sẽ sử dụng một một thiết bị chuyên dụng, được gọi là đèn nội soi, đặt bên trong cổ họng của bạn để quan sát thực quản. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện cử động nuốt trong khi kiểm tra thực quản.
Bạn cũng có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm khác liên quan đến nguyên nhân tiềm ẩn của việc nuốt đau.
Điều trị chứng nuốt đau
Việc lựa chọn phương pháp điều trị chứng nuốt đau sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.
Nấm Candida
Nấm Candida là một loại nấm gây nhiễm trùng có thể sinh sôi và phát triển bên trong khoang miệng. Loại nấm này thường lây lan và gây ra các triệu chứng liên quan đến thực quản, chẳng hạn như nuốt đau.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản là do cơ thắt dưới của thực quản đóng mở không đúng cách. Kết quả là axit dạ dày rò rỉ trở lại vào thực quản. GERD có thể gây ra chứng nuốt đau và nhiều triệu chứng khác, chẳng hạn như ợ nóng hoặc đau tức ngực.
HIV
Theo Healthline, các vấn đề về thực quản xảy ra khá phổ biến ở những người nhiễm HIV. Một số loại thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị HIV có thể gây trào ngược axit. Sau đó, trào ngược sẽ dẫn đến các triệu chứng khác, chẳng hạn như chứng nuốt đau.
Vết loét
Các vết loét xuất hiện bên trong miệng, cổ họng, thực quản và dạ dày. Tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ trào ngược dạ dày thực quản kéo dài và không được điều trị. Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống viêm, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB) cũng có thể làm tăng nguy cơ lở loét ở các vị trí trên.
Điều trị y tế
Một số phương pháp điều trị y tế cũng là tác nhân gây ra chứng nuốt đau, chẳng hạn như xạ trị ung thư. Ngoài ra, một vài loại thuốc theo toa cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Chẩn đoán chứng nuốt đau
Chứng nuốt đau thường được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi. Bác sĩ sẽ sử dụng một một thiết bị chuyên dụng, được gọi là đèn nội soi, đặt bên trong cổ họng của bạn để quan sát thực quản. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện cử động nuốt trong khi kiểm tra thực quản.
Bạn cũng có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm khác liên quan đến nguyên nhân tiềm ẩn của việc nuốt đau.
Điều trị chứng nuốt đau
Việc lựa chọn phương pháp điều trị chứng nuốt đau sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.
Điều trị bằng thuốc
Tùy v
ào tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chứng nuốt đau có thể được điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc theo toa được dùng để điều trị GERD có thể giúp ngăn ngừa axit dạ dày trào ngược vào cổ họng và thực quản. Do đó, chúng cũng có thể giúp cải thiện các cơn đau khi nuốt.
Thuốc cũng có thể được sử dụng trong điều trị các nguyên nhân cơ bản khác, chẳng hạn như HIV và nhiễm trùng. Nếu bạn bị đau khi nuốt do nhiễm nấm Candida, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chống nấm.
Phẫu thuật
Trong trường hợp bạn có các khối u thực quản hoặc ung thư biểu mô, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ các khối u này. Phẫu thuật cũng sẽ được chỉ định cho GERD nếu điều trị bằng thuốc không có hiệu quả.
Chứng nuốt đau có thể tự khỏi theo thời gian
Nếu không có vấn đề y tế tiềm ẩn nào, chứng nuốt đau có thể tự khỏi theo thời gian, chẳng hạn như trong trường hợp nuốt đau do cảm lạnh hoặc dị ứng.
Chứng nuốt đau và các nguyên nhân gây ra nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bên cạnh đó, cảm giác đau khi nuốt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sút cân. Thậm chí, chứng bệnh này còn có mối liên hệ với các vấn đề về sức khỏe khác, chẳng hạn như thiếu máu, mất nước và suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, khi gặp phải vấn đề này, bạn nên đến gặp các bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Điều trị bằng thuốc
Tùy v
ào tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chứng nuốt đau có thể được điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc theo toa được dùng để điều trị GERD có thể giúp ngăn ngừa axit dạ dày trào ngược vào cổ họng và thực quản. Do đó, chúng cũng có thể giúp cải thiện các cơn đau khi nuốt.
Thuốc cũng có thể được sử dụng trong điều trị các nguyên nhân cơ bản khác, chẳng hạn như HIV và nhiễm trùng. Nếu bạn bị đau khi nuốt do nhiễm nấm Candida, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chống nấm.
Phẫu thuật
Trong trường hợp bạn có các khối u thực quản hoặc ung thư biểu mô, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ các khối u này. Phẫu thuật cũng sẽ được chỉ định cho GERD nếu điều trị bằng thuốc không có hiệu quả.
Chứng nuốt đau có thể tự khỏi theo thời gian
Nếu không có vấn đề y tế tiềm ẩn nào, chứng nuốt đau có thể tự khỏi theo thời gian, chẳng hạn như trong trường hợp nuốt đau do cảm lạnh hoặc dị ứng.
Chứng nuốt đau và các nguyên nhân gây ra nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bên cạnh đó, cảm giác đau khi nuốt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sút cân. Thậm chí, chứng bệnh này còn có mối liên hệ với các vấn đề về sức khỏe khác, chẳng hạn như thiếu máu, mất nước và suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, khi gặp phải vấn đề này, bạn nên đến gặp các bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Xem thêm: Hướng dẫn 10 bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhưng ít người biết đến
Tin mới nhất
- Giá Trị Thực và Tác Dụng Của Nấm Linh Chi Đỏ
- 9 mẹo chăm sóc da mặt tại nhà
- Viêm khớp háng là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị
- Ung thư thực quản – Nguyên nhân và cách điều trị
- Đau dây thần kinh liên sườn
- Nữ giám đốc khỏi dị ứng thời tiết nổi mề đay hơn 15 năm nhờ phương thuốc bí truyền “tiến vua” Gia Long
- TỔNG HỢP những THÔNG TIN CƠ BẢN nhất bạn nên biết về bệnh ung thư da
- Cách chữa táo bón khi mang thai
- Indonesia: Phát hiện xác thủy quái khổng lồ dạt vào bờ biển
- Đau dạ dày khi mang thai do đâu? Có ảnh hưởng đến thai nhi?