Các dấu hiệu cảnh báo ung thư không nên bỏ qua
Ung thư là nỗi ám ảnh bệnh tật lớn nhất của con người thế kỷ XXI. Từ những người bần cùng cho đến những triệu phú, từ người làm việc nặng nhọc cho đến những người “không động móng tay”…; không ai có thể đủ tự tin để khẳng định rằng mình sẽ không bị ung thư. Hầu hết, tình trạng ung thư được phát hiện đều là ở giai đoạn muộn, khi các triệu chứng đã bắt đầu biểu hiện ra bên ngoài và có thể nhận dạng được.
Tuy nhiên, nếu nắm bắt được các dấu hiệu cảnh báo ung thư để phát hiện sớm và tiến hành điều trị đúng cách thì có thể bảo vệ tính mạng bệnh nhân, đẩy lùi ung thư.
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư bổ biến
1. Sụt cân quá mức mà không rõ nguyên do
Dấu hiệu dễ thấy nhất và cũng là phổ biến nhất ở những bệnh nhân ung thư (nhất là ung thư hạch bạch huyết, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư tụy…) chính là tình trạng đột nhiên giảm cân trong thời gian dài (không thể kiểm soát được) khiến cho người gầy gòm, tiều tụy.
Trên thực tế, có nhiều người bị đau dạ dày và bị cả ung thư hạch bạch huyết nên sụt cân trầm trọng. Tuy nhiên, vì chủ quan, cho rằng tình trạng sụt cân là do ăn uống kém, đau dạ dày nên không đi chẩn đoán sớm, đến khi phát hiện thì bệnh ung thư đã ở giai đoạn cuối, phải tiến hành xạ trị, hóa trị (1).
2. Hay mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn
Biểu hiện thường thấy thứ hai ở các bệnh nhân ung thư là tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn kéo dài. Với những người bị ung thư, họ thường thấy trong người yếu ớt, nhìn thức ăn ngon cũng không muốn ăn, không có cảm giác ngon miệng, thèm ăn và đối với các vấn đề của cuộc sống thì họ cũng dễ thấy mệt mỏi, uể oải, suy nghĩ tiêu cực (nên càng ngày càng suy nhược về cả thể chất lẫn tinh thần). Không chỉ thế, với những người bị ung thư gan thì họ còn hay bị buồn nôn (có khi nôn cả thức ăn ra ngoài) (1) (2).
3. Thường xuyên sốt nóng không rõ nguyên do
Sốt là bệnh lý thông thường nhưng sốt thường xuyên, không rõ nguyên nhân lại là vấn đề đáng quan tâm. Đặc biệt, sốt cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư (vì lúc này hệ miễn dịch của cơ thể đang phản ứng để chống lại sự nhiễm trùng và các tác nhân gây hại cho sức khỏe) (1).
4. Da có những thay đổi bất thường
Ở nhiều trường hợp ung thư, đặc biệt là ung thư da và ung thư nội tạng thì da của bệnh nhân thường xuất hiện những điểm lạ như:
- Bỗng dưng có những chỗ không đều màu: đen xỉn, vàng, đỏ… hoặc da đột nhiên bị rụng lông, ngứa.
- Xuất hiện các nốt trên da (mụn cơm, nốt rùi) hoặc các nốt có sẵn trên da dần to hơn, đổi màu hoặc đổi hình dạng.
- Trên da xuất hiện các đường viền kỳ lạ hoặc có vảy.
- Da bị chảy máu không lành (1) (3) (4).
5. Nổi các hạch (sưng hạch bạch huyết)
Trên cổ, nách, bẹn… của chúng ta thường bị nổi các hạch bạch huyết (có thể dùng tay sờ thấy rõ) và sự có mặt của các hạch này là bình thường. Tuy nhiên, khi các hạch này đột nhiên to dần lên (sưng) thì đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể của chúng ta đang phải phản kháng lại các tác nhân gây hại và thường là ung thư hạch bạch huyết – một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước đây: Ung thư hạch bạch huyết và các dấu hiệu cảnh báo
6. Máu trong phân hoặc nước tiểu
Thông thường, khi bị đại tiện ra máu, người ta thường nghĩ đến bệnh trĩ và khi tiểu tiện ra máu, người ta nghĩ đến các bệnh về bài tiết (bệnh thận, bệnh do viêm nhiễm…). Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở những bệnh nhân bị ung thư thận, ung thư bàng quang thường hay xuất hiện tình trạng nước tiểu có máu và ở nhiều bệnh nhân ung thư đại trực tràng, trong phân cũng hay có máu.
Ngoài ra, ở những người hay gặp các vấn đề về tiểu tiện, nếu có thêm các biểu hiện khác của ung thư thì nên đi kiểm tra sớm để tầm soát ung thư (trong trường hợp này thường là ung thư tuyến tiền liệt) (1) (3).
7. Ho trong thời gian dài không khỏi
Với những người hút thuốc lá, nếu liên tục bị ho trong thời gian dài không khỏi (hoặc ho ra máu) thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Điều này cũng đã được cảnh báo trên các bao bì thuốc lá (1).
8. Khó nuốt thức ăn dấu hiệu cảnh báo ung thư
Với các bệnh nhân bị ung thư thực quản, họ thường gặp phải triệu chứng khó nuốt thức ăn (hiển nhiên không phải ai khó nuốt đều bị ung thư). Vì vậy, khi ăn thức ăn, nếu bạn có cảm giác như có một cục gì đó vướng ở cổ họng và làm cho việc nuốt trở nên khó khăn thì hãy đi khám để tầm soát bệnh, bạn nhé! (1) (3).
9. Cơ quan sinh sản có dấu hiệu bất thường
- Ở nam giới, nếu tinh hoàn xuất hiện các khối u bất thường không đau hoặc bị sưng trong thời gian dài thì có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn. Trong một số trường hợp, người bệnh còn cảm thấy nặng bụng dưới.
- Ở nữ giới, nếu âm đạo bị chảy máu bất thường (như chảy máu giữa hai kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu không rõ nguyên do dù đã mãn kinh…) thì đây cũng là những dấu hiệu của ung thư (1) (3).
10. Xuất hiện các khối u
Khi có cảm giác một vùng da nào đó đang dày lên hoặc có các khối u có thể sờ được thì bạn nên cân nhắc đi khám bệnh – nhất là khi trong người hay thấy mệt mỏi, buồn nôn. Ở tinh hoàn (nam), vú (nữ) cũng như ở các vị trí khác hay có các hạch bạch huyết thì sự xuất hiện các khối u là để cảnh báo về tình trạng sức khỏe của cơ thể. Vì vậy, chúng ta không nên lơ là bỏ qua (4).
Tầm soát ung thư
Trên đây là một số biểu hiện chung, thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi loại ung thư sẽ có nhóm các dấu hiệu riêng thường gặp.
Vì vậy, khi bạn thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy tìm thông tin về dấu hiệu đó, chẳng hạn “hay buồn nôn là bệnh gì?”, như thế sẽ giúp bạn rà soát được một số bệnh mà bạn có khả năng mắc phải (để kịp thời điều trị). Bên cạnh đó, cách tốt nhất vẫn là khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ung thư (cũng như các bệnh khác – nếu có).
Suy cho cùng, việc tìm ra nguyên nhân của bệnh tật không phải là điều dễ dàng nhưng việc xác định đúng bệnh cũng không hề dễ dàng. Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim nhưng lại bị chẩn đoán nhầm là bệnh trào ngược dạ dày (vì cùng có biểu biện đau ngực), hoặc bệnh nhân bị ung thư nhưng lại không phát hiện sớm vì nghĩ rằng mình bị các bệnh khác.
Vì vậy, một lần nữa chúng ta thấy rằng việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ là vô cùng quan trọng để tầm soát ung thư, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bản thân mình!
- 15 triệu chứng ung thư cần biết, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/ung-buou-xa-tri/15-trieu-chung-ung-thu-can-biet/, ngày truy cập: 29/ 09/ 2020.
- Đừng bỏ qua dấu hiệu của những bệnh ung thư thường gặp, https://benhvienk.vn/dung-bo-qua-dau-hieu-cua-nhung-benh-ung-thu-thuong-gap-nd85427.html, ngày truy cập: 29/ 09/ 2020.
- Các dấu hiệu sớm của ung thư không được bỏ qua, https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-dau-hieu-som-cua-ung-thu-672034.html, ngày truy cập: 29/ 09/ 2020.
- 17 dấu hiệu ung thư không nên bỏ qua, https://vnexpress.net/17-dau-hieu-ung-thu-khong-nen-bo-qua-3307248.html, ngày truy cập: 30/ 09/ 2020.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
*Giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển Bưu điện, tham khảo Giá cước vận chuyển
Gửi thuốc toàn quốc, giao thuốc tận nơi Nhận thuốc rồi mới thanh toán tiền.
Xem thêm: Samya trị viêm lộ tuyến sử dụng có tốt không? Giá bao nhiêu?
Tin mới nhất
- Nấm Candida miệng (Nấm miệng, nấm lưỡi, tưa lưỡi)
- Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ Là Bệnh Lý Gì? Cách Khắc Phục Tốt Nhất
- Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ chữa dạ dày HIỆU QUẢ SỐ 1 với Top bác sĩ UY TÍN hàng đầu
- Chi tiết về các loại thuốc chữa viêm gan
- Dấu hiệu ung thư vòm họng
- Rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn gì và kiêng gì?
- Bắt trend với món cà phê chanh đá, vừa lạ miệng lại còn tốt cho sức khỏe
- Cách nấu nấm lim xanh Quảng Nam hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả
- Bổ sung lợi khuẩn tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Siro ho cho bà bầu loại nào tốt? Các lưu ý khi dùng
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Nước điện giải là gì? Công dụng, phân loại và địa chỉ mua
- TIN TỨC UNG THƯ Điều trị táo bón bằng nước ép mận: Mẹo hay bố mẹ nên thử
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Thoái hóa khớp gối là gì? Giải pháp điều trị “thoát án” BẠI LIỆT
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu – Nguyên nhân, dấu hiệu & cách chữa