Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ Là Bệnh Lý Gì? Cách Khắc Phục Tốt Nhất
Nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ có thể là do da gặp phải một kích thích bất kỳ từ môi trường bên ngoài, hoặc là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh, đặc biệt là các bệnh về da liễu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm những nguy cơ bệnh lý có thể mắc phải và cách điều trị hiệu quả nhờ thảo dược tự nhiên lành tính.
Triệu chứng cổ ngứa nổi mẩn đỏ
Nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh nhân có thể cảm nhận rõ các nốt mẩn đỏ nổi dày trên vùng cổ, có thể tập trung thành mảng hoặc rải rác khắp cổ kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Cùng với triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:
- Đỏ da
- Đau
- Sưng
- Xuất hiện mụn nước
- Da khô
Đôi khi tình trạng cổ ngứa nổi mẩn kéo dài, ngứa dữ dội, việc bạn chà xát hay gãi vào vùng da đó sẽ khiến nó càng ngứa hơn. Hành động gãi liên tục có thể làm hỏng da, khiến da bị nhiễm trùng.
Bị nổi mẩn ngứa ở cổ là do bệnh gì?
Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở cổ có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đó có thể là tình trạng mẫn cảm trên da xảy ra cấp tính và tự hết sau một vài giờ hoặc một vài ngày. Tuy nhiên, đó cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số căn bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mẩn ngứa ở cổ.
- Vệ sinh: tắm rửa không đúng cách, quá nhiều hoặc quá ít
- Môi trường: thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thời tiết môi trường quá lạnh hoặc quá nóng, thay đổi đột ngột. Hay cổ ngứa nổi mẩn là do hệ thống sưởi ấm, làm mát trong nhà làm giảm độ ẩm không khí.
- Kích thích: quần áo từ len, vải polyester hay hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa là nguyên nhân khiến da vùng cổ bị ngứa, nổi mẩn đỏ.
- Phản ứng dị ứng: xảy ra với thực phẩm, mỹ phẩm, kim loại, thực vật có độc, thuốc,…
- Một số bệnh ngoài da như bệnh chàm, vẩy nến, ghẻ, mề đay
- Rối loạn thần kinh: các bệnh tiểu đường, đa xơ cứng, bệnh giời leo là nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ
- Các vấn đề về tuyến giáp, thiếu máu thiếu sắt, bệnh gan,…có thể là nguyên nhân khiến cổ ngứa nổi mẩn.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Một số tình trạng nổi mẩn ngứa ở cổ sẽ biến mất sau khoảng vài giờ đến vài ngày, không cần điều trị y tế. Nhưng có một số trường hợp, bạn cần nhanh chóng thăm khám với bác sĩ:
- Tình trạng kéo dài hơn hai tuần, triệu chứng không cải thiện
- Ngứa dữ dội khiến bạn mất tập trung trong công việc, gây khó ngủ
- Mẩn ngứa ở cổ xuất hiện đột ngột, không thể giải thích rõ ràng nguyên nhân
- Lây lan hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể
- Đi kèm với một số triệu chứng khác như mệt mỏi cực đổ, sụt cân, thay đổi thói quen đại tiện, sốt, khó thở, giảm cân, đau đầu,…
Chẩn đoán nổi mẩn ngứa ở cổ
Để biết chính xác triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ là do bệnh lý nào gây nên
Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh bằng cách thực hiện một số xét nghiệm như:
- Xét
nghiệm máu: Công thức máu toàn phần có thể cung cấp bằng chứng về nguyên nhân gây ngứa bên trong, chẳng hạn như thiếu sắt. - Xét nghiệm chức năng tuyến giáp, gan và thận: Rối loạn gan hoặc thận và bất thường tuyến giáp, chẳng hạn như cường giáp, có thể gây ngứa nổi mẩn
- X-quang ngực: Dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn liên quan đến da ngứa, chẳng hạn như các hạch bạch huyết mở rộng, có thể được nhìn thấy bằng cách sử dụng tia X.
Điều trị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thư (Nguyên Viện trưởng Viện Y Dược học Dân tộc TP. HCM): Hầu hết các trường hợp nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ đều là biểu hiện của các bệnh viêm nhiễm ngoài da hoặc tình trạng dị ứng. Với những trường hợp như vậy, bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ để được điều trị sớm, tránh để tổn thương lan rộng, gây nhiễm trùng, lở loét hoặc phát triển thành mãn tính. Hai phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay là Tây y và Đông y.
Điều trị bằng Tây y
Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc để điều trị triệu chứng bệnh và làm lành vùng tổn thương do viêm nhiễm gây ra. Một số loại thuốc thường được kê đơn bao gồm:
- Thuốc chống ngứa không kê đơn (OTC)
- Các chất dưỡng ẩm như Cetaphil , Eucerin hoặc CeraVe
- Kem làm mát hoặc gel như kem dưỡng da Calamine
- Tránh gãi
- Thuốc dị ứng như diphenhydramine (Benadryl)
Nhưng nếu tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm không thuyên giảm, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc gồm:
- Kem corticosteroid
- Các chất ức chế calcineurin như tacrolimus (Protopic) và pimecrolimus (Elidel)
- Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như fluoxetine (Prozac) và sertraline (Zoloft)
- Quang trị liệu sử dụng các bước sóng khác nhau của tia cực tím.
Điều trị bằng bài thuốc Đông y
Khác với Tây y, Đông y tuân thủ theo nguyên tắc điều trị từ gốc, chú trọng xử lý bệnh từ bên trong cơ thể, loại bỏ căn nguyên gây bệnh, từ đó làm thuyên giảm các triệu chứng bên ngoài da và phục hồi làn da khỏe mạnh.
Theo Đông y, các căn bệnh viêm nhiễm ngoài da chủ yếu do cơ thể bị tấn công bởi các yếu tố ngoại tà như phong hàn, thấp, nhiệt… lâu ngày gây ra huyết táo, không sinh dưỡng được da, dẫn tới khô rát, ngứa ngáy, nổi mẩn…
Để điều trị bệnh, Đông y sử dụng các bài thuốc có thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính, được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng, không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn rất an toàn cho sức khỏe, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Nam điều trị hiệu quả các bệnh viêm da và phòng ngừa tái phát
Kế thừa trọn vẹn nguyên lý điều trị từ gốc của Y học cổ truyền, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang đến giải pháp điều trị các bệnh viêm da hiệu quả và an toàn. Bài thuốc là thành quả nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền, chắt lọc tinh hoa từ 20 bài thuốc cổ phương quý giá, trong đó có bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông để mang đến bài thuốc toàn diện nhất.
Đặc biệt, chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đã giới thiệu Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc DUY NHẤT hiện nay có sự kết hợp độc đáo 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA tạo nên phác đồ điều trị hoàn chỉnh.
Thuốc ngâm rửa
- Thành phần: Ô liên rô, Mò trắng, Trầu không, Ích nhĩ tử, Hoàng liên, Khổ sâm, Xuyên tâm liên…
- Công dụng: Làm sạch, sát khuẩn da, chống nhiễm trùng, khoanh vùng tổn thương.
Thuốc bôi
- Thành phần: Tang bạch bì, Đương quy, Kim ngân hoa, Hồng hoa, Bí đao, Mật ong…
- Công dụng: Giảm ngứa, chống khô da, chữa lành tổn thương, dưỡng da và tái tạo từ lớp biểu bì sâu.
Thuốc uống
- Thành phần: Sa sâm, Bạch linh, Thổ phục linh, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Đan sâm, Tang bạch bì, Ké đầu ngựa, Dạ dao đằng, Huyết đằng…
- Công dụng: Giải độc, tiêu viêm, khu phon
g, thanh nhiệt, ổn định cơ địa, tăng cường thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân.
Báo chí đưa tin về Thanh bì Dưỡng can thang
- Bệnh viêm da dị ứng và bài thuốc bí truyền “thổi bay” triệu chứng
- Bệnh viêm da tiếp xúc và cách đánh bay triệu chứng theo lời khuyên của chuyên gia
- Cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả, an toàn nhờ bài thuốc thảo dược bí truyền
Trong nhiều năm qua, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã chứng minh được hiệu quả vượt trội. Tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 bệnh nhân điều trị thành công nhờ vào bài thuốc này. Đặc biệt, không ghi nhận bất cứ trường hợp nào gặp tác dụng phụ nguy hiểm.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang có thành phần 100% thảo dược tự nhiên đạt chuẩn GACP-WHO, thu hái trực tiếp từ các vườn chuyên canh dược liệu sạch của Trung tâm Thuốc dân tộc, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
Đặc biệt bài thuốc có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú nhờ tính linh hoạt cao trong phép chữa. Tùy vào thể trạng, cơ địa và mức độ bệnh riêng của từng người mà bác sĩ có thể gia giảm vị thuốc sao cho phù hợp.
Để được tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị thích hợp nhất, bệnh nhân có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm Thuốc dân tộc qua số Hotline của Trung tâm.
Trên đây là những thông tin về tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy luôn thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên môn để được chữa trị hiệu quả nhất.
Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên hay chẩn đoán, phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.
Tin mới nhất
- Nấm tai do đâu? Triệu chứng và biện pháp điều trị hiệu quả
- Quy trình khám và chẩn đoán mức độ rối loạn cương dương
- Cây xạ đen trị bệnh gì? Công dụng, cách dùng cây xạ đen tốt nhất
- Thực đơn tốt cho người đau dạ dày – Ăn ngon, ngủ khỏe
- Xét nghiệm trào ngược dạ dày: Những thông tin hữu ích cần biết
- Sỏi bàng quang – sự nguy hiểm khó lường: Đề phòng và chữa trị
- Vai trò của dây rốn: Nguồn cung cấp sự sống cho thai nhi
- Tổng Hợp Các Cách Trị Mụn Cám Hiệu Quả, An Toàn, Nhanh Chóng
- U trung biểu mô
- 11 thực phẩm có chứa probiotic tốt cho sức khỏe