5 cách chữa ho bằng gừng
Nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, gừng có khả năng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh ho. Dưới đây là 5 cách chữa ho bằng gừng dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ mà người bệnh nên lưu lại và áp dụng.
Gừng và công dụng chữa bệnh ho
Gừng (Zingiber Officinal Rose) là một loại nguyên liệu quen thuộc thường xuyên góp mặt trong ngăn bếp của mỗi gia đình. Bên cạnh công dụng là góp phần tạo ra những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, gừng còn có khả năng điều trị một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp nhờ chứa nhiều hoạt chất có lợi, trong đó có bệnh ho. Hơn thế những hoạt chất trong gừng còn có khả năng điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm. Đó là: Viêm thanh quản, viêm amidan, viêm họng, viêm dạ dày… Ngoài ra người bệnh có thể dùng gừng chữa viêm phế quản tại nhà cũng mang lại hiệu quả điều trị tốt.
Trong Đông y, gừng mang trong mình tính ấm, vị cay. Chính vì thế dược liệu thường được dùng trong điều trị ho, khử phong tán hàn, giữ ấm cơ thể, chữa đau đầu, làm tiêu đờm, đào thải độc tố, kích thích hệ tiêu hóa và hạ sốt. Bên cạnh đó, nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, gừng có tác dụng xoa dịu nhanh cơn ho, làm ấm cổ họng, cải thiện tình trạng viêm, sưng và đỏ ửng. Nhờ tính ấm và vị cay, dược liệu có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành những vết thương, giảm ngứa và giảm đau rát cổ họng.
Trong Y học hiện đại, gừng mang trong mình một lượng lớn tinh dầu. Bên trong tinh dầu chứa những hoạt chất có lợi mang tên: Phellandrene, borneol, zingiberol, chavicol, capsaicin, nonanal, citral, zingiberene, methyheptenone… Những hoạt chất này có tác dụng điều trị ho, cảm lạnh, tăng cường tuần hoàn tiết dịch, chống buồn nôn và nôn ói. Ngoài ra những hoạt chất này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giúp người bệnh mau chóng khỏe mạnh. Đồng thời giúp người bệnh giảm đau rát họng, giảm ngứa họng và một số vấn đề khác liên quan đến bệnh ho và bệnh viêm họng.
Trong một số thí nghiệm, các nhà nghiêm cứu đã tìm thấy bên trong gừng là những hợp chất có tên: Gingerols, shogaols, 6-gingerol. Những hợp chất này có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, ức chế hoạt động và tiêu diệt nhanh các tác nhân gây hại. Hơn thế, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy bên trong gừng là những hoạt chất gingerol, diphenyl heptan, pararadol. Những hoạt chất này có tác dụng ức chế sự phát triển, hoạt động và tiêu diệt các tế bào ung thư. Nhờ đó dược liệu có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ung thư và giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
Mách bạn 5 cách chữa ho bằng gừng dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ
Từ những công dụng hữu hiệu nêu trên, người bệnh có thể lưu lại và áp dụng một trong 5 cách chữa ho bằng gừng dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ dưới đây:
Bài thuốc chữa ho bằng gừng chưng đường phèn
Trong Đông y, đường phèn mang trong mình vị ngọt thanh có tác dụng làm dịu nhanh cơn đau và rát cổ họng. Bên cạnh đó, đường phèn còn có tác dụng cải thiện bệnh ho và khắc phục tình trạng viêm nhiễm. Chính vì thế sự kết hợp giữa gừng và đường phèn sẽ tạo ra một bài thuốc điều trị bệnh ho hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng nhỏ
- Đường phèn.
Cách thực hiện:
- Gừng mang đi cạo vỏ, rửa sạch và để ráo nước
- Thái gừng thành từng lát mỏng
- Cho gừng vào chén cùng với đường phèn
- Thực hiện chưng cách thủy hỗn hợp trong 15 phút
- Để nguội bớt
- Chắt lấy phần nước uống và ngậm gừng từ 2 – 3 lần/ngày.
Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc dùng gừng chưng đường phèn điều trị ho từ 2 – 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm. Người bệnh không còn xuất hiện những cơn ho khan và ho có đờm. Bên cạnh đó, bài thuốc còn giúp người bệnh loại bỏ hàn khí, làm ấm cổ họng, làm ấm bụng và loại bỏ tình trạng ho lâu ngày.
Bài thuốc từ muối và gừng điều trị bệnh ho
Trong Đông y, muối nổi tiếng với kh
ả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao. Chính vì thế muối thường được dùng trong điều trị bệnh ho, bệnh viêm họng. Đồng thời giúp làm giảm nhanh tình trạng đau rát, ngứa họng, đỏ ửng và sưng tấy ở cổ họng. Ngoài khả năng điều trị bệnh ho, bệnh viêm họng muối còn có tác dụng điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng hạt và một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp.
Ngoài ra gừng và muối được xem là một sự kết hợp hoàn hảo giúp tác động và tăng cường khả năng điều trị ho. Đồng thời kháng viêm trên lớp niêm mạc và chống lại sự tác động của các loại vi khuẩn.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng nhỏ
- Muối hạt.
Cách thực hiện:
- Mang gừng cạo sạch phần vỏ, rửa gừng với nước sạch và để ráo nước
- Thái gừng thành từng lát mỏng.
Thực hiện cách 1:
- Cho gừng vào nồi cùng với một ít muối và 400ml nước lọc
- Thực hiện đun sôi cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước muối trong nồi chỉ còn lại 200ml
- Để nguội bớt và lọc lấy lượng nước gừng
- Uống ngay khi còn ấm
- Sử dụng 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ).
Thực hiện cách 2:
- Cho gừng đã thái vào cối và thực hiện giã nhuyễn cùng với 5 gram muối hạt
- Cho hỗn hợp gừng và muối vào nồi
- Rót thêm 400ml nước ấm
- Thực hiện đun sôi hỗn hợp với lửa nhỏ trong 10 phút
- Để nguội bớt
- Ngậm và nuốt từ từ hỗn hợp gừng và muối
- Sử dụng 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi ngủ).
Thực hiện cách 3:
- Cho hỗn hợp gừng và muối vào miệng
- Ngậm dược liệu từ 3 – 5 phút, nuốt nước và nhả bỏ phần bã
- Sử dụng 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi ngủ).
Người bệnh sử dụng gừng và muối điều trị bệnh ho trong 3 ngày sẽ nhận thấy được hiệu quả chữa bệnh từ bài thuốc.
Bài thuốc chữa ho bằng gừng ngâm mật ong
Mật ong mang trong mình vị ngọt, chứa nhiều hoạt chất có lợi với khả năng kháng khuẩn khuẩn, kháng viêm và khắc phục tình trạng sưng tấy. Ngoài ra nhờ vị ngọt thanh, mật ong còn có khả năng làm dịu nhanh tình trạng ngứa ngáy cổ họng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Đồng thời làm giảm tình trạng đau rát và ho. Hơn thế, trong một số thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tìm ra vitamin và những dưỡng chất có lợi bên trong mật ong. Những dưỡng chất này có khả năng tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp người bệnh mau chóng khỏe mạnh và phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên liệu:
- 5 củ gừng
- Mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Mang gừng cạo sạch phần vỏ, rửa gừng với nước sạch và để ráo nước
- Thái gừng thành từng lát mỏng
- Cho gừng vào lọ thủy tinh có nắp đậy
- Rót mật ong cho ngập lượng gừng
- Đậy kính nắp và bảo quản tại nơi khô ráo cho đến khi gừng se quắt lại là có thể dùng được.
- Đối với bệnh nhân là người lớn: Ngậm trực tiếp gừng và với mật ong trong miệng. Nhai và nuốt từ từ.
- Đối với bệnh nhi: Dùng một muỗng gừng và mật ong pha cùng với 200ml nước ấm. Uống khi ngủ dậy.
Để mang lại hiệu quả chữa bệnh cao, người bệnh cần thực hiện bài thuốc từ gừng ngâm mật ong điều trị bệnh ho 1 lần/ngày trong 3 ngày.
Lưu ý: Bài thuốc chữa ho bằng gừng ngâm mật ong không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi ngoài những dưỡng chất có lợi, trong mật ong còn chứa một số hoạt chất khác có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đối với người lớn và những trẻ lớn hơn 1 tuổi thì không gây hại gì. Phụ huynh có thể sử dụng đường phèn thay mật ong để chữa bệnh ho cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Bài thuốc chữa ho bằng gừng, chanh tươi và lá me
Bài thuốc chữa ho bằng gừng, chanh tươi và lá me có tác dụng giữ ấm cơ thể, làm dịu cổ họng và giúp người bệnh cắt giảm cơn ho. Bên cạnh đó nguyên liệu chanh tươi trong bài thuốc còn có khả năng kháng viêm và sát khuẩn một cách mạnh mẽ. Đồng thời giúp người bệnh mau chóng khỏi bệnh, tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng nhờ thành phần vitamin C chứa trong chanh.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng nhỏ
- Lá me
- Chanh tươi.
Cách thực hiện:
- Mang gừng cạo sạch phần vỏ, rửa gừng với nước sạch và để ráo nước
- Thái gừng thành từng lát mỏng
- Rửa sạch lá me, để ráo nước
- Chanh bổ đôi chắt lấy phần nước cốt
- Cho gừng và lá me vào nồi cùng với 500ml nước lọc
- Thực hiện đun sôi hỗn hợp với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại một nửa
- Thêm đường và nước cốt chanh vào cùng, khuấy đều
- Uống ngay khi còn ấm.
Người bệnh sử dụng bài thuốc chữa ho bằng gừng, chanh tươi và lá me 1 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Bài thuốc điều trị ho bằng trà gừng
Điều trị ho bằng trà gừng là một bài thuốc chữa bệnh vừa đơn giản, dễ thực hiện, không tốn nhiều công sức, vừa an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ. Bài thuốc này có khả năng khắc phục tốt tình trạng ho khan, ho có đờm mà không cần phải sử dụng thêm những dược liệu kháng khuẩn khác. Bên cạnh đó bài thuốc điều trị ho bằng trà gừng còn giúp người bệnh kích thích hệ tiêu hóa, tốt cho dạ dày và giúp ăn ngon miệng hơn.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi
- ½ quả chanh
- 5 lá bạc hà
- 20 gram mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Chanh chắt lấy phần
nước cốt - Gừng mang đi gạo bỏ phần vỏ
- Mang gừng và lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước
- Thái gừng thành từng lát mỏng
- Cho gừng vào cối và thực hiện giã nhuyễn
- Cho gừng đã giã và lá bạc hà vào tách
- Rót thêm 300ml nước đun sôi vào cùng
- Thực hiện hãm gừng và lá bạc hà trong 20 phút
- Thêm mật ong nguyên chất và nước cốt chanh vào tách trà gừng, khuấy đều
- Uống ngay khi còn ấm
Người bệnh sử dụng bài thuốc điều trị ho bằng trà gừng 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ) trong 4 – 5 ngày để khắc phục nhanh bệnh lý.
5 cách chữa ho bằng gừng trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh cần chủ động liên hệ và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa về độ an toàn và hiệu quả điều trị của những bài thuốc. Bên cạnh đó, ngoài những bài thuốc từ gừng, người bệnh cần áp dụng những phương pháp điều trị ho theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và rút ngắn thời gian điều trị.
Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và những phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Xem thêm: U lympho Hodgkin (ung thư hạch Hodgkin)
Tin mới nhất
- Giảm đau hiệu quả với 11 loại thực phẩm sau đây
- Đào Nhân và tác dụng chữa bệnh của Đào Nhân
- Lòi Dom Là Gì? Các Thông Tin Cần Biết Về Lòi Dom
- Bệnh lý xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Biện pháp phòng ngừa
- NSND Trần Nhượng trải lòng về hành trình chữa đau dạ dày tại Trung tâm Thuốc dân tộc
- Viêm họng mãn tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị triệt để
- Uống cây An Xoa có tác dụng phụ hay không? Nên kiêng gì?
- Dạ dày Mộc Hoa là thuốc hay TPCN? Có tốt không?
- Thận yếu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả
- Cách uống tinh bột nghệ chữa viêm loét dạ dày hiệu quả