Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không?
Khoai lang là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được. Liệu bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không? Đây là thắc mắc chung được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang?
Củ khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, E, B5, B6, protein, chất xơ, tinh bột, sắt, kali, kẽm, magie, carbohydrat, đường, nước. Với nguồn dưỡng chất phong phú này, khoai lang được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao và khuyến nghị sử dụng như một loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày.
Mặc dù vậy, vẫn còn có nhiều ý kiến thắc mắc rằng liệu có nên ăn khoai lang khi bị bệnh trào ngược dạ dày hay không? Câu trả lời là có. Ăn khoai lang không chỉ có nhiều công dụng quý với sức khỏe mà còn tốt cho người bị trào ngược dạ dày.
Đối với những người mắc căn bệnh này, thường xuyên bổ sung khoai lang trong bữa ăn với lượng hợp lý sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh nhờ các thành phần dinh dưỡng có trong loại củ này.
- Vitamin A: Giúp kháng viêm, cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, thúc đẩy quá trình sửa chữa các mô bị tổn thương trong dạ dày, thực quản do tình trạng trào ngược axit gây ra.
- Vitamin C: Thành phần vitamin C trong khoai lang hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của axit, vi khuẩn và các gốc tự do. Đồng thời nó cũng giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm nhanh lành tổn thương.
- Mangan: Đẩy nhanh quá trình trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể
- Vitamin B6: Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành năng lượng cho các hoạt động trong ngày của người bệnh.
- Vitamin E: Đây cũng là một chất chống oxy hóa giúp xoa dịu tổn thương trong dạ dày, làm nhanh lành các vết loét do bị axit ăn mòn.
- Protein: Khi vào cơ thể, một phần protein được chuyển hóa thành năng lượng. Chất này cũng giúp kích thích tái tạo tế bào mới thay thế những tế bào bị tổn thương trong dạ dày
- Chất xơ và tinh bột: Giúp thấm hút, đào thải bớt axit dư thừa. Đồng thời chất xơ còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, ăn không tiêu ở người bị trào ngược dạ dày.
Cách ăn khoai lang tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Khoai lang có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Những món ăn truyền thống từ khoai lang như hấp, luộc, hầm canh, nghiền hay nấu súp dường như thích hợp với người bị trào ngược dạ dày hơn cả. Chúng có hình thức chế biến đơn giản, dễ tiêu hóa và không sử dụng nhiều dầu mỡ.
1. Khoai lang hấp hoặc luộc
Đây là món ăn dân giã từ khoai lang được nhiều người ưa thích. Củ khoai được rửa sạch, gọt vỏ, khúc ngắn đem hấp cách thủy hoặc giữ nguyên cả củ và vỏ đem luộc trong nước cho chín. Như vậy sẽ giữ nguyên được chất dinh dưỡng cũng như vị ngọt tự nhiên của khoai lang.
Mỗi ngày, ăn khoảng 100g khoai lang luộc hoặc hấp sẽ giúp thúc đẩy tiêu hóa, ổn định hoạt động của các cơ co bóp trong dạ dày, đồng thời cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày gây ra.
2. Khoai lang nghiền với gừng
Món khoai lang nghiền thơm ngậy là một gợi ý hữu ích cho thực đơn của người bị trào ngược thực quản dạ dày. Không chỉ kích thích vị giác, món ăn này còn dễ ti
êu hóa và bổ sung nhiều năng lượng, giúp người bệnh bớt mệt mỏi. Đặc biệt, gừng được sử dụng trong món ăn sẽ hoạt động như một vị thuốc giảm đau, kháng viêm, trung hòa axit tự nhiên, giúp giảm tác hại của axit tới niêm mạc dạ dày thực quản.
– Nguyên liệu: 1kg khoai lang, 2 muỗng dầu dừa, 1 muỗng gừng băm nhỏ, hành tím, tỏi, tiêu, giấm táo.
– Cách chế biến:
- Khoai lang gọt vỏ, xắt lát mỏng, hấp hoặc luộc cho đến khi chín mềm
- Vớt khoai ra cho ráo nước rồi nghiền nhuyễn
- Tiếp theo, đun nóng một chút dầu ăn, phi thơm hành, gừng, tỏi
- Đổ hỗn hợp trên vào tô khoai nghiền, thêm tiêu, hạt nêm, một ít giấm táo và ngò vào trộn đều lên
- Đến đây, có thể ăn trực tiếp hoặc bỏ vào khay cho vào lò nướng đến khi bề mặt hơi khô và chín vàng.
- Dọn ra ăn cùng với rau hoặc món ức gà áp chảo sẽ rất hấp dẫn.
3. Món súp khoai lang cho người bị trào ngược dạ dày
Đây cũng là món ăn từ khoai lang dễ chế biến và có lợi cho người bị trào ngược dạ dày.
– Nguyên liệu: 2 củ khoai lang, 500ml nước dùng hầm từ xương gà, 1/2 củ hành tây, 15gr bơ, tỏi băm, ngò, bột thì là và các gia vị khác.
– Cách chế biến:
- Hành tây lột vỏ, cắt hạt lựu. Tương tự, khoai tây cũng rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành những miếng vuông vừa ăn.
- Bỏ bơ vào nồi đun cho tan chảy, sau đó thêm hành tây, tỏi vào xào thơm
- Đổ nước dùng gà cùng với khoai lang vào
- Đun sôi đến khi khoai lang chín thì nên thêm chút bột thì là và gia vị vào cho vừa miệng
- Cuối cùng, múc súp ra chén, rắc ngò rí và hành lá trên trên
- Chờ cho nguội bớt và thưởng thức.
4. Món khoai lang hầm sườn non
Đây là một món ăn bổ dưỡng, tốt cho xương khớp và dạ dày. Người bị trào ngược acid nên ăn 2 – 3 lần trong tuần để giảm các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.
– Chuẩn bị: 1 lạng khoai lang, 3 lạng sườn non, hành ngò và các gia vị cần thiết
– Cách chế biến:
- Sau khi rửa sạch, bạn gọt vỏ và cắt khoai thành những miếng vừa ăn
- Sườn non rửa nước lạnh rồi trụng qua nước sôi cho sạch tạp chất
- Phi thơm 1 muỗng hành băm nhỏ. Đổ lượng nước vừa đủ ăn vào nấu sôi
- Thêm sườn non vào nấu khoảng 10 phút rồi tiếp tục cho khoai vào
- Tiếp tục đun lửa nhỏ cho đến khi khoai chín mềm
- Nêm nếm chút nước mắm, hạt nêm, muối, tiêu, ngò và hành lá thái nhuyễn cho hợp khẩu vị
- Múc ra tô ăn kèm với cơm giống như một món canh thông thường.
Những đại kỵ khi ăn khoai lang người bị trào ngược dạ dày cần nhớ
Không thể phủ nhận, khoai lang mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên đối với một số người, khoai lang lại trở thành “thuốc độc” gây ra những chuyển biến xấu về mặt sức khỏe. Ngoài ra, việc ăn khoai lang không đúng cách cũng có thể gây ta những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Khi ăn khoai lang, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nói riêng cũng như tất cả mọi người đều cần phải lưu ý một số vấn đề đại kỵ sau:
1. Đối tượng không nên ăn khoai lang
- Người có vấn đề về thận: Người bị trào ngược dạ dày có kèm theo các vấn đề về thận, chẳng hạn như suy thận, viêm cầu thận … không được khuyến khích ăn khoai lang. Lý do bởi thực phẩm này rất giàu kali. Nếu dung nạp quá nhiều, lượng kali dư thừa sẽ không được thận đào thải hết mà tích tụ trong cơ thể gây ra nhiều tác dụng phụ như rối loạn nhịp tim, đau mỏi các cơ, chuột rút, buồn nôn.
- Người đang bị chướng hơi, đầy bụng: Những đối tượng này không nên ăn nhiều khoai lang bởi nó có thể kích thích sản xuất nhiều khí trong đường ruột khiến tình trạng đầy hơi, chướng bụng các trở nên nghiêm trọng.
- Người bị dị ứng với khoai lang: Mặc dù rất hiếm gặp nhưng một số ít người có thể bị dị ứng với thành phần có trong khoai lang. Trong trường hợp này, dù khoai lang có tốt cỡ nào và bạn có bị trào ngược dạ dày hay không thì cũng tuyệt đối tránh sử dụng nó trong thực đơn.
2. Không nên ăn khoai lang khi đang đói bụng
Khoai lang chứa hàm lượng đường khá cao. Người bị trào ngược dạ dày nếu sử dụng trong lúc bụng đang trống rỗng rất dễ bị tăng đường huyết làm ảnh hưởng không tốt đến tuần hoàn máu và quá trình chữa lành tổn thương trong dạ dày thực quản.
Thêm vào đó, việc ăn khoai lang trong lúc đói bụng còn làm tăng tiết dịch vị, axit dạ dày. Điều này có thể làm phát sinh thêm nhiều triệu chứng khó chịu khác như nóng ruột, ợ nóng, ợ chua, chướng bụng, thậm chí là khiến tình trạng trào ngượ
c axit từ dạ dày lên trên thực quản càng trở nên nghiêm trọng.
Tốt nhất người bệnh nên dùng khoai trong bữa ăn hoặc sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng. Tránh ăn khi đang đói bụng.
3. Bị trào ngược dạ dày không nên ăn khoai lang sống
Khi chưa được nấu chín, thành phần tinh bột trong khoai lang sẽ trở thành một chất khó tiêu hóa. Chính vì vậy, sở thích ăn khoai lang sống của một số người vô tình lại làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày. Thêm vào đó khoai lang sống còn chứa nhiều loại enzym có thể gây nên tình trạng ợ hơi, buồn nôn.
Lời khuyên dành cho người bệnh là chỉ nên ăn khoai lang khi đã được nấu chín. Không ăn khoai lang sống, đặc biệt là những củ khoai đang mọc mầm vì chúng chứa độc tố.
4. Không ăn khoai lang vào buổi tối
Do chứa nhiều tinh bột, ăn khoai lang vào buổi tối, nhất là gần đến giờ đi ngủ có thể dẫn đến hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, mất ngủ.
Để không khiến tình trạng trào ngược dạ dày bùng phát mạnh hơn, tốt nhất người bệnh nên thưởng thức khoai lang trong bữa sáng dùng kèm với một ít rau xanh, sữa chua hay sữa tách béo để cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động trong ngày.
5. Không ăn khoai lang quá nhiều
Ăn khoai lang quá nhiều sẽ kích thích sản sinh một lượng lớn khí carbon dioxide (CO2) khiến dạ dày khó chịu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi lần chúng ta chỉ nên ăn tối đa khoảng 100g khoai lang.
Khi ăn khoai nên dùng kèm với rau xanh hay một số thực phẩm khác và cắt giảm lượng tinh bột tiêu thụ để tránh kích thích bài tiết nhiều dịch vị dạ dày, đồng thời không bị dư thừa năng lượng dẫn đến tăng cân.
6. Không ăn vỏ khoai lang
Vỏ khoai rất khó tiêu nên nếu ăn cả vỏ sẽ không tốt cho dạ dày. Đặc biệt, nếu phần vỏ có xuất hiện những đốm đen hay vết nâu thì đây có thể là dấu hiệu bị nhiễm khuẩn, khi ăn sẽ dễ bị ngộ độc và gây hại cho gan.
7. Không ăn khoai lang cùng lúc với quả hồng
Quả hồng chứa nhiều tanin và pectin. Các chất này khi kết hợp với đường trong khoai lang và dịch vị dạ dày sẽ tạo thành một chất kết tủa khiến dạ dày khó chịu, làm tăng nguy cơ bị viêm loét, xuất huyết dạ dày.
Vì vậy, người bệnh không nên ăn hai thực phẩm này cùng lúc. Nếu có sử dụng thì nên ăn chúng cách nhau ít nhất 5 tiếng đồng hồ để tránh những tác hại ngoài ý muốn.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không”. Loại củ này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều tác dụng quý với người mắc chứng trào ngược axit. Điều quan trọng là người bệnh cần ăn khoai cho đúng cách, lựa chọn hình thức chế biến cho phù hợp để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của mình.
Bạn nên tham khảo thêm
- Bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, kiêng gì tốt?
- Phẫu thuật trào ngược dạ dày khi nào? Phương pháp & chi phí
- Khoai lang: 15 công dụng cho sức khỏe & cách dùng
Xem thêm: Vảy nến thể giọt là gì? Các triệu chứng và cách điều trị
Tin mới nhất
- Tầm soát ung thư dạ dày – Những điều cần biết
- Lợi ích của củ nghệ giúp cơ thể khỏe đẹp
- Gel Trị Mụn Trẻ Hóa Da Obagi Tretinoin 0.05% có tốt không? Giá bán?
- Tê tay: 10 nguyên nhân bạn cần nhận biết để phòng ngừa!
- Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước? 10 lợi ích bất ngờ khi bạn uống đủ nước
- Nốt ruồi
- Bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh Đường – “Bí kíp” trị bệnh TẬN GỐC bằng Nam dược quý
- Đau lưng khi mang thai tháng cuối: Cách xử lý và phòng ngừa
- Rối loạn chức năng tình dục ở nam giới: Khởi đầu của chuyện chăn gối nguội lạnh
- Nấm lim xanh là thảo dược phòng chống ung thư gan hiệu quả
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Trào ngược độ A: Tổng quan về bệnh lý, cách điều trị, địa chỉ khám uy tín
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Tiểu đường tuýp 3 nguy hiểm thế nào? Cách điều trị
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Mất ngủ triền miên là bệnh gì, phải làm sao chữa?
- TIN TỨC UNG THƯ ĐỤC THỦY TINH THỂ, căn bệnh dễ gây mù lòa ở người cao tuổi