Viêm họng cấp j02 là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?
Viêm họng cấp j02 là bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi và dễ chuyển sang biến chứng nguy hiểm. Tình trạng bệnh khiến cho nhiều người lo lắng, và tìm mọi cách để điều trị. Tuy nhiên, để trị khỏi bệnh, trước hết phải hiểu rõ về nguyên nhân, tình trạng bệnh mới có thể sử dụng biện pháp điều trị đúng cách.
Viêm họng cấp j02 là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm họng cấp J02 là bệnh viêm cấp tính do liên cầu khuẩn gây ra, chủ yếu là các chủng vi khuẩn streptococcus thuộc nhóm A. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là trong mùa đông.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị J02 viêm họng cấp, tuy nhiên trẻ em trong độ tuổi từ 5 – 15 tuổi thường có nguy có mắc cao và dễ xảy ra biến chứng nhất.
Viêm họng cấp J02 nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời RẤT NGUY HIỂM. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như sau:
- Những trường hợp bệnh có bội nhiễm thì dễ dẫn đến biến chứng như viêm tai, viêm mũi hay viêm phế quản,…
- Bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ có thể gây biến chứng thấp tim do liên cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Cơ thể sẽ phải phản ứng lại bằng cách sản xuất ra kháng thể và ảnh hưởng đến các cơ quan tim, khớp và thần kinh. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng và gây ra bệnh thấp tim.
Ngoài ra, viêm họng cấp J02 có thể lây nhiễm dễ dàng từ người sang người qua các con đường sau:
- Qua đường hô hấp: Hành động như hắt hơi, ho, nói chuyện lớn tiếng làm bắn dịch tiết ra ngoài khiến liên cầu khuẩn phát tán nhanh chóng.
- Qua đường ăn uống: Sử dụng chung đồ dùng ăn uống như uống chung nước, dùng chung đũa, thìa… đây là con đường lây lan bệnh nhanh nhất.
- Sử dụng chung vật dụng của người bệnh: Liên cầu khuẩn còn có thể lây lan khi người khỏe mạnh tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng dính dịch tiết của người bệnh như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, chăn, gối,…
Bệnh viêm họng cấp này khi biến chứng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh cũng như mọi người xung quanh. Để ngăn chặn biến chứng, lây nhiễm, người bệnh cần phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân, triệu chứng viêm họng cấp j02?
Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh là:
Nguyên nhân gây bệnh do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng j02, tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Cơ thể bị nhiễm virus: Đa số tác nhân gây bệnh ban đầu là do virus, nguyên nhân này chiếm đến tỉ lệ lên tới 60%. Các loại virus gây viêm như: Virus cúm, virus cảm lạnh, thủy đậu, bạch cầu đơn nhân, sởi, virus Adenovirus, virus Enterovirus virus Herpes simplex,… Các loại virus này thường lây nhiễm qua đường hô hấp và miệng. Chúng bám trên đồ dùng, quần áo trong nhà và lây nhiễm khi người bệnh chạm vào đồ vật, quần áo rồi đưa lên mũi, miệng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể liên quan đến hệ suy giảm miễn dịch như HIV.
- Do vi khuẩn xâm nhập: Các vi khuẩn hay gặp như phế cầu, liên cầu (liên cầu tan huyết nhóm A, B..), tụ cầu, tụ cầu vàng, Haemophilus Influenzae,…
- Do thời tiết thay đổi thất thường, nhất là vào mùa đông.
- Do thói quen ăn uống không hợp lý (ăn đồ lạnh) và vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Triệu chứng bệnh viêm họng cấp j02
Từ những nguyên nhân trên, các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây ra bệnh. Những dấu hiệu thường gặp khi bị bệnh là:
- Người bệnh có dấu hiệu sốt cao từ 39 – 40 độ, bị tắc mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khàn giọng hay ho khan.
- Amidan bị sưng to, hạch cổ sưng có bựa trắng như nước cháo phủ ngoài bề mặt.
- Niêm mạc họng bị sưng, đỏ toàn bộ,
có thể nhìn thấy rõ các mao mạch nổi. - Có dấu hiệu đau toàn thân: Đau đầu, mệt mỏi, đau cứng các cơ, có thể bị đau dạ dày…
- Trường hợp viêm họng do vi khuẩn liên cầu nhóm A thì các triệu chứng nặng hơn, có dấu hiệu môi khô và lưỡi bẩn, hạch vùng cổ sưng tấy và sưng đau hạch góc hàm.
- Bệnh viêm họng cấp J02 kéo dài từ 7 đến 10 ngày có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản…
Cách chẩn đoán bệnh viêm họng cấp j02
Thông thường, trước khi chỉ định dùng thuốc các bác sĩ chuyên khoa cần kiểm tra và quyết định sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng cơ năng, các dấu hiệu của người bệnh để đưa ra kết luận có nên sử dụng thuốc kháng sinh hay không.
Bác sĩ sẽ dựa vào tiêu chuẩn Center để xem xét khả năng nhiễm khuẩn (viêm họng do liên cầu):
- Không có ho
- Hạch cổ sưng to, đau
- Sốt cao hơn 38 độ
- Amidan xuất tiết, sưng đau
- Độ tuổi dưới 15
Sau đó, dựa vào các dấu hiệu để xác định:
- Nếu người bệnh có ít hơn hoặc bằng 1 dấu hiệu thì không cần điều trị kháng sinh.
- Khi có 4 – 5 dấu hiệu thì chỉ định điều trị bằng kháng sinh.
- Nếu có 2-3 dấu hiệu thì quyết định điều trị kháng sinh hay không dựa vào việc test tìm bằng chứng nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm như: Tế bào máu ngoại vi, CRP, procalcitonin,… sau đó phân tích và xác định tình trạng của người bệnh.
Các biện pháp điều trị bệnh viêm họng cấp
Sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Có thể sử dụng một trong các cách điều trị sau:
Điều trị viêm họng cấp j02 bằng Tây y
Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng để tiêu diệt mầm bệnh, giảm viêm họng bao gồm:
- Dùng thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được sử dụng với mục đích tiêu diệt vi khuẩn liên cầu và thuốc không có tác dụng đối với bệnh viêm họng cấp do virus.
Sử dụng Penicillin được bào chế theo dạng uống hoặc tiêm cho các trường hợp bị viêm họng cấp J02 nặng với biểu hiện nuốt vướng, khó nuốt hoặc bị nôn, ói nhiều. Thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Penicillin tối đa là 10 ngày.
Sử dụng Amoxicillin Đây là loại thuốc không có vị đắng, được bào chế ở dạng viên và dạng bột nên thường được sử dụng để điều trị bệnh cho trẻ em. Liệu trình điều trị bệnh bằng thuốc Amoxicillin kéo dài từ 7 – 10 ngày.
Dùng các thuốc kháng sinh khác như:Zithromax, Cephalexin hay Erythromycin. Các loại thuốc này thường được lựa chọn thay thế trong các trường hợp bệnh nhân quá mẫn với Penicillin.
- Thuốc giảm đau hạ sốt: Được dùng khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao. Bác sĩ thường chỉ định Paracetamol phối hợp cùng với thuốc kháng sinh để trị bệnh. Tuy nhiên, một ngày không được dùng Paracetamol quá 5 lần vì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Các loại thuốc kháng viêm NSAID: Sử dụng phổ biến là Ibuprofene, Diclophenac, Advil hay Motrin. Các loại thuốc này có tác dụng kháng viêm, vừa hỗ trợ giảm đau họng, đau đầu, đau nhức các cơ khi bị bệnh.
- Thuốc chứa corticosteroid: Đây là nhóm thuốc có tác dụng kháng viêm nhưng mạnh hơn NSAID. Các thuốc chứa corticoid thường dùng là Prednisolon, Betamethason. Để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ cho phép và không được lạm dụng điều trị trong thời gian dài.
- Dùng thuốc long đờm: Loại siro hoặc thuốc long đờm như Acemuc, Bromhexine có thể hữu ích đối với các trường hợp bị viêm họng cấp gây ho nhiều đờm.
Các loại thuốc Tây y thường có tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh viêm họng cấp. Tuy nhiên, đây là các loại thuốc thường để lại tác dụng phụ cho cơ thể nên không được lạm dụng thuốc. Để điều trị bệnh an toàn, đạt hiệu quả cao, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị tình trạng j02 viêm họng cấp tại nhà
Ngoài sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà như sau:
- Bệnh nhân viêm họng nên uống đủ lượng nước mỗi ngày để tránh khô, rát họng. Bảo vệ cổ họng tốt nhất là nên uống nước ấm hoặc nước ép hoa quả. Tuyệt đối không nên sử dụng đá hoặc nước lạnh để tránh gây thêm tổn thương cho họng. Bên cạnh đó, uống đủ nước còn giúp cơ thể bù lại lượng nước bị mất do sốt.
- Người bệnh
nên ăn cơm nhão, súp, cháo, khoai tây nghiền, rau củ xay nhuyễn, thịt hầm nhừ, cá, trái cây chín ngọt… Và kiêng tuyệt đối gia vị cay, các thực phẩm có vị chua mạnh như cam, xoài và hạn chế các thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ gây đóng đờm trong cổ họng. - Khi có dấu hiệu bệnh và trong thời gian điều trị, người bệnh nên cách ly với người thân. Bên cạnh đó cần ở nhà nghỉ ngơi cho đến khi không còn bị sốt (tối thiểu là 24 giờ kể từ khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh điều trị). Như vậy, sẽ hạn chế được tình trạng lây nhiễm chéo qua lại khiến bệnh chữa mãi không khỏi.
- Sử dụng các bài thuốc dân gian giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh viêm họng cấp. Các bài thuốc thường sử dụng các loại thảo dược có sẵn nên rất an toàn và dễ tìm kiếm. Các bài thuốc dân gian thường sử dụng: lá hẹ, mật ong, chanh, húng chanh, cam thảo, quả quất, lá cúc tần…
- Theo dõi diễn biến bệnh thường xuyên, thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi bệnh diễn biến nặng lên và có nguy cơ biến chứng.
Cách phòng ngừa bệnh viêm họng cấp j02
Để phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh j02, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sau khi ngủ dậy và sau các bữa ăn.
- Hạn chế (tốt nhất là không nên) tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm họng cấp.
- Cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không đến nơi đông người, nơi có không khí bị ô nhiễm. Tốt nhất, mỗi khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để ngăn ngừa hít phải dị vật, bụi bẩn.
- Khi thời tiết chuyển mùa hay những ngày trời lạnh, nên ăn mặc áo kín, đủ ấm và tránh cho cơ thể bị lạnh đột ngột.
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý để nâng cao sức đề kháng, loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
- Tuyệt đối không nên sử dụng các chất ảnh hưởng đến quá trình điều trị như: Rượu, cà phê, đồ cay, đồ khô cứng,…
- Không nên tự ý mua thuốc về điều trị, tự ý dùng thuốc có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng cấp j02 là bệnh nguy hiểm, có nguy cơ lây lan nhưng vẫn có thể điều trị khỏi nếu sử dụng đúng phác đồ điều trị. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh, bạn nên gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế uy tín để điều trị bệnh.
Click đọc ngay:
- Viêm họng cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- Viêm họng cấp uống thuốc gì cho hiệu quả nhất?
- Cách chữa viêm họng nhanh nhất bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng
Xem thêm: Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì? Nguy hiểm không?
Tin mới nhất
- Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường với cơ thể là như thế nào?
- Viêm xoang mũi: Triệu chứng và phương pháp điều trị không tái phát
- Cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc
- Dạ dày Vitos có tác dụng gì? Tốt không? Có nên dùng
- Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối: Làm sao để chăm sóc hiệu quả?
- Top 15 cách cai thuốc lá tại nhà từ tự nhiên
- TOP 7 thuốc xương khớp Malaysia phổ biến thị trường
- 3 Cách Chế Biến Nấm Linh Chi Đỏ Nhanh Chóng, Hiệu Quả
- Cách Bảo Quản Đông Trùng Hạ Thảo Đúng Cách
- Ung thư dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt nhất?